Hình ảnh người nông dân trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng

thocon96

New member
Xu
0
HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG

[FONT=&quot]I)cuộc sống của họ[/FONT][/SIZE]
[FONT=&quot]1) [/FONT][FONT=&quot]Họ phải sống trong nghèo khổ,xác xơ[/FONT]
[FONT=&quot]- nhân vật chị Dậu:làm ăn quanh năm không dám nghỉ tay nhưng vẫn k hông đủ ăn[/FONT]
[FONT=&quot]- nhân vật lão hạc:tích cóp sau bao nhiêu ngày làm lụng nhưng tay trắng sau một trận ốm[/FONT]
[FONT=&quot]- chí phèo:lang thang kiếm sống,cầu bất cầu bơ[/FONT]
[FONT=&quot]VD:[/FONT]
[FONT=&quot]Con đói lả ôm lưng mẹ khóc[/FONT]
[FONT=&quot]Mẹ địu con đấu thóc cầm vơi[/FONT]
[FONT=&quot]Kiếp người cơm vãi cơm rơi[/FONT]
[FONT=&quot]Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi[/FONT]
[FONT=&quot]2) [/FONT][FONT=&quot]Họ chịu sự áp bức bóc lột thậm tệ[/FONT]
[FONT=&quot]- gia đình chị Dậu:phải đóng cả suất đinh cho người em chồng chết từ năm ngoái[/FONT]
[FONT=&quot]-anh dậu:bị đánh hết sức dã man=>chà đạp lên quyền sống của con người[/FONT]
[FONT=&quot]- người nhà Nghị Quế vừa đấm vừa xoa chị Dậu hòng mua rẻ đứa con[/FONT]
[FONT=&quot]- chí Phèo:bị tù tội,bị cướp đi ước mơ,mất nhân tính[/FONT]
[FONT=&quot]- nhân vật Mẹ Nuôi trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan:bị mất trộm tất cả đồ đạc đến cửa quan còn bị mất hai hào[/FONT]
[FONT=&quot]3) [/FONT][FONT=&quot]bị tha hương,bị li tán[/FONT]
[FONT=&quot]- bé hồng và mẹ “trong l òng mẹ”Nguyên Hồng:đến khi xa mẹ chú còn bị cô bày chuyện,làm chú ghét mẹ[/FONT]
[FONT=&quot]- hai cha con lão hạc:vì không có tiền cưới vợ mà con lão bỏ nhà đi đồn điền cao su,để lại lão một mình[/FONT]
[FONT=&quot]4) [/FONT][FONT=&quot]bị thái hóa,biến chất[/FONT]
[FONT=&quot]- chí phèo:ăn vạ nhà Bá Kiến[/FONT]
[FONT=&quot]- Binh Tư:ăn trộm sống qua ngày[/FONT]
[FONT=&quot]- Lão Hạc:không giữ được nhân cách thì phải chết[/FONT]
[FONT=&quot]II,nhân cách[/FONT]

[FONT=&quot]1) [/FONT][FONT=&quot]tình yêu thương vô hạn[/FONT]
[FONT=&quot]- tình cảm mẹ con:chị Dậu và cái Tí,mẹ con bé hồng[/FONT]
[FONT=&quot]- tình cảm cha con sâu nặng:lão hạc và con trai[/FONT]
[FONT=&quot]- tình cảm yêu chồng:chị Dậu[/FONT]
[FONT=&quot]- tình yêu đôi lứa:chí phèo-thi nở[/FONT]
[FONT=&quot]- tình hàng xóm,láng giềng:bà hàng xóm trong “tắt đèn”Ngô Tất Tố[/FONT]
[FONT=&quot]2) [/FONT][FONT=&quot]đảm đang,tháo vát[/FONT]
[FONT=&quot]- hình ảnh chị dậu:lo cho chồng,cho con,cho gia đình[/FONT]
[FONT=&quot]- mẹ bé hồng:lo kiếm sống,trả nợ nhà[/FONT]
[FONT=&quot]3) [/FONT][FONT=&quot]giữ gìn nhân cách,phẩm giá[/FONT]
[FONT=&quot]- lão hạc:thà chết chứ không chịu mất phẩm giá của mình,nghèo nhưng không hèn[/FONT]
[FONT=&quot]- chị Dậu:bán con nhưng không chịu cúi đầu “ném toạc tờ giấy bạc trước con mắt tròn xoe của tên quan phủ,chạy ra ngoài,trời tối như tiền đồ của chị”[/FONT]
[FONT=&quot]4) [/FONT][FONT=&quot]tinh thần yêu nước,phản kháng[/FONT]
[FONT=&quot]- chị Dậu:không thể để nó đè ép mình mãi được,đánh cho nó chừa cái thói hốc hách[/FONT]
[FONT=&quot]-nhân vật Mị:cởi trói cho A phủ mặc dù biết hậu quả[/FONT]
[FONT=&quot]=>ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh[/FONT]
[FONT=&quot]mọi người đọc rồi cho ý kiến nhé
[/FONT]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
A. Mở bài:

Nói đến Nam Cao là phải nói đến Lão Hạc. Tác phẩm này được coi là một truyện ngắn hiện thực xuất sắc trong trào lưu hiện thực phê phán của thời kì 1930 – 1945. Truyện không những tố khổ người nông dân trước tai trời ách đất, trước xã hội suy tàn mà đáng chú ý hơn cả là đã nêu bật được hình ảnh một lão nông đáng kính với phẩm chất của một con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con, để lại trong lòng người đọc niềm xót xa, cảmm thông và mến phục.

B. Thân bài:

I. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước cách mạng.

1. Lão Hạc

*. Nỗi khổ về vật chất


Cả đời thắt lưng buộc bụng lão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và làm thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật. Nam Cao đã dũng cảm nhìn thẳng vào nỗi khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.

*. Nỗi khổ về tinh thần.

Đó là nỗi đau của người chồng mất vợ, người cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc. Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng

Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó. Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Lão đã chọn cái chết thật dữ dội. Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hác đã không có lối thoát

2. Con trai lão Hạc

Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn khiến anh phẫn chí, bỏ làng đi đồn điền cao su với một giấc mộng viển vông có bạc trăm mới về. Nghèo đói đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.

Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân, truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói và những hủ tục phong kiến lạc hậu

II. Truyện ngắn Lão Hạc giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân

1. Lòng nhân hậu


Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão coi nó như con, cưu mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút: lão bắt rận, tắm, cho nó ăn bằng bát như nhà giàu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi lão mắng yêu, cưng nựng. Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm của người cha đối với người con.

Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão coi đó là một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo mong được dịu bớt nỗi đau dằng xé trong tâm can.

Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng lại xám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng, vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự trừng phạt mình trước con chó yêu dấu.

2. Tình yêu thương sâu nặng

Vợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai lão. Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu tìm cách chia sẻ, tìm lời lẽ an ủi giảng giải cho con hiểu dằn lòng tìm đám khác. Thương con lão càng đau đớn xót xa khi nhận ra sự thực phũ phàng: Sẽ mất con vĩnh viễn “Thẻ của nó .............chứ đâu có còn là con tôi ”. Những ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi nhớ thương, niềm mong mỏi tin con từ cuối phương trời . Mặc dù anh con trai đi biền biệt năm sáu năm trời, nhưng mọi kỷ niệm về con vẫn luôn thường trực ở trong lão. Trong câu chuyện với ông giáo , lão không quên nhắc tới đứa con trai của mình.

Lão sống vì con, chết cũng vì con : Bao nhiêu tiền bòn được lão đều dành dụm cho con. Đói khát, cơ cực song lão vẫn giữ mảnh vườn đến cùng cho con trai để lo cho tương lai của con.

Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã: Nếu sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thi phải chết. Và lão đã quyên sinh không phải lão không quý mạng sống, mà vì danh dự làm người, danh dự làm cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao.

3. Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cả.

Đối với ông giáo người mà Lão Hạc tin tưởng quý trọng, cũng luôn giữ ý để khỏi bị coi thường. Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ chối sự giúp đỡ của ông giáo, rồi ông cố xa dần vì không muốn mang tiếng lợi dụng lòng tốt của người khác. Trước khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho mình chu đáo. Lão chỉ có thể yên lòng nhắm mắt khi đã gửi ông giáo giữ trọn mảnh vườn, và tiền làm ma. Con người hiền hậu ấy, cũng là con người giàu lòng tự trọng. Họ thà chết chứ quyết không làm bậy. Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về nhân phẩm như lão Hạc quả là điều đáng trọng.

III. Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời:

Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người. Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác .

C. Kết bài:

- Có thể nói Lão Hạc là điển hình về cuộc đời và số phận của người nông dân trong xã hội cũ. Lão là người nghèo khổ bị đẩy vào bước đường cùng, bị ức hiếp bị chà đạp vùi dập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới bàn tay của XHPK. Hoàn cảnh của lão phải bán chó thâm chí phải tự kết liễu đời mình vì quá túng quẫn cơ cực. Dù trong hoàn cảnh nào lão vẫn ánh lên phẩm chất cao đẹp của người nông đân hiền lành lương thiện giàu tình yêu thương và giàu lòng tự trọng.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top