Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Tản văn, Tạp bút
Hình ảnh Tây Bắc trong kỷ niệm văn học của tôi
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="cherryle" data-source="post: 160335" data-attributes="member: 308526"><p>Tôi sinh ra ở một nơi cũng là “Tây”, nhưng không phải Tây Bắc mà là Tây Nguyên. Nguồn gốc quê hương thật sự của tôi là Bình Định, nhưng thú thật sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ba dan màu mỡ, tôi ảnh hưởng sâu sắc các văn hóa nhảy sạp, múa các bài hát dân gian, cồng chiêng của các dân tộc thiểu số từ Tây Bắc đến Tây Nguyên khi diễn văn nghệ nhân ngày thành lập Đoàn 26-3, chào mừng ngày 20-11 từ thời phổ thông cở sở đến phổ thông trung học. Tất cả đã trở thành hình ảnh không bao giờ quên trong kỷ niệm của tôi.</p><p></p><p>Múa Sạp (Inh lả ơi) của dân tộc Mường, Múa xòe (Xòe Hoa) của dân tộc Thái, Chiều Lên Bản Thượng của nhạc sĩ Lê Dinh về dân tộc Mường trên bản Thượng, miền núi Tây Bắc. Múa Xoan (dân tộc Ba Na). Người Con Gái Pa Cô:</p><p></p><p>“ Mùa Xuân đến rồi, bản làng ơi</p><p>Thơ Bác gọi dậy vang non sông,</p><p>Kèn tiến công vang dội khắp hai miền</p><p>Bác Hồ gọi ấy là mùa Xuân đến.</p><p>Ê... Hỡi núi rừng quê ta </p><p>Hát lên muôn lời ca ta hát mừng chiến thắng. </p><p>Ê...Người con gái PaKô con cháu Bác Hồ .. “</p><p></p><p>Hình ảnh Tây Bắc được thể hiện rõ nét và sâu sắc hơn khi học môn văn lớp 12. Đặc biệt là trong bài thơ “Tiếng Hát Con Tàu” của Chế Lan Viên:</p><p></p><p><em>“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc</em></p><p><em>Khi lòng ta đã hoá những con tàu</em></p><p><em>Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát</em></p><p><em>Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu..</em>”</p><p></p><p>Thời ấy internet chưa phát triển, cũng chỉ nhờ thơ mà tôi mới biết được một số địa danh của Tây Bắc: Sài Khao, Mường Lát, Pha lương, Mường Hịch, Mai Châu, Sầm Nứa trong “Tây Tiến” của Quang Dũng. Po Tào, Mường Khủ, Mường Tranh, Mường La trong “Lên Tây Bắc” của Tố Hữa. Sau đó hình dung hương vị của một Tây Bắc đầy màu sắc (phạt vạ, trình ma,cho vay nặng lãi, cưới hỏi, nối dây, gọi bạn tình, chơi xuân) qua các tác phẩm của Tô Hoài như ‘Vợ Chồng A Phủ’, ‘Truyện Tây Bắc’.</p><p></p><p>Sáng nay ra trận lên Tây Bắc</p><p>Hai đứa ta cùng đi đánh giặc</p><p>Tay dao tay súng gạo đầy bao</p><p>Chân cứng đạp rừng gai đá sắc</p><p> </p><p>Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều</p><p>Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo</p><p>Núi không đè nổi vai vươn tới</p><p>Lá nguỵ trang reo với gió đèo”</p><p>(Lên Tây Bắc- Tố Hữu)</p><p></p><p>Hay tượng tưởng những bức tranh Tây Bắc như được một họa sĩ thiên nhiên vẽ ra trong Thơ của Nguyễn Quang Bích: </p><p></p><p><em>Lên mãi càng cao mỗi bậc leo</em></p><p><em>Cúi nhìn rặng núi thấp leo teo</em></p><p><em>Đầu non hẩng sáng, sườn non tối</em></p><p><em>Mường tưởng mây mưa tự dưới đèo</em></p><p>( Lên núi Thái Bình)</p><p><em>Nước reo sùng sục tựa trâu giống</em></p><p><em>Đá mọc lô xô tựa mũi tên</em></p><p><em>“Trận thế rắn bò” sông uốn khúc</em></p><p><em>“Đoàn quân gấu dữ, núi như lên”</em></p><p>(Qua thác Chiến Than)</p><p> </p><p><em>Khe suối loanh quanh vòng dải áo</em></p><p><em>Núi non chồng chất bức tranh mây</em></p><p>(Trên đường Quỳnh Nhai)</p><p> </p><p><em>Sông vòng theo núi chảy</em></p><p><em>Rêu đượm nước mưa đầy</em></p><p><em>Đứng cao nhìn xa tít</em></p><p><em>Ngỡ mình ở trong mây</em></p><p>(Trên núi)</p><p></p><p>Không chỉ là sự cảm nhận về con người, hình ảnh Tây Bắc, mà còn truyền được cái tinh thần, niềm tự hào, ý chí chiến đấu của lớp đàn anh đã hi sinh tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp bảo vệ đất nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc qua rất nhiều bài thơ, ca khúc về Tây Bắc.</p><p></p><p>“Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa</p><p>Suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua</p><p>Bộ đội ta vâng lệnh Bác Hồ</p><p>Về đây giải phóng quê nhà</p><p>Đất nước miền Tây Bắc đau thương</p><p>Từ bao lâu dưới ách loài giặc tàn ác</p><p>Quân với dân một lòng không phân biệt xuôi ngược</p><p>Cùng đồng tâm tiêu diệt hết quân thù….”</p><p>( Qua Miền Tây Bắc - Nguyễn Thành)</p><p></p><p>Tây Bắc, một nơi tôi chưa từng đặt chân đến nhưng những kỷ niệm, sự cảm nhận về Tây Bắc có thể nói thật sự rất sâu sắc, không hề mờ nhạt qua năm tháng trong tôi, tất cả điều ấy đều bắt đầu từ những vần thơ, những bài văn, những ca khúc của các lớp cha, anh. Và tôi đã yêu Tây Bắc từ những điều như thế.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="cherryle, post: 160335, member: 308526"] Tôi sinh ra ở một nơi cũng là “Tây”, nhưng không phải Tây Bắc mà là Tây Nguyên. Nguồn gốc quê hương thật sự của tôi là Bình Định, nhưng thú thật sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ba dan màu mỡ, tôi ảnh hưởng sâu sắc các văn hóa nhảy sạp, múa các bài hát dân gian, cồng chiêng của các dân tộc thiểu số từ Tây Bắc đến Tây Nguyên khi diễn văn nghệ nhân ngày thành lập Đoàn 26-3, chào mừng ngày 20-11 từ thời phổ thông cở sở đến phổ thông trung học. Tất cả đã trở thành hình ảnh không bao giờ quên trong kỷ niệm của tôi. Múa Sạp (Inh lả ơi) của dân tộc Mường, Múa xòe (Xòe Hoa) của dân tộc Thái, Chiều Lên Bản Thượng của nhạc sĩ Lê Dinh về dân tộc Mường trên bản Thượng, miền núi Tây Bắc. Múa Xoan (dân tộc Ba Na). Người Con Gái Pa Cô: “ Mùa Xuân đến rồi, bản làng ơi Thơ Bác gọi dậy vang non sông, Kèn tiến công vang dội khắp hai miền Bác Hồ gọi ấy là mùa Xuân đến. Ê... Hỡi núi rừng quê ta Hát lên muôn lời ca ta hát mừng chiến thắng. Ê...Người con gái PaKô con cháu Bác Hồ .. “ Hình ảnh Tây Bắc được thể hiện rõ nét và sâu sắc hơn khi học môn văn lớp 12. Đặc biệt là trong bài thơ “Tiếng Hát Con Tàu” của Chế Lan Viên: [I]“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc[/I] [I]Khi lòng ta đã hoá những con tàu[/I] [I]Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát[/I] [I]Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu..[/I]” Thời ấy internet chưa phát triển, cũng chỉ nhờ thơ mà tôi mới biết được một số địa danh của Tây Bắc: Sài Khao, Mường Lát, Pha lương, Mường Hịch, Mai Châu, Sầm Nứa trong “Tây Tiến” của Quang Dũng. Po Tào, Mường Khủ, Mường Tranh, Mường La trong “Lên Tây Bắc” của Tố Hữa. Sau đó hình dung hương vị của một Tây Bắc đầy màu sắc (phạt vạ, trình ma,cho vay nặng lãi, cưới hỏi, nối dây, gọi bạn tình, chơi xuân) qua các tác phẩm của Tô Hoài như ‘Vợ Chồng A Phủ’, ‘Truyện Tây Bắc’. Sáng nay ra trận lên Tây Bắc Hai đứa ta cùng đi đánh giặc Tay dao tay súng gạo đầy bao Chân cứng đạp rừng gai đá sắc Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá nguỵ trang reo với gió đèo” (Lên Tây Bắc- Tố Hữu) Hay tượng tưởng những bức tranh Tây Bắc như được một họa sĩ thiên nhiên vẽ ra trong Thơ của Nguyễn Quang Bích: [I]Lên mãi càng cao mỗi bậc leo[/I] [I]Cúi nhìn rặng núi thấp leo teo[/I] [I]Đầu non hẩng sáng, sườn non tối[/I] [I]Mường tưởng mây mưa tự dưới đèo[/I] ( Lên núi Thái Bình) [I]Nước reo sùng sục tựa trâu giống[/I] [I]Đá mọc lô xô tựa mũi tên[/I] [I]“Trận thế rắn bò” sông uốn khúc[/I] [I]“Đoàn quân gấu dữ, núi như lên”[/I] (Qua thác Chiến Than) [I]Khe suối loanh quanh vòng dải áo[/I] [I]Núi non chồng chất bức tranh mây[/I] (Trên đường Quỳnh Nhai) [I]Sông vòng theo núi chảy[/I] [I]Rêu đượm nước mưa đầy[/I] [I]Đứng cao nhìn xa tít[/I] [I]Ngỡ mình ở trong mây[/I] (Trên núi) Không chỉ là sự cảm nhận về con người, hình ảnh Tây Bắc, mà còn truyền được cái tinh thần, niềm tự hào, ý chí chiến đấu của lớp đàn anh đã hi sinh tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp bảo vệ đất nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc qua rất nhiều bài thơ, ca khúc về Tây Bắc. “Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa Suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua Bộ đội ta vâng lệnh Bác Hồ Về đây giải phóng quê nhà Đất nước miền Tây Bắc đau thương Từ bao lâu dưới ách loài giặc tàn ác Quân với dân một lòng không phân biệt xuôi ngược Cùng đồng tâm tiêu diệt hết quân thù….” ( Qua Miền Tây Bắc - Nguyễn Thành) Tây Bắc, một nơi tôi chưa từng đặt chân đến nhưng những kỷ niệm, sự cảm nhận về Tây Bắc có thể nói thật sự rất sâu sắc, không hề mờ nhạt qua năm tháng trong tôi, tất cả điều ấy đều bắt đầu từ những vần thơ, những bài văn, những ca khúc của các lớp cha, anh. Và tôi đã yêu Tây Bắc từ những điều như thế. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Tản văn, Tạp bút
Hình ảnh Tây Bắc trong kỷ niệm văn học của tôi
Top