• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hình 8: Bài 4: Khái niệm hai tam giác đồng dạng

Thandieu2

Thần Điêu
HÌNH HỌC 8: CHƯƠNG 3: BÀI 4: KHÁI NIỆM HAI TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG

L8_C3_B4_h1.jpg


Trong thực tế, ta thường gặp những hình có hình dạng giống nhau nhưng kích thước có thể khác nhau. Ví dụ như các cặp hình tròn trong hình 28.

L8_Ch3_h28a.jpg

Hình 28a


L8_Ch3_h28b.jpg

Hình 28b


L8_Ch3_h28c.jpg

Hình 28c


Những cặp hình như thế gọi là những hình đồng dạng.
Ở đây ta chỉ xét các tam giác đồng dạng.

1. Tam giác đồng dạng
a) Định nghĩa
?1 Cho hai tam giác ABC và A’B’C’ (h.29).
L8_Ch3_h29.jpg

Hình 29

Nhìn vào hình vẽ hãy viết các cặp góc bằng nhau.
Tính các tỉ số
L8_C3_B4_h2.jpg
rồi so sánh các tỉ số đó.

Ta có định nghĩa về hai tam giác đồng dạng như sau :

Định nghĩa
L8_C3_B4_h3.jpg

Tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC được kí hiệu là ΔA’B’C’ ~ ΔABC (viết theo thứ tự cặp đỉnh tương ứng).
Tỉ số các cạnh tương ứng
L8_C3_B4_h4.jpg
gọi là tỉ số đồng dạng.
Trong ?1 ta có ΔA’B’C’ ~ ΔABC với tỉ số đồng dạng là
L8_C3_B4_h5.jpg


b) Tính chất

?2 1) Nếu ΔA’B’C’ = ΔABC thì tam giác A’B’C’ có đồng dạng với tam giác ABC không ? Tỉ số đồng dạng là bao nhiêu ?
2) Nếu ΔA’B’C’ ~ ΔABC theo tỉ số k thì ΔABC ~ ΔA’B’C’ theo tỉ số nào ?
Từ định nghĩa về hai tam giác đồng dạng, ta suy ra các tính chất đơn giản của hai tam giác đồng dạng :
Tính chất 1. Mỗi tam giác đồng dạng với chính nó.
Tính chất 2. Nếu ΔA’B’C’ ~ ΔABC thì ΔABC ~ ΔA’B’C’.
Tính chất 3. Nếu ΔA’B’C’ ~ ΔA”B”C”và ΔA”B”C”~ ΔABC thì
ΔA’B’C’ ~ ΔABC.
Do tính chất 2 ta nói hai tam giác A’B’C’ và ABC đồng dạng (với nhau).

2. Định lí

?3 Cho tam giác ABC. Kẻ đường thẳng a song song với cạnh BC và cắt hai cạnh AB, AC theo thứ tự tại M và N. Hai tam giác AMN và ABC có các góc và các cạnh tương ứng như thế nào ?

Định lí

L8_C3_B4_h6.jpg


Giả thiết : ΔABC
MN // BC (M AB ; N AC)
Kết luận : ΔAMN ~ ΔABC
L8_Ch3_h30.jpg

Hình 30

Chứng minh :
Xét tam giác ABC và MN // BC (h.30).
Hai tam giác AMN và ABC có :
L8_C3_B4_h7.jpg


Mặt khác, theo hệ quả của định lí Ta-lét, hai tam giác AMN và ABC có ba cặp cạnh tương ứng tỉ lệ :

L8_C3_B4_h8.jpg

Vậy ΔAMN ~ ΔABC.

Chú ý.

Định lí cũng đúng cho trường hợp đường thẳng a cắt phần kéo dài hai cạnh của tam giác và song song với cạnh còn lại (h.31).
L8_Ch3_h31.jpg

Hình 31


BÀI TẬP

23. Trong hai mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng ? Mệnh đề nào sai ?
a) Hai tam giác bằng nhau thì đồng dạng với nhau.
b) Hai tam giác đồng dạng với nhau thì bằng nhau.
24. ΔA’B’C’ ~ ΔA”B”C” theo tỉ số đồng dạng k[SUB]1[/SUB], ΔA”B”C”~ ΔABC theo tỉ số đồng dạng k[SUB]2[/SUB]. Hỏi tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số nào ?
25. Cho tam giác ABC. Hãy vẽ một tam giác đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số
L8_C3_B4_h9.jpg
.

LUYỆN TẬP
26. Cho tam giác ABC, vẽ tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số đồng dạng
L8_C3_B4_h10.jpg
.
27. Từ điểm M thuộc cạnh AB của tam giác ABC với
L8_C3_B4_h11.jpg
, kẻ các tia song song với AC và BC, chúng cắt BC và AC lần lượt tại L và N.
a) Nêu tất cả các cặp tam giác đồng dạng.
b) Đối với mỗi cặp tam giác đồng dạng, hãy viết các cặp góc bằng nhau và tỉ số đồng dạng tương ứng.
28. ΔA’B’C’ ~ ΔABC theo tỉ số đồng dạng
L8_C3_B4_h12.jpg
.
a) Tính tỉ số chu vi của hai tam giác đã cho.
b) Cho biết hiệu chu vi của hai tam giác trên là 40dm, tính chu vi của mỗi tam giác.

Có thể em chưa biết

L8_C3_B4_h13.jpg


Nhìn lại lịch sử phát triển của Toán học, người ta có thể xem Ta-lét (Thalès) là một trong những nhà hình học đầu tiên của Hi Lạp.

Ta-lét sinh vào khoảng năm 624 và mất vào khoảng năm 547 trước Công nguyên, tại thành phố Mi-lê - một thành phố giàu có nhất thời cổ Hi Lạp, nằm trên bờ biển Địa Trung Hải ấm áp và thơ mộng.
Hồi còn trẻ, Ta-lét đã có lần đến thăm Ai Cập, và nhờ đó ông đã có dịp được tiếp xúc với các nhà khoa học đương thời.
Ta-lét đã giải được bài toán đo chiều cao của một Kim tự tháp Ai Cập bằng một phương pháp hết sức đơn giản. Lịch sử ghi lại rằng, Ta-lét đã tính được chiều cao của tháp đó nhờ áp dụng tính chất của tam giác đồng dạng. Ta-lét đã chọn đúng thời điểm khi các tia nắng mặt trời tạo với mặt đất một góc 45[SUP]0[/SUP] để tính chiều cao của tháp. Tại thời điểm này độ dài bóng của một vật đặt thẳng đứng trên mặt đất bằng chính chiều cao của vật đó. Ta-lét chỉ việc đo độ dài bóng của tháp, từ đó suy ra được chiều cao của tháp. Công việc mà ngày nay tưởng chừng như đơn giản thì lúc đó lại có ý nghĩa thật là vĩ đại.

Nguồn: SƯU TẦM
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top