• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hình 8: Bài 4: Hình lăng trụ đứng

Thandieu2

Thần Điêu
HÌNH HỌC 8. CHƯƠNG 4. BÀI 4: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG


L8_Ch4_b4.jpg


1. Hình lăng trụ đứng


L8_Ch4_h93.jpg






Hình 93 là một hình lăng trụ đứng (còn gọi tắt là lăng trụ đứng). Trong hình này :

- A, B, C, D, A1, B1, C1, D1 là các đỉnh.
- Các mặt ABB1A1, BCC1B1, … là những hình chữ nhật. Chúng được gọi là các mặt bên.
- Các đoạn AA1, BB1, CC1, DD1 song song với nhau và bằng nhau, chúng được gọi là các cạnh bên.
- Hai mặt ABCD, A1B1C1D1 là hai đáy.
Hình lăng trụ trên hình 93 có hai đáy là tứ giác nên gọi là lăng trụ đứng tứ giác, kí hiệu ABCD.A1B1C1D1

?1. Hai mặt phẳng chứa hai đáy của một lăng trụ đứng có song song với nhau hay không ?

- Các cạnh bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy hay không ?
- Các mặt bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy hay không ?
Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là những hình lăng trụ đứng.
Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.

?2. Trên hình 94 là tấm lịch để bàn, nó có dạng một lăng trụ đứng. Hãy chỉ rõ các đáy, mặt bên, cạnh bên của lăng trụ.


L8_Ch4_h94.jpg



2. Ví dụ


L8_Ch4_h95.jpg






Hình 95 cho ta hình ảnh một lăng trụ đứng tam giác.

Trong hình lăng trụ đó :
- Hai mặt đáy ABC và DEF là những tam giác bằng nhau (và nằm trong hai mặt phẳng song song).
- Các mặt bên ADEB, BEFC, CFDA là những hình chữ nhật.
- Độ dài một cạnh bên được gọi là chiều cao. Trên hình 95, chiều cao của lăng trụ bằng độ dài đoạn thẳng AD.

Chú ý


- BCFE là một hình chữ nhật, khi vẽ nó trên mặt phẳng, ta thường vẽ thành hình bình hành.
- Các cạnh song song vẽ thành các đoạn thẳng song song.
- Các cạnh vuông góc có thể không vẽ thành các đoạn thẳng vuông góc (EB và EF chẳng hạn).


Bài tập


19. Quan sát các lăng trụ đứng trong hình 96 rồi điền số thích hợp vào các ô trống ở bảng dưới đây :


L8_Ch4_h96.jpg




L8_Ch4_table1.jpg



20. Vẽ lại các hình sau vào vở rồi vẽ thêm các cạnh vào các hình 97b, c, d, e để có một hình hộp hoàn chỗ (như hình 97a).


L8_Ch4_h97.jpg




21. ABC.A’B’C’ là một lăng trụ đứng tam giác (h.98).

L8_Ch4_h98.jpg





a) Những cặp mặt nào song song với nhau ?
b) Những cặp mặt nào vuông góc với nhau ?
c) Sử dụng kí hiệu “ // ” và để điền vào các ô trống ở bảng sau :

L8_Ch4_table2.jpg



22. Vẽ theo hình 99a rồi cắt và gấp lại để được lăng trụ đứng như hình 99b.


L8_Ch4_h99.jpg

NGUỒN SƯU TẦM
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top