Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Văn học trẻ em
Truyện Thiếu Nhi
Hình tượng Bụt trong tục ngữ- ca dao Việt Nam
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 15220" data-attributes="member: 699"><p><em><u>c. Quan hệ giữa hình tượng tôn giáo với các hình thức chuyển nghĩa:</u></em></p><p></p><p> Từ kết quả khảo sát các hàm nghĩa trên của hình tượng Bụt trong tục ngữ và ca dao, chúng tôi rút ra được hai đặc điểm của tư tưởng dân gian mà từ đó đã phát sinh ra mối liên hệ giữa hình tượng Bụt trong tôn giáo với các hình thức chuyển nghĩa vừa nêu</p><p></p><p>+ Người việt không có xu hướng coi trọng ý nghĩa triết học, siêu hình của tôn giáo</p><p>Đức Phật Thích Ca trong tâm thức dân gian – một ông Bụt hiền lành, một vị thần quyền năng cứu độ nhân thế, một ánh sáng nhân từ xuất hiện trong cuộc sống tối tăm đầy rẫy bất công. Đó chính là kết quả đặc sắc của quá trình giáo lý Phật giáo hòa nhập vào nền văn hoá dân gian Việt Nam.</p><p> </p><p>Từ một đức Phật trong tôn giáo chuyển thành một ông Bụt trong dân gian rồi từ ông Bụt đó chuyển thành ông Tiên, ông Thần, người bạn, người hàng xóm, cha mẹ… thậm chí còn là ông Thần Thiện trong chính bản thân của mỗi con người. Câu tục ngữ “Bụt là lòng” đã nói lên quan niệm của dân gian về một ông Bụt tồn tại bên trong thiện tâm của mỗi con người.</p><p> </p><p>Tuy nhiên dù được chuyển hóa dưới hình thức nào đi nữa, hình tượng Bụt vẫn không đi xa hẳn với ý nghĩa thiêng liêng của một đấng giác ngộ, giác tha trong đạo Phật. Đức Phật dân gian dù hiện thân dưới bất kỳ hình thức nào đi nữa thì cũng vẫn là biểu tượng của lòng từ bi, bác ái, nơi mà người dân lao động luôn luôn vọng về cầu xin sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Tâm thức của người Việt Nam không thích hướng về những cái siêu nhiên vô hình nên họ đã “biến hoá” để một đức Phật tôn kính uy nghiêm nhưng xa cách trong tôn giáo thành một ông Bụt bình dân , gần gũi, thân thương trong tín ngưỡng dân gian.</p><p></p><p>- Gần chùa gọi Bụt bằng anh</p><p>Trông thấy Bụt lành cõng Bụt đi chơi</p><p></p><p>- Con ơi ráng học kẻo thua</p><p>Vu lan lên chùa lạy Bụt, Bụt thương</p><p></p><p>- Không thiêng cũng thể Bụt nhà</p><p>Dầu khôn, dầu dại cũng là chồng em</p><p></p><p>+ Nhân tố đạo đức trong tôn giáo được người Việt khai thác chủ yếu theo hướng gắn liền với đời sống thực tiễn</p><p> </p><p>Cũng từ hình tượng Bụt trong văn học dân gian mà người dân lao động đã nói lên biết bao quan niệm của mình về các phạm trù luân lý đạo đức trong xã hội. Phải tin tưởng và quen thuộc với giáo lý của đạo Phật lắm thì dân gian mới dám gởi gắm vào trong hình tượng ông Bụt linh thiêng những quan niệm, suy tư của mình về nhân sinh, về đời, về đạo…cũng như những ước mơ về một cuộc sống tự do bác ái, người và người đối xử với nhau bằng tấm lòng nhân từ của Phật.</p><p> </p><p>Hình tượng Bụt trong tục ngữ, ca dao còn là sự đúc kết những quan niệm triết lý của dân gian, những bài học đạo đức mà dân gian muốn gởi gắm cho con cháu của mình ở các thế hệ sau:</p><p></p><p>- No nên Bụt, đói ra ma</p><p></p><p>- Bụt trên toà sao gà mổ mắt?</p><p></p><p> - Hà tiện cùng Bụt thì phải cúng ma</p><p></p><p>- Ai ơi chớ có ăn lời</p><p>Bụt kia có mắt, ông trời có tai</p><p></p><p>- Đất Bụt mà ném chim trời</p><p>Chim trời bay mất đất rơi vào chùa</p><p></p><p>Không chỉ khuyên răn con cháu sống làm sao cho hợp đạo, hợp đời mà ngay cả lối giao tiếp, ứng xử hàng ngày cũng được dân gian thông qua hình tượng Bụt mà răn dạy con cháu đời sau</p><p></p><p>Khi thì khuyên phải biết tri ân những người đã từng cưu mang mình:</p><p></p><p>Ăn của Bụt, thắp hương thờ Bụt</p><p></p><p>Khi thì khuyên ứng xử làm sao cho hợp với từng đối tượng giao tiếp:</p><p> </p><p> - Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy</p><p> </p><p> - Lành với Bụt chớ ai lành với ma</p><p></p><p>Khi thì phê phán thái độ tự tin, vọng ngoại:</p><p> </p><p> - Muốn tu chùa ngói, Bụt vàng</p><p> Chùa tranh, Bụt đất ở làng thiếu chi</p><p> </p><p> - Bụt chùa nhà không thiêng</p><p> </p><p> - Bụt chùa nhà không thờ, đi thờ Thích ca ngoài đường</p><p></p><p>Khi thì phê phán thái độ đài các, kén chọn, từ chối điều mà mình xưa nay vẫn thèm muốn:</p><p></p><p>Bụt Nam Sang lại từ oản chiêm?</p><p></p><p>Không những thế mà bằng vào kinh nghiệm sống cuả mình dân gian còn răn dạy con cháu không nên trông chờ vào sự cưu mang, giúp đỡ của người khác vì những gì không do sức lao động của mình làm ra thì chẳng bao giờ bền:</p><p> </p><p> - Của Bụt trả Bụt</p><p> - Của Bụt lại thiêu cho Bụt</p><p> - Tiền vua là tiền nước lụt, tiền Bụt là tiền nước lũ</p><p></p><p>Và ngược lại nếu ta biết cần cù, chăm chỉ lao động thì trước sau gì cũng được hưởng thành quả do chính sức lao động của mình làm ra:</p><p></p><p>- Giữ Bụt mà ăn oản</p><p>- Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Bụt</p><p></p><p> Trong tục ngữ, ca dao hình tượng Bụt xuất hiện với nhiều ý nghĩa phong phú trong một phạm vi rộng. Ông Bụt không chỉ là hình tượng biểu trưng tôn giáo hay tín ngưỡng dân gian mà đã đi vào đời sống hàng ngày của người bình dân để chuyển hoá thành nhiều ý nghĩa khác nhau. Sự chuyển hoá đó thể hiện rõ nhất là trong thể loại tục ngữ, có lẽ là do tính chất đặc trưng gồm hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) của thể loại này. Hình tượng Bụt trong tục ngữ dù được thể hiện dưới góc độ nào đi nữa cũng bao gồm những ý nghĩa sâu xa hơn những gì nó thể hiện trên văn bản. Dân gian đã mượn hình tượng Bụt để nói đến biết bao vấn đề xung quanh cuộc sống của họ. Trong lớp nghĩa bóng của tục ngữ cũng có những câu có ý nghĩa hoàn toàn liên quan đến tôn giáo nhưng đa số chỉ nhân một vấn đề nào đó thuộc về tín ngưỡng tôn giáo mà dân gian bày tỏ thái độ của mình về các hành vi ứng xử vẫn diễn ra hàng ngày xung quanh mình. Đề cao người tốt, chê trách kẻ xấu, khen ngợi người hiền lành, giễu cợt kẻ gian tham…..Qua hình tượng Bụt dân gian khuyên bảo nhau phải sống sao cho trọn đạo làm người, phải biết trên biết dưới, đừng bao giờ quên ơn những người đã cưu mang giúp đỡ mình. Đồng thời dân gian còn phê phán thái độ vọng ngoại, coi thường những gì gần gũi quen thuộc (Bụt chùa nhà không thờ đi thờ Thích ca ngoài đường) chê trách lối sống lười biếng, ỷ lại, không chịu lao động chỉ chờ mong vào sự cưu mang của người khác….Nhìn chung dù chỉ qua hình thức ngắn gọn của thể loại tục ngữ, dân gian cũng đã nói được nhiều điều.</p><p> </p><p>Sự xuất hiện của hình tượng Bụt trong ca dao kém phong phú hơn trong tục ngữ cả về số lượng lẫn nội dung, ý nghĩa. Những câu, những bài ca dao hoàn toàn tập trung vào hình tượng Bụt để nói đến các vấn đề thuộc về tôn giáo – tín ngưỡng dân gian không nhiều. Có những câu ca dao dù có nhắc đến hình tượng Bụt thì cũng nhân tiện mà nhắc đến cùng với các sự vật khác chứ không đưa hình tượng Bụt lên thành nội dung chính (Đất Bụt mà ném chim trời – chim trời bay mất bụi rơi xuống đầu). Có một số câu ca dao sử dụng tục ngữ trong hình thức thể hiện như câu tục ngữ “chùa nát, Bụt vàng” được nhắc lại trong câu ca dao “Chùa nát còn có Bụt vàng, tuy rằng miếu đổ thần Hoàng còn thiêng”.</p><p></p><p> Tóm lại Bụt trong ca dao tục ngữ là một biểu tượng tôn giáo đã được dân tộc hoá – dân gian hoá với nhiều hình thức chuyển nghĩa phong phú cho phù hợp với tâm lý của nhân dân lao động Việt Nam từ bao nhiêu thế kỷ qua.</p><p></p><p> ---------------------------------- </p><p>Chú thích :</p><p>(1) Quang Kiên – Đức Phật dân gian và vấn đề thế tục hóa Phật giáo trong truyện cổ tích dân gian người Việt – Nguyệt san Giác ngộ (Phụ trương nguyên cứu của báo Giác Ngộ), Số 84 (03/2003) Trang 29</p><p>(2) Huệ Thiện – Đức Phật qua thành ngữ và tục ngữ Việt Nam – Nguyệt san Giác ngộ (Phụ trương nguyên cứu của báo Giác Ngộ), Số 84 (03/2003) Trang 36</p><p>(3) Nguyễn Đổng Chi – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập I, Trang 50, NXBGD, 2000</p><p>(4) Nguyễn Đổng Chi – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập I, Trang 1635, NXBGD, 2000</p><p>(5) Đinh gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn – Văn học dân gian Việt Nam, trang 244 -245, NXBGD</p><p>(6) Đinh gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn – Văn học dân gian Việt Nam, trang 436, NXBGD</p><p></p><p>(Theo La Mai Thi Gia)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 15220, member: 699"] [I][U]c. Quan hệ giữa hình tượng tôn giáo với các hình thức chuyển nghĩa:[/U][/I] Từ kết quả khảo sát các hàm nghĩa trên của hình tượng Bụt trong tục ngữ và ca dao, chúng tôi rút ra được hai đặc điểm của tư tưởng dân gian mà từ đó đã phát sinh ra mối liên hệ giữa hình tượng Bụt trong tôn giáo với các hình thức chuyển nghĩa vừa nêu + Người việt không có xu hướng coi trọng ý nghĩa triết học, siêu hình của tôn giáo Đức Phật Thích Ca trong tâm thức dân gian – một ông Bụt hiền lành, một vị thần quyền năng cứu độ nhân thế, một ánh sáng nhân từ xuất hiện trong cuộc sống tối tăm đầy rẫy bất công. Đó chính là kết quả đặc sắc của quá trình giáo lý Phật giáo hòa nhập vào nền văn hoá dân gian Việt Nam. Từ một đức Phật trong tôn giáo chuyển thành một ông Bụt trong dân gian rồi từ ông Bụt đó chuyển thành ông Tiên, ông Thần, người bạn, người hàng xóm, cha mẹ… thậm chí còn là ông Thần Thiện trong chính bản thân của mỗi con người. Câu tục ngữ “Bụt là lòng” đã nói lên quan niệm của dân gian về một ông Bụt tồn tại bên trong thiện tâm của mỗi con người. Tuy nhiên dù được chuyển hóa dưới hình thức nào đi nữa, hình tượng Bụt vẫn không đi xa hẳn với ý nghĩa thiêng liêng của một đấng giác ngộ, giác tha trong đạo Phật. Đức Phật dân gian dù hiện thân dưới bất kỳ hình thức nào đi nữa thì cũng vẫn là biểu tượng của lòng từ bi, bác ái, nơi mà người dân lao động luôn luôn vọng về cầu xin sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Tâm thức của người Việt Nam không thích hướng về những cái siêu nhiên vô hình nên họ đã “biến hoá” để một đức Phật tôn kính uy nghiêm nhưng xa cách trong tôn giáo thành một ông Bụt bình dân , gần gũi, thân thương trong tín ngưỡng dân gian. - Gần chùa gọi Bụt bằng anh Trông thấy Bụt lành cõng Bụt đi chơi - Con ơi ráng học kẻo thua Vu lan lên chùa lạy Bụt, Bụt thương - Không thiêng cũng thể Bụt nhà Dầu khôn, dầu dại cũng là chồng em + Nhân tố đạo đức trong tôn giáo được người Việt khai thác chủ yếu theo hướng gắn liền với đời sống thực tiễn Cũng từ hình tượng Bụt trong văn học dân gian mà người dân lao động đã nói lên biết bao quan niệm của mình về các phạm trù luân lý đạo đức trong xã hội. Phải tin tưởng và quen thuộc với giáo lý của đạo Phật lắm thì dân gian mới dám gởi gắm vào trong hình tượng ông Bụt linh thiêng những quan niệm, suy tư của mình về nhân sinh, về đời, về đạo…cũng như những ước mơ về một cuộc sống tự do bác ái, người và người đối xử với nhau bằng tấm lòng nhân từ của Phật. Hình tượng Bụt trong tục ngữ, ca dao còn là sự đúc kết những quan niệm triết lý của dân gian, những bài học đạo đức mà dân gian muốn gởi gắm cho con cháu của mình ở các thế hệ sau: - No nên Bụt, đói ra ma - Bụt trên toà sao gà mổ mắt? - Hà tiện cùng Bụt thì phải cúng ma - Ai ơi chớ có ăn lời Bụt kia có mắt, ông trời có tai - Đất Bụt mà ném chim trời Chim trời bay mất đất rơi vào chùa Không chỉ khuyên răn con cháu sống làm sao cho hợp đạo, hợp đời mà ngay cả lối giao tiếp, ứng xử hàng ngày cũng được dân gian thông qua hình tượng Bụt mà răn dạy con cháu đời sau Khi thì khuyên phải biết tri ân những người đã từng cưu mang mình: Ăn của Bụt, thắp hương thờ Bụt Khi thì khuyên ứng xử làm sao cho hợp với từng đối tượng giao tiếp: - Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy - Lành với Bụt chớ ai lành với ma Khi thì phê phán thái độ tự tin, vọng ngoại: - Muốn tu chùa ngói, Bụt vàng Chùa tranh, Bụt đất ở làng thiếu chi - Bụt chùa nhà không thiêng - Bụt chùa nhà không thờ, đi thờ Thích ca ngoài đường Khi thì phê phán thái độ đài các, kén chọn, từ chối điều mà mình xưa nay vẫn thèm muốn: Bụt Nam Sang lại từ oản chiêm? Không những thế mà bằng vào kinh nghiệm sống cuả mình dân gian còn răn dạy con cháu không nên trông chờ vào sự cưu mang, giúp đỡ của người khác vì những gì không do sức lao động của mình làm ra thì chẳng bao giờ bền: - Của Bụt trả Bụt - Của Bụt lại thiêu cho Bụt - Tiền vua là tiền nước lụt, tiền Bụt là tiền nước lũ Và ngược lại nếu ta biết cần cù, chăm chỉ lao động thì trước sau gì cũng được hưởng thành quả do chính sức lao động của mình làm ra: - Giữ Bụt mà ăn oản - Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Bụt Trong tục ngữ, ca dao hình tượng Bụt xuất hiện với nhiều ý nghĩa phong phú trong một phạm vi rộng. Ông Bụt không chỉ là hình tượng biểu trưng tôn giáo hay tín ngưỡng dân gian mà đã đi vào đời sống hàng ngày của người bình dân để chuyển hoá thành nhiều ý nghĩa khác nhau. Sự chuyển hoá đó thể hiện rõ nhất là trong thể loại tục ngữ, có lẽ là do tính chất đặc trưng gồm hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) của thể loại này. Hình tượng Bụt trong tục ngữ dù được thể hiện dưới góc độ nào đi nữa cũng bao gồm những ý nghĩa sâu xa hơn những gì nó thể hiện trên văn bản. Dân gian đã mượn hình tượng Bụt để nói đến biết bao vấn đề xung quanh cuộc sống của họ. Trong lớp nghĩa bóng của tục ngữ cũng có những câu có ý nghĩa hoàn toàn liên quan đến tôn giáo nhưng đa số chỉ nhân một vấn đề nào đó thuộc về tín ngưỡng tôn giáo mà dân gian bày tỏ thái độ của mình về các hành vi ứng xử vẫn diễn ra hàng ngày xung quanh mình. Đề cao người tốt, chê trách kẻ xấu, khen ngợi người hiền lành, giễu cợt kẻ gian tham…..Qua hình tượng Bụt dân gian khuyên bảo nhau phải sống sao cho trọn đạo làm người, phải biết trên biết dưới, đừng bao giờ quên ơn những người đã cưu mang giúp đỡ mình. Đồng thời dân gian còn phê phán thái độ vọng ngoại, coi thường những gì gần gũi quen thuộc (Bụt chùa nhà không thờ đi thờ Thích ca ngoài đường) chê trách lối sống lười biếng, ỷ lại, không chịu lao động chỉ chờ mong vào sự cưu mang của người khác….Nhìn chung dù chỉ qua hình thức ngắn gọn của thể loại tục ngữ, dân gian cũng đã nói được nhiều điều. Sự xuất hiện của hình tượng Bụt trong ca dao kém phong phú hơn trong tục ngữ cả về số lượng lẫn nội dung, ý nghĩa. Những câu, những bài ca dao hoàn toàn tập trung vào hình tượng Bụt để nói đến các vấn đề thuộc về tôn giáo – tín ngưỡng dân gian không nhiều. Có những câu ca dao dù có nhắc đến hình tượng Bụt thì cũng nhân tiện mà nhắc đến cùng với các sự vật khác chứ không đưa hình tượng Bụt lên thành nội dung chính (Đất Bụt mà ném chim trời – chim trời bay mất bụi rơi xuống đầu). Có một số câu ca dao sử dụng tục ngữ trong hình thức thể hiện như câu tục ngữ “chùa nát, Bụt vàng” được nhắc lại trong câu ca dao “Chùa nát còn có Bụt vàng, tuy rằng miếu đổ thần Hoàng còn thiêng”. Tóm lại Bụt trong ca dao tục ngữ là một biểu tượng tôn giáo đã được dân tộc hoá – dân gian hoá với nhiều hình thức chuyển nghĩa phong phú cho phù hợp với tâm lý của nhân dân lao động Việt Nam từ bao nhiêu thế kỷ qua. ---------------------------------- Chú thích : (1) Quang Kiên – Đức Phật dân gian và vấn đề thế tục hóa Phật giáo trong truyện cổ tích dân gian người Việt – Nguyệt san Giác ngộ (Phụ trương nguyên cứu của báo Giác Ngộ), Số 84 (03/2003) Trang 29 (2) Huệ Thiện – Đức Phật qua thành ngữ và tục ngữ Việt Nam – Nguyệt san Giác ngộ (Phụ trương nguyên cứu của báo Giác Ngộ), Số 84 (03/2003) Trang 36 (3) Nguyễn Đổng Chi – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập I, Trang 50, NXBGD, 2000 (4) Nguyễn Đổng Chi – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập I, Trang 1635, NXBGD, 2000 (5) Đinh gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn – Văn học dân gian Việt Nam, trang 244 -245, NXBGD (6) Đinh gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn – Văn học dân gian Việt Nam, trang 436, NXBGD (Theo La Mai Thi Gia) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Văn học trẻ em
Truyện Thiếu Nhi
Hình tượng Bụt trong tục ngữ- ca dao Việt Nam
Top