• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hình 11 - Chương III. Bài 1. Vectơ trong không gian. Sự đồng phẳng của các vectơ

Thandieu2

Thần Điêu
Hình 11 - Chương III. Bài 1. Vectơ trong không gian. Sự đồng phẳng của các vectơ

Ở chương II, chúng ta đã xét quan hệ song song trong không gian. Trong chương này ta nghiên cứu quan hệ vuông góc giữa hai đường thẳng, giữa đường thẳng với mặt phẳng, giữa hai mặt phẳng. Kiến thức về vectơ là cơ sở để xây dựng quan hệ vuông góc trong không gian.
Khi học chương này, học sinh cần biết vận dụng các kiến thức đã có về vectơ trong mặt phẳng để áp dụng vào không gian, đồng thời bước đầu giải quyết được một số bài toán hình học không gian có liên quan đến các yếu tố vuông góc.

1. Vectơ trong không gian

Khái niệm vectơ và các phép toán vectơ đã được đề cập trong chương trình hình học lớp 10. Tuy nhiên, khi đó tất cả các vectơ mà chúng ta xem xét đều nằm trên cùng một mặt phẳng.

Ở chương II, chúng ta đã làm quen với việc nghiên cứu hình học không gian mà đối tượng của nó là các hình có thể không cùng nằm trong một mặt phẳng. Chẳng hạn, tứ diện ABCD là một hình có tính chất đó và như thế các vectơ
ch3_bai1_h1.jpg
không cùng nằm trong một mặt phẳng nào cả (h.82).

L11_nc_ch3_h82.jpg


Trong chương này, chúng ta sẽ nói đến các vectơ trong không gian. Vectơ, các phép toán vectơ trong không gian được định nghĩa hoàn toàn giống như trong mặt phẳng, chúng cũng có các tính chất đã biết nên không nhắc lại. Sau đây, chúng ta nêu lên một số hoạt động và ví dụ nhằm mục đích ôn tập lại những kiến thức đã có về vectơ trong mặt phẳng để áp dụng vào không gian.
ch3_bai1_h2.jpg
1

Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ với tâm O (h.83).
L11_nc_ch3_h83.jpg



a) Hãy chỉ ra trên hình 83 những vectơ bằng nhau khác vectơ
ch3_bai1_h3.jpg
và kiểm tra tính đúng đắn của đẳng thức
ch3_bai1_h4.jpg

b) Chứng minh rằng
ch3_bai1_h5.jpg

CHÚ Ý
Công thức (1) gọi là quy tắc hình hộp (để tìm tổng của ba vectơ).
ch3_bai1_h2.jpg
2

Cho tứ diện ABCD với trọng tâm G và các trung điểm các cạnh của nó (h.84).
Hãy chỉ ra trên hình 84 những vectơ khác
ch3_bai1_h3.jpg
bằng nhau và kiểm tra xem đẳng thức
ch3_bai1_h6.jpg
có đúng không?

L11_nc_ch3_h84.jpg



ch3_bai1_h2.jpg
3

Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’. Đặt
ch3_bai1_h7.jpg
(h.85).

1) Hãy biểu thị mỗi vectơ
ch3_bai1_h8.jpg
qua các vectơ
ch3_bai1_h9.jpg
.

2) Gọi G’ là trọng tâm tam giác A’B’C’. Biểu thị vectơ
ch3_bai1_h10.jpg
qua
ch3_bai1_h9.jpg
.

L11_nc_ch3_h85.jpg



Ví dụ 1
Cho tứ diện ABCD
1. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Chứng tỏ rằng:
ch3_bai1_h11.jpg

2. Chứng minh rằng điểm G là trọng tâm của tứ diện khi và chỉ khi một trong hai điều kiện sau xảy ra:
ch3_bai1_h12.jpg

Giải (h.86)
L11_nc_ch3_h86.jpg


1. Sử dụng quy tắc ba điểm, ta có:
ch3_bai1_h13.jpg

Tương tự như trên, ta có
ch3_bai1_h14.jpg

2. a) Ta có
ch3_bai1_h15.jpg

Điểm G là trọng tâm của tứ diện ABCD khi và chỉ khi
ch3_bai1_h16.jpg

Điều này tương đương với
ch3_bai1_h17.jpg

b) G là trọng tâm của tứ diện ABCD khi và chỉ khi
ch3_bai1_h18.jpg

Điều này có nghĩa là với điểm P bất kì, ta có
ch3_bai1_h19.jpg

Hay:
ch3_bai1_h20.jpg

Ví dụ 2
Cho tứ diện ABCD có AB = c, CD = c’, AC = b, BD = b’, BC = a, AD = a’.
Tính góc giữa các vectơ
ch3_bai1_h21.jpg
ch3_bai1_h22.jpg
.

Giải. Ta có
ch3_bai1_h23.jpg

Từ đó góc
ch3_bai1_h24.jpg
xác định bởi

ch3_bai1_h25.jpg

2. Sự đồng phẳng của các vectơ. Điều kiện để ba vectơ đồng phẳng
Ta biết rằng, với hai đường thẳng phân biệt cho trước trong không gian, luôn có mặt phẳng song song với hai đường thẳng đó. Nhưng nói chung, không có mặt phẳng song song với ba đường thẳng phân biệt cho trước. Nếu có mặt phẳng như vậy thì ta nói rằng ba vectơ nằm trên ba đường thẳng ấy là đồng phẳng.

ĐỊNH NGHĨA
ch3_bai1_h26.jpg

L11_nc_ch3_h87.jpg



Trên hình 87, giá của ba vectơ
ch3_bai1_h9.jpg
đều song song với mặt phẳng (P) nên ba vectơ
ch3_bai1_h9.jpg
đồng phẳng.

Nhận xét
Từ định nghĩa trên, suy ra: Nếu ta vẽ
ch3_bai1_h27.jpg
thì ba vectơ
ch3_bai1_h9.jpg
đồng phẳng khi và chỉ khi bốn điểm O, A, B, C cùng nằm trên một mặt phẳng hay ba đường thẳng OA, OB, OC cùng nằm trong một mặt phẳng.

Bài toán 1
Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Chứng minh rằng ba vectơ
ch3_bai1_h28.jpg
đồng phẳng.

ch3_bai1_h2.jpg
4 (Để giải bài toán 1)

Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của AC và BD. Khi đó MPNQ là hình bình hành. Từ đó, hãy suy ra điều phải chứng minh (h.88).

Điều kiện để ba vectơ đồng phẳng

Từ định nghĩa ba vectơ đồng phẳng và sự khai triển một vectơ theo hai vectơ không cùng phương trong hình học phẳng, chúng ta có thể chứng minh được định lí sau (h.89).
ĐỊNH LÍ 1
ch3_bai1_h29.jpg

L11_nc_ch3_h89.jpg



ch3_bai1_h2.jpg
5

Chứng minh rằng
1) Nếu có
ch3_bai1_h30.jpg
và một trong ba số m, n, p khác không thì ba vectơ
ch3_bai1_h9.jpg
đồng phẳng;

2) Nếu
ch3_bai1_h9.jpg
là ba vectơ không đồng phẳng và
ch3_bai1_h31.jpg
thì m = n = p = 0.


Bài toán 2

Cho tứ diện ABCD. Các điểm M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Lấy các điểm P, Q lần lượt thuộc các đường thẳng AD và BC sao cho
ch3_bai1_h32.jpg
. Chứng minh rằng các điểm M, N, P, Q cùng thuộc một mặt phẳng (h.90).

L11_nc_ch2_h90.jpg



ch3_bai1_h2.jpg
6 (Để giải bài toán 2)

1) Từ hệ thức
ch3_bai1_h33.jpg
hãy chứng tỏ

ch3_bai1_h34.jpg

Tương tự, ta cũng có
ch3_bai1_h35.jpg

2) Từ hai đẳng thức trên, chứng minh rằng
ch3_bai1_h36.jpg

Vậy các điểm M, N, P cùng thuộc một mặt phẳng.
Định lí 1 nói đến điều kiện để có thể biểu thị một vectơ qua hai vectơ không cùng phương. Định lí dưới đây sẽ nói về biểu thị một vectơ qua ba vectơ không đồng phẳng.

ĐỊNH LÍ 2

ch3_bai1_h37.jpg

Chứng minh
L11_nc_ch3_h91.jpg



Từ điểm O, ta đặt
ch3_bai1_h38.jpg
thì không cùng thuộc một mặt phẳng.

Từ điểm D kẻ đường thẳng song song (hoặc trùng) với đường thẳng OC, cắt mặt phẳng (OAB) tại điểm D’ (h.91).
Khi đó
ch3_bai1_h39.jpg

Theo định lí 1, ta có các số m, n sao cho
ch3_bai1_h40.jpg
. Ngoài ra do
ch3_bai1_h41.jpg
ch3_bai1_h42.jpg
cùng phương nên có số p để
ch3_bai1_h43.jpg
. Vậy
ch3_bai1_h44.jpg
.

Giả sử còn có
ch3_bai1_h45.jpg
thì

ch3_bai1_h46.jpg

ch3_bai1_h9.jpg
không đồng phẳng nên m - m’ = n - n’ = p - p’ = 0 hay m = m’, n = n’, p = p’.

Suy ra các số m, n, p là duy nhất.
Bài toán 3
Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Xét các điểm M và N lần lượt thuộc các đường thẳng A’C và C’D sao cho
ch3_bai1_h47.jpg
( k và l đều khác 1)
.

Đặt:
ch3_bai1_h48.jpg

a) Hãy biểu thị các vectơ
ch3_bai1_h49.jpg
ch3_bai1_h50.jpg
qua các vectơ
ch3_bai1_h9.jpg
.

b) Xác định các số k, l để đường thẳng MN song song với đường thẳng BD’.
Giải (h.92)
L11_nc_ch3_h92.jpg



a) Từ giả thiết ta có:
ch3_bai1_h51.jpg

do đó:
ch3_bai1_h52.jpg

do đó:
ch3_bai1_h53.jpg

b) Vì BD’ và C’D là hai đường thẳng chéo nhau và N thuộc đường thẳng C’D nên đường thẳng MN không thể trùng với đường thẳng BD’. Vậy đường thẳng MN song song với đường thẳng BD’ khi và chỉ khi
ch3_bai1_h54.jpg

Do
ch3_bai1_h55.jpg
nên ta có

ch3_bai1_h56.jpg

Mặt khác
ch3_bai1_h57.jpg
(quy tắc hình hộp) mà
ch3_bai1_h9.jpg
là ba vectơ không đồng phẳng nên

ch3_bai1_h58.jpg

Vậy khi k = -3, l = -1 thì đường thẳng MN và đường thẳng BD’ song song với nhau.

Câu hỏi và bài tập

1. Ba vectơ
ch3_bai1_h9.jpg
có đồng phẳng không nếu một trong hai điều sau đây xảy ra?

a) Có một vectơ trong ba vectơ đó bằng
ch3_bai1_h3.jpg
.

b) Có hai vectơ trong ba vectơ đó cùng phương.

2.
Cho hình chóp S.ABCD.

a) Chứng minh rằng nếu ABCD là hình bình hành thì
ch3_bai1_h59.jpg
. Điều ngược lại có đúng không?

b) Gọi O là giao điểm của AC và BD. Chứng tỏ rằng ABCD là hình bình hành khi và chỉ khi
ch3_bai1_h60.jpg
.


3.
Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi G và G’ lần lượt là trọng tâm của tam giác ABC và A’B’C’, I là giao điểm của hai đường thẳng AB’ và A’B. Chứng minh rằng các đường thẳng GI và CG’ song song với nhau.


4.
Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của CD và DD’ ; G và G’ lần lượt là trọng tâm của các tứ diện A’D’MN và BCC’D’. Chứng minh rằng đường thẳng GG’ và mặt phẳng (ABB’A’) song song với nhau.


5.
Trong không gian cho tam giác ABC.

a) Chứng minh rằng nếu điểm M thuộc mp(ABC) thì có ba số x, y, z mà x + y + z = 1 sao cho
ch3_bai1_h61.jpg
với mọi điểm O.

b) Ngược lại, nếu có một điểm O trong không gian sao cho
ch3_bai1_h62.jpg
, trong đó x + y + z = 1 thì điểm M thuộc mp(ABC ).


6.
Cho hình chóp S.ABC. Lấy các điểm A’, B’, C’ lần lượt thuộc các tia SA, SB, SC sao cho SA = aSA’, SB = bSB’, SC = cSC’, trong đó a, b, c là các số thay đổi. Chứng minh rằng mặt phẳng ( A’B’C’ ) đi qua trọng tâm của tam giác ABC khi và chỉ khi a + b + c = 3.

NGUỒN: SƯU TẦM
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top