vtrang_pro
New member
- Xu
- 0
HUỲNH VĂN TRẮNG
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu.................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vị nghiên cứu.............................................................................. 3
4. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4
6. Đóng góp đề tài....................................................................................................... 4
7. Kết cấu niên luận..................................................................................................... 4
Phần nội dung...................................... 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.......................................... 6
1.1. Những vấn đề lí luận............................................................................................ 6
1.1.1. Hình tượng nghệ thuật là gì?............................................................................ 6
1.1.2. Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học.............................................. 7
1.2. Hình tượng ánh trăng trong tác phẩm văn học................................................... 8
1.2.1. Hình tượng ánh trăng trong thơ Đường........................................................... 8
1.2.2. Hình tượng ánh trăng trong thơ Việt Nam...................................................... 9
Chương 2: HÌNH TƯỢNG ÁNH TRĂNG TRONG THƠ
HỒ CHÍ MINH..................................................................................... 13
2.1. Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh................................................. 13
2.1.1. Khái quát về hình tượng ánh trăng trong thơ Bác......................................... 13
2.1.2. Ý nghĩa của hình tượng ánh trăng.................................................................. 14
2.1.2.1. Ánh trăng biểu tượng cho bức tranh thiên nhiên....................................... 14
2.1.2.2. Ánh trăng là người bạn, là chổ dựa tinh thần............................................. 16
2.1.2.3. Ánh trăng biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ
cộng sản............................................................................................................................ 17
a. Ánh trăng biểu tượng khát vọng tự do................................................................. 17
b. Ánh trăng biểu tượng tinh thần lạc quan cách mạng........................................... 18
2.2. Nghệ thuật miêu tả hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh................. 20
2.2.1. Bút pháp cổ điển và hiện đại......................................................................... 20
2.2.2. Bút pháp xây dựng hình tượng sinh động, độc đáo...................................... 22
Phần kết luận.................................... 31
Tài liệu tham khảo............................ 32
Lời cảm ơn!
Sau gần hai năm được học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Bạc Liêu. Tôi đã tích lũy được vốn kiến thức rất bổ ích cho bản thân. Từ đó giúp bản thân tôi có nhiều tự tin hơn trong việc làm niên luận đúng theo yêu cầu của chương trình đào tạo ngành Ngữ văn của Trường.
Niên luận 1 là bước đánh dấu đầu tiên sự tiếp cận và từng bước trưởng thành của sinh viên ngành Ngữ văn trong giảng đường Đại học. Để phát huy khả năng những gì mình đã học được và nghiên cứu kiến thức nhằm tạo đà cho việc thực hiện niên luận 2 hay luận văn tốt nghiệp sau này.
Trong quá trình thực hiện niên luận, tôi đã gặp không ích những khó khăn có nhiều lúc gần như sẽ bỏ cuộc nhưng nhờ có sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và động viên từ gia đình, từ quý thầy cô cùng các bạn đã tạo cho tôi thêm nhiều động lực thực hiện niên luận này. Nhờ đó mà tôi đã hoàn thành được niên luận khá tốt đẹp. Đó là niềm vui, niềm tự hào của tôi. Nay xin cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến:
Cha mẹ và những người trong gia đình đã dạy dỗ và nuôi dạy tôi khôn lớn cho đến khi tôi bước chân vào giảng đường đại học, là những người luôn kề cận và chia sẻ mỗi lúc tôi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Cảm ơn trường Đại học Bạc Liêu. Lãnh đạo khoa sư phạm và tổ Ngữ văn, các thầy cô bộ môn đã cung cấp những tri thức ở nhiều lĩnh vực. Xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong thư viện tỉnh Bạc liêu và các cô, chú, anh, chị trong thư viện trường Đại học Bạc Liêu đã nhiệt tình cung cấp những tài liệu cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. Và không thể quên gửi muôn vàn lời cảm ơn thân thương nhất đến các bạn của tôi những người luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ tôi những lúc gặp khó khăn.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn vô cùng sâu sắc và chân thành tới cô Hứa Bích Thủy, là người đã tạo điều kiện và trực tiếp hướng dẫn đề tài. Trong thời gian làm niên luận, cô đã tận tình hướng dẫn thực hiện đề tài, cô luôn quan tâm hết lòng, cung cấp nhiều tri thức bổ ích, khoa học. Giúp tôi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm niên luận và hoàn thành niên luận đúng định hướng ban đầu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Chúc tất cả mọi người sức khỏe và thành đạt.
Bạc Liêu, tháng 6 năm 2011
SVTH: Huỳnh Văn Trắng
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi khi nhắc đến Việt Nam không ai không nhắc đến Hồ Chí Minh, một người mà dân tộc ta luôn tự hào. Người có một tâm hồn trong sáng, một lối sống thanh cao, một cuộc đời vĩ đại nhưng lại hết sức bình dị. Bác không chỉ là nhà cách mạng lỗi lạc mà Bác còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Tuy chưa một lần Bác nhận mình là một nhà thơ cũng không có ý lập sự nghiệp thơ, nhưng với tài năng và tâm hồn của Người nghệ sĩ, đã tạo nên các tác phẩm (đặc biệt là thơ) có giá trị vô cùng to lớn cho nền Văn học Việt Nam. Thơ Bác là sự kết hợp sâu sắc nhiều vẻ đẹp trong thơ, là những vần thơ cực kì tinh tế, giàu chất thép và chứa chan tình người, là tiếng nói bình dị, gần gũi mà điêu luyện, sáng tạo, giàu cảm xúc và luôn bừng sáng trí tuệ, gắn với thực tiễn cách mạng và tràn đầy khát vọng ước mơ, tư tưởng tình cảm của Người. Trong thơ Hồ Chí Minh không chỉ biểu hiện chất thép, tinh thần chiến đấu mà còn biểu hiện tư tưởng thi sĩ, ngoài hình tượng chiến đấu, hình tượng đất nước ta còn bắt gặp hình tượng ánh trăng.
Ánh trăng là một hình tượng nghệ thuật, một mô típ nghệ thuật truyền thống mà ta từng gặp trong thơ xưa và nay. Ở mỗi nhà thơ sự miêu tả ánh trăng có những nét đẹp, nét độc đáo riêng và ánh trăng trong thơ Bác cũng vậy. Tìm hiểu ánh trăng trong thơ Bác là tìm hiểu một hình tượng nghệ thuật được xây dựng với những nét lạ, nét độc đáo thể hiện được phong cách Hồ Chí Minh.
Những trang thơ của Người là một kho tàng quý giá cho nền văn học Việt Nam. Trong những năm qua, đã có những nhà nghiên cứu về thơ Bác với nhiều bài viết và công trình khác nhau, đã có những đóng góp quý trong việc giới thiệu cái hay, cái đẹp trong thơ Bác. Nhiều vấn đề của thơ Bác đã được đề cập hoặc khai thác sâu trên một số mặt. Đã đến lúc cần thêm nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa và công trình của mỗi người sẽ góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu thơ Bác. Thơ của Hồ Chí Minh nói chung cũng như “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh” nói riêng thật sự đã để lại nhiều sự chú ý của các độc giả, và các nhà nghiên cứu, phê bình cả trong và ngoài nước. Từ trước đã có nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét, tranh luận gây gắt nay người viết tiếp tục phân tích, nghiên cứu thêm. Từ những lí do đó, người viết chọn đề tài “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh” với mong muốn tìm hiểu hình tượng nghệ thuật nói chung cũng như hìng tượng ánh trăng trong thơ Bác.
2. Lịch sử vấn đề
Bàn về ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh thì có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Những tài liệu này giúp cho người viết niên luận có thêm cơ sở, có thêm những định hướng ban đầu. Sau đây là những vấn đề mà người viết niên luận đã trích lược được:
Năm 1979, trong quyển Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc, Hà Minh Đức đã tìm hiểu thơ Hồ Chí Minh “Cái đẹp nên thơ của thiên nhiên trong thơ Người biểu hiện rõ rệt nhất trong vẻ đẹp của những đêm trăng. Thơ Hồ Chí Minh có nhiều trăng. Trăng trong thơ Người tập trung vào hai thời kì sáng tác ở hai hoàn cảnh đặc biệt. Trong cảnh tù đày, giữa căn phòng chật hẹp, tâm tối ngột ngạt, vầng trăng là hiện tượng thiên nhiên duy nhất thường xuyên đến được với người tù. Trăng là biểu tượng của vẻ đẹp thanh bình, của mơ ước tự do, của sự cảm thông thân thiết,… Trăng trong thơ Hồ Chí Minh thường rất sáng, ánh sáng của trăng đêm rằm, của vầng trăng thu. Vầng trăng thường trong và đẹp, Người không nói đến ánh trăng nhạt, mờ ảo của vầng trăng khuyết, của ánh trăng non. Đó không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà xuất phát từ tấm lòng của người yêu thích những vẻ đẹp sáng trong, rực rỡ và không có cảm hứng với cái mờ tối, lẫn lộn. Trăng trong thơ Hồ Chí Minh sáng đẹp, và không hề gợn buồn”. [3; trang 162, 163,164] Trong thơ Bác trăng luôn luôn được trìu mến: trăng là ánh sáng, là trong trắng, là mát mẻ, là thái bình, là hạnh phúc mơ ước của con người, là niềm an ủi và cũng là tượng trưng cho tình chunh thủy, lòng trung thành với hứa hẹn”.[4 trang 178] Ông đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ về hình ảnh thiên nhiên, tìm hiểu từng vẻ đẹp của ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh và ông cũng có so sánh ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh với ánh trăng của một số nhà thơ khác. Nhưng ông chỉ tìm hiểu ánh trăng trong thơ Bác chủ yếu ở vẻ đẹp thiên nhiên, tác giả chưa đi sâu vào “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh” về giá trị tư tưởng.
Năm 1995, trong quyển Suy nghĩ mới về Nhật kí trong tù, Nguyễn Huệ Chi đã nghiên cứu: “Thơ Hồ Chí Minh Không chỉ viết một bài về trăng. Trong thiên nhiên có lẽ trăng là hình tượng gắn bó nhất với tâm hồn con người trăng là người bạn thanh cao và gần gũi”.[tr 295; 5] Tác giả đã chỉ ra ánh trăng là đỉnh cao vẻ đẹp của thiên, đã phân tích ánh trăng về mặt nghệ thuật một cách khá đầy đủ. Nhưng tác giả chỉ phân tích ở phạm vi một số ít bài thơ viết về ánh trăng trong tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, còn những bài thơ khác của Bác viết về ánh trăng thì chưa được tác giả đề cập.
Năm 1999, Hoài Thanh toàn tập phần phê bình và tiểu luận (tập II VÀ III), Ông đã tìm hiểu về thơ Bác “Thiên nhiên rất nhiều vẻ và vẻ nào cũng đáng yêu. Nhưng yêu nhất vẫn là cảnh trăng sáng. Trong thơ Bác, cũng như Chinh phụ ngâm, trong Hoa tiên, trong truyện Kiều có rất nhiều trăng”.[tr 789; 6]. Thực ra thơ Bác cũng hay nói đến thiên nhiên, nhưng thiên nhiên trong thơ Bác có phần không giống thiên nhiên trong thơ xưa. Trong thơ xưa yêu thiên nhiên nhiều khi là một cách để xa lánh, để quay lưng lại với đời. Còn với Bác, yêu thiên nhiên, yêu đời là một. Trong thơ Bác thiên nhiên nhiều và đẹp . Đặc biệt trong thơ Bác có rất nhiều trăng. Ngay ở trong tù, Bác cũng thưởng trăng” [tr 1102; 6] Có thể nói Hoài Thanh ông là người đã nghiên cứu hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh gần như đầy đủ tất cả các khía cạnh. Song ông dành phần lớn vào tập thơ Nhật kí trong tù.
Ý kiến của nữ thi sĩ Blaga Đimitơrôva về tìm hiểu trong thơ Bác “Những bài thơ của Người viết trong nhà tù chứa đầy ánh trăng dịu hiền và khát vọng tự do”.
Đặng Thai Mai nhận xét: “Trong thơ Bác trăng luôn luôn được trìu mến, trăng là ánh sáng, là trong trắng, là mát mẻ, là thái bình, là hạnh phúc mơ ước của con người”.
Có thể thấy những nhà nghiên cứu những ý kiến phê bình về thơ của Hồ Chí Minh rất phong phú và đa dạng. Mỗi bài viết về thơ Bác là một đóng góp riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh”.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào tập thơ “Nhật kí trong tù” và “Chùm thơ kháng chiến”
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết còn tham khảo những công trình nghiên cứu khác có liên quan góp phần hỗ trợ cho đề tài nghiên cứu được rõ ràng, cụ thể, sinh động,…
4. Mục đích nghiên cứu
Đây là đề tài nghiên cứu khá hấp dẫn, để giải quyết các vấn đề đặt ra cần phải tập trung vào những yêu cầu sau:
Thứ nhất người viết niên luận củng cố cơ sở lí luận của đề tài là hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Văn học.
Thứ hai thông qua việc phân tích một số bài thơ trong tập thơ “Nhật kí trong tù” và “Chùm thơ kháng chiến” người viết làm sáng tỏ đặc trưng của hình tượng ánh trăng trong thơ Bác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài người viết áp dụng các phương pháp ở các cấp độ nghiên cứu chuyên ngành như:
- Phương pháp so sánh giúp người viết đối chiếu “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh” với hình tượng ánh trăng trong thơ cổ, trong thơ Đường cũng như các nhà thơ khác của Việt Nam thuộc các thế hệ trước hoặc cùng thời.
- Phương pháp phân tích, chứng minh, bình giảng, tổng hợp đây là những phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học. Người viết đã vận dụng các phương pháp này để phân tích, bình giảng, tổng hợp các đoạn các câu thơ, đồng thời trích dẫn các đoạn, các câu thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để chứng minh cụ thể nhằm làm sáng tỏ các luận điểm, luận cứ của mình trong niên luận.
6. Đóng góp của đề tài
Niên luận là công trình nghiên cứu thơ của Hồ Chí Minh từ góc nhìn hình tượng nghệ thuật. Hoàn thành niên luận với khả năng còn hạn hẹp của một sinh viên, người viết cũng cố gắng và hi vọng mang đến những đóng góp như sau:
Thứ nhất tìm hiểu đề tài là cơ hội tiếp cận, đi sâu hơn vào hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học cũng như “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh”.
Thứ hai nhằm giúp cho người viết có điều kiện vận dụng lí thuyết về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học, để phân tích hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học cụ thể.
7. Kết cấu niên luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận niên luận gồm có 3 chương như sau:
Chương một: Những vấn đề chung
Chương hai: Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh
Phần nội dung
Chương một: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Những vấn đề lí luận
1.1.1. Hình tượng nghệ thuật là gì?
Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm cái ý vị của cuộc đời, lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, người nghệ sĩ không diễn đạt một cách trực tiếp ý nghĩ và tình cảm của mình bằng những khái niệm trừu tượng hay định lí, công thức mà bằng hình tượng. Nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người.
Hình tượng nghệ thuật là cái tính chất làm cho tác phẩm trở thành tác phẩm nghệ thuật. “Chất văn”, “tính văn học” mà các nhà cấu trúc đề ra như là phẩm chất thiết yếu của tác phẩm văn học, chỉ khi nào gắn với tính hình tượng nghệ thuật thì mới thể hiện đặc trưng của văn học. Song trong mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có hệ thống hình tượng nghệ thuật riêng. Thông qua hệ thống hình tượng nghệ thuật, người đọc dễ dàng nhận ra phong cách tác giả, nhận ra sự khác biệt giữa tác giả với tác giả, hay tác giả với thời đại. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán thì “Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện lại một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận” .[1; trang 99] Hình tượng nghệ thuật có thể tồn tại qua chất liệu vật chất, nhưng giá trị của nó bao giờ cũng ở phương diện tinh thần. Người đọc không chỉ thưởng thức “cuộc đời thực” trong tác phẩm mà còn cảm nhận được sự suy tư, lòng trắc ẩn và cả nụ cười ẩn trong cuộc đời thực ấy. Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung ở các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật.
1.1.2. Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học
Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng. Vì vậy hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ. Thông qua hình tượng ngôn từ, tác phẩm đem đến cho người đọc “không phải là bức tranh đời sống đứng yên mà luôn luôn sống động, lung linh, huyền ảo, vừa vô hình vừa hữu hình, cụ thể đấy mà mơ hồ đấy như mặt trăng đáy nước, bóng người trong gương, như không gian vốn ba chiều nay thu lại trong không gian hai chiều của hội họa, như một mái chèo trên hai thước chiếu sân khấu mà tác giả đã vẫy vùng trước đại dương”.[2; trang 144] Đến với nghệ thuật, ta như được chứng kiến, được sống cuộc sống trong tác phẩm. Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải là sao chép nguyên bản những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của người nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc, làm day dứt, trăn trở người khác. Do sử dụng chất liệu là ngôn từ nên hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình theo quan niệm của nghệ sĩ. Trong văn học những lời miêu tả, giới thiệu, gọi tên đã tự nó có tính khái quát như nhà thơ Nguyễn Du đã giới thiệu nhân vật Thúy Kiều:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
(Nguyễn Du – Truyện kiều)
Như vậy, bản thân hình tượng cũng thể hiện tầm khái quát điển hình, xã hội, nhân loại của văn học. Nhân vật Thúy Kiều mang ý nghĩa khái quát xã hội, nhân loại. Ngay bản thân Kiều đã ý thức được tính khái quát ấy khi suy nghĩ:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Llời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Cho nên, có thể nói văn học có tính chất khái quát về con người, khái quát về xã hội. Một hình tượng nghệ thuật mà thiếu tính khái quát thì sẽ thiếu sức nặng và hấp dẫn. Sự khái quát trong hình tượng văn học không phải thực hiện bằng khái niệm trừu tượng mà bằng việc phát hiện, miêu tả các đặc trưng mang bản chất và tư tưởng về đối tượng.
1.2. Hình tượng ánh trăng trong tác phẩm văn học
1.2.1. Hình tượng ánh trăng trong thơ Đường
Thơ Đường là một hiện tượng thi ca đặc biệt được cả nền và đỉnh. Kéo dài suốt từ thời Đường, từ khi Đường Cao Lý Uyên dựng triều đại, cho đến khi nhà Đường mất, ròng rã ba trăm năm. Gắn với thiên nhiên rất đa dạng, tần số xuất hiện sau hình ảnh dòng sông chính là ánh trăng. Mặt trăng xuất hiện với tần số cao và thường xuất hiện qua một mẫu số chung. Ánh trăng tỏa sáng trời đêm, ánh trăng làm bạn với thi sĩ, hiểu được nỗi niềm những người thao thức ngắm trăng. Nhà thơ nhìn trăng trên trời rồi quay xuống đất hướng về một người quen, một người thương ở xa mà nhắn nhủ. Đôi khi trăng soi mộng thần tiên: vui cảnh thanh bình, ngước mắt nhìn trăng, người tưởng mình sẽ gặp được tiên nơi nguyệt đài Dao (Thanh bình điệu – Lý Bạch). Biết niềm vui ngắn ngủi, con người tận hưởng niềm hoan lạc dưới trăng:
“Nhân sinh đắc ý tu tận hoan
Mạc tử kim tôn không đối nguyệt”
(Người sinh đác ý vui tràn đi
Chớ để chén vàng trơ dưới nguyệt)
(Tương tiến tửu – Lý Bạch)
Thông thường trăng xuất hiện trong thơ là trăng rằm, hay ít nhất thì cũng là trăng tròn, trăng gần đạt đến độ viên mãn. Ngoài ra trăng thường là trăng thu, khi trăng dường như sáng nhất bầu trời. Tất nhiên trong mỗi thi nhân thì có một cách nhìn trăng khác nhau nhưng hình tượng ánh trăng trong thơ Đường thường thấy là ánh trăng buồn. Một nhà thơ viết về trăng bậc thầy trong thời Đường không ai không nhắc đến đó là nhà thơ Lý Bạch xây dựng ánh trăng khắc khoải thương tâm: “Tôi gửi lòng buồn cho vầng trăng sáng, theo bạn đến thẳng vùng tây Dạ lang”. Với nhà thơ Lý Bạch thì trăng luôn xuất hiện ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, khi mờ khi tỏ, khi khuyết khi tròn, có khi hùng tráng, hiện ngang trên bầu trời nơi quan ải, như người chiến sĩ canh gác quê hương. Cũng có lúc ánh trăng lại đa cảm như một thi sĩ cô đơn.
Hình ảnh ánh trăng trong thơ Đường luôn mang vẻ đẹp bình dị như người bạn thân thiết, kẻ đồng hành trên từng bước đường phiêu bạt ngày đây mai đó. Vầng trăng hiểu mọi tâm trạng, tâm tình thi sĩ, gần gũi, cảm thông và chia sẽ cùng những nỗi ưu uất, tâm sự thầm kín. Nó phản ánh tâm hồn phong phú, lãng mạn, sâu đậm tình người. Nỗi tri kĩ của thi sĩ với vầng trăng ngày càng được gắn bó trong những đêm làm thơ và uống rượu. Men rượu, nỗi cô đơn và ánh trăng huyền ảo, tất cả hòa quyện vào nhau thành những nỗi nhớ, những quên, những thực, những hư, những say, những tỉnh, lắng động mãi vào sâu thẳm của tâm hồn thi sĩ. Dường như tạo hóa cho vầng trăng, ánh sáng trong lành và hiện diện trong đêm để xoa diệu nỗi đau khổ, nỗi cô đơn thầm lặng của con người, trăng làm bạn với một thân phận cô quạnh, sống ly biệt vợ con:
“Kim dạ Phu Châu nguyệt
Khuê trung chỉ độc khan.”
(Nguyệt dạ - Đỗ Phủ)
Khác với Lý Bạch và Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị không dành vầng trăng cho mình. Ông gửi vầng trăng soi ẩn tình của người trong cung cấm. Ánh trăng ấy là chứng nhân cho cuộc đời bể dâu, trăng muôn đời vẫn lặng im tỏa sáng. Đối với Vương Duy là ánh trăng bình thản, cô đơn. Còn trăng Đỗ Mục là trăng bàn bạc, nhạt nhòa.
Nhìn chung, cái đẹp của ánh trăng trong thi ca thời Đường cũng là cái đẹp của giọt chia li, của lời than tuyệt vọng, của nỗi buồn cô đơn, của tiếng hờn lưu lạc. Trăng được mời gọi làm chứng nhân của nội tâm sâu muộn, đắng cay.
1.2.2. Hình tượng ánh trăng trong thơ Việt Nam
Có thể nói, thơ Việt Nam là bước tổng hợp quan trọng giữa thơ Đường, thơ lãng mạn phương tây với truyền thống thơ ca dân tộc, để xây dựng một nền thơ mới có nhiều khả năng diễn đạt. Góp phần giải phóng bản ngã, mở rộng thế giới tâm hồn bên trong của con người. Trước hết ta hãy nhìn về vầng trăng trong thơ cổ, là một vầng trăng không đa diện nhiều cung bậc. Đề cập đến trăng, chủ yếu là đề cập đến sự bình yên. Ánh trăng gợi cảm giác hưởng thụ, nghĩ về trăng là nghĩ về một cuộc rượu, cuộc trà,…Sau thu thiên, thu thủy là thu nguyệt. Trăng thu sáng dịu trong trẻo tuyệt trần. Xưa nay trăng vốn là bạn của thi nhân. Không những thế mà trăng còn là kẻ đồng hành “Chè tiên, nước ghín nguyệt đeo về” (Nguyễn Trãi), “Một trăng một bóng một người hóa ba” (Nguyễn Huy Tự), hay trăng là người chứng giám “Vầng trăng vằng vặc, giữa trời. Đinh ninh hai mặt một lời song song” (Nguyễn Du). Có khi trăng là kẻ thóc mách “Gương nga chênh chếch dòm sông” (Nguyễn Du) và Nuyễn Khuyến không cài song cửa để đón trăng vào…Nhìn chung thì bị chi phối bởi quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” và vi phạm gò bó của thơ Đường đã làm cho hình tượng ánh trăng trong thơ cổ ít đa diện. Nói như vậy không nhằm khẳng định vầng trăng trong thơ cổ không quan trọng và kém hấp dẫn hơn vầng trăng hiện đại mà muốn cho thấy rằng từng thời kì lịch sử của xã hội vầng trăng được khắc họa khác nhau.
Thơ mới còn coi là phong trào thơ lãng mạn nên rất coi trọng chất chữ tình riêng tư được bộc lộ rõ nét những tâm trạng, cảm xúc độc đáo, cá nhân; thơ mới hết sức coi trọng vai trò của thiên nhiên vì thiên nhiên là nơi ấp ủ những cảm xúc trữ tình. Sự vĩnh cửu của trăng – một bộ phận của thiên nhiên cũng là đối tượng nghệ thuật được thơ mới đặc biệt hướng tới. Vẻ đẹp thiên nhiên là thước đo đầu tiên của vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp trong nghệ thuật. Bản thân mối quan hệ mật thiết giữa thiên nhiên và nghệ thuật đã khẳng định vai trò cái đẹp trong tự nhiên. Mục đích của con người, của nghệ thuật là hướng tới và chiếm lĩnh cái đẹp trong cuộc sống, gửi gắm vẻ đẹp của tâm hồn. Hình tượng vầng trăng trong thơ hiện đại được xây dựng từ tư duy, bằng liên tưởng, bằng ấn tượng, bằng cảm giác, bằng âm thanh, nhịp điệu; biến cái trừu tượng thành cái cụ thể, nối dài cái cụ thể bằng cái trừu tượng, nội tâm hóa ngoại giới, ngoại giới hóa tâm hồn…Đó là ảnh hưởng trực tiếp của tư duy thơ hiện đại, nhất là thuyết trung gian của Baudelaire:
“Là màu sắc hay chỉ là âm điệu?
Là hương say hay ấy chính là rượu thơm?
Gió cành khuya hay nghìn cánh tay ôm?
Trăng mối lái phủ màng tơ ảo mộng.”
(Xuân Diệu – Xúc cảm)
Sự cách tân thi pháp đã làm thay cảm quan nhà nghệ sĩ. Bằng trực giác các nhà thơ hiện đại không chỉ dựng lại ở sự rung động mà đã mã hóa theo cái nhìn chủ quan của cảm giác. Vầng trăng trở thành hình tượng lung linh, kì ảo, rất đặc sắc “Trăng vú mộng đã muôn đời thi sĩ. Giơ tay mơn trớn vẻ tràn đầy. Trăng hoa vàng lay lắt cạnh bờ mây. Trăng đĩa ngọc giữa mâm trời huyền bí. Trăng của mắt, trăng của hồn rạng tỏ. Trăng rất trăng là trăng của tình duyên. Trăng xa xôi trăng của hão huyền…”(Xuân Diệu – Ca tụng). Các nhà thơ nhờ tưởng tượng phong phú, cảm xúc mạnh đã làm thức nhọn giác quan. Chính vì vậy, nên trăng còn được mã hóa thành biểu tượng của cảm giác hay vầng trăng được khắc họa bằng sự so sánh, sự nhân cách hóa dựa trên liên tưởng, đã tạo nên sự chuyển nghĩa tích cực “Mới lớn lên Trăng đã thẹn thò. Thơm như tình ái của ni cô” (Hàn Mặc Tử). Trăng không còn là trăng nữa mà là một cô gái. Mùi hương trăng được mã hóa thành hương tình ái của ni cô. Một nét gì đó không “thật” mà rất “ảo”. Phải chăng đó là tâm trạng của thi sĩ trước vẻ đẹp của người yêu mà tác giả khao khát, tưởng tượng ra. Ở một gốc độ khác, vầng trăng trong thi phẩm một số thi sĩ lại mang dáng dấp của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực. Đó là cái tình “Bẽn lẽn”, “Đà Lạt trăng mờ”, “Đây thôn vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử, “Tranh lõa thể”, “Nghê thường” của Bích Khuê,…. Ánh trăng trong thơ như một “linh vật” rất huyền nhiệm lạ kì, như thực thể linh hồn. Chừng như hơi thở, bước đi, sự chuyển dịch của bóng trăng. Do đó, với mức nhạy cảm đặc biệt, người thi sĩ đã hòa nhập cùng: say trăng, giỡn trăng, ôm ấp trăng, lúc nhìn trăng nằm sóng soãi,…Ánh trăng sao như trùm lên cơ thể, như đồng hành, là hình là bóng:
“Áo ta rách rưới trời không vá
Suốt bốn mùa trăng mặc vải trăng”
Ngôn ngữ trong thơ mới còn phần nào ước lệ, khuôn sáo, giọng điệu thật táo bạo, sáng tạo, có cách nhìn độc đáo về thiên nhiên. Ánh trăng đi từ sự ngạc nhiên này đến sự ngạc nhiên khác, tạo sự hứng khởi diễm tuyệt. Sự cảm nhận thời khắc thiên liêng, cả trời say nhuộm một màu trăng, sự tĩnh lặng của không gian gần như tuyệt đối để xem “trời giải nghĩa yêu”. Sự huyền diệu của tạo hóa đã gặp tâm hồn nhạy cảm của thi nhân và làm toát lên khao khát được thỏa mãn trong sự giao hòa với thiên nhiên tuyệt vời, được nghe giọng rung động, mọi lời thì thầm muôn thuở của đất trời. Ao ước được vĩnh hằng cùng ngàn kiếp vô thủy vô chung.
Cũng toàn trăng là trăng cả, cũng tượng trưng cả nhưng ta cảm thấy có cái gì bất thường trong tâm thức của nhà thơ. Sự ám gợi đã tác động thẳng vào giác quan để tạo nên những rung động tức khắc rất giàu tính biểu cảm. Đạt được cảm giác trong thế giới siêu thực thi sĩ đã sáng tạo ra thế giới cho riêng mình, đi gần với chủ nghĩa tượng trưng. Sự học tập chủ nghĩa tượng trưng cộng với khả năng sáng tạo phi thường, đã tạo ra những vần thơ mang hình tượng thiên nhiên đẹp quyến rũ.
Trong quá trình sáng tác, các nhà thơ mới còn đặc biệt quan tâm đến yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật. Nó là thời gian, không gian tâm tưởng vận động và có biên độ dao động theo tâm trạng các thi sĩ. Vẫn là tâm trạng của cái tôi cá nhân “thèm” được bứt phá, các nhà thơ mới rất sợ thời gian tuyến tính. Vầng trăng là vầng trăng của vận động tâm tưởng, cảm xúc. Vầng trăng được khắc họa theo từng khoảnh khắc thời gian. Bằng tri giác mạnh mẽ, nhạy bén, hình tượng vầng trăng trở nên đẹp quyến rũ lạ thường:
“Một tối trăng cao gieo mộng tưởng
Vào lòng gió nhẹ thẩn thơ bay”
(Xuân Diệu – Với bàn tay ấy)
Có khi hồi tưởng quá khứ không phải để đối lập với thực tại mà để thể hiện quá trình sự việc hay những cảm xúc:
“Đêm trước ta ngồi dưới bãi trông
Con trăng mắc cở sau cành thông
Buồn buồn ta muốn về trăng hỏi
Thu đến lòng anh có lạnh không”
(Hàn Mặc Tử - Tình thu)
Riêng vầng trăng của Chế Lan Viên lại là vầng trăng quá vãng của nước non hời. Mặc nhiên có sự so sánh quá khứ với hiện tại, tôn thờ quá khứ, phủ nhận hiện tại:
“Ta vừa thấy bóng nàng trên cỏ biếc
Suối tóc dài êm chảy giữa dòng trăng”
(Chế Lan Viên – Mộng)
Tóm lại ánh trăng mang những nét đẹp diệu kỳ qua từng ngòi bút của các nhà thơ. Nỗi trãi nghiệm trữ tình đã mang lại không gian mới, cả không gian nội tâm và không gian ngoại cảnh. Không gian trăng đầy cảm xúc ấy được khắc họa từ thấp đến cao, từ xa đến gần, tạo nên cảm xúc cứ dao động đột ngột đến hoảng sợ, làm cái tôi càng cô đơn. Từ tơ trăng, sợi trăng, đến cung trăng rồi đường trăng…Và cuối cùng là một tối trăng, một trời trăng. Sự “tràn trề”, “lênh láng”, “chan chứa” đến ngây ngất vì trăng như một cách biểu đạt cho dòng chảy cảm xúc dâng trào. Các nhà thơ trong giai đoạn này đã đem lại một thủ pháp nghệ thuật mới. Một không gian, thời gian của tâm trạng cảm xúc luôn biến đổi, nhưng nó rất cô đọng, hàm súc của một cái tôi cá nhân.
Chương hai: HÌNH TƯỢNG ÁNH TRĂNG TRONG THƠ HỒ CHÍ MINH
2.1. Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh
2.1.1. Khái quát về hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh
Trăng là nguồn cảm hứng vô tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế, có những lúc ánh trăng còn trở thành người bạn tri kỉ. Để các thi nhân chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suối mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. Bác của chúng ta cũng thế, cũng tìm đến trăng nhưng sự xuất hiện trăng trong thơ Bác rất khác lạ so với bao thi nhân khác. Các thi nhân xưa thưởng thức trăng ở những nơi thanh tịnh có rượu có hoa còn Bác thì ánh trăng xuất hiện trong hoàn cảnh nghiệt ngã: trong nhà tù và trong hoàn cảnh chiến đấu rất bộn bề. Trong những giờ phút vất vả với biết bao nhiêu công việc của đất nước hay những lúc trong nhà tù tăm tối Bác cũng không hờ hững với trăng. Trăng như người bạn chia sẻ những nhọc nhằn, giải tỏa bao nhiêu áp lực trong cuộc sống. Đối với Bác, ánh trăng như thể hiện tất cả tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung, lòng yêu thiên nhiên tha thiết. Ánh trăng trong thơ Bác luôn thanh khiết, sáng trong nhưng hết sức giản dị. Trăng trong thơ Bác như một ánh sáng, biểu hiện khát vọng tự do, dù hoàn cảnh ngắm trăng vô cùng khắc nghiệt (trong tù) nhưng vầng trăng vẫn luôn đẹp lung linh, rực rỡ. Đó là phẩm chất cao đẹp của người tù Hồ Chí Minh – một chiến sĩ cộng sản. Hơn thế nữa vầng trăng còn cùng Bác “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” như người bạn tâm tình cũng tỏ sự thông cảm, chia sẻ đầy khích lệ “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Lý Bạch đến với trăng như gợi nhớ quê hương, đối ẩm để tận hưởng trăng, Nguyễn Duy đến với vầng trăng như đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. Đó là một tấm gương để con người soi mình qua đó, để con người thức tỉnh:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kề chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.
(Nguyễn Duy – Ánh trăng)
Ánh trăng biểu hiện hình ảnh cao đẹp của người tù nên trăng xuất hiện trong thơ Hồ Chí Minh lúc nào cũng rất sáng, tròn và đẹp. Không khi nào người nhắc đến ánh sáng nhạt, mờ ảo của vầng trăng khuyết, của ánh trăng non hay trăng tàn. Đó là chuyện ngẫu nhiên, mà xuất phát từ ý thức của Người yêu thích sự vui tươi, những vẻ đẹp sáng trong, rực rỡ mà không có cảm hứng với cái mờ tối, lẫn lộn. Lúc nào hình ảnh trăng trong thơ Bác cũng là hình ảnh đẹp, thơ mộng. Bác có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo…” Trăng tròn, trăng sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp. Dù ở vào cảnh ngộ nào, vầng trăng vẫn là vầng trăng tri kỉ, với vẻ đẹp lôi cuốn hấp dẫn, luôn khơi dậy nhiều cảm xúc lành mạnh và cảm hứng thi ca trong sáng.
Tóm lại ánh trăng trong thơ Bác là hình ảnh thực về thiên nhiên, mang đậm những vẻ đẹp độc đáo, hữu tình, thơ mộng, dạt dào cảm xúc. Từ hình ảnh thực về thiên nhiên ánh trăng biểu tượng cho tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản, giàu tình cảm với thiên nhiên cũng như tình cảm đối với đất nước, tinh thần lạc quan cách mạng, khát khao tự do cho mình và cho dân tộc.
2.1.2. Ý nghĩa của hình tượng ánh trăng
2.1.2.1. Ánh trăng biểu tượng cho bức tranh thiên nhiên
Từ cổ chí kim, thiên nhiên luôn là niềm cảm hứng vô tận cho các thi nhân say sưa thưởng thức, vẫy bút đề thơ. Dường như ở bất cứ nhà thơ nào cũng có viết về thiên nhiên trong những tác phẩm của mình. Thơ thường hay “yêu cảnh thiên nhiên đẹp” với “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông,…”. Và trong thơ Bác cũng vậy, ngoài tình yêu nước sâu nặng, tình thương người tha thiết, người chiến sĩ yêu nước Hồ Chí Minh đã hướng tâm hồn mình vào thiên nhiên tạo hóa với bao tình yêu thương nồng hậu. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác cao rộng, đẹp một cách hùng vĩ và rất thơ mộng. Thiên nhiên mang kích thước của tâm hồn lớn “Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn” sự bao la thăm thẳm của vũ trụ. Thiên nhiên trong thơ Bác chủ yếu được nói đến ở hai hoàn cảnh đặc biệt. Một là khi người bị giam hãm trong tù ngục , cuộc sống có lúc như hoàn toàn tách rời thiên nhiên. Lúc này, một vầng trăng bầu bạn, tiếng oanh hót nhà bên, những tia nắng ban mai,..đều xiết bao ấm cúng và thân thiết với sinh hoạt và tình cảm của người tù. Hai là những bài thơ thiên nhiên được viết ra trong cảnh rừng Việt Bắc. Tình yêu thiên nhiên trong thơ Người thật phong phú, trong sáng và nhiều màu sắc. Tuy phải dồn sức tập trung vào đấu tranh chính trị nhưng Người không hờ hững với cảnh thiên nhiên đẹp, hết sức hữu tình.
Có lẽ không có thi sĩ nào trên đời này ngắm trăng như Bác, mặc dù thiếu thốn đủ mọi điều kiện, thân thể lại bị gông cùm vậy mà người vẫn đến được với trăng. Làm sao có thể lãnh đạm, hờ hững được với vẻ đẹp của đêm trăng khi trong tù đầy bóng tối, con người bị mất tự do:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Một khung cảnh thiên nhiên giản dị mà chân thực. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng – khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra được cái chất vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và dịu hiền của vầng trăng? Bác hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp. Yêu trăng là thế, Bác luôn hướng tới trăng với một tâm hồn thanh cao, với phong thái ung dung và tinh thần lạc quan yêu đời. Với Bác, yêu thiên nhiên cũng là yêu nước vì vầng trăng sáng, cây cỏ ấy, núi sông này là một phần yêu quý của thiên nhiên đất nước. Tình yêu nước bao lao, ý chí chiến đấu vì nhân dân, Tổ quốc khiến người nhìn thiên nhiên đất nước thêm giàu thêm đẹp và ngược lại, lòng yêu mến cảnh vật thiên nhiên đất nước là động cơ thúc đẩy người thêm “nỗi lo nước nhà”. Từ đó, dẫn đến sự thống nhất một cách tất yếu giữa tình cảm đối với thiên nhiên và trách nhiệm lịch sử - xã hội, một vẻ đẹp độc đáo của con người cách mạng với thời đại mới:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Cảnh đẹp ấy không cuốn hút Người trong cuộc thuần túy đi về phía thưởng ngoạn mà phần thưởng ngoạn nằm trong tình yêu đất nước, vẻ đẹp của thiên nhiên luôn khơi dậy tình cảm yêu nước một cách tự nhiên và tha thiết. Thiên nhiên thật đẹp, thật nên thơ, man mác mà trang nghiêm cổ kính của khung cảnh và ánh trăng sáng: suối trong vừa họa sắc lại họa đàn, ngân lên như khúc nhạc trong không gian huyền ảo của ánh trăng. Thiên nhiên trong thơ Bác luôn sống động, có nhiều màu sắc tươi đẹp, bao quát hơn, vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Bác nổi bật lên tính hùng vĩ, trong sáng và nên thơ. Ánh sáng dát vàng lung linh của ánh trăng lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Trăng, cổ thụ và hoa hòa quyện với nhau hư hư thực thực, đã khẳng định thêm đặc điểm thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. Thiên nhiên ấy là biểu hiện đặc biệt của một tầm nhìn, một quan niệm triết lí, nhân sinh tiến bộ và những cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp. Thiên nhiên luôn là nơi Bác nương tựa tâm hồn, đồng hành cùng Bác, giúp Bác vượt lên tất cả hoàn cảnh. Phải chăng chính tình yêu thiên nhiên đã giúp người thêm sức mạnh giải phóng tinh thần, có ý chí vững bền. Dù trong kháng chiến vất vả nhưng Bác vẫn dành một khung trời riêng cho ánh trăng. Điều đó có thể thấy tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên rất tha thiết. Cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự ngiệp đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ. Bác càng yêu thiên nhiên bao nhiêu thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bấy nhiêu. Trong lòng Bác có thể có những lo toan ưu phiền, canh cánh một lòng nghĩ về đất nước, nhưng cảnh thiên nhiên trong thơ Bác thì lại không gợn một án mây đen. Nó luôn là một ánh sáng tuyệt vời, luôn hướng vào ánh sáng tương lai, luôn là một vầng trăng tuyệt đẹp.
2.1.2.2. Ánh trăng là người bạn, là chỗ dựa tinh thần
Bác làm thơ không phải để trở thành thi sĩ:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm gì đây…”
Bác không thừa nhận mình là thi sĩ nhưng trước ánh trăng, Bác lại nhận là thi nhân:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Thật sự Bác và trăng đã đến với nhau, hòa quyện vào nhau thành đôi bạn tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người tỏa sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và Người như hai người bạn cùng nhau vượt qua cái song sắt tàn bạo, hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Người ngắm trăng và trăng cũng ngắm người, ngắm là bởi hiểu nhau, tìm thấy ở nhau nhiều đồng cảm, những chuyện đồng điệu. Giường như hai luồn ánh sáng, hai luồn mắt của Bác và Trăng chiếu vào nhau, lan tỏa vào nhau, quyện lẫn vào nhau. Tưởng như có hai con người, hai vầng trăng tìm đến nhau, hiểu nhau nói với nhau, an ủi, động viên nhau, nhắc nhở nhau. Trăng là người bạn tri âm, tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ Bác. Ngay trong lúc công việc chiến đấu bề bộn, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Quả thật ánh trăng là chổ dựa tinh thần của Bác, dù ở trong ngục tối bị xiềng xích hay cuộc chiến bận rộn, vất vả, lo lắng cho đất nước, Bác vẫn dành thời gian để đến với trăng, để tâm tình, để chia sẻ, để giải tỏa bao tâm sự nhọc nhằn mà có thêm niềm tin, ung dung, sự lạc quan trong cuộc chiến:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
2.1.2.3. Ánh trăng biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản
a. Ánh trăng biểu tượng khát vọng tự do
Khát vọng tự do là một biểu hiện xuyên suốt trong sự nghiệp và trong thơ Hồ Chí Minh. Nhưng, trong hoàn cảnh còn có tự do nhất định để chiến đấu, Hồ Chí Minh hướng khát vọng tự do của mình vào việc đấu tranh cho tự do của đồng bào mình, của những người cùng khổ ở khắp các châu lục. Và ngay khi mất tự do, Bác luôn nhu cầu cháy bỏng về tự do. Mất tự do về thân thể, Hồ chí minh lại tìm đến thiên nhiên để được tự do trong tâm hồn. Những bài thơ của Hồ Chí Minh phản ảnh trung thực và sâu sắc ý chí khát vọng tự do của một chiến sĩ cộng sản, không chỉ đòi tự do cho bản thân, tự do cho dân tộc mà còn là sự hiện diện của tự do, tự do trong nội tâm, trong tâm thức, trong mọi phương diện con người có thể có được. Yêu thích thiên nhiên, nhưng trong thơ, Người không say mê theo cách ngâm vịnh và thưởng ngoạn thuần túy. Thiên nhiên trong thơ Bác bộc lộ một tầm nhìn, một quan niệm triết lí và nhân sinh tiến bộ và những cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp. Không chỉ thể hiện tâm hồn bao la của Bác mà thiên nhiên đẹp trong thơ còn tượng trưng cho mơ ước, niềm vui, tương lai tươi sáng, khát vọng tự do. Một trong những hình ảnh thể hiện một cách đậm nét và kì lạ. Đó là hình ảnh vầng trăng tiêu biểu cho vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của thiên nhiên cũng là biểu tượng của tự do. Cho nên Bác tha thiết với trăng hơn hình ảnh nào khác của thiên nhiên. Trong bóng tối Bác lại càng khao khát ánh sáng, mà được chiêm ngưỡng ánh trăng trong tù đâu có dễ dàng gì:
“Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”
Có lẽ như khát vọng tự do bị dồn nén làm cho người tù bật dậy khát vọng tự do từ nội tâm. Trong cảnh tù đày, vầng trăng bầu bạn vốn gần gũi cũng trở thành ngăn cách . Đôi lúc lòng như quyến luyến theo ánh trăng mà bay đến nơi xa, nỗi khát khao tự do dâng cao:
“Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mãnh trăng thu”
Trong hoàn cảnh tối tăm của nhà tù, vầng trăng biểu hiện nỗi lòng, khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng. Chính hoàn cảnh thử thách khiến cho người tù Hồ Chí Minh sáng tạo ra những vần thơ thể hiện mạnh mẽ nhất ý chí tự do của con người “Những bài thơ Người viết trong tù chứa đầy ánh sáng dịu hiền và khát vọng tự do”(Blaga Đimitrôva). Bác luôn hướng về tự do cho tổ quốc, “mơ tưởng sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”, phản ảnh tấm gương tiêu biểu của một chiến sĩ cộng sản luôn hướng vè quê hương, hướng về ánh sáng của tương lai dân tộc “chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”. Mặc dù mất tự do nhưng vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, không chỉ khát vọng tự do cho bản thân mà Bác còn khát vọng muốn giải phóng cho nhân dân mình thoát khỏi cảnh địa ngục trần gian.
b. Ánh trăng biểu tượng tinh thần lạc quan cách mạng
Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cộng sản vĩ đại, một nhà thơ lớn. Những bài thơ Bác kết tinh từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống và chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc ta, những câu thơ được kết tinh từ tinh thần lạc quan vô bờ bến của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Dù rằng ở đâu, hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nào, vất vả như thế nào, Hồ Chí Minh vẫn mang trạng thái ung dung, tự tại như khách tiên, vì chỉ cần thấp thoáng một chút ánh trăng soi đến Bác cũng đủ để tâm hồn Hồ Chí Minh dạt dào thi hứng. Sống trong nhà tù tăm tối, chật hẹp, tâm hồn người tù không quẩn quanh trong bốn bức tường giam mà hướng ra bên ngoài để tìm ánh sáng, tìm niềm tin, tìm nghị lực. Ánh trăng trong tù như một biểu tượng ánh sáng trong đêm tăm tối, ánh sáng của niềm tin vào tương lai.
“Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”
Thái độ của người chiến sĩ luôn trực tiếp đón nhận những nỗi gian khổ trên con đường cách mạng. Với Hồ Chí Minh, sống trong cảnh khắc nghiệt, Người lại hướng về tương lại. Sống trong cảnh con người với con người không còn tính đồng loại, Hồ Chí Minh lại nghĩ đến thế giới người với người là bạn. Sống trong cảnh phải chứng kiến những hành động dã man, bỉ ổi, Người lại luôn nghĩ đến mặt tốt của con người…và có thể nói, chính nhờ thấy mặt thiện, mặt tốt, mặt tích cực, mặt lạc quan…của cuộc sống và con người, Hồ Chí Minh mới đủ can đảm để sống và chiến đấu trong cảnh hầu như đơn độc, trong cảnh xa quê hương, xa đất nước, xa đồng bào của mình…Với Hồ Chí Minh, lạc quan là định hướng chủ đạo của cuộc sống, nếu không có lạc quan, không vì lạc quan thì có lẽ không mấy ai muốn sống hoặc sống cũng không có lí tưởng gì, sống cũng như chết. Vì thế, Người luôn luôn nhìn đời và nhìn theo hướng lạc quan, tích cực, nghĩa là luôn tìm thấy mặt tích cực của mỗi con người và hướng theo cách nghĩ và cách viết một cách tích cực. Có lẽ vì thế, ở trong tù, Hồ Chí Minh có thái độ ung dung khi nghĩ đến trăng, vẫn có thể thấy vẻ đẹp tuyệt vời của trăng. Hình như trăng và người hiểu nhau rất nhiều, trăng và người giao hòa với nhau, người ngắm trăng rồi trăng lại ngắm người. Giữa trăng và người như có sự cộng hưởng, tâm sự với nhau. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người đem đến sự biến đổi kì diệu: Tù nhân trở thành thi nhân. Tư thế của người thưởng trăng rất đẹp và hiếm có xưa nay. Tư thế ấy là phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan yêu đời, là tình yêu tự do, yêu thiên nhiên của người chiến sĩ vĩ đại. Trong cảnh khổ ải, khó khăn, bận bịu, lo toan việc nước, Bác vẫn có phong thái ung dung, lạc quan:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Ánh trăng vừa tỏa rộng, lan xa, lại vừa như tụ lại trên con thuyền. Vẻ đẹp của vầng trăng được ghi lại đầy thơ mộng, hòa hợp với tấm lòng người ngắm trăng mang phong độ ung dung và nhàn tản khi đã nắm chắc trong tay phần thắng lợi.
2.2. Nghệ thuật miêu tả hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh
2.2.1. Bút pháp cổ điển và hiện đại
Bao giờ cũng thế, một tác phẩm đặc sắc phải bao gồm được cái đặc sắc và thành công về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm ấy như một giếng nước trong, khơi mãi vẫn không hết cái ngọt ngào lắng sâu của tình yêu con người, vẫn không vơi cạn nguồn sức mạnh truyền vào trong cuộc sống. Đọc những vần thơ của Bác là đón nhận vào tâm hồn ánh sáng tư tưởng, tình cảm, khí phách của Bác, đồng thời cũng thấm sâu, thưởng thức vẻ đẹp nghệ thuật đặc sắc trong thơ, một vẻ đẹp trong suốt và lấp lánh tỏa ra từ chính cuộc đời Người, trí tuệ và trái tim: “Thơ Hồ Chí Minh, có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian. Cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống. Giữ cốt cách Á Đông mà thơ vẫn rất hiện đại…Giản dị, phong phú mà vẫn có phong cách riêng.” Đó là những nét độc đáo trong bút pháp, trong cách viết của Bác là sự kết hợp nhuần nhị, thâm thúy cái đẹp của con người truyền thống và cái đẹp của con người thời hiện đại mới. Đó là đặc trưng cơ bản của phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh, là sự hòa hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Nét phong cách này thường thể hiện rõ nhất trong các bài thơ viết về thiên nhiên – một đề tài chủ yếu của cổ thi và Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ”. Ánh trăng cũng như nhiều nhân tố khác của thiên nhiên trong thơ Bác, thường có một vẻ đẹp cổ điển rất gần gũi với thơ Đường, thơ Tống. Những nét chấm phá, toát ra cái hồn của cảnh và tâm tình của tác giả. Nhưng nếu trong thơ xưa, cảnh thường tĩnh, thì trong thơ Hồ Chí Minh cảnh thường vận động, chuyển biến theo một hướng thống nhất: Hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Nhân vật trữ tình trong thơ xưa ẩn đi, chìm đi giữa thiên nhiên, nhưng trong thơ Hồ Chí Minh thì khác, nhân vật trữ tình là trung tâm, chiếm vị trí chủ thể trên nền bức tranh. Và cái tôi của tác giả thường ẩn nhẹ nhàng, tinh tế, mang phong thái ung dung, thanh thản tương tự các hiền triết, tao nhân ngày xưa.
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Hoa và rượu là những thứ phương tiện không thể thiếu trong khi thưởng trăng của các nhà thơ xưa nay. Lý Bạch, nhà thơ yêu trăng coi trăng là người bạn lớn nhất đời mình, phải cất chén rượu mới nói được tình mình “cất chén mời trăng sáng”. Còn Đặng Trần Côn muốn thấy trăng đẹp phải nhờ đến hoa “Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm. Nguyệt lồng hoa, hoa thấm từng bông”. Thơ Bác mang màu sắc cổ điển là đấy, dù hoàn cảnh khắc nghiệt, thiếu thốn nhưng nhà thơ dường như quên đi cảnh ngộ của mình để chia sẻ, để rung cảm với thiên nhiên “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”, Vẫn tự nhiên ngắm trăng, vẫn lạc quan, Bác luôn có tấm lòng yêu thiên nhiên yêu cuộc sống. Bằng bút pháp chấm phá cổ điển của thơ Đường, Bác đã vẽ nên một ánh trăng tuyệt đẹp. Bác đã sử dụng thể thơ cổ, nhất là thơ tứ tuyệt, cùng với cách miêu tả từ cái nhìn bao quát toàn cảnh. Từ những nét vẻ đơn sơ mà có thể thâu tóm được linh hồn chung của thiên nhiên. Nhân vật trữ tình mang phong thái của nhà hiền triết phương Đông, thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên. Chất cổ điển trong thơ Bác thể hiện ở tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên là người bạn hòa hợp, chia sẽ tâm tình cùng thiên nhiên: trăng với người, người với trăng, sự cộng hưởng của trời, mây với sắc màu sông nước “thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”, “Long lanh đáy nước in trời” mà các nhà thơ xưa thường dùng. Cảnh thiên nhiên trong đêm trăng càng làm tăng lên độ sáng ngời, như muốn hòa nhập con người bốn bề bát ngát. “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”. Mạch thơ như khuấy động lên không khí tĩnh mịch của đêm trăng.
Nghệ thuật trong thơ giống như bao nhà thơ cổ. Song chất hiện đại vẫn hài hòa với chất truyền thống trong thơ Bác. Những vần thơ của Bác vẫn thể hiện tinh thần thời đại ở chỗ hình ảnh thơ không tĩnh mà vận động từ thiên nhiên hướng vào con người, từ bóng tối hướng tới ánh sáng, tương lai. Cảm xúc trong thơ không ảo não, mệt mỏi, mà luôn tĩnh, lắng sâu, dần dần chuyển sang niềm vui, niềm lạc quan, tin tưởng và khát vọng.
Chất hiện đại trong thơ Bác thể hiện ở giọng điệu nhẹ nhàng, hồn nhiên. Hình ảnh thường quen thuộc, cảm hứng về ánh sáng, ánh hồng, niềm vui, niềm tin, tinh thần dân chủ, cách chọn đề tài cách nói, cách thể hiện bình dị, hướng về đời sống người dân cực khổ, khi trữ tình khi thì châm biếm. Chính vì vậy mà những vần thơ Hồ Chí Minh có màu sắc cổ điển nhưng không phải cổ thi mà là hiện đại:
“Ngoài song trăng gọi cây sân
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song.
Việc quân việc nước bàn xong,
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm”
Hình ảnh trăng không là hình ảnh tĩnh như trong thơ của bao thi nhân xưa. Vầng trăng trong thơ Bác luôn vận động, chuyển biến theo hướng thống nhất. Trăng trong thơ Bác luôn là hình ảnh đẹp, thơ mộng. Dù ở bất kì cảnh ngộ nào, vầng trăng vẫn là vầng trăng bầu bạn với vẻ đẹp lôi cuốn, khơi dậy nhiều cảm xúc lành mạnh và cảm hứng thi ca trong sáng. Không gợi lên tình cảm yếu đuối, đượm buồn như Thơ Đường mà luôn hướng tới sự tươi đẹp: có sự xen lẫn giữa cảnh đời thực và những ước mơ. Dù là hoàn cảnh nghiệt ngã trong tù, phải chiến đấu bề bộn, Bác vẫn tìm đến trăng, Bác yêu trăng nhưng Người không bao giờ quá “say trăng” theo cách của những nhà thơ xưa, không “mơ theo trăng” như thơ ca lãng mạn. Đó là bút pháp hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh mà ở các nhà thơ xưa không thể nào có được.
2.2.2. Bút pháp xây dựng hình tượng sinh động, độc đáo
Với thể thơ tứ tuyệt, Bác đã miêu tả những hình tượng trong thơ vô cùng sinh động và độc đáo:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Thiên nhiên là một thực thể, nó không tồn tại ở trạng thái tĩnh (Bác nghe tiếng suối trong chứ không phải thấy suối trong như trong thơ xưa) mà ở trạng thái luôn vận động
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.
Tiếng suối được Bác ví như tiếng hát xa, còn thơ xưa thì ví tiếng suối như tiếng đàn cầm (Nguyễn Trãi) mang tính chất siêu hình. Những hình ảnh được Bác thể hiện sáng tạo, sinh động, thể hiện quan điểm thẩm mĩ, nhân sinh cao đẹp, phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo của một chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Xây dựng vẻ đẹp vừa đậm sắc dân gian vừa nghiêm trang cổ kính từ những câu chữ bình dị mà hàm súc. Cảnh này có hình vật, có ánh sáng và có âm thanh. Huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ, tiếng suối trong trẻo, hát mãi không ngừng. Trong thơ, Bác không tả nhiều cảnh vật, nhưng cảnh vật hiên lên rất cụ thể, sinh động và vô cùng phong phú. Nghệ thuật hết sức giản dị, chân thực, đi thẳng vào lòng người, nên cũng là nghệ thuật cao quý, tinh vi nhất “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” nghệ thuật vô cùng độc đáo như một lời giải thích, cắt nghĩa thẳng, rõ ràng rất đơn giản mà thâm thúy. Phải chăng đó là cái độc đáo của Bác – cái độc đáo của bút pháp miêu tả bắt nguồn từ sự lớn lao của tâm hồn. Nghệ thuật ấy không ép mình trong câu chữ, không lệ thuộc vào thủ pháp mà bộc bạch tự nhiên nỗi lòng mình nên cũng rung động sâu xa:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Cảnh sông nước trong đêm càng trở nên thơ mộng. Dòng sông nước biếc trở thành dòng sông trăng và con thuyền nhỏ dường như chở dầy trăng. Tâm hồn Bác lâng lâng với bạn tri âm muôn đời. Hình ảnh con thuyền nhỏ chở dầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạn và sâu sắc, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên rất sinh động. Bác đã dùng “trăng ngân” ở đây tạo nên hình ảnh hết sức sống động, độc đáo. Thông thường từ “ngân” được dùng để diễn tả cho âm thanh còn Bác thì sử dụng để miêu tả không gian. Phải có một sự cảm nhận tinh tế, thì tưởng tượng mới dồi dào.
Tóm lại nghệ thuật xây dựng hình tượng ánh trăng trong thơ Bác đã được Người vận dụng uyên thâm giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. Từ những nét truyền thống mà Bác đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo. Người đã sử dụng thể thơ tứ tuyệt với hình ảnh vầng trăng là người bạn tri âm, tri kỉ mang chất thơ truyền thống, nhưng trong cái cổ điển ấy lại nỗi bật lên nét hiện đại hình tượng thơ (hình tượng ánh trăng) luôn luôn vận động hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai, con người là chủ thể trong quan hệ với thiên nhiên, nhân vật không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ. Bác đã xậy dựng những hình tượng hết sức chân thực, sống động và độc đáo.
Phần kết luận
Đề tài nghiên cứu không chỉ giúp chúng ta thêm tự hào về tấm gương của Bác Hồ vĩ đại, mà Người vừa là chiến sĩ đồng thời cũng là thi sĩ đã để lại cho văn học chúng ta một tài sản thơ quý giá. Một người vĩ đại của dân tộc luôn yêu thiên nhiên, yêu dân tộc, tinh thần ung dung, lạc quan niềm tin vào cách mạng. So với những hình ảnh thiên nhiên khác, ánh trăng phần nhiều được các nhà thơ nhân hóa. Sự hiện diện của ánh trăng làm thay đổi ngay cảnh - tình vũ trụ. Không gian, thời gian như có hồn hơn, nó ướp đầy thứ ánh sáng thơ mộng của tình người. Nó không chỉ là chứng nhân, nó còn là người bạn tri âm tri kỷ, để những nỗi lòng u uẩn tự bộc bạch. Nó khiến con người sống sâu hơn với nỗi cô đơn và thấm thía cảnh nhớ nhung, ly biệt. Không riêng nhà thơ nào Hồ Chí Minh cũng vậy, yêu trăng, hòa mình vào trăng để thư giản thông qua đó thể hiện lên tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước, khát khao tự do trong con người Bác. Yêu trăng ở Bác mặc dù có những nét cổ điển nhưng hết sức hiện đại. Sự kết hợp hài hòa cổ điển và hiện đại trong thơ. Đó là sự khác biệt lớn phong cách thơ của Bác với các nhà thi sĩ khác.
Tuy còn hạn chế, về tài liệu tham khảo, về thời gian, khả năng của một sinh viên nhưng nhờ có sự tận tình giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn khoa học mà đề tài cũng đạt được tương đối đầy đủ về mục đích ban đầu.
Tài liệu tham khảo
1. Hoài Thanh (1977), Đọc “Nhật ký trong tù”, (nhiều tác giả), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khác phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Huệ Chi (1995), Suy nghĩ mới về nhật kí trong tù, Nxb Giáo dục.
4. Hồ Chí Minh (1995), Tuyển tập văn học, Nxb Văn học, Hà Nội
5. Hà Minh Đức (1997), Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc, Nxb Giáo dục
6. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu và phân tích thơ của Chủ Tịch, Nxb Trẻ
7. Hoài Thanh (1999), Hoài Thanh toàn tập, Nxb Văn học Hà Nội.
8. Nhiều tác giả (1999), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí
9. Lê lưu Oanh (2002), Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb ĐHSP Hà Nội.
10. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004),Phan Huy Dũng,La Khắc Hòa,Lê Lưu Oanh.2004,Giáo trình Lí luận văn học, Nxb Đại học SP
11. Minh Lê Quang Hưng (2007), Đến với tác phẩm văn chương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu.................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vị nghiên cứu.............................................................................. 3
4. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4
6. Đóng góp đề tài....................................................................................................... 4
7. Kết cấu niên luận..................................................................................................... 4
Phần nội dung...................................... 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.......................................... 6
1.1. Những vấn đề lí luận............................................................................................ 6
1.1.1. Hình tượng nghệ thuật là gì?............................................................................ 6
1.1.2. Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học.............................................. 7
1.2. Hình tượng ánh trăng trong tác phẩm văn học................................................... 8
1.2.1. Hình tượng ánh trăng trong thơ Đường........................................................... 8
1.2.2. Hình tượng ánh trăng trong thơ Việt Nam...................................................... 9
Chương 2: HÌNH TƯỢNG ÁNH TRĂNG TRONG THƠ
HỒ CHÍ MINH..................................................................................... 13
2.1. Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh................................................. 13
2.1.1. Khái quát về hình tượng ánh trăng trong thơ Bác......................................... 13
2.1.2. Ý nghĩa của hình tượng ánh trăng.................................................................. 14
2.1.2.1. Ánh trăng biểu tượng cho bức tranh thiên nhiên....................................... 14
2.1.2.2. Ánh trăng là người bạn, là chổ dựa tinh thần............................................. 16
2.1.2.3. Ánh trăng biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ
cộng sản............................................................................................................................ 17
a. Ánh trăng biểu tượng khát vọng tự do................................................................. 17
b. Ánh trăng biểu tượng tinh thần lạc quan cách mạng........................................... 18
2.2. Nghệ thuật miêu tả hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh................. 20
2.2.1. Bút pháp cổ điển và hiện đại......................................................................... 20
2.2.2. Bút pháp xây dựng hình tượng sinh động, độc đáo...................................... 22
Phần kết luận.................................... 31
Tài liệu tham khảo............................ 32
Lời cảm ơn!
Sau gần hai năm được học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Bạc Liêu. Tôi đã tích lũy được vốn kiến thức rất bổ ích cho bản thân. Từ đó giúp bản thân tôi có nhiều tự tin hơn trong việc làm niên luận đúng theo yêu cầu của chương trình đào tạo ngành Ngữ văn của Trường.
Niên luận 1 là bước đánh dấu đầu tiên sự tiếp cận và từng bước trưởng thành của sinh viên ngành Ngữ văn trong giảng đường Đại học. Để phát huy khả năng những gì mình đã học được và nghiên cứu kiến thức nhằm tạo đà cho việc thực hiện niên luận 2 hay luận văn tốt nghiệp sau này.
Trong quá trình thực hiện niên luận, tôi đã gặp không ích những khó khăn có nhiều lúc gần như sẽ bỏ cuộc nhưng nhờ có sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và động viên từ gia đình, từ quý thầy cô cùng các bạn đã tạo cho tôi thêm nhiều động lực thực hiện niên luận này. Nhờ đó mà tôi đã hoàn thành được niên luận khá tốt đẹp. Đó là niềm vui, niềm tự hào của tôi. Nay xin cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến:
Cha mẹ và những người trong gia đình đã dạy dỗ và nuôi dạy tôi khôn lớn cho đến khi tôi bước chân vào giảng đường đại học, là những người luôn kề cận và chia sẻ mỗi lúc tôi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Cảm ơn trường Đại học Bạc Liêu. Lãnh đạo khoa sư phạm và tổ Ngữ văn, các thầy cô bộ môn đã cung cấp những tri thức ở nhiều lĩnh vực. Xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong thư viện tỉnh Bạc liêu và các cô, chú, anh, chị trong thư viện trường Đại học Bạc Liêu đã nhiệt tình cung cấp những tài liệu cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. Và không thể quên gửi muôn vàn lời cảm ơn thân thương nhất đến các bạn của tôi những người luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ tôi những lúc gặp khó khăn.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn vô cùng sâu sắc và chân thành tới cô Hứa Bích Thủy, là người đã tạo điều kiện và trực tiếp hướng dẫn đề tài. Trong thời gian làm niên luận, cô đã tận tình hướng dẫn thực hiện đề tài, cô luôn quan tâm hết lòng, cung cấp nhiều tri thức bổ ích, khoa học. Giúp tôi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm niên luận và hoàn thành niên luận đúng định hướng ban đầu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Chúc tất cả mọi người sức khỏe và thành đạt.
Bạc Liêu, tháng 6 năm 2011
SVTH: Huỳnh Văn Trắng
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi khi nhắc đến Việt Nam không ai không nhắc đến Hồ Chí Minh, một người mà dân tộc ta luôn tự hào. Người có một tâm hồn trong sáng, một lối sống thanh cao, một cuộc đời vĩ đại nhưng lại hết sức bình dị. Bác không chỉ là nhà cách mạng lỗi lạc mà Bác còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Tuy chưa một lần Bác nhận mình là một nhà thơ cũng không có ý lập sự nghiệp thơ, nhưng với tài năng và tâm hồn của Người nghệ sĩ, đã tạo nên các tác phẩm (đặc biệt là thơ) có giá trị vô cùng to lớn cho nền Văn học Việt Nam. Thơ Bác là sự kết hợp sâu sắc nhiều vẻ đẹp trong thơ, là những vần thơ cực kì tinh tế, giàu chất thép và chứa chan tình người, là tiếng nói bình dị, gần gũi mà điêu luyện, sáng tạo, giàu cảm xúc và luôn bừng sáng trí tuệ, gắn với thực tiễn cách mạng và tràn đầy khát vọng ước mơ, tư tưởng tình cảm của Người. Trong thơ Hồ Chí Minh không chỉ biểu hiện chất thép, tinh thần chiến đấu mà còn biểu hiện tư tưởng thi sĩ, ngoài hình tượng chiến đấu, hình tượng đất nước ta còn bắt gặp hình tượng ánh trăng.
Ánh trăng là một hình tượng nghệ thuật, một mô típ nghệ thuật truyền thống mà ta từng gặp trong thơ xưa và nay. Ở mỗi nhà thơ sự miêu tả ánh trăng có những nét đẹp, nét độc đáo riêng và ánh trăng trong thơ Bác cũng vậy. Tìm hiểu ánh trăng trong thơ Bác là tìm hiểu một hình tượng nghệ thuật được xây dựng với những nét lạ, nét độc đáo thể hiện được phong cách Hồ Chí Minh.
Những trang thơ của Người là một kho tàng quý giá cho nền văn học Việt Nam. Trong những năm qua, đã có những nhà nghiên cứu về thơ Bác với nhiều bài viết và công trình khác nhau, đã có những đóng góp quý trong việc giới thiệu cái hay, cái đẹp trong thơ Bác. Nhiều vấn đề của thơ Bác đã được đề cập hoặc khai thác sâu trên một số mặt. Đã đến lúc cần thêm nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa và công trình của mỗi người sẽ góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu thơ Bác. Thơ của Hồ Chí Minh nói chung cũng như “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh” nói riêng thật sự đã để lại nhiều sự chú ý của các độc giả, và các nhà nghiên cứu, phê bình cả trong và ngoài nước. Từ trước đã có nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét, tranh luận gây gắt nay người viết tiếp tục phân tích, nghiên cứu thêm. Từ những lí do đó, người viết chọn đề tài “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh” với mong muốn tìm hiểu hình tượng nghệ thuật nói chung cũng như hìng tượng ánh trăng trong thơ Bác.
2. Lịch sử vấn đề
Bàn về ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh thì có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Những tài liệu này giúp cho người viết niên luận có thêm cơ sở, có thêm những định hướng ban đầu. Sau đây là những vấn đề mà người viết niên luận đã trích lược được:
Năm 1979, trong quyển Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc, Hà Minh Đức đã tìm hiểu thơ Hồ Chí Minh “Cái đẹp nên thơ của thiên nhiên trong thơ Người biểu hiện rõ rệt nhất trong vẻ đẹp của những đêm trăng. Thơ Hồ Chí Minh có nhiều trăng. Trăng trong thơ Người tập trung vào hai thời kì sáng tác ở hai hoàn cảnh đặc biệt. Trong cảnh tù đày, giữa căn phòng chật hẹp, tâm tối ngột ngạt, vầng trăng là hiện tượng thiên nhiên duy nhất thường xuyên đến được với người tù. Trăng là biểu tượng của vẻ đẹp thanh bình, của mơ ước tự do, của sự cảm thông thân thiết,… Trăng trong thơ Hồ Chí Minh thường rất sáng, ánh sáng của trăng đêm rằm, của vầng trăng thu. Vầng trăng thường trong và đẹp, Người không nói đến ánh trăng nhạt, mờ ảo của vầng trăng khuyết, của ánh trăng non. Đó không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà xuất phát từ tấm lòng của người yêu thích những vẻ đẹp sáng trong, rực rỡ và không có cảm hứng với cái mờ tối, lẫn lộn. Trăng trong thơ Hồ Chí Minh sáng đẹp, và không hề gợn buồn”. [3; trang 162, 163,164] Trong thơ Bác trăng luôn luôn được trìu mến: trăng là ánh sáng, là trong trắng, là mát mẻ, là thái bình, là hạnh phúc mơ ước của con người, là niềm an ủi và cũng là tượng trưng cho tình chunh thủy, lòng trung thành với hứa hẹn”.[4 trang 178] Ông đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ về hình ảnh thiên nhiên, tìm hiểu từng vẻ đẹp của ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh và ông cũng có so sánh ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh với ánh trăng của một số nhà thơ khác. Nhưng ông chỉ tìm hiểu ánh trăng trong thơ Bác chủ yếu ở vẻ đẹp thiên nhiên, tác giả chưa đi sâu vào “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh” về giá trị tư tưởng.
Năm 1995, trong quyển Suy nghĩ mới về Nhật kí trong tù, Nguyễn Huệ Chi đã nghiên cứu: “Thơ Hồ Chí Minh Không chỉ viết một bài về trăng. Trong thiên nhiên có lẽ trăng là hình tượng gắn bó nhất với tâm hồn con người trăng là người bạn thanh cao và gần gũi”.[tr 295; 5] Tác giả đã chỉ ra ánh trăng là đỉnh cao vẻ đẹp của thiên, đã phân tích ánh trăng về mặt nghệ thuật một cách khá đầy đủ. Nhưng tác giả chỉ phân tích ở phạm vi một số ít bài thơ viết về ánh trăng trong tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, còn những bài thơ khác của Bác viết về ánh trăng thì chưa được tác giả đề cập.
Năm 1999, Hoài Thanh toàn tập phần phê bình và tiểu luận (tập II VÀ III), Ông đã tìm hiểu về thơ Bác “Thiên nhiên rất nhiều vẻ và vẻ nào cũng đáng yêu. Nhưng yêu nhất vẫn là cảnh trăng sáng. Trong thơ Bác, cũng như Chinh phụ ngâm, trong Hoa tiên, trong truyện Kiều có rất nhiều trăng”.[tr 789; 6]. Thực ra thơ Bác cũng hay nói đến thiên nhiên, nhưng thiên nhiên trong thơ Bác có phần không giống thiên nhiên trong thơ xưa. Trong thơ xưa yêu thiên nhiên nhiều khi là một cách để xa lánh, để quay lưng lại với đời. Còn với Bác, yêu thiên nhiên, yêu đời là một. Trong thơ Bác thiên nhiên nhiều và đẹp . Đặc biệt trong thơ Bác có rất nhiều trăng. Ngay ở trong tù, Bác cũng thưởng trăng” [tr 1102; 6] Có thể nói Hoài Thanh ông là người đã nghiên cứu hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh gần như đầy đủ tất cả các khía cạnh. Song ông dành phần lớn vào tập thơ Nhật kí trong tù.
Ý kiến của nữ thi sĩ Blaga Đimitơrôva về tìm hiểu trong thơ Bác “Những bài thơ của Người viết trong nhà tù chứa đầy ánh trăng dịu hiền và khát vọng tự do”.
Đặng Thai Mai nhận xét: “Trong thơ Bác trăng luôn luôn được trìu mến, trăng là ánh sáng, là trong trắng, là mát mẻ, là thái bình, là hạnh phúc mơ ước của con người”.
Có thể thấy những nhà nghiên cứu những ý kiến phê bình về thơ của Hồ Chí Minh rất phong phú và đa dạng. Mỗi bài viết về thơ Bác là một đóng góp riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh”.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào tập thơ “Nhật kí trong tù” và “Chùm thơ kháng chiến”
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết còn tham khảo những công trình nghiên cứu khác có liên quan góp phần hỗ trợ cho đề tài nghiên cứu được rõ ràng, cụ thể, sinh động,…
4. Mục đích nghiên cứu
Đây là đề tài nghiên cứu khá hấp dẫn, để giải quyết các vấn đề đặt ra cần phải tập trung vào những yêu cầu sau:
Thứ nhất người viết niên luận củng cố cơ sở lí luận của đề tài là hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Văn học.
Thứ hai thông qua việc phân tích một số bài thơ trong tập thơ “Nhật kí trong tù” và “Chùm thơ kháng chiến” người viết làm sáng tỏ đặc trưng của hình tượng ánh trăng trong thơ Bác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài người viết áp dụng các phương pháp ở các cấp độ nghiên cứu chuyên ngành như:
- Phương pháp so sánh giúp người viết đối chiếu “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh” với hình tượng ánh trăng trong thơ cổ, trong thơ Đường cũng như các nhà thơ khác của Việt Nam thuộc các thế hệ trước hoặc cùng thời.
- Phương pháp phân tích, chứng minh, bình giảng, tổng hợp đây là những phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học. Người viết đã vận dụng các phương pháp này để phân tích, bình giảng, tổng hợp các đoạn các câu thơ, đồng thời trích dẫn các đoạn, các câu thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để chứng minh cụ thể nhằm làm sáng tỏ các luận điểm, luận cứ của mình trong niên luận.
6. Đóng góp của đề tài
Niên luận là công trình nghiên cứu thơ của Hồ Chí Minh từ góc nhìn hình tượng nghệ thuật. Hoàn thành niên luận với khả năng còn hạn hẹp của một sinh viên, người viết cũng cố gắng và hi vọng mang đến những đóng góp như sau:
Thứ nhất tìm hiểu đề tài là cơ hội tiếp cận, đi sâu hơn vào hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học cũng như “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh”.
Thứ hai nhằm giúp cho người viết có điều kiện vận dụng lí thuyết về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học, để phân tích hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học cụ thể.
7. Kết cấu niên luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận niên luận gồm có 3 chương như sau:
Chương một: Những vấn đề chung
Chương hai: Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh
Phần nội dung
Chương một: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Những vấn đề lí luận
1.1.1. Hình tượng nghệ thuật là gì?
Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm cái ý vị của cuộc đời, lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, người nghệ sĩ không diễn đạt một cách trực tiếp ý nghĩ và tình cảm của mình bằng những khái niệm trừu tượng hay định lí, công thức mà bằng hình tượng. Nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người.
Hình tượng nghệ thuật là cái tính chất làm cho tác phẩm trở thành tác phẩm nghệ thuật. “Chất văn”, “tính văn học” mà các nhà cấu trúc đề ra như là phẩm chất thiết yếu của tác phẩm văn học, chỉ khi nào gắn với tính hình tượng nghệ thuật thì mới thể hiện đặc trưng của văn học. Song trong mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có hệ thống hình tượng nghệ thuật riêng. Thông qua hệ thống hình tượng nghệ thuật, người đọc dễ dàng nhận ra phong cách tác giả, nhận ra sự khác biệt giữa tác giả với tác giả, hay tác giả với thời đại. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán thì “Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện lại một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận” .[1; trang 99] Hình tượng nghệ thuật có thể tồn tại qua chất liệu vật chất, nhưng giá trị của nó bao giờ cũng ở phương diện tinh thần. Người đọc không chỉ thưởng thức “cuộc đời thực” trong tác phẩm mà còn cảm nhận được sự suy tư, lòng trắc ẩn và cả nụ cười ẩn trong cuộc đời thực ấy. Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung ở các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật.
1.1.2. Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học
Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng. Vì vậy hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ. Thông qua hình tượng ngôn từ, tác phẩm đem đến cho người đọc “không phải là bức tranh đời sống đứng yên mà luôn luôn sống động, lung linh, huyền ảo, vừa vô hình vừa hữu hình, cụ thể đấy mà mơ hồ đấy như mặt trăng đáy nước, bóng người trong gương, như không gian vốn ba chiều nay thu lại trong không gian hai chiều của hội họa, như một mái chèo trên hai thước chiếu sân khấu mà tác giả đã vẫy vùng trước đại dương”.[2; trang 144] Đến với nghệ thuật, ta như được chứng kiến, được sống cuộc sống trong tác phẩm. Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải là sao chép nguyên bản những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của người nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc, làm day dứt, trăn trở người khác. Do sử dụng chất liệu là ngôn từ nên hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình theo quan niệm của nghệ sĩ. Trong văn học những lời miêu tả, giới thiệu, gọi tên đã tự nó có tính khái quát như nhà thơ Nguyễn Du đã giới thiệu nhân vật Thúy Kiều:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
(Nguyễn Du – Truyện kiều)
Như vậy, bản thân hình tượng cũng thể hiện tầm khái quát điển hình, xã hội, nhân loại của văn học. Nhân vật Thúy Kiều mang ý nghĩa khái quát xã hội, nhân loại. Ngay bản thân Kiều đã ý thức được tính khái quát ấy khi suy nghĩ:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Llời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Cho nên, có thể nói văn học có tính chất khái quát về con người, khái quát về xã hội. Một hình tượng nghệ thuật mà thiếu tính khái quát thì sẽ thiếu sức nặng và hấp dẫn. Sự khái quát trong hình tượng văn học không phải thực hiện bằng khái niệm trừu tượng mà bằng việc phát hiện, miêu tả các đặc trưng mang bản chất và tư tưởng về đối tượng.
1.2. Hình tượng ánh trăng trong tác phẩm văn học
1.2.1. Hình tượng ánh trăng trong thơ Đường
Thơ Đường là một hiện tượng thi ca đặc biệt được cả nền và đỉnh. Kéo dài suốt từ thời Đường, từ khi Đường Cao Lý Uyên dựng triều đại, cho đến khi nhà Đường mất, ròng rã ba trăm năm. Gắn với thiên nhiên rất đa dạng, tần số xuất hiện sau hình ảnh dòng sông chính là ánh trăng. Mặt trăng xuất hiện với tần số cao và thường xuất hiện qua một mẫu số chung. Ánh trăng tỏa sáng trời đêm, ánh trăng làm bạn với thi sĩ, hiểu được nỗi niềm những người thao thức ngắm trăng. Nhà thơ nhìn trăng trên trời rồi quay xuống đất hướng về một người quen, một người thương ở xa mà nhắn nhủ. Đôi khi trăng soi mộng thần tiên: vui cảnh thanh bình, ngước mắt nhìn trăng, người tưởng mình sẽ gặp được tiên nơi nguyệt đài Dao (Thanh bình điệu – Lý Bạch). Biết niềm vui ngắn ngủi, con người tận hưởng niềm hoan lạc dưới trăng:
“Nhân sinh đắc ý tu tận hoan
Mạc tử kim tôn không đối nguyệt”
(Người sinh đác ý vui tràn đi
Chớ để chén vàng trơ dưới nguyệt)
(Tương tiến tửu – Lý Bạch)
Thông thường trăng xuất hiện trong thơ là trăng rằm, hay ít nhất thì cũng là trăng tròn, trăng gần đạt đến độ viên mãn. Ngoài ra trăng thường là trăng thu, khi trăng dường như sáng nhất bầu trời. Tất nhiên trong mỗi thi nhân thì có một cách nhìn trăng khác nhau nhưng hình tượng ánh trăng trong thơ Đường thường thấy là ánh trăng buồn. Một nhà thơ viết về trăng bậc thầy trong thời Đường không ai không nhắc đến đó là nhà thơ Lý Bạch xây dựng ánh trăng khắc khoải thương tâm: “Tôi gửi lòng buồn cho vầng trăng sáng, theo bạn đến thẳng vùng tây Dạ lang”. Với nhà thơ Lý Bạch thì trăng luôn xuất hiện ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, khi mờ khi tỏ, khi khuyết khi tròn, có khi hùng tráng, hiện ngang trên bầu trời nơi quan ải, như người chiến sĩ canh gác quê hương. Cũng có lúc ánh trăng lại đa cảm như một thi sĩ cô đơn.
Hình ảnh ánh trăng trong thơ Đường luôn mang vẻ đẹp bình dị như người bạn thân thiết, kẻ đồng hành trên từng bước đường phiêu bạt ngày đây mai đó. Vầng trăng hiểu mọi tâm trạng, tâm tình thi sĩ, gần gũi, cảm thông và chia sẽ cùng những nỗi ưu uất, tâm sự thầm kín. Nó phản ánh tâm hồn phong phú, lãng mạn, sâu đậm tình người. Nỗi tri kĩ của thi sĩ với vầng trăng ngày càng được gắn bó trong những đêm làm thơ và uống rượu. Men rượu, nỗi cô đơn và ánh trăng huyền ảo, tất cả hòa quyện vào nhau thành những nỗi nhớ, những quên, những thực, những hư, những say, những tỉnh, lắng động mãi vào sâu thẳm của tâm hồn thi sĩ. Dường như tạo hóa cho vầng trăng, ánh sáng trong lành và hiện diện trong đêm để xoa diệu nỗi đau khổ, nỗi cô đơn thầm lặng của con người, trăng làm bạn với một thân phận cô quạnh, sống ly biệt vợ con:
“Kim dạ Phu Châu nguyệt
Khuê trung chỉ độc khan.”
(Nguyệt dạ - Đỗ Phủ)
Khác với Lý Bạch và Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị không dành vầng trăng cho mình. Ông gửi vầng trăng soi ẩn tình của người trong cung cấm. Ánh trăng ấy là chứng nhân cho cuộc đời bể dâu, trăng muôn đời vẫn lặng im tỏa sáng. Đối với Vương Duy là ánh trăng bình thản, cô đơn. Còn trăng Đỗ Mục là trăng bàn bạc, nhạt nhòa.
Nhìn chung, cái đẹp của ánh trăng trong thi ca thời Đường cũng là cái đẹp của giọt chia li, của lời than tuyệt vọng, của nỗi buồn cô đơn, của tiếng hờn lưu lạc. Trăng được mời gọi làm chứng nhân của nội tâm sâu muộn, đắng cay.
1.2.2. Hình tượng ánh trăng trong thơ Việt Nam
Có thể nói, thơ Việt Nam là bước tổng hợp quan trọng giữa thơ Đường, thơ lãng mạn phương tây với truyền thống thơ ca dân tộc, để xây dựng một nền thơ mới có nhiều khả năng diễn đạt. Góp phần giải phóng bản ngã, mở rộng thế giới tâm hồn bên trong của con người. Trước hết ta hãy nhìn về vầng trăng trong thơ cổ, là một vầng trăng không đa diện nhiều cung bậc. Đề cập đến trăng, chủ yếu là đề cập đến sự bình yên. Ánh trăng gợi cảm giác hưởng thụ, nghĩ về trăng là nghĩ về một cuộc rượu, cuộc trà,…Sau thu thiên, thu thủy là thu nguyệt. Trăng thu sáng dịu trong trẻo tuyệt trần. Xưa nay trăng vốn là bạn của thi nhân. Không những thế mà trăng còn là kẻ đồng hành “Chè tiên, nước ghín nguyệt đeo về” (Nguyễn Trãi), “Một trăng một bóng một người hóa ba” (Nguyễn Huy Tự), hay trăng là người chứng giám “Vầng trăng vằng vặc, giữa trời. Đinh ninh hai mặt một lời song song” (Nguyễn Du). Có khi trăng là kẻ thóc mách “Gương nga chênh chếch dòm sông” (Nguyễn Du) và Nuyễn Khuyến không cài song cửa để đón trăng vào…Nhìn chung thì bị chi phối bởi quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” và vi phạm gò bó của thơ Đường đã làm cho hình tượng ánh trăng trong thơ cổ ít đa diện. Nói như vậy không nhằm khẳng định vầng trăng trong thơ cổ không quan trọng và kém hấp dẫn hơn vầng trăng hiện đại mà muốn cho thấy rằng từng thời kì lịch sử của xã hội vầng trăng được khắc họa khác nhau.
Thơ mới còn coi là phong trào thơ lãng mạn nên rất coi trọng chất chữ tình riêng tư được bộc lộ rõ nét những tâm trạng, cảm xúc độc đáo, cá nhân; thơ mới hết sức coi trọng vai trò của thiên nhiên vì thiên nhiên là nơi ấp ủ những cảm xúc trữ tình. Sự vĩnh cửu của trăng – một bộ phận của thiên nhiên cũng là đối tượng nghệ thuật được thơ mới đặc biệt hướng tới. Vẻ đẹp thiên nhiên là thước đo đầu tiên của vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp trong nghệ thuật. Bản thân mối quan hệ mật thiết giữa thiên nhiên và nghệ thuật đã khẳng định vai trò cái đẹp trong tự nhiên. Mục đích của con người, của nghệ thuật là hướng tới và chiếm lĩnh cái đẹp trong cuộc sống, gửi gắm vẻ đẹp của tâm hồn. Hình tượng vầng trăng trong thơ hiện đại được xây dựng từ tư duy, bằng liên tưởng, bằng ấn tượng, bằng cảm giác, bằng âm thanh, nhịp điệu; biến cái trừu tượng thành cái cụ thể, nối dài cái cụ thể bằng cái trừu tượng, nội tâm hóa ngoại giới, ngoại giới hóa tâm hồn…Đó là ảnh hưởng trực tiếp của tư duy thơ hiện đại, nhất là thuyết trung gian của Baudelaire:
“Là màu sắc hay chỉ là âm điệu?
Là hương say hay ấy chính là rượu thơm?
Gió cành khuya hay nghìn cánh tay ôm?
Trăng mối lái phủ màng tơ ảo mộng.”
(Xuân Diệu – Xúc cảm)
Sự cách tân thi pháp đã làm thay cảm quan nhà nghệ sĩ. Bằng trực giác các nhà thơ hiện đại không chỉ dựng lại ở sự rung động mà đã mã hóa theo cái nhìn chủ quan của cảm giác. Vầng trăng trở thành hình tượng lung linh, kì ảo, rất đặc sắc “Trăng vú mộng đã muôn đời thi sĩ. Giơ tay mơn trớn vẻ tràn đầy. Trăng hoa vàng lay lắt cạnh bờ mây. Trăng đĩa ngọc giữa mâm trời huyền bí. Trăng của mắt, trăng của hồn rạng tỏ. Trăng rất trăng là trăng của tình duyên. Trăng xa xôi trăng của hão huyền…”(Xuân Diệu – Ca tụng). Các nhà thơ nhờ tưởng tượng phong phú, cảm xúc mạnh đã làm thức nhọn giác quan. Chính vì vậy, nên trăng còn được mã hóa thành biểu tượng của cảm giác hay vầng trăng được khắc họa bằng sự so sánh, sự nhân cách hóa dựa trên liên tưởng, đã tạo nên sự chuyển nghĩa tích cực “Mới lớn lên Trăng đã thẹn thò. Thơm như tình ái của ni cô” (Hàn Mặc Tử). Trăng không còn là trăng nữa mà là một cô gái. Mùi hương trăng được mã hóa thành hương tình ái của ni cô. Một nét gì đó không “thật” mà rất “ảo”. Phải chăng đó là tâm trạng của thi sĩ trước vẻ đẹp của người yêu mà tác giả khao khát, tưởng tượng ra. Ở một gốc độ khác, vầng trăng trong thi phẩm một số thi sĩ lại mang dáng dấp của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực. Đó là cái tình “Bẽn lẽn”, “Đà Lạt trăng mờ”, “Đây thôn vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử, “Tranh lõa thể”, “Nghê thường” của Bích Khuê,…. Ánh trăng trong thơ như một “linh vật” rất huyền nhiệm lạ kì, như thực thể linh hồn. Chừng như hơi thở, bước đi, sự chuyển dịch của bóng trăng. Do đó, với mức nhạy cảm đặc biệt, người thi sĩ đã hòa nhập cùng: say trăng, giỡn trăng, ôm ấp trăng, lúc nhìn trăng nằm sóng soãi,…Ánh trăng sao như trùm lên cơ thể, như đồng hành, là hình là bóng:
“Áo ta rách rưới trời không vá
Suốt bốn mùa trăng mặc vải trăng”
Ngôn ngữ trong thơ mới còn phần nào ước lệ, khuôn sáo, giọng điệu thật táo bạo, sáng tạo, có cách nhìn độc đáo về thiên nhiên. Ánh trăng đi từ sự ngạc nhiên này đến sự ngạc nhiên khác, tạo sự hứng khởi diễm tuyệt. Sự cảm nhận thời khắc thiên liêng, cả trời say nhuộm một màu trăng, sự tĩnh lặng của không gian gần như tuyệt đối để xem “trời giải nghĩa yêu”. Sự huyền diệu của tạo hóa đã gặp tâm hồn nhạy cảm của thi nhân và làm toát lên khao khát được thỏa mãn trong sự giao hòa với thiên nhiên tuyệt vời, được nghe giọng rung động, mọi lời thì thầm muôn thuở của đất trời. Ao ước được vĩnh hằng cùng ngàn kiếp vô thủy vô chung.
Cũng toàn trăng là trăng cả, cũng tượng trưng cả nhưng ta cảm thấy có cái gì bất thường trong tâm thức của nhà thơ. Sự ám gợi đã tác động thẳng vào giác quan để tạo nên những rung động tức khắc rất giàu tính biểu cảm. Đạt được cảm giác trong thế giới siêu thực thi sĩ đã sáng tạo ra thế giới cho riêng mình, đi gần với chủ nghĩa tượng trưng. Sự học tập chủ nghĩa tượng trưng cộng với khả năng sáng tạo phi thường, đã tạo ra những vần thơ mang hình tượng thiên nhiên đẹp quyến rũ.
Trong quá trình sáng tác, các nhà thơ mới còn đặc biệt quan tâm đến yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật. Nó là thời gian, không gian tâm tưởng vận động và có biên độ dao động theo tâm trạng các thi sĩ. Vẫn là tâm trạng của cái tôi cá nhân “thèm” được bứt phá, các nhà thơ mới rất sợ thời gian tuyến tính. Vầng trăng là vầng trăng của vận động tâm tưởng, cảm xúc. Vầng trăng được khắc họa theo từng khoảnh khắc thời gian. Bằng tri giác mạnh mẽ, nhạy bén, hình tượng vầng trăng trở nên đẹp quyến rũ lạ thường:
“Một tối trăng cao gieo mộng tưởng
Vào lòng gió nhẹ thẩn thơ bay”
(Xuân Diệu – Với bàn tay ấy)
Có khi hồi tưởng quá khứ không phải để đối lập với thực tại mà để thể hiện quá trình sự việc hay những cảm xúc:
“Đêm trước ta ngồi dưới bãi trông
Con trăng mắc cở sau cành thông
Buồn buồn ta muốn về trăng hỏi
Thu đến lòng anh có lạnh không”
(Hàn Mặc Tử - Tình thu)
Riêng vầng trăng của Chế Lan Viên lại là vầng trăng quá vãng của nước non hời. Mặc nhiên có sự so sánh quá khứ với hiện tại, tôn thờ quá khứ, phủ nhận hiện tại:
“Ta vừa thấy bóng nàng trên cỏ biếc
Suối tóc dài êm chảy giữa dòng trăng”
(Chế Lan Viên – Mộng)
Tóm lại ánh trăng mang những nét đẹp diệu kỳ qua từng ngòi bút của các nhà thơ. Nỗi trãi nghiệm trữ tình đã mang lại không gian mới, cả không gian nội tâm và không gian ngoại cảnh. Không gian trăng đầy cảm xúc ấy được khắc họa từ thấp đến cao, từ xa đến gần, tạo nên cảm xúc cứ dao động đột ngột đến hoảng sợ, làm cái tôi càng cô đơn. Từ tơ trăng, sợi trăng, đến cung trăng rồi đường trăng…Và cuối cùng là một tối trăng, một trời trăng. Sự “tràn trề”, “lênh láng”, “chan chứa” đến ngây ngất vì trăng như một cách biểu đạt cho dòng chảy cảm xúc dâng trào. Các nhà thơ trong giai đoạn này đã đem lại một thủ pháp nghệ thuật mới. Một không gian, thời gian của tâm trạng cảm xúc luôn biến đổi, nhưng nó rất cô đọng, hàm súc của một cái tôi cá nhân.
Chương hai: HÌNH TƯỢNG ÁNH TRĂNG TRONG THƠ HỒ CHÍ MINH
2.1. Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh
2.1.1. Khái quát về hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh
Trăng là nguồn cảm hứng vô tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế, có những lúc ánh trăng còn trở thành người bạn tri kỉ. Để các thi nhân chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suối mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. Bác của chúng ta cũng thế, cũng tìm đến trăng nhưng sự xuất hiện trăng trong thơ Bác rất khác lạ so với bao thi nhân khác. Các thi nhân xưa thưởng thức trăng ở những nơi thanh tịnh có rượu có hoa còn Bác thì ánh trăng xuất hiện trong hoàn cảnh nghiệt ngã: trong nhà tù và trong hoàn cảnh chiến đấu rất bộn bề. Trong những giờ phút vất vả với biết bao nhiêu công việc của đất nước hay những lúc trong nhà tù tăm tối Bác cũng không hờ hững với trăng. Trăng như người bạn chia sẻ những nhọc nhằn, giải tỏa bao nhiêu áp lực trong cuộc sống. Đối với Bác, ánh trăng như thể hiện tất cả tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung, lòng yêu thiên nhiên tha thiết. Ánh trăng trong thơ Bác luôn thanh khiết, sáng trong nhưng hết sức giản dị. Trăng trong thơ Bác như một ánh sáng, biểu hiện khát vọng tự do, dù hoàn cảnh ngắm trăng vô cùng khắc nghiệt (trong tù) nhưng vầng trăng vẫn luôn đẹp lung linh, rực rỡ. Đó là phẩm chất cao đẹp của người tù Hồ Chí Minh – một chiến sĩ cộng sản. Hơn thế nữa vầng trăng còn cùng Bác “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” như người bạn tâm tình cũng tỏ sự thông cảm, chia sẻ đầy khích lệ “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Lý Bạch đến với trăng như gợi nhớ quê hương, đối ẩm để tận hưởng trăng, Nguyễn Duy đến với vầng trăng như đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. Đó là một tấm gương để con người soi mình qua đó, để con người thức tỉnh:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kề chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.
(Nguyễn Duy – Ánh trăng)
Ánh trăng biểu hiện hình ảnh cao đẹp của người tù nên trăng xuất hiện trong thơ Hồ Chí Minh lúc nào cũng rất sáng, tròn và đẹp. Không khi nào người nhắc đến ánh sáng nhạt, mờ ảo của vầng trăng khuyết, của ánh trăng non hay trăng tàn. Đó là chuyện ngẫu nhiên, mà xuất phát từ ý thức của Người yêu thích sự vui tươi, những vẻ đẹp sáng trong, rực rỡ mà không có cảm hứng với cái mờ tối, lẫn lộn. Lúc nào hình ảnh trăng trong thơ Bác cũng là hình ảnh đẹp, thơ mộng. Bác có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo…” Trăng tròn, trăng sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp. Dù ở vào cảnh ngộ nào, vầng trăng vẫn là vầng trăng tri kỉ, với vẻ đẹp lôi cuốn hấp dẫn, luôn khơi dậy nhiều cảm xúc lành mạnh và cảm hứng thi ca trong sáng.
Tóm lại ánh trăng trong thơ Bác là hình ảnh thực về thiên nhiên, mang đậm những vẻ đẹp độc đáo, hữu tình, thơ mộng, dạt dào cảm xúc. Từ hình ảnh thực về thiên nhiên ánh trăng biểu tượng cho tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản, giàu tình cảm với thiên nhiên cũng như tình cảm đối với đất nước, tinh thần lạc quan cách mạng, khát khao tự do cho mình và cho dân tộc.
2.1.2. Ý nghĩa của hình tượng ánh trăng
2.1.2.1. Ánh trăng biểu tượng cho bức tranh thiên nhiên
Từ cổ chí kim, thiên nhiên luôn là niềm cảm hứng vô tận cho các thi nhân say sưa thưởng thức, vẫy bút đề thơ. Dường như ở bất cứ nhà thơ nào cũng có viết về thiên nhiên trong những tác phẩm của mình. Thơ thường hay “yêu cảnh thiên nhiên đẹp” với “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông,…”. Và trong thơ Bác cũng vậy, ngoài tình yêu nước sâu nặng, tình thương người tha thiết, người chiến sĩ yêu nước Hồ Chí Minh đã hướng tâm hồn mình vào thiên nhiên tạo hóa với bao tình yêu thương nồng hậu. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác cao rộng, đẹp một cách hùng vĩ và rất thơ mộng. Thiên nhiên mang kích thước của tâm hồn lớn “Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn” sự bao la thăm thẳm của vũ trụ. Thiên nhiên trong thơ Bác chủ yếu được nói đến ở hai hoàn cảnh đặc biệt. Một là khi người bị giam hãm trong tù ngục , cuộc sống có lúc như hoàn toàn tách rời thiên nhiên. Lúc này, một vầng trăng bầu bạn, tiếng oanh hót nhà bên, những tia nắng ban mai,..đều xiết bao ấm cúng và thân thiết với sinh hoạt và tình cảm của người tù. Hai là những bài thơ thiên nhiên được viết ra trong cảnh rừng Việt Bắc. Tình yêu thiên nhiên trong thơ Người thật phong phú, trong sáng và nhiều màu sắc. Tuy phải dồn sức tập trung vào đấu tranh chính trị nhưng Người không hờ hững với cảnh thiên nhiên đẹp, hết sức hữu tình.
Có lẽ không có thi sĩ nào trên đời này ngắm trăng như Bác, mặc dù thiếu thốn đủ mọi điều kiện, thân thể lại bị gông cùm vậy mà người vẫn đến được với trăng. Làm sao có thể lãnh đạm, hờ hững được với vẻ đẹp của đêm trăng khi trong tù đầy bóng tối, con người bị mất tự do:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Một khung cảnh thiên nhiên giản dị mà chân thực. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng – khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra được cái chất vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và dịu hiền của vầng trăng? Bác hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp. Yêu trăng là thế, Bác luôn hướng tới trăng với một tâm hồn thanh cao, với phong thái ung dung và tinh thần lạc quan yêu đời. Với Bác, yêu thiên nhiên cũng là yêu nước vì vầng trăng sáng, cây cỏ ấy, núi sông này là một phần yêu quý của thiên nhiên đất nước. Tình yêu nước bao lao, ý chí chiến đấu vì nhân dân, Tổ quốc khiến người nhìn thiên nhiên đất nước thêm giàu thêm đẹp và ngược lại, lòng yêu mến cảnh vật thiên nhiên đất nước là động cơ thúc đẩy người thêm “nỗi lo nước nhà”. Từ đó, dẫn đến sự thống nhất một cách tất yếu giữa tình cảm đối với thiên nhiên và trách nhiệm lịch sử - xã hội, một vẻ đẹp độc đáo của con người cách mạng với thời đại mới:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Cảnh đẹp ấy không cuốn hút Người trong cuộc thuần túy đi về phía thưởng ngoạn mà phần thưởng ngoạn nằm trong tình yêu đất nước, vẻ đẹp của thiên nhiên luôn khơi dậy tình cảm yêu nước một cách tự nhiên và tha thiết. Thiên nhiên thật đẹp, thật nên thơ, man mác mà trang nghiêm cổ kính của khung cảnh và ánh trăng sáng: suối trong vừa họa sắc lại họa đàn, ngân lên như khúc nhạc trong không gian huyền ảo của ánh trăng. Thiên nhiên trong thơ Bác luôn sống động, có nhiều màu sắc tươi đẹp, bao quát hơn, vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Bác nổi bật lên tính hùng vĩ, trong sáng và nên thơ. Ánh sáng dát vàng lung linh của ánh trăng lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Trăng, cổ thụ và hoa hòa quyện với nhau hư hư thực thực, đã khẳng định thêm đặc điểm thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. Thiên nhiên ấy là biểu hiện đặc biệt của một tầm nhìn, một quan niệm triết lí, nhân sinh tiến bộ và những cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp. Thiên nhiên luôn là nơi Bác nương tựa tâm hồn, đồng hành cùng Bác, giúp Bác vượt lên tất cả hoàn cảnh. Phải chăng chính tình yêu thiên nhiên đã giúp người thêm sức mạnh giải phóng tinh thần, có ý chí vững bền. Dù trong kháng chiến vất vả nhưng Bác vẫn dành một khung trời riêng cho ánh trăng. Điều đó có thể thấy tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên rất tha thiết. Cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự ngiệp đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ. Bác càng yêu thiên nhiên bao nhiêu thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bấy nhiêu. Trong lòng Bác có thể có những lo toan ưu phiền, canh cánh một lòng nghĩ về đất nước, nhưng cảnh thiên nhiên trong thơ Bác thì lại không gợn một án mây đen. Nó luôn là một ánh sáng tuyệt vời, luôn hướng vào ánh sáng tương lai, luôn là một vầng trăng tuyệt đẹp.
2.1.2.2. Ánh trăng là người bạn, là chỗ dựa tinh thần
Bác làm thơ không phải để trở thành thi sĩ:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm gì đây…”
Bác không thừa nhận mình là thi sĩ nhưng trước ánh trăng, Bác lại nhận là thi nhân:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Thật sự Bác và trăng đã đến với nhau, hòa quyện vào nhau thành đôi bạn tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người tỏa sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và Người như hai người bạn cùng nhau vượt qua cái song sắt tàn bạo, hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Người ngắm trăng và trăng cũng ngắm người, ngắm là bởi hiểu nhau, tìm thấy ở nhau nhiều đồng cảm, những chuyện đồng điệu. Giường như hai luồn ánh sáng, hai luồn mắt của Bác và Trăng chiếu vào nhau, lan tỏa vào nhau, quyện lẫn vào nhau. Tưởng như có hai con người, hai vầng trăng tìm đến nhau, hiểu nhau nói với nhau, an ủi, động viên nhau, nhắc nhở nhau. Trăng là người bạn tri âm, tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ Bác. Ngay trong lúc công việc chiến đấu bề bộn, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Quả thật ánh trăng là chổ dựa tinh thần của Bác, dù ở trong ngục tối bị xiềng xích hay cuộc chiến bận rộn, vất vả, lo lắng cho đất nước, Bác vẫn dành thời gian để đến với trăng, để tâm tình, để chia sẻ, để giải tỏa bao tâm sự nhọc nhằn mà có thêm niềm tin, ung dung, sự lạc quan trong cuộc chiến:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
2.1.2.3. Ánh trăng biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản
a. Ánh trăng biểu tượng khát vọng tự do
Khát vọng tự do là một biểu hiện xuyên suốt trong sự nghiệp và trong thơ Hồ Chí Minh. Nhưng, trong hoàn cảnh còn có tự do nhất định để chiến đấu, Hồ Chí Minh hướng khát vọng tự do của mình vào việc đấu tranh cho tự do của đồng bào mình, của những người cùng khổ ở khắp các châu lục. Và ngay khi mất tự do, Bác luôn nhu cầu cháy bỏng về tự do. Mất tự do về thân thể, Hồ chí minh lại tìm đến thiên nhiên để được tự do trong tâm hồn. Những bài thơ của Hồ Chí Minh phản ảnh trung thực và sâu sắc ý chí khát vọng tự do của một chiến sĩ cộng sản, không chỉ đòi tự do cho bản thân, tự do cho dân tộc mà còn là sự hiện diện của tự do, tự do trong nội tâm, trong tâm thức, trong mọi phương diện con người có thể có được. Yêu thích thiên nhiên, nhưng trong thơ, Người không say mê theo cách ngâm vịnh và thưởng ngoạn thuần túy. Thiên nhiên trong thơ Bác bộc lộ một tầm nhìn, một quan niệm triết lí và nhân sinh tiến bộ và những cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp. Không chỉ thể hiện tâm hồn bao la của Bác mà thiên nhiên đẹp trong thơ còn tượng trưng cho mơ ước, niềm vui, tương lai tươi sáng, khát vọng tự do. Một trong những hình ảnh thể hiện một cách đậm nét và kì lạ. Đó là hình ảnh vầng trăng tiêu biểu cho vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của thiên nhiên cũng là biểu tượng của tự do. Cho nên Bác tha thiết với trăng hơn hình ảnh nào khác của thiên nhiên. Trong bóng tối Bác lại càng khao khát ánh sáng, mà được chiêm ngưỡng ánh trăng trong tù đâu có dễ dàng gì:
“Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”
Có lẽ như khát vọng tự do bị dồn nén làm cho người tù bật dậy khát vọng tự do từ nội tâm. Trong cảnh tù đày, vầng trăng bầu bạn vốn gần gũi cũng trở thành ngăn cách . Đôi lúc lòng như quyến luyến theo ánh trăng mà bay đến nơi xa, nỗi khát khao tự do dâng cao:
“Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mãnh trăng thu”
Trong hoàn cảnh tối tăm của nhà tù, vầng trăng biểu hiện nỗi lòng, khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng. Chính hoàn cảnh thử thách khiến cho người tù Hồ Chí Minh sáng tạo ra những vần thơ thể hiện mạnh mẽ nhất ý chí tự do của con người “Những bài thơ Người viết trong tù chứa đầy ánh sáng dịu hiền và khát vọng tự do”(Blaga Đimitrôva). Bác luôn hướng về tự do cho tổ quốc, “mơ tưởng sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”, phản ảnh tấm gương tiêu biểu của một chiến sĩ cộng sản luôn hướng vè quê hương, hướng về ánh sáng của tương lai dân tộc “chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”. Mặc dù mất tự do nhưng vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, không chỉ khát vọng tự do cho bản thân mà Bác còn khát vọng muốn giải phóng cho nhân dân mình thoát khỏi cảnh địa ngục trần gian.
b. Ánh trăng biểu tượng tinh thần lạc quan cách mạng
Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cộng sản vĩ đại, một nhà thơ lớn. Những bài thơ Bác kết tinh từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống và chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc ta, những câu thơ được kết tinh từ tinh thần lạc quan vô bờ bến của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Dù rằng ở đâu, hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nào, vất vả như thế nào, Hồ Chí Minh vẫn mang trạng thái ung dung, tự tại như khách tiên, vì chỉ cần thấp thoáng một chút ánh trăng soi đến Bác cũng đủ để tâm hồn Hồ Chí Minh dạt dào thi hứng. Sống trong nhà tù tăm tối, chật hẹp, tâm hồn người tù không quẩn quanh trong bốn bức tường giam mà hướng ra bên ngoài để tìm ánh sáng, tìm niềm tin, tìm nghị lực. Ánh trăng trong tù như một biểu tượng ánh sáng trong đêm tăm tối, ánh sáng của niềm tin vào tương lai.
“Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”
Thái độ của người chiến sĩ luôn trực tiếp đón nhận những nỗi gian khổ trên con đường cách mạng. Với Hồ Chí Minh, sống trong cảnh khắc nghiệt, Người lại hướng về tương lại. Sống trong cảnh con người với con người không còn tính đồng loại, Hồ Chí Minh lại nghĩ đến thế giới người với người là bạn. Sống trong cảnh phải chứng kiến những hành động dã man, bỉ ổi, Người lại luôn nghĩ đến mặt tốt của con người…và có thể nói, chính nhờ thấy mặt thiện, mặt tốt, mặt tích cực, mặt lạc quan…của cuộc sống và con người, Hồ Chí Minh mới đủ can đảm để sống và chiến đấu trong cảnh hầu như đơn độc, trong cảnh xa quê hương, xa đất nước, xa đồng bào của mình…Với Hồ Chí Minh, lạc quan là định hướng chủ đạo của cuộc sống, nếu không có lạc quan, không vì lạc quan thì có lẽ không mấy ai muốn sống hoặc sống cũng không có lí tưởng gì, sống cũng như chết. Vì thế, Người luôn luôn nhìn đời và nhìn theo hướng lạc quan, tích cực, nghĩa là luôn tìm thấy mặt tích cực của mỗi con người và hướng theo cách nghĩ và cách viết một cách tích cực. Có lẽ vì thế, ở trong tù, Hồ Chí Minh có thái độ ung dung khi nghĩ đến trăng, vẫn có thể thấy vẻ đẹp tuyệt vời của trăng. Hình như trăng và người hiểu nhau rất nhiều, trăng và người giao hòa với nhau, người ngắm trăng rồi trăng lại ngắm người. Giữa trăng và người như có sự cộng hưởng, tâm sự với nhau. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người đem đến sự biến đổi kì diệu: Tù nhân trở thành thi nhân. Tư thế của người thưởng trăng rất đẹp và hiếm có xưa nay. Tư thế ấy là phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan yêu đời, là tình yêu tự do, yêu thiên nhiên của người chiến sĩ vĩ đại. Trong cảnh khổ ải, khó khăn, bận bịu, lo toan việc nước, Bác vẫn có phong thái ung dung, lạc quan:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Ánh trăng vừa tỏa rộng, lan xa, lại vừa như tụ lại trên con thuyền. Vẻ đẹp của vầng trăng được ghi lại đầy thơ mộng, hòa hợp với tấm lòng người ngắm trăng mang phong độ ung dung và nhàn tản khi đã nắm chắc trong tay phần thắng lợi.
2.2. Nghệ thuật miêu tả hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh
2.2.1. Bút pháp cổ điển và hiện đại
Bao giờ cũng thế, một tác phẩm đặc sắc phải bao gồm được cái đặc sắc và thành công về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm ấy như một giếng nước trong, khơi mãi vẫn không hết cái ngọt ngào lắng sâu của tình yêu con người, vẫn không vơi cạn nguồn sức mạnh truyền vào trong cuộc sống. Đọc những vần thơ của Bác là đón nhận vào tâm hồn ánh sáng tư tưởng, tình cảm, khí phách của Bác, đồng thời cũng thấm sâu, thưởng thức vẻ đẹp nghệ thuật đặc sắc trong thơ, một vẻ đẹp trong suốt và lấp lánh tỏa ra từ chính cuộc đời Người, trí tuệ và trái tim: “Thơ Hồ Chí Minh, có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian. Cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống. Giữ cốt cách Á Đông mà thơ vẫn rất hiện đại…Giản dị, phong phú mà vẫn có phong cách riêng.” Đó là những nét độc đáo trong bút pháp, trong cách viết của Bác là sự kết hợp nhuần nhị, thâm thúy cái đẹp của con người truyền thống và cái đẹp của con người thời hiện đại mới. Đó là đặc trưng cơ bản của phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh, là sự hòa hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Nét phong cách này thường thể hiện rõ nhất trong các bài thơ viết về thiên nhiên – một đề tài chủ yếu của cổ thi và Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ”. Ánh trăng cũng như nhiều nhân tố khác của thiên nhiên trong thơ Bác, thường có một vẻ đẹp cổ điển rất gần gũi với thơ Đường, thơ Tống. Những nét chấm phá, toát ra cái hồn của cảnh và tâm tình của tác giả. Nhưng nếu trong thơ xưa, cảnh thường tĩnh, thì trong thơ Hồ Chí Minh cảnh thường vận động, chuyển biến theo một hướng thống nhất: Hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Nhân vật trữ tình trong thơ xưa ẩn đi, chìm đi giữa thiên nhiên, nhưng trong thơ Hồ Chí Minh thì khác, nhân vật trữ tình là trung tâm, chiếm vị trí chủ thể trên nền bức tranh. Và cái tôi của tác giả thường ẩn nhẹ nhàng, tinh tế, mang phong thái ung dung, thanh thản tương tự các hiền triết, tao nhân ngày xưa.
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Hoa và rượu là những thứ phương tiện không thể thiếu trong khi thưởng trăng của các nhà thơ xưa nay. Lý Bạch, nhà thơ yêu trăng coi trăng là người bạn lớn nhất đời mình, phải cất chén rượu mới nói được tình mình “cất chén mời trăng sáng”. Còn Đặng Trần Côn muốn thấy trăng đẹp phải nhờ đến hoa “Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm. Nguyệt lồng hoa, hoa thấm từng bông”. Thơ Bác mang màu sắc cổ điển là đấy, dù hoàn cảnh khắc nghiệt, thiếu thốn nhưng nhà thơ dường như quên đi cảnh ngộ của mình để chia sẻ, để rung cảm với thiên nhiên “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”, Vẫn tự nhiên ngắm trăng, vẫn lạc quan, Bác luôn có tấm lòng yêu thiên nhiên yêu cuộc sống. Bằng bút pháp chấm phá cổ điển của thơ Đường, Bác đã vẽ nên một ánh trăng tuyệt đẹp. Bác đã sử dụng thể thơ cổ, nhất là thơ tứ tuyệt, cùng với cách miêu tả từ cái nhìn bao quát toàn cảnh. Từ những nét vẻ đơn sơ mà có thể thâu tóm được linh hồn chung của thiên nhiên. Nhân vật trữ tình mang phong thái của nhà hiền triết phương Đông, thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên. Chất cổ điển trong thơ Bác thể hiện ở tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên là người bạn hòa hợp, chia sẽ tâm tình cùng thiên nhiên: trăng với người, người với trăng, sự cộng hưởng của trời, mây với sắc màu sông nước “thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”, “Long lanh đáy nước in trời” mà các nhà thơ xưa thường dùng. Cảnh thiên nhiên trong đêm trăng càng làm tăng lên độ sáng ngời, như muốn hòa nhập con người bốn bề bát ngát. “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”. Mạch thơ như khuấy động lên không khí tĩnh mịch của đêm trăng.
Nghệ thuật trong thơ giống như bao nhà thơ cổ. Song chất hiện đại vẫn hài hòa với chất truyền thống trong thơ Bác. Những vần thơ của Bác vẫn thể hiện tinh thần thời đại ở chỗ hình ảnh thơ không tĩnh mà vận động từ thiên nhiên hướng vào con người, từ bóng tối hướng tới ánh sáng, tương lai. Cảm xúc trong thơ không ảo não, mệt mỏi, mà luôn tĩnh, lắng sâu, dần dần chuyển sang niềm vui, niềm lạc quan, tin tưởng và khát vọng.
Chất hiện đại trong thơ Bác thể hiện ở giọng điệu nhẹ nhàng, hồn nhiên. Hình ảnh thường quen thuộc, cảm hứng về ánh sáng, ánh hồng, niềm vui, niềm tin, tinh thần dân chủ, cách chọn đề tài cách nói, cách thể hiện bình dị, hướng về đời sống người dân cực khổ, khi trữ tình khi thì châm biếm. Chính vì vậy mà những vần thơ Hồ Chí Minh có màu sắc cổ điển nhưng không phải cổ thi mà là hiện đại:
“Ngoài song trăng gọi cây sân
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song.
Việc quân việc nước bàn xong,
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm”
Hình ảnh trăng không là hình ảnh tĩnh như trong thơ của bao thi nhân xưa. Vầng trăng trong thơ Bác luôn vận động, chuyển biến theo hướng thống nhất. Trăng trong thơ Bác luôn là hình ảnh đẹp, thơ mộng. Dù ở bất kì cảnh ngộ nào, vầng trăng vẫn là vầng trăng bầu bạn với vẻ đẹp lôi cuốn, khơi dậy nhiều cảm xúc lành mạnh và cảm hứng thi ca trong sáng. Không gợi lên tình cảm yếu đuối, đượm buồn như Thơ Đường mà luôn hướng tới sự tươi đẹp: có sự xen lẫn giữa cảnh đời thực và những ước mơ. Dù là hoàn cảnh nghiệt ngã trong tù, phải chiến đấu bề bộn, Bác vẫn tìm đến trăng, Bác yêu trăng nhưng Người không bao giờ quá “say trăng” theo cách của những nhà thơ xưa, không “mơ theo trăng” như thơ ca lãng mạn. Đó là bút pháp hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh mà ở các nhà thơ xưa không thể nào có được.
2.2.2. Bút pháp xây dựng hình tượng sinh động, độc đáo
Với thể thơ tứ tuyệt, Bác đã miêu tả những hình tượng trong thơ vô cùng sinh động và độc đáo:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Thiên nhiên là một thực thể, nó không tồn tại ở trạng thái tĩnh (Bác nghe tiếng suối trong chứ không phải thấy suối trong như trong thơ xưa) mà ở trạng thái luôn vận động
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.
Tiếng suối được Bác ví như tiếng hát xa, còn thơ xưa thì ví tiếng suối như tiếng đàn cầm (Nguyễn Trãi) mang tính chất siêu hình. Những hình ảnh được Bác thể hiện sáng tạo, sinh động, thể hiện quan điểm thẩm mĩ, nhân sinh cao đẹp, phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo của một chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Xây dựng vẻ đẹp vừa đậm sắc dân gian vừa nghiêm trang cổ kính từ những câu chữ bình dị mà hàm súc. Cảnh này có hình vật, có ánh sáng và có âm thanh. Huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ, tiếng suối trong trẻo, hát mãi không ngừng. Trong thơ, Bác không tả nhiều cảnh vật, nhưng cảnh vật hiên lên rất cụ thể, sinh động và vô cùng phong phú. Nghệ thuật hết sức giản dị, chân thực, đi thẳng vào lòng người, nên cũng là nghệ thuật cao quý, tinh vi nhất “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” nghệ thuật vô cùng độc đáo như một lời giải thích, cắt nghĩa thẳng, rõ ràng rất đơn giản mà thâm thúy. Phải chăng đó là cái độc đáo của Bác – cái độc đáo của bút pháp miêu tả bắt nguồn từ sự lớn lao của tâm hồn. Nghệ thuật ấy không ép mình trong câu chữ, không lệ thuộc vào thủ pháp mà bộc bạch tự nhiên nỗi lòng mình nên cũng rung động sâu xa:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Cảnh sông nước trong đêm càng trở nên thơ mộng. Dòng sông nước biếc trở thành dòng sông trăng và con thuyền nhỏ dường như chở dầy trăng. Tâm hồn Bác lâng lâng với bạn tri âm muôn đời. Hình ảnh con thuyền nhỏ chở dầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạn và sâu sắc, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên rất sinh động. Bác đã dùng “trăng ngân” ở đây tạo nên hình ảnh hết sức sống động, độc đáo. Thông thường từ “ngân” được dùng để diễn tả cho âm thanh còn Bác thì sử dụng để miêu tả không gian. Phải có một sự cảm nhận tinh tế, thì tưởng tượng mới dồi dào.
Tóm lại nghệ thuật xây dựng hình tượng ánh trăng trong thơ Bác đã được Người vận dụng uyên thâm giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. Từ những nét truyền thống mà Bác đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo. Người đã sử dụng thể thơ tứ tuyệt với hình ảnh vầng trăng là người bạn tri âm, tri kỉ mang chất thơ truyền thống, nhưng trong cái cổ điển ấy lại nỗi bật lên nét hiện đại hình tượng thơ (hình tượng ánh trăng) luôn luôn vận động hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai, con người là chủ thể trong quan hệ với thiên nhiên, nhân vật không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ. Bác đã xậy dựng những hình tượng hết sức chân thực, sống động và độc đáo.
Phần kết luận
Đề tài nghiên cứu không chỉ giúp chúng ta thêm tự hào về tấm gương của Bác Hồ vĩ đại, mà Người vừa là chiến sĩ đồng thời cũng là thi sĩ đã để lại cho văn học chúng ta một tài sản thơ quý giá. Một người vĩ đại của dân tộc luôn yêu thiên nhiên, yêu dân tộc, tinh thần ung dung, lạc quan niềm tin vào cách mạng. So với những hình ảnh thiên nhiên khác, ánh trăng phần nhiều được các nhà thơ nhân hóa. Sự hiện diện của ánh trăng làm thay đổi ngay cảnh - tình vũ trụ. Không gian, thời gian như có hồn hơn, nó ướp đầy thứ ánh sáng thơ mộng của tình người. Nó không chỉ là chứng nhân, nó còn là người bạn tri âm tri kỷ, để những nỗi lòng u uẩn tự bộc bạch. Nó khiến con người sống sâu hơn với nỗi cô đơn và thấm thía cảnh nhớ nhung, ly biệt. Không riêng nhà thơ nào Hồ Chí Minh cũng vậy, yêu trăng, hòa mình vào trăng để thư giản thông qua đó thể hiện lên tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước, khát khao tự do trong con người Bác. Yêu trăng ở Bác mặc dù có những nét cổ điển nhưng hết sức hiện đại. Sự kết hợp hài hòa cổ điển và hiện đại trong thơ. Đó là sự khác biệt lớn phong cách thơ của Bác với các nhà thi sĩ khác.
Tuy còn hạn chế, về tài liệu tham khảo, về thời gian, khả năng của một sinh viên nhưng nhờ có sự tận tình giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn khoa học mà đề tài cũng đạt được tương đối đầy đủ về mục đích ban đầu.
Tài liệu tham khảo
1. Hoài Thanh (1977), Đọc “Nhật ký trong tù”, (nhiều tác giả), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khác phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Huệ Chi (1995), Suy nghĩ mới về nhật kí trong tù, Nxb Giáo dục.
4. Hồ Chí Minh (1995), Tuyển tập văn học, Nxb Văn học, Hà Nội
5. Hà Minh Đức (1997), Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc, Nxb Giáo dục
6. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu và phân tích thơ của Chủ Tịch, Nxb Trẻ
7. Hoài Thanh (1999), Hoài Thanh toàn tập, Nxb Văn học Hà Nội.
8. Nhiều tác giả (1999), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí
9. Lê lưu Oanh (2002), Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb ĐHSP Hà Nội.
10. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004),Phan Huy Dũng,La Khắc Hòa,Lê Lưu Oanh.2004,Giáo trình Lí luận văn học, Nxb Đại học SP
11. Minh Lê Quang Hưng (2007), Đến với tác phẩm văn chương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội