Dòng sông băng tan chảy, hố hình tròn sâu trong lòng sa mạc, hai mắt bão xuất hiện cạnh nhau. Dưới đây là những bức ảnh đặc sắc về Trái đất do Cơ quan không gian Mỹ NASA chụp được.
Dòng sông băng ở bán đảo Kenai tại vùng vịnh Alaska, chụp từ vệ tinh IKONOS ngày 8/8/2005. Trong ảnh, sông băng này đang tan chảy.
Dưới kỷ băng hà cuối cùng, đảo Akimiski của Canada bị chôn sâu dưới hàng nghìn mét băng. Sau đó, băng tan dần và hòn đảo nổi lên, khu bờ biển mới được hình thành. Bức ảnh được vệ tinh Landsat 7 chụp ngày 9/8/2000.
Vệ tinh Landsat 7 chụp ảnh dòng sông băng Byrd qua dãy núi Transatlantic ngày 24/12/1999.
Ánh mặt trời chiếu sáng sông Amazon và một loạt hồ lân cận. Bức ảnh được phi hành gia của NASA chụp ngày 19/8/2008.
Nhà cửa và đường phố ngang hàng thẳng lối ở thành phố Las Vegas, bang Nevada của Mỹ, trong bức ảnh được vệ tinh IKONOS chụp tháng 9/2004.
Khi núi lửa Helen phun trào ngày 18/5/1980, mặt phía bắc của nó bị sụp đổ và lượng lớn đất đá và nham thạch đổ xuống. Bức ảnh này được phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế (ISS) chụp gần ba thập kỷ sau sự kiện này. Ảnh hưởng của vụ núi lửa phun trào vẫn còn rất rõ nét. Phần phía nam xanh mát với rừng cây trong khi phía bắc toàn đất đá hoang vu.
Bão cát ở vùng duyên hải của Libya hôm 26/10/2007 chụp từ vệ tinh MODIS.
Khu rừng phía bắc Cộng hòa Congo chụp ngày 27/6/2002 từ vệ tinh IKONOS. Hai đường thẳng màu vàng là những con đường trong rừng.
Biển Đen chụp từ vệ tinh MODIS ngày 4/6/2008.
Một dòng sông khô hạn uốn lượn qua một dãy nũi ở tỉnh Fars, Iran. Ảnh chụp từ vệ tinh Terra ngày 12/10/2004.
Hai tâm bão hình thành trên vùng biển ở Iceland tháng 11/2006. Ảnh chụp từ vệ tinh Terra.
Sâu trong sa mạc Sahara là một hố có một hình tròn gần như hoàn hảo, đường kính 1,9 km. Hình tròn này xuất hiện ở vùng toàn đá cổ có độ tuổi hàng triệu năm trước khi những con khủng long xuất hiện. Nhiều nhà khoa học tranh cãi về nguyên nhân hình thành hố, trong đó một số cho rằng đây là sản phẩm của một vụ núi lửa phun trào. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy phần đá trong hố chịu ảnh hưởng của thiên thạch. Ảnh chụp từ vệ tinh Terra ngày 24/1/2008.
Nguồn: vnexpress.net
Dòng sông băng ở bán đảo Kenai tại vùng vịnh Alaska, chụp từ vệ tinh IKONOS ngày 8/8/2005. Trong ảnh, sông băng này đang tan chảy.
Dưới kỷ băng hà cuối cùng, đảo Akimiski của Canada bị chôn sâu dưới hàng nghìn mét băng. Sau đó, băng tan dần và hòn đảo nổi lên, khu bờ biển mới được hình thành. Bức ảnh được vệ tinh Landsat 7 chụp ngày 9/8/2000.
Vệ tinh Landsat 7 chụp ảnh dòng sông băng Byrd qua dãy núi Transatlantic ngày 24/12/1999.
Ánh mặt trời chiếu sáng sông Amazon và một loạt hồ lân cận. Bức ảnh được phi hành gia của NASA chụp ngày 19/8/2008.
Nhà cửa và đường phố ngang hàng thẳng lối ở thành phố Las Vegas, bang Nevada của Mỹ, trong bức ảnh được vệ tinh IKONOS chụp tháng 9/2004.
Khi núi lửa Helen phun trào ngày 18/5/1980, mặt phía bắc của nó bị sụp đổ và lượng lớn đất đá và nham thạch đổ xuống. Bức ảnh này được phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế (ISS) chụp gần ba thập kỷ sau sự kiện này. Ảnh hưởng của vụ núi lửa phun trào vẫn còn rất rõ nét. Phần phía nam xanh mát với rừng cây trong khi phía bắc toàn đất đá hoang vu.
Bão cát ở vùng duyên hải của Libya hôm 26/10/2007 chụp từ vệ tinh MODIS.
Khu rừng phía bắc Cộng hòa Congo chụp ngày 27/6/2002 từ vệ tinh IKONOS. Hai đường thẳng màu vàng là những con đường trong rừng.
Biển Đen chụp từ vệ tinh MODIS ngày 4/6/2008.
Một dòng sông khô hạn uốn lượn qua một dãy nũi ở tỉnh Fars, Iran. Ảnh chụp từ vệ tinh Terra ngày 12/10/2004.
Hai tâm bão hình thành trên vùng biển ở Iceland tháng 11/2006. Ảnh chụp từ vệ tinh Terra.
Sâu trong sa mạc Sahara là một hố có một hình tròn gần như hoàn hảo, đường kính 1,9 km. Hình tròn này xuất hiện ở vùng toàn đá cổ có độ tuổi hàng triệu năm trước khi những con khủng long xuất hiện. Nhiều nhà khoa học tranh cãi về nguyên nhân hình thành hố, trong đó một số cho rằng đây là sản phẩm của một vụ núi lửa phun trào. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy phần đá trong hố chịu ảnh hưởng của thiên thạch. Ảnh chụp từ vệ tinh Terra ngày 24/1/2008.
Nguồn: vnexpress.net