Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TÂM LÍ HỌC
Tâm lý phát triển, lứa tuổi
Hỗ trợ hình thành lòng tự tin cho trẻ
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="liti" data-source="post: 21354" data-attributes="member: 2098"><p>Đa số những người làm cha mẹ đều cho rằng sự tự tin của trẻ có quan hệ với những thành công trong học tập và ngoài xã hội của chúng. Tuy vậy, họ không biết rằng họ rất dễ làm mất đi sự tự tin đó của trẻ mà không nhận ra điều đó. Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy những đứa trẻ mà việc học hành của chúng không tốt thì thường dễ bị thiếu tự tin hơn những đứa khác cùng trang lứa. Tiến sỹ Robert Brooks, đã liệt kê được một danh sách những mẹo để các bậc cha mẹ có thể giúp hình thành lòng tự tin cho con trẻ.</p><p></p><p><strong>1. Giúp trẻ cảm thấy chúng đặc biệt và được tôn trọng</strong></p><p><strong></strong> </p><p>Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy một trong những yếu tố chính liên quan đến việc nuôi dưỡng hy vọng trong trẻ cũng như để chúng kiên cường hơn chính là việc có ít nhất một người lớn có thể giúp trẻ cảm thấy chúng đặc biệt và được tôn trọng; một người lớn biết không lờ đi những vấn đề chúng gặp phải mà tập trung vào sức mạnh của chúng. Một cách để bạn thực hiện điều này là dành ra những “khoảng thời gian đặc biệt” trong tuần với từng đứa. Nếu con bạn còn nhỏ, việc nói “khi mẹ kể chuyện cho con nghe hay chơi với con, mẹ thậm chí sẽ không nghe điện thoại”. Tương tự, trong những “khoảng thời gian đặc biệt” hãy tập trung vào những gì đứa trẻ thích để chúng có cơ hội thư giãn và thể hiện khả năng của chúng.</p><p></p><p><strong>2. Giúp trẻ phát triển kỹ năng tự giải quyết các vấn đề và đưa ra quyết định</strong></p><p></p><p>Sự tự tin có liên quan đến kỹ năng tự giải quyết các vấn đề. Ví dụ, khi con bạn có trục trặc với bạn của nó, bạn có thể bảo chúng tự tìm ra biện pháp để giải quyết vấn đề của chúng. Đừng lo nếu con bạn không thể tìm ra được biện pháp ngay lập tức; bạn có thể giúp nó bằng cách hướng dẫn thông qua các tình huống tương tự. Tương tự, hãy thử các tình huống phân vai với chúng để giúp chúng luyện tập các bước cần thiết cho việc tự giải quyết các vấn đề.</p><p></p><p><strong>3. Tránh những lời bình luận mang tính chỉ trích mà thay vào đó hãy cố tạo dựng cho trẻ bằng những câu nói mang tính tích cực</strong></p><p></p><p>Ví dụ, một lời bình luận thường mang ý trách móc đó là “Hãy cố gắng hơn nữa và nỗ lực hơn nữa”. Nhiều đứa trẻ thật sự cố gắng hơn thật nhưng vẫn gặp khó khăn, hãy nói “Chúng ta phải tìm ra những biện pháp tốt hơn để giúp con”. Trẻ ít chống chế hơn khi các vấn đề được nhìn nhận như những chiến lược cần phải thay đổi hơn là một cái gì đó thiếu hụt so với động cơ của chúng. Cách tiếp cận này cũng làm vững chắc hơn khả năng tự giải quyết các vấn đề của trẻ.</p><p></p><p><strong>4. Hãy là những bậc cha mẹ biết thông cảm</strong></p><p><strong></strong> </p><p>Nhiều bậc cha mẹ trong cơn tức giận thường nói những câu như “Tại sao con không nghe theo lời bố mẹ?” hay “Tại sao con không động não?”. Nếu trẻ gặp vấn đề với việc học, cách tốt nhất là nên thông cảm với trẻ và nói với nó là bạn biết nó đang gặp khó khăn; sau đó hãy biến những khó khăn đó thành một vấn đề cần được giải quyết và cho trẻ tham gia vào việc tìm biện pháp giải quyết.</p><p></p><p><strong>5. Đưa ra cho trẻ những lựa chọn</strong></p><p></p><p>Việc này sẽ giúp hạn chế tối đa sự đấu tranh năng lực. Ví dụ, hãy hỏi con bạn xem nó có cần được nhắc 5 hay 10 phút trước giờ đi ngủ để chuẩn bị hay không. Những lựa chọn khởi đầu này đặt nền móng cho cảm giác tự kiểm soát cuộc sống của trẻ.</p><p></p><p><strong>6. Đừng so sánh chúng với anh em ruột của chúng</strong></p><p></p><p>Việc này rất quan trọng cũng như cần phải làm nổi bật lên điểm mạnh của tất cả lũ trẻ trong gia đình.</p><p></p><p><strong>7. Làm nổi bật lên điểm mạnh của con bạn</strong></p><p></p><p>Thật không may mắn là bọn trẻ thường đánh giá chúng khá tiêu cực, đặc biệt là về mặt học hành. Hãy lên danh sách những “khả năng nổi trội” hay “điểm mạnh” của con bạn. Chọn một trong số chúng và tìm cách củng cố và thể hiện thế mạnh đó. Ví dụ, nếu con bạn vẽ đẹp, hãy trưng bày các tác phẩm nó vẽ cho người khác xem.</p><p></p><p><strong>8. Hãy tạo cơ hội để trẻ có thể được giúp đỡ</strong></p><p></p><p>Trẻ bẩm sinh thường rất muốn giúp đỡ người khác. Tạo cơ hội cho chúng giúp đỡ là cách tốt để thể hiện ra “khả năng nổi trội” của trẻ và để làm nổi bật lên rằng chúng có một cái gì đó có thể làm cho thế giới. Cho con bạn tham gia vào các công việc từ thiện là một ví dụ. Giúp đỡ người khác cũng giúp trẻ nâng cao lòng tự tin của chúng.</p><p></p><p><strong>9. Đặt ra những kỳ vọng và mục tiêu thực tế cho con bạn</strong></p><p><strong></strong> </p><p>Những kỳ vọng thực tế tạo cho trẻ cảm giác kiểm soát bản thân. Việc đó có liên quan ít nhiều đến lòng tự tin của trẻ.</p><p></p><p><strong>10. Nếu trẻ gặp rắc rối trong việc học, hãy giúp nó hiểu bản chất vấn đề</strong></p><p><strong></strong></p><p>Nhiều đứa trẻ có những ý nghĩ kỳ quặc và những khái niệm sai lầm và việc học của chúng và làm chúng khổ đau hơn (ví dụ, có trẻ nói chúng được sinh ra thiếu một nửa bộ não). Việc có những thông tin thực tế sẽ giúp trẻ kiểm soát bản thân tốt hơn và có cảm giác răng có thể làm được gì đó để cải thiện tình huống.</p><p></p><p>Hoàng Nam</p><p>(Theo Life</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="liti, post: 21354, member: 2098"] Đa số những người làm cha mẹ đều cho rằng sự tự tin của trẻ có quan hệ với những thành công trong học tập và ngoài xã hội của chúng. Tuy vậy, họ không biết rằng họ rất dễ làm mất đi sự tự tin đó của trẻ mà không nhận ra điều đó. Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy những đứa trẻ mà việc học hành của chúng không tốt thì thường dễ bị thiếu tự tin hơn những đứa khác cùng trang lứa. Tiến sỹ Robert Brooks, đã liệt kê được một danh sách những mẹo để các bậc cha mẹ có thể giúp hình thành lòng tự tin cho con trẻ. [B]1. Giúp trẻ cảm thấy chúng đặc biệt và được tôn trọng [/B] Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy một trong những yếu tố chính liên quan đến việc nuôi dưỡng hy vọng trong trẻ cũng như để chúng kiên cường hơn chính là việc có ít nhất một người lớn có thể giúp trẻ cảm thấy chúng đặc biệt và được tôn trọng; một người lớn biết không lờ đi những vấn đề chúng gặp phải mà tập trung vào sức mạnh của chúng. Một cách để bạn thực hiện điều này là dành ra những “khoảng thời gian đặc biệt” trong tuần với từng đứa. Nếu con bạn còn nhỏ, việc nói “khi mẹ kể chuyện cho con nghe hay chơi với con, mẹ thậm chí sẽ không nghe điện thoại”. Tương tự, trong những “khoảng thời gian đặc biệt” hãy tập trung vào những gì đứa trẻ thích để chúng có cơ hội thư giãn và thể hiện khả năng của chúng. [B]2. Giúp trẻ phát triển kỹ năng tự giải quyết các vấn đề và đưa ra quyết định[/B] Sự tự tin có liên quan đến kỹ năng tự giải quyết các vấn đề. Ví dụ, khi con bạn có trục trặc với bạn của nó, bạn có thể bảo chúng tự tìm ra biện pháp để giải quyết vấn đề của chúng. Đừng lo nếu con bạn không thể tìm ra được biện pháp ngay lập tức; bạn có thể giúp nó bằng cách hướng dẫn thông qua các tình huống tương tự. Tương tự, hãy thử các tình huống phân vai với chúng để giúp chúng luyện tập các bước cần thiết cho việc tự giải quyết các vấn đề. [B]3. Tránh những lời bình luận mang tính chỉ trích mà thay vào đó hãy cố tạo dựng cho trẻ bằng những câu nói mang tính tích cực[/B] Ví dụ, một lời bình luận thường mang ý trách móc đó là “Hãy cố gắng hơn nữa và nỗ lực hơn nữa”. Nhiều đứa trẻ thật sự cố gắng hơn thật nhưng vẫn gặp khó khăn, hãy nói “Chúng ta phải tìm ra những biện pháp tốt hơn để giúp con”. Trẻ ít chống chế hơn khi các vấn đề được nhìn nhận như những chiến lược cần phải thay đổi hơn là một cái gì đó thiếu hụt so với động cơ của chúng. Cách tiếp cận này cũng làm vững chắc hơn khả năng tự giải quyết các vấn đề của trẻ. [B]4. Hãy là những bậc cha mẹ biết thông cảm [/B] Nhiều bậc cha mẹ trong cơn tức giận thường nói những câu như “Tại sao con không nghe theo lời bố mẹ?” hay “Tại sao con không động não?”. Nếu trẻ gặp vấn đề với việc học, cách tốt nhất là nên thông cảm với trẻ và nói với nó là bạn biết nó đang gặp khó khăn; sau đó hãy biến những khó khăn đó thành một vấn đề cần được giải quyết và cho trẻ tham gia vào việc tìm biện pháp giải quyết. [B]5. Đưa ra cho trẻ những lựa chọn[/B] Việc này sẽ giúp hạn chế tối đa sự đấu tranh năng lực. Ví dụ, hãy hỏi con bạn xem nó có cần được nhắc 5 hay 10 phút trước giờ đi ngủ để chuẩn bị hay không. Những lựa chọn khởi đầu này đặt nền móng cho cảm giác tự kiểm soát cuộc sống của trẻ. [B]6. Đừng so sánh chúng với anh em ruột của chúng[/B] Việc này rất quan trọng cũng như cần phải làm nổi bật lên điểm mạnh của tất cả lũ trẻ trong gia đình. [B]7. Làm nổi bật lên điểm mạnh của con bạn[/B] Thật không may mắn là bọn trẻ thường đánh giá chúng khá tiêu cực, đặc biệt là về mặt học hành. Hãy lên danh sách những “khả năng nổi trội” hay “điểm mạnh” của con bạn. Chọn một trong số chúng và tìm cách củng cố và thể hiện thế mạnh đó. Ví dụ, nếu con bạn vẽ đẹp, hãy trưng bày các tác phẩm nó vẽ cho người khác xem. [B]8. Hãy tạo cơ hội để trẻ có thể được giúp đỡ[/B] Trẻ bẩm sinh thường rất muốn giúp đỡ người khác. Tạo cơ hội cho chúng giúp đỡ là cách tốt để thể hiện ra “khả năng nổi trội” của trẻ và để làm nổi bật lên rằng chúng có một cái gì đó có thể làm cho thế giới. Cho con bạn tham gia vào các công việc từ thiện là một ví dụ. Giúp đỡ người khác cũng giúp trẻ nâng cao lòng tự tin của chúng. [B]9. Đặt ra những kỳ vọng và mục tiêu thực tế cho con bạn [/B] Những kỳ vọng thực tế tạo cho trẻ cảm giác kiểm soát bản thân. Việc đó có liên quan ít nhiều đến lòng tự tin của trẻ. [B]10. Nếu trẻ gặp rắc rối trong việc học, hãy giúp nó hiểu bản chất vấn đề [/B] Nhiều đứa trẻ có những ý nghĩ kỳ quặc và những khái niệm sai lầm và việc học của chúng và làm chúng khổ đau hơn (ví dụ, có trẻ nói chúng được sinh ra thiếu một nửa bộ não). Việc có những thông tin thực tế sẽ giúp trẻ kiểm soát bản thân tốt hơn và có cảm giác răng có thể làm được gì đó để cải thiện tình huống. Hoàng Nam (Theo Life [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TÂM LÍ HỌC
Tâm lý phát triển, lứa tuổi
Hỗ trợ hình thành lòng tự tin cho trẻ
Top