Hình tượng Sita trong sử thi Ramayana

Hình tượng Sita


phong cầm

Nguồn: vnkienthuc.com

Nếu như Rama là mẫu anh hùng lí tưởng, vị minh quân đã giữ 1 vai trò quan trọng trong Ramayana thì Sita là mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, 1 người vợ chung thủy, tiết hạnh, 1 người con gái hiền từ, nhu mì, nhân hậu. Cái cao cả của hình tượng này thể hiện ở tình yêu quên mình, hiến dâng cho Rama 1 tình yêu son sắt , bất chấp mọi gian nguy , bất chấp cả tính mạng.

Sita là nhân vật kết hợp giữa con người thần thánh và con người trần thế.

Sita vốn xuất thân từ thần thánh, con của thần Đất mẹ , được sinh ra từ 1 luống cày ( Sita cũng có nghĩa là luống cày) nhưng nàng được mô tả như 1 phụ nữa trần thế bình thường. hai con người này thống nhất với nhau làm cho nhân vật vừa lí tưởng lại bình dị gần gũi với con người đời thường. Sự kết hợp này chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả để phù hợp với ước mơ của nhân dân lao động, phù hợp với quỹ đạo và tôn giáo của người Ấn Độ.

Sita xinh đẹp nổi tiếng khắp vùng, vẻ đẹp của nàng được miêu tả là vẻ đẹp hoàn hảo nhất trong văn học, là vẻ đẹp chuẩn mực cuat thời đại. Sắc đẹp của nàng có 1 điểm rất khác biệt con người trần thế, nàng đẹp đến say mê lòng người, không ai có thể sánh kịp: Khuôn mặt nàng như trăng tròn, môi nàng đỏ như quả Bunda; mắt nàng mở rộng như cánh hoa sen, nước da như vàng…Nàng giống như bông hoa rừng vừa có hương vị đặc biệt , có sức quyến rũ làm say mê lòng người. Bao chàng trai tìm đến nàng và cả chính Rama cũng đã tằng khát khao :”Cho dù tôi không được ôm nàng thì có bao giờ tôi được 1 lần nữa nhìn lại, dù thoáng qua thôi, cái khuôn mặt và đôi môi rực rỡ kia chăng”. Vẻ đep của Sita cũng là vẻ đẹp chung cho người phụ nữ Ấn Độ. Họ yêu cái đẹp phải đồng nhất với vẻ đẹp tâm hồn, 1 con người đẹp thì sẽ trong trắng và cao thượng. Bởi thế Sita không chỉ được miêu tả là người con gái xinh đẹp về ngoại hình mà còn là người con gái có vẻ đẹp tâm hồn. Chính điều này đã đưa Sita thành 1 nhân vật bất tử , sống mãi với thời gian.
Con người trần thế của Sita được thể hiện : nàng vừa là người vợ thủy chung tiết hạnh , là người con gái nhan hậu, dịu dàng nhưng không kém phần kiên quyết, vững vàng.

Sita yêu say đắm Rama – chàng trai có sức khỏe phi thường bẻ gãy chiếc cung thần hùng mạnh, 1 điều kiện mà không chàng trai nào trước đó làm được. Nàng chấp nhận rời bỏ nới quyền quí, nhung lục , thân phận cao sang, theo Rama vào rừng sống 14 năm trời mà vẫn vui vẻ, không hề kêu than. Khi nàng bị mắc lừa kế của quỷ Ravana và rơi vào tay quỷ - 1 tên quỷ sứ tàn bạo. Hắn dùng mọi thủ đoạn để quyến rũ và dọa dẫm nàng nhưng Sita vẫn một mực kiên trinh, bất khuất, vững lòng thủy chung, chống trả lại một cách quyết liệt. Trước những lời lẽ ngon ngọt của quỷ sứ Ravana nàng chỉ “ ngồi bó gối che thân và hoàn toàn cự tuyệt”. Nàng còn nguyền rủa kẻ thù và hết lời đề cao Rama: “Ta là vợ của một người có đạo đức không thể để cho loài quỷ sức độc ác như mày làm hại ta được….ta không xiêu lòng khi mày đưa ngọc ngà châu báu uy quyền quyến rũ ta đâu. Ta chỉ thuộc về 1 người, người đó là Rama như ánh sáng thuộc về mặt trời. Ta xứng đáng là vợ của vị chúa tể thế gian như tri thức của nhà hiền triết. Nên hàng phục Rama đi, và chàng là sư tử loài người”.

Khi trở về, thoát khỏi móng vuốt của Ravana , những mong được đoàn tụ bên Rama, nàng mong chờ, khát khao từng giây phút để gặp được Rama. Song , nàng lại nhận được sự trốn tránh, trì hoãn thời gian của Rama và cuối cùng là bị Rama nghi ngờ, buộc tội trước mặt đám đông, nàng gào lên kêu khóc thảm thiết. TRước sự nghi ngờ của Rama, Sita đã chọn cách minh oan cho mình bằng cách nhảy vào giàn hỏa thiêu nhờ thần lửa Agni linh thiêng minh chứng cho phẩm hạnh, trinh tiết của nàng, nàng khấn :” Nếu con trước sau một lòng một dạ với Rama thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con, Rama đã coi 1 phụ nữa trinh tiết như 1 kẻ gian dối; nhưng nếu con reong trắng xin thần Agni phù hộ cho con”. Thần Lửa Agni đã nghe được lời khẩn cầu ấy của Sita và chứng giám cho tấm lòng trong trắng ấy của nàng cho nên đã không thiêu chết nàng , thậm chí còn khiến nàng thêm xinh đẹp hơn xưa. “Nàng như mặt trời mới mọc ban mai, đỏ rọi toàn thân, rực rỡ ngọc vàng, nét mặt ngây thơ, hiện hậu trong sáng, mái tóc đen nhánh, và vòng hoa ở cổ trắng muốt và tươi mơn mởn”. Ở Sita, danh dự , trách nhiệm , bổn phận hòa lẫn với tình yêu, tận tụy hiến dâng. Hình tượng Sita như 1 bông hoa rực rỡ điểm tô cho thiên tình sử này thêm đẹp đẽ, hương sắc của bông hoa đó cho đến tận ngày nay vẫn còn tươi mới .
 
Nếu như Rama là mẫu anh hùng lí tưởng, vị minh quân đã giữ 1 vai trò quan trọng trong Ramayana thì Sita là mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, 1 người vợ chung thủy, tiết hạnh, 1 người con gái hiền từ, nhu mì, nhân hậu. Cái cao cả của hình tượng này thể hiện ở tình yêu quên mình, hiến dâng cho Rama 1 tình yêu son sắt , bất chấp mọi gian nguy , bất chấp cả tính mạng.

Theo mình, nhân vật Sita trong sử thi Ramayana nói chung và trong đoạn trích "Rama buộc tội" nói riêng không hẳn là một người phụ nữ nhu mì, mà nên cho rằng đó là một người phụ nữ nhẫn nhịn chịu đựng, dũng cảm và vị tha bên cạnh lòng thủy chung, yêu chồng son sắc. Tất cả cử chỉ, hành động, và lời nói của nàng trong đoạn trích đã khẳng định sự thông minh của một người phụ nữ muốn chứng minh sự chung thủy:

- Đứng lặng, không thốt lên lời, mở tròng xoe đôi mắt đẫm lệ -> Ngạc nhiên tột độ

=> Chỉ trích những lời lẽ của Rama, xem đó là “lời lẽ của một kẻ thấp hèn chửi mắng con mụ thấp hèn”

- Thân thể héo hon như dây leo bị vòi voi quật nát -> Đau buồn cực độ

=> Nêu ra bằng chứng hùng hồn chứng minh sự chung thủy (Hanuman có thể làm chứng, nguồn gốc xuất thân, tình yêu dành cho Rama)

- Nước mắt đổ ra như suối nghẹn ngào, nức nở như muốn chôn vùi hình hài của mình

-> Xấu hổ, nhục nhã

=> Yêu cầu Laskmana lập dàn hỏa thiêu, và sau đó thần Lửa đã chứng minh nàng vô tội.

Như vậy ta có thấy, cử chỉ hành động của Sita cho ta thấy nàng vô cùng đau khổ nhưng nàng đã nhẫn nhịn chịu đựng, dũng cảm nhảy vào lửa để chứng minh cho tấm lòng chung thủy.
 
Ramayana là 1 trong 2 bộ sử thi vĩ đại nhất của người Ấn Độ, là tác phẩm bất hủ, có sức sống trường tồn và thành bài ca của thời đại .
Người Ấn Độ thường tự hào rằng “chừng nào sông chưa cạn , núi chưa mòn thì sử thi Ramayana cong làm say lòng người và cứu giúp họ ra khỏi tội lỗi”.

Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm chính là việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật. Nếu Sita là mẫu người phụ nữ Ấn Độ xinh đẹp, thủy chung , dịu dàng, hiền hậu thì Rama là mẫu người anh hùng lí tưởng, vị minh quân tuấn tú, tài năng, trọng danh dự. Rama hiện lên với sự lí tưởng và con người trần thế, là nhân vật trung tâm trong tác phẩm , là điểm sáng choi trong tác phẩm và là con người mẫu mặc , lí tưởng của thời đại.

Về nguồn gốc xuất thân .theo truyền thuyết , Rama là hóa thân thứ 7 của thần Visnu- đấng tối cao của đẳng cấp quý tộc Bà la môn. Visnu được giáng thế làm người cứu nhân loại ra khỏi vòng trầm luân đau khổ trong chiến tranh loạn lạc. Mục đích giáng trần vô cùng cao quý đó là cứu nhân độ thế, tiêu diệt cái ác, bảo vệ cái thiện. Lúc đó có con quỷ Ravana, rakshara 10 đầu độc ác , tự phụ do hắn đã được đấng Brahma ban sức mạnh bất diệt cho hắn và do hắn có khả năng làm cho các hành tinh quay chậm lại, thậm chí đứng lại khiến đấng Bhahma lo lắng đành chấp nhận mọi yêu cầu của hắn để cứu lấy vũ trụ. Không 1 ai có thể tiêu diệt hắn trừ con người và muông thú trên trái đất, do hắn đã quá khinh mạn. Vì vậy, Rama được hóa thân với trong trách tiêu diệt quỷ Ravana.

Trước hết, Rama là nhân vật lí tưởng kiểu mẫu của đạo Hindu vằ đẳng cấp vương công quí toojcKsatrya, đồng thời cũng thể hiện khát vọng của nhân dân đương thời là muốn có 1 vị minh quân , 1 vị anh hùng tài ba , đức độ và dũng cảm để bảo vệ mình cứu mình ra khỏi đau khổ , đem lại công lí và hạnh phúc xã hội.

Đi suốt chiều dài tác phẩm, chàng Rama đã được các nghệ sĩ dân gian miêu tả ở mọi góc độ , mọi phương diện. Chàng là hoàng tử thông minh, tài giỏi nhất trong 4 vị hoàng tử, là người duy nhất được đạo sĩ lựa chọn, chàng hơn hẳn các em về trí tuệ , nhân cách và lòng quả cảm, do vậy mà chàng được mọi người yêu mến, dân chúng vui mừng, ủng hộ lên ngôi vua. Chàng là người biết quí trọng danh dự, thực hiện bổn phận của 1 người con , 1 vị vua nhân đức. Cha của Rama – đức vua Darasatha trước kia đã từng hứa với thứ phi Kakeyi sẽ thực hiện 2 lời hứa bất kì của bà ta. Vào trước hôm Rama lên ngôi vua, Kakeyi đã nhắc lại với nhà vua điều hứa năm xưa và muốn nhà vua nhường ngôi cho con trai bà ta – Bharata thay vì Rama, và nhà vua phải ra lệnh cho Rama chịu lưu đày trong rừng 14 năm. Vì không muốn cha phải trở thành kẻ thất hứa bị mọi người chê cười , muốn bảo vệ danh dự cho cha , Rama đã thực hiện lời hứa của cha với thứ phi Kakeyi cho dù chàng hoàn toàn có thể ở lại và dù Bharata cũng từ chối ngôi vua này. Rama xuất thân là 1 hoàng tử, đang sống trong nhung lụa nhưng đã từ bỏ cuộc sống cao sang , phú quý nơi cung đình điện ngọc để vào rừng. Lời hứa của cha là danh dự , danh dự của cha chính là danh dự của mình và của cả dòng giống , Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cha , đó là bổn phận người làm con – Đây là những tiêu chuẩn đạo đức của đẳng cấp và xã hội Ấn Độ đương thời.

Rama có sức mạnh phi thường, võ nghệ cao cường, lòng nhân đức cao cả. Chàng có đôi mắt sáng như mặt trời và mặt trăng , có đôi tai thấu nhạc của trời đất, là kẻ thù của mọi sự ghen tương , giận hờn và tội ác tàn bạo, đã vượt qua mọi gian nan thử thách , chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ tình yêu và hạnh phúc, đem lại công lí , cuộc sống yên vui cho mọi người. Rama có ngoại hình miêu tả phù hợp với tiêu chí thời đại , 1 hoàng tử tuấn tú và sức khỏe phi thường , chàng giống như 1 vị thần cõi trần gian. Thực tế ngoại hình chàng không được miêu tả cụ thể mà chỉ nhắc đến như 1 yếu tố tô dậm vẻ đẹp của chàng. Sức mạnh của chàng được thể hiện qua các hành động. Từ nhỏ Rama đã được rèn luyện , được giáo dục 1 cách khuôn phép, có nguyên tắc. Chàng là người duy nhất nhấc được cây cung thần , cung rất to và nặng chỉ có thể giương bằng 1 chiếc xe có 8 bánh khổng lồ và chưa 1 ai có thể nâng cung lên để bắn. Vậy mà Rama có thể nhẹ nhàng nâng cung lên , kéo dây 1 cách dễ dàng . Cũng nhờ vây mag Rama có thể lấy được nàng Sita – con vua Janaka- xinh đẹp, hiền thục về làm vợ. Sau khi rời bỏ địa vị để vào rừng Rama đưa vợ (nàng Sita) và người em trai Lakshamana theo, họ hạnh phúc sống bên nhau trong rừng. Trong khi tu luyện nơi này, chàng đã lập được rất nhiều chiến công giúp cho nhân loại tránh khỏi tai ương . Chàng dã tiêu diệt rất nhiều quỷ dữ: Con quỷ Vali, quỷ khổng lồ vô địch, đánh quỵ trâu thần Dundubbi. Rama diệt trừ quỷ Thataka và đặc biệt là quỷ vương Râvana . Với tinh thần hiệp nghĩa, Rama đã chiến đấu giành lại ngôi báu cho Sugriva khi Sugriva bị quỷ Vali cướp vợ và đuổi đi. Đây là hành động thể hiện ước mơ công lí của người Ấn Độ. Trong bất ức hoàn cảnh chiến đấu nào, Rama vẫn cứ thể hiện được khí phách hào hùng của 1 chiến sĩ Ksattrya. Chàng là người có sức mạnh , biết sử dụng chiếc cung thần mà Brahma cung cấp, chiếc cung thu hồi gió vào đôi cánh, sức nóng mặt trời vào đầu cung, sức nặng của núi vào thân cung, để xuyên thủng ngực Ravana, kẻ thù của mình.

Đạo đức của Rama là khuôn vàng thước ngọc của đẳng cấp Ksatrya. Có thể nói, toàn bộ ý chí , tình cảm , tài năng và sức mạnh chiến thắng của nhân dân được khái quát thành biểu tượng người anh hùng này. Con người luôn bênh vực điều thiện, chống lại điều ác cứu người hiền, đặc biệt là phụ nữ.

Ngoài một con người lí tưởng , Rama còn thể hiện con người trần thế của mình. Điều này thể hiện ở tình cảm, trách nhiệm của Rama với nàng Sita.
Rama là người đại diện cho vẻ đẹp thời đại. Chàng là người chung thủy, yêu Síta hết mực. Yêu Sita ngay từ cái nhìn đầu tiên khi chàng nhìn thấy, và chàng đã vượt qua mọi thử thách để lấy được nàng 1 cách đường hoàng. Chàng đã bẻ gãy cây cung mà đức vua Janaka đã thách đố. Lúc Sít bị Ravana bắt đi, chàng than khóc vật vã, đau đớn khôn nguôi và còn nói rằng: quốc gia, ngai vàng sẽ chẳng là gì nếu để mất Sita. Ở Rama luôn tồn tại 2 con người: con người bổn phận và con người tình yêu. Khi buộc phải lựa chọn, Rama sẽ chọn lựa con người bổn phận. Chính điều này đã đẩy tình yêu giữa chàng và Sita vào bi kịch . Khi chiến thắng được quỷ Ravana , Rama đã nghi ngờ phẩm tiết của Síta, trì hoãn gặp nàng, cảnh gặp gỡ không phải ở trong 1 không gian tâm tình mà là giữa đông đảo nhân dân, quần chúng khiến cho Sita phải chọn cách tự thiêu để chứng minh. Trong “ Rama buộc tội” , không khí căng thẳng như 1 phiên tòa mà quan thẩm ohans là Rama còn bị cáo là Sita. Thái độ của chàng thể hiện thái độ ghen tuông cực độ của chàng. Lòng ghen đó đã khiến cho 1 vị minh quân vốn sáng suốt mất đi sáng suốt vốn có. Chàng không chấp nhận 1 người vợ không còn trong trắng . Chàng nhẫn tâm để vợ mình bước lên giàn hỏa thiêu. CHỉ đến khi ngọn lửa bùng cháy, thần Agni đã làm chứng cho sự trong sạch của nàng thì Rama mới nhận ra lòng chung thủy, kiên trinh của Sita. Rama tuy xuất thân từ thánh thần Visnu giáng thế, là bậc quân vương, vị anh hùng nhưng chàng cũng vẫn có đủ mọi cung bậc tình cảm của con người trần tục. Chàng yêu yêu say đắm, hết mình nhưng ghen cũng cực độ, có lúc oai phong lẫm liệt, nhưng cũng có lúc mềm yếu nhu nhược, có lúc vị tha nhưng cũng có lúc nhỏ nhen, ích kỉ.

Ngòi bút xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí vô cùng tinh tế, xuất sắc, sánh ngang với đại thiên tài W. Shakespeare. Ngòi bút nghệ thuật của Valmiki đã lột tả 1 Rama rất “người” khiến cho nhân vật này vượt qua 1 nhân vật sử thi thông thường, vượt lên trên mọi ước lệ, khuôn sáo thừng thấy. Phan Ngọc nhận định rằng “Cái kì diệu nhất vẫn là tài phân tích tâm lí nhân vật. Có thể nói, không quá đáng khi nói rằng chỉ đến lúc W.Shkespeare xuất hiện thì Valmiki mới có đối thủ”.

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top