• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hình học violympic - lớp 9

talamavuong1996

New member
Xu
0
Câu 1:Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O; R) và có AB // CD; AB = R; CD = R
gif.latex
; O ở ngoài tứ giác. Khi đó
gif.latex
=........
gif.latex

Câu 2:Cho tứ giác ABCD nội tiếp được đường tròn; AC cắt BD tại I. Nếu
gif.latex
thì
gif.latex
= ..........
gif.latex
.
Câu 3:Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) và M thuộc (O), không trùng các đỉnh A, B, C. Gọi P, Q, R lần lượt là hình chiếu vuông góc của M xuống BC, CA, AB. Biết
gif.latex
, thế thì
gif.latex
= .........
gif.latex
.
Câu 4:Cho tứ giác ABCD nội tiếp, AB cắt CD tại E. Nếu AB = BC = CD (AB > AD) và
gif.latex
thì góc
gif.latex
= ........
gif.latex
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
------------------------

Câu 1.

- Gọi H, P lần lượt là các hình chiếu của B, O trên cạnh DC ; Đoạn thẳng OP cắt và vuông góc với AB tại E (vì AB // CD) ;
- Đặt \[\hat{BCD}={C}_{1}\] và \[\hat{OCD}={C}_{2}\] ;
- Từ đề bài, ta có thể biết được tứ giác ABCD là một hình thang cân, nên \[\hat{A}=\hat{B}\].
- Theo đề ta có \[OA = OB = AB = R \Rightarrow \hat{OAB}=\hat{ABO}=\hat{BOA}=60^{\circ} \].
Vì \[OB = OC = R\], \[\Delta OBC\] cân, nên \[\hat{{C}_{1}}+\hat{{C}_{2}}=\hat{OBC}\].
Vì P là hình chiếu vuông góc từ tâm (O) tới dây DC nên \[DP = PC = \frac{\sqrt{3}}{2}R\].
- Ta có tỷ lệ: \[\frac{PC}{OC}=\frac{\frac{\sqrt{3}}{2}R}{R}=\frac{\sqrt{3}}{2}=\sin 60^{\circ} \]. Từ tỷ lệ này ta có thể biết được \[\hat{POC}=60^{\circ} \], \[\hat{{C}_{2}}=30^{\circ} \], \[OP=\frac{1}{2}R\].
- Vì ABCD là hình thang cân nên dễ dàng tính được \[HC=\frac{CD-AB}{2}=\frac{\sqrt{3}R-R}{2}=\frac{\sqrt{3}-1}{2}R(1)\]
- Ta có \[HB = PE\]. \[\sin 60^{\circ} =\frac{OE}{OB}=\frac{OE}{R}=\frac{\sqrt{3}}{2} \Leftrightarrow OE=\frac{\sqrt{3}}{2}R\]. Vậy \[PE=HB=OE-OP=\frac{\sqrt{3}}{2}R-\frac{1}{2}R=\frac{\sqrt{3}-1}{2}R(2)\]
Từ (1) và (2), suy ra: \[HC=HB=\frac{\sqrt{3}-1}{2}R\], \[\Delta HBC\] là tam giác vuông cân tại H, nên \[\hat{{C}_{1}}=45^{\circ} \].
Vậy \[\hat{OBC}=\hat{OCB}=\hat{{C}_{1}}+\hat{{C}_{2}}=45^{\circ} +30^{\circ} =75^{\circ} \].
\[\hat{A}=\hat{B}=\hat{OBA}+\hat{OBC}=60^{\circ} +75^{\circ} =135^{\circ} \]
Vậy \[\hat{A}+\hat{B}=2.135^{\circ} =270^{\circ} \].

------------------------

Câu 2.

- Ta có: \[\hat{ABD}=\hat{ACD}=\alpha \] (Vì cùng chắn cung AD).
- Vì tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp và hai góc \[\hat{A}=65^{\circ} \] và \[\hat{B}=75^{\circ} \] nên lần lượt tính được các góc \[\hat{C}=115^{\circ} \] và \[\hat{D}=105^{\circ} \].
- Ta có:
\[\alpha +\hat{ICB}=115^{\circ} \] (1) ;
\[\alpha +\hat{IBC}=75^{\circ} \] (2).
Trong đó:
\[\hat{ICB}+\hat{IBC}=\hat{BIA}=110^{\circ} \].

- Lấy (1) cộng (2), ta có: \[2\alpha +\left( \hat{ICB}+\hat{IBC}\right)=190^{\circ} \Leftrightarrow 2\alpha +110^{\circ} =190^{\circ} \Leftrightarrow \alpha =\frac{190^{\circ}-110^{\circ}}{2}=40^{\circ} \].
Vậy, \[\hat{CBD}=\hat{B}-\alpha =75^{\circ} -40^{\circ} =35^{\circ} \].

------------------------

Câu 3.

- Vì tứ giác AMCB là tứ giác nội tiếp, nên: \[\hat{MCB}+\hat{MAB}=\hat{MAR}+\hat{MAB}=180^{\circ} \Rightarrow \hat{MCB}=\hat{MAR}=74^{\circ} \];
- Trong tứ giác AQMR có hai góc đối \[\hat{MQA}\] và \[\hat{MRA}\] cùng bằng \[90^{\circ} \] nên hai góc này bù nhau vì vậy tứ giác AQMR là tứ giác nội tiếp, nên: \[\hat{MQR}=\hat{MAR}=74^{\circ} \] (Vì cùng chắn cung MR).
Vậy ta suy ra: \[\hat{AQR}=\hat{AQM}-\hat{MQR}=90^{\circ}-74^{\circ} =16^{\circ}\].

------------------------

Câu 4.

- Gọi H và P lần lượt là các hình chiếu vuông góc từ (O) lên các cạnh AB và CD. Vì AB = CD, nên (theo định lý Quan hệ giữa tâm và dây cung) OP = OH (AP = DH), từ điều này suy ra OE là tia phân giác góc E (EH = EP). Vậy, EH - DH = EA - EP tức ED = EA, \[\Delta EDA\] cân tại E. Suy ra, \[\hat{EDA}=\hat{EAD}=80^{\circ} \]
- Vì CD = BC nên \[\Delta CBD\] là tam giác cân tại C, vậy \[\hat{CBD}=\hat{CDB}\] ;
- Ta có: \[\hat{CBD}\] và \[\hat{ADB}\] lần lượt chắn các cung CD và cung AB, trong đó: CD = AB nên cung CD = cung AB. Từ đây suy ra, \[\hat{CBD}=\hat{ADB}=\hat{CDB}\] ;
- \[\hat{EDB}=\hat{C}+\hat{CBD}=\hat{EDA}+\hat{ADB} \Leftrightarrow \hat{C}=\hat{EDA}\], Vậy ta có được AD // BC.
Vậy, \[\hat{EDA}=\hat{EAD}=\hat{C}=\hat{B}=80^{\circ} \]. Vì CD = BC nên ta tính được: \[\hat{CDB}=\hat{CBD}=50^{\circ} \].
Vậy, \[\hat{ABD}=\hat{B}-\hat{CBD}=80^{\circ} -50^{\circ} =30^{\circ} \].
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 1:Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O; R) và có AB // CD; AB = R; CD = R
gif.latex
; O ở ngoài tứ giác. Khi đó
gif.latex
=........
gif.latex

Câu 2:Cho tứ giác ABCD nội tiếp được đường tròn; AC cắt BD tại I. Nếu
gif.latex
thì
gif.latex
= ..........
gif.latex
.
Câu 3:Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) và M thuộc (O), không trùng các đỉnh A, B, C. Gọi P, Q, R lần lượt là hình chiếu vuông góc của M xuống BC, CA, AB. Biết
gif.latex
, thế thì
gif.latex
= .........
gif.latex
.
Câu 4:Cho tứ giác ABCD nội tiếp, AB cắt CD tại E. Nếu AB = BC = CD (AB > AD) và
gif.latex
thì góc
gif.latex
= ........
gif.latex
Vòng bao nhiêu đấy bạn ???
 
Bài 2
DAB-CAD+ABC-DBC+110*=180*
<=> 65 -CAD+75-CBD+110=180
<=> 250-2DBC=180
<=>DBC=35 (ABCD nt=>CAD=CBD)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cho hình vuông ABCD, M thuộc cạnh AB; N thuộc cạnh AD sao cho góc MCN=45 độ.CM và CN lần lượt cắt BD tại E và F. Biết góc ACM=24 độ , thế thì góc BFM=? độ.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top