• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hình học lớp 9 cần giúp đỡ!!!

dieuuocsaobang

New member
Xu
0
Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn tâm O với AB<AC,có 3 đường cao AD,BE,CF cắt nhau tại H
a)C/m: tứ giác BDHF nội tiếp
b)C/m: tứ giác BCEF nội tiếp xác định tâm I của đường tròn này
c) C/m : FC là tia phân giác của góc EFD
d)C/m: tứ giác FDIE nội tiếp

e)C/m: AO vuông góc EF
f)Tia OI cắt (O) tại N,AN cắt BC tại M.Trên AC lấy K sao cho AK=AB.C/m MNCK nội tiếp
g)C/m: AN là phân giác của góc DAO
h)Vẽ đường kính AQ của O.C/m BHCQ là hình bình hành
i)Tia AD cắt (O) tại L.C/m BLQC là hình thang cân
j)C/m: HE.BD=DE.HF
Nhờ mọi người giải giúp em làm xong câu d oy tới câu e... hình rối quá em nhìn không ra.
 
a) Xét tứ giác BDHF, ta có
CF vuông góc AB (CF là đường cao)
AD vuông góc BC (AD là đường cao)
=> Góc HFB = góc HDB = 90 độ
=> tứ giác BDHF nội tiếp( tứ giác có hai góc đối bằng nhau)

b)Xét tứ giác BCEF, ta có
góc CFB = góc BEC = 90 độ (CF,BE là đường cao)
=> tứ giác BCEF nội tiếp
+tam giác CFB nội tiếp ( góc CBF vuông)
=>tâm I là trung điểm CB

tối đây thui 2 câu cuối tự làm ha
 
f) i là trung điểm của BC nên N là điểm chính giữa cung BC => AN là phân giác góc ABC=> AN là trung trực của BK(ABK cân)
=> góc NBM= góc BKN(đối xứng)=góc MCN =>đfcm
g) AD//OI => góc DAN= ANO=NAO(OAN cân)
Tớ có việc bận nên chỉ giải tới đây thôi. Tớ khuyên bạn nên vẽ riêng từng hình để dễ làm. GOOD LUCK!
 
a) Xét tứ giác BDHF, ta có
CF vuông góc AB (CF là đường cao)
AD vuông góc BC (AD là đường cao)
=> Góc HFB = góc HDB = 90 độ
=> tứ giác BDHF nội tiếp( tứ giác có hai góc đối bằng nhau)

b)Xét tứ giác BCEF, ta có
góc CFB = góc BEC = 90 độ (CF,BE là đường cao)
=> tứ giác BCEF nội tiếp
+tam giác CFB nội tiếp ( góc CBF vuông)
=>tâm I là trung điểm CB

tối đây thui 2 câu cuối tự làm ha
câu a,b,c,d làm được rồi mà còn mấy câu còn lại nữa..giúp mình nha mấy bạn,a chị
 
Để mình giải trọn bài nha ! ^^

Câu a)
Tứ giác BDHF có \[\hat{BDA}\] + \[\hat{BFH}=90^{\circ} +90^{\circ} =180^{\circ} \]. Tổng hai góc đối bù nhau, vậy tứ giác BDHF nội tiếp được một đường tròn.

Câu b)
Gọi I là trung điểm cạnh BC. Vì \[\Delta BEC\] và \[\Delta BFC\] đều là tam giác vuông nên các đường trung tuyến IE và IF ứng với cạnh huyền BC đều bằng một nửa BC, tức IE = IF = IB = IC. Vậy bốn điểm B, C, E, F đều nằm trên cùng một đường tròn. Vậy tứ giác BCEF là tứ giác nội tiếp với tâm đường tròn chính là trung điểm I của cạnh BC.

Câu c)
Chứng minh ∆DBF đồng dạng với ∆ABC như câu b, ta sẽ có được: \[\hat{AFE}=\hat{DFB}=\hat{ACB}\]. Trong khi, \[\hat{AFC}=\hat{BFC}= 90^{\circ} \].
Suy ra, \[\hat{AFC}-\hat{AFE}=\hat{BFC}-\hat{DFB}\Leftrightarrow \hat{CFD}=\hat{CFE}\], tức FC là tia phân giác \[\hat{EFD}\].

Câu d)
Ta có IE là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC, nên IE = IB = IC. Suy ra, góc BIE = góc IEC + góc ICE = 2.ACB .
Theo câu c, ta có: góc CFD = góc CFE, trong đó góc CFE = 90˚ - góc AFE = 90˚ - góc ACB.
Vậy, góc DFE = 2(90˚ - góc ACB) = 180˚ - góc BIE <=> góc DFE + góc BIE = 180˚. Hai góc đối DFE và góc BIE bù nhau trong tứ giác FDIE nên tứ giác FDIE là tứ giác nội tiếp.

Câu f)
IN vuông góc, đồng thời cũng đường trung tuyến nên ∆BNC là tam giác cân tại N, NB = NC.
Hai góc NAB và góc NCB cùng chắn cung BN, nên góc NAB = góc NCB.
Hai góc NBC và góc NAC cùng chắn cung CN, nên góc NBC = góc NAC = góc NCB. Vậy AN là tia phân giác góc A. Suy ra, góc NAB = góc NAC.
Ta lại có thêm, AB = AK, AM là cạnh chung và góc NAB = góc NAC => ∆AMB = ∆AMK (c-g-c).
Hai góc ABC và góc ANC cùng chắn cung AC, nên góc ABC = góc ANC, và vì góc MAB = góc CAN, nên ∆AMB ≈ ∆ACN (g-g-g).
Vậy ∆AMK ≈ ∆ACN (g-g-g), góc AKM = góc ANC, góc AMK = góc ACN.
góc AKM + góc MKC = góc ANC + góc MKC = 180˚. Hai góc đối MNC và góc MKC bù nhau trong tứ giác MNCK nên MNCK là tứ giác nội tiếp.

Câu g)
Ta gọi giao điểm giữa AO và FE là G.
Theo câu f, ta có góc MAK = góc MAB (1) ;
Theo câu e, ta có AO vuông góc với FE, góc GEA + góc GAE = góc DBA + góc DAB = 90˚.
Từ câu b, ta có góc AEF = góc DBF tức góc GEA = góc DBA. Vậy, góc GAE = góc DAB (2).
Lấy (1) trừ (2), ta có: góc MAK - góc GAE = góc MAB - góc DAB <=> góc MAO = góc MAD, tức AN là tia phân giác góc DAO.

Câu h)
Vì góc ACQ chắn đường kính AQ tức chắn nửa đường tròn tâm O nên góc ACQ = 90˚, vậy CQ // BE tức CQ // BH ;
Vì góc ABQ chắn đường kính BQ tức chắn nửa đường tròn tâm O nên góc ABQ = 90˚, vậy BQ // CF tức BQ // CH.
Từ đó suy ra tứ giác BHCQ là hình bình hành.

Câu i)
Từ câu h, ta có góc ABQ = 90˚.
Hai góc BCQ và góc BAQ cùng chắn cung BQ => góc BCQ = góc BAQ (3).
Hai góc BLA và góc BQA cùng chắn cung AB => góc BLA = góc BQA, tức góc DLB = góc BQA.
90˚ - góc DLB = 90˚ - góc BQA <=> góc DBL = góc BAQ (4).
Từ (3) và (4), suy ra: góc DBL = góc BCQ, tức góc LBC = góc QCB. Hai góc đáy của tứ giác BLQC bằng nhau, vậy tứ giác BLQC là hình thang cân.

Câu j)
Chứng minh tương tự như câu c) đối với góc FED, ta sẽ só: góc BEF = góc BED tức góc HEF = góc DEB (5).
góc HFE = 90˚ - góc AFE. Trong đó, góc AFE = góc ACB vậy <=> góc HFE = 90˚ - góc ACB ;
góc DBE = 90˚ - góc DHB. Trong đó, góc DHB = góc EHA = 90˚ - góc DAC = góc ACB vậy <=> góc DBE = 90˚ - góc ACB.
Từ đây suy ra, góc HFE = góc DBE = 90˚ - góc ACB (6).
Từ (5) và (6), ta suy ra: ∆HEF ≈ ∆DEB (g-g-g). Từ đây ta rút ra tỷ lệ: HE/DE = HF/BD tương đương HE.BD = HF.DE

phù..... ^^
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top