Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là gì? Tính tất yếu ra đời của hình thái đó?
- Hình thái kinh tế - xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của trình độ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
- Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa:
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là một xã hội có quan hệ sản xuất đặc trưng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất phù hợp với tính chất xã hội hóa cao và trình độ phát triển tiên tiến, hiện đại của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa cộng sản;
+ Quan hệ sản xuất đặc trưng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất phù hợp với tính chất xã hội hóa cao và trình độ phát triển tiên tiến, hiện đại của lực lượng sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất xã hội hóa cao, tiên tiến, hiện đại.
+ Kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sơ hạ tầng của chủ nghĩa cộng sản.
- Hình thái kinh tế - xã hôi cộng sản chủ nghĩa ra đời là một tất yếu:
+ Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tư nhiên.
Xã hội loài người phát triển tuân theo sự vận động của các quy luật khách quan cùng sự tác đọng chủ quan của con người và xã hội loài người.
Lịch sử xã hội loài người là sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao.
Đến nay đã chứng kiến năm hình thái kinh tế - xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
+ Nguồn gốc sâu xa. Là sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, cộng với những nhân tố kinh tế,chính trị xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra là nguồn gốc sâu xa cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
+ Nguồn gốc trực tiếp, dẫn đến sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ngày càng cao với quan hệ sản xuất chật hẹp dựa trên chế độ tư hữu tư sản về tư liệu sản xuất được biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Đó là những mâu thuẫn kinh tế - xã hội khách quan không thể thiếu.
+ Nó ra đời phù hợp với mong muốn, ước vọng tự nhiên của con người, xã hội loài người, mọi người dân lao động là xóa bỏ hình thái xã hội áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng hình thái kinh tế xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh, con người được sống trong xã hội tư do hạnh phúc.
Theo Hỏi đáp CNXHKH*
- Hình thái kinh tế - xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của trình độ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
- Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa:
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là một xã hội có quan hệ sản xuất đặc trưng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất phù hợp với tính chất xã hội hóa cao và trình độ phát triển tiên tiến, hiện đại của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa cộng sản;
+ Quan hệ sản xuất đặc trưng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất phù hợp với tính chất xã hội hóa cao và trình độ phát triển tiên tiến, hiện đại của lực lượng sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất xã hội hóa cao, tiên tiến, hiện đại.
+ Kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sơ hạ tầng của chủ nghĩa cộng sản.
- Hình thái kinh tế - xã hôi cộng sản chủ nghĩa ra đời là một tất yếu:
+ Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tư nhiên.
Xã hội loài người phát triển tuân theo sự vận động của các quy luật khách quan cùng sự tác đọng chủ quan của con người và xã hội loài người.
Lịch sử xã hội loài người là sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao.
Đến nay đã chứng kiến năm hình thái kinh tế - xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
+ Nguồn gốc sâu xa. Là sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, cộng với những nhân tố kinh tế,chính trị xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra là nguồn gốc sâu xa cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
+ Nguồn gốc trực tiếp, dẫn đến sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ngày càng cao với quan hệ sản xuất chật hẹp dựa trên chế độ tư hữu tư sản về tư liệu sản xuất được biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Đó là những mâu thuẫn kinh tế - xã hội khách quan không thể thiếu.
+ Nó ra đời phù hợp với mong muốn, ước vọng tự nhiên của con người, xã hội loài người, mọi người dân lao động là xóa bỏ hình thái xã hội áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng hình thái kinh tế xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh, con người được sống trong xã hội tư do hạnh phúc.
Theo Hỏi đáp CNXHKH*