• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hình 8: Ôn tập chương 1

Thandieu2

Thần Điêu
HÌNH HỌC 8: CHƯƠNG 1: ÔN TẬP CHƯƠNG 1

ÔN TẬP CHƯƠNG I - HÌNH HỌC 8


Các nội dung chính:

1. Tứ giác
2. Hình thang, hình thang cân
3. Hình bình hành và các dạng đặc biệt (hình chữ nhật; hình thoi, hình vuông)

Sơ đồ nhận biết các loại tứ giác

ontapchuong1.PNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH HÌNH HỌC

1-PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH TỨ GIÁC LÀ HÌNH THANG CÂN

Chứng minh tứ giác là một hình thang có
PP1) Hai góc kề một đáy bằng nhau .
PP2) Hai đường chéo bằng nhau .
PP3) Hai góc đối bù nhau .
PP4) Đường nối các trung điểm của hai đáy là trục đối xứng.

2-PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH TỨ GIÁC LÀ HÌNH BÌNH HÀNH

Chứng minh tứ giác có

PP1) Hai cặp cạnh đối song song .
PP2) Hai cặp cạnh đối băng nhau từng đôi một .
PP3) Các cặp góc đối bằng nhau .
PP4) Các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường .
PP5) Một cặp cạnh đối song song và bằng nhau .
PP6) Một tâm đối xứng .

3-PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH TỨ GIÁC LÀ HÌNH CHỮ NHẬT

Chứng minh tứ giác

PP1) Là hình bình hành có một góc vuông .
PP2) Có bốn góc bằng nhau .
PP3) Là hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau .
PP4) Là hình thang cân có một góc vuông .
PP5) Có các đường thẳng qua các trung điểm của mỗi cặp cạnh đối là trục đối xứng của tứ giác.

4-PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH TỨ GIÁC LÀ HÌNH THOI

Chứng minh tứ giác
PP1) Là hình bình hành có hai cạnh liên tiếp bằng nhau .
PP2) Có bốn cạnh bằng nhau .
PP3) Là hình bình hành có các đường chéo vuông góc .
PP4) Có mỗi đường chéo là phân giác của góc có đỉnh thuộc đường chéo đó .
PP5) Là hình bình hành có một đường chéo là phân giác của một góc có đỉnh thuộc đường chéo ấy .
PP6) Có mỗi đường thẳng qua hai đỉnh đối nhau là một trục đối xứng của nó .

5-PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH TỨ GIÁC LÀ HÌNH VUÔNG

Chứng minh tứ giác
PP1) Là hình thoi có một góc vuông .
PP2) Là hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng nhau .
PP3) Là hình thoi có hai đường chéo bằng nhau .
PP4) Là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc .
PP5) Có bốn trục đối xứng là các đường thẳng qua các đỉnh đối nhau , các đường thẳng qua trung điểm các cạnh đối nhau .


CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phát biểu định nghĩa tứ giác.

2. Phát biểu định nghĩa hình thang, hình thang cân.

3. Phát biểu các tính chất của hình thang cân.

4. Phát biểu các tính chất của đường trung bình của tam giác, đường trung bình của hình thang.

5. Phát biểu định nghĩa hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

6. Phát biểu các tính chất của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

7. Nêu các dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

8. Thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng? Trục đối xứng của hình thang cân là đường thẳng nào?

9. Thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm? Tâm đối xứng của hình bình hành là điểm nào?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài tập ôn tập chương 1

BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 1 - ÔN TẬP CHƯƠNG I - HÌNH HỌC 8

Nguồn: Sưu tầm

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/MON_TOAN/HH8_ontapchuong1.pdf[/PDF]
 
ôn tập tổng hợp chương 1

ÔN TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG 1 - ÔN TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG I - HÌNH HỌC 8

Nguồn: Sưu tầm

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/MON_TOAN/HH8_C1.pdf[/PDF]
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top