Hiệu ứng Zeigarnik: Một cách đơn giản để đánh bại sự trì hoãn

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
The Zeigarnik Effect

Một trong những phương pháp đơn giản nhất để đánh bại sự trì hoãn trong hầu như bất kỳ nhiệm vụ nào, được truyền cảm hứng từ một nữ phục vụ bàn.

Đó là hiệu ứng Zeigarnik, sau khi nhà tâm lý học người Nga Bluma Zeigarnik để ý thấy 1 việc kỳ quặc trong khi đang ngồi ở 1 nhà hàng ở Vienna. Những nữ phục vụ dường như chỉ nhớ những món ăn đang trong quá trình được phục vụ. Sau khi hoàn thành xong, những món ăn đó biến mất khỏi trí nhớ của họ.

Zeigarnik quay trở lại phòng thí nghiệm để kiểm tra 1 lý thuyết về điều gì đã xảy ra. Bà yêu cầu những người tham gia thực hiện 20 nhiệm vụ nhỏ đơn giản trong phòng thí nghiệm, như giải câu đố (Zeigarnik, 1927). Không kể một số thời gian họ bị gián đoạn trong suốt quá trình làm nhiệm vụ. Sau đó, bà hỏi họ những nhiệm vụ nào họ nhớ làm. Mọi người đã nhớ những nhiệm vụ họ bị gián đoạn gấp 2 lần những nhiệm vụ họ đã hoàn thành.

Điều này có liên quan gì đến sự trì hoãn?

Gần 60 năm sau, Kenneth McGraw và các cộng sự đã tiến hành 1 thử nghiệm khác của hiệu ứng Zeigarnik (McGraw et al., 1982). Những người tham gia phải giải 1 câu đố thực sự khó; ngoại trừ việc họ bị làm gián đoạn trước khi bất kỳ ai trong số họ cũng có thể giải câu đố và được bảo cuộc nghiên cứu đã kết thúc. Mặc cho điều này, gần 90% vẫn tiếp tục giải câu đố.

Một trong những chiêu của truyền hình để giữ cho khán giả phải xem từ tuần này sang tuần khác là 'câu chuyện cho đến phút cuối cùng vẫn chưa rõ kết cục'. Người hùng dường như bị ngã xuống núi nhưng phim dừng tại đó trước khi bạn có thể chắc chắn. Và sau đó là dòng chữ 'còn tiếp...' Bạn tiếp tục xem vào tuần tới để tìm lời giải đáp vì sự bí ẩn vẫn còn trong đầu bạn.

Nhà tiểu thuyết vĩ đại của Anh, Charles Dickens sử dụng chính xác kỹ thuật này. Nhiều tiểu thuyết của ông, như Oliver Twist, dù sau này được xuất bạn trọn vẹn, thì ban đầu nó được đăng từng phần. Những câu chuyện chưa rõ kết cục của ông tạo ra sự dự đoán trong tâm trí độc giả khiến những họ phải chờ ở bến cảng New York để đọc phần tiếp theo được chở đến từ tàu Anh. Họ muốn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo một cách kinh khủng.

Tôi đã bắt đầu, vì vậy tôi sẽ kết thúc.

Tất cả những ví dụ trên đều có điểm chung ở chỗ, khi mọi người bắt đầu làm việc gì, họ sẽ có khuynh hướng hoàn thành nó. Sự trì hoãn là tồi tệ nhất khi chúng ta đương đầu với 1 nhiệm vụ lớn mà chúng ta đang cố gắng để tránh bắt đầu. Có thể vì chúng ta không biết bắt đầu như thế nào hoặc thậm chí là bắt đầu từ đâu.

Hiệu ứng Zeigarnik dạy chúng ta rằng, một vũ khí để đánh bại sự trì hoãn là hãy bắt đầu ở đâu đó... Ở bất kỳ đâu.

Đừng bắt đầu với cái khó nhất, hãy thử điều gì đó dễ dàng trước tiên. Nếu bạn có thể bắt đầu với bất kỳ phần nào của 1 dự án thì sau đó những phần còn lại sẽ có xu hướng đi theo sau. Một khi bạn đã thực hiện sự khởi đầu, dù là không quan trọng, thì sẽ có điều gì đó khiến bạn làm đến cùng.

Dù kỹ thuật này khá đơn giản thì chúng ta vẫn thường quên nó vì chúng ta chỉ nghĩ đến những phần khó nhất của những dự án của chúng ta. Cảm giác đoán trước có thể là 1 nhân tố lớn đóng góp vào sự trì hoãn.

Hiệu ứng Zeigarnik có 1 ngoại lệ quan trọng. Nó không hiệu quả lắm khi chúng ta không đặc biệt bị thúc đẩy để đạt được mục tiêu của chúng ta hoặc không mong đợi thực hiện tốt. Điều này đúng vơi những mục tiêu chung chung: khi chúng không lôi cuốn hoặc không khả thi thì chúng ta không bận tâm với chúng.

Nhưng nếu chúng ta đánh giá cao mục tiêu và nghĩ rằng nó khả thi, chỉ thực hiện 1 bước đầu tiên có thể là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.


Nguồn: spring.org.uk

 
Làm thế nào để bắt đầu mà không thực sự bắt đầu

Bạn tìm thấy mọi lý do để trì hoãn công việc: bạn cần nhiều thông tin hơn; bạn cần có dụng cụ thích hợp; bạn cần dọn dẹp bàn làm việc của bạn …nói ngắn gọn, đó là sự Kháng cự và bạn trì hoãn.

Nhưng giả sử bạn không thực sự cần bắt đầu dự án ngay.

Giả sử bạn chỉ chuẩn bị các thiết bị trong phòng làm việc của bạn…hoặc chỉ thu thập tất cả những tài liệu liên quan vào một nơi.
một điều thú vị xảy ra khi bạn “thử” bắt đầu những công việc nhỏ và lặt vặt: bạn quên đi công việc to lớn làm bạn sợ và bắt đầu thực hiện những hành động nhỏ sẽ tiến gần hơn đến công việc lớn.

Tục ngữ trung Quôc nói, hành trình vạn dặm bắt đầu với một bước đi. Quan điểm đi bộ vạn dặm ngay lập tức làm bạn kiệt sức – nhưng nó cũng là một sự bóp méo thực tế. Vì không có ai đi bộ vạn dặm ngay một lúc. Và tất cả những gì bạn phải làm trong hiện tại là thử đi một bước, và trước khi bạn thấy mình bước vào cuộc hành trình và bạn đang thưởng thức cuộc đi bộ và nhìn ngắm những thứ thú vị và những người bạn gặp dọc đường.

Ban đầu tôi lấy ý tưởng này từ cuốn Do It Tomorrow của Mark Forster, ông ấy khuyên bạn đánh lừa tâm trí mình bằng cách nói câu sau:

Tôi thực sự sẽ không làm [nhiệm vụ] ngay bây giờ, nhưng tôi sẽ thử làm [nó là bước đầu tiên].

Mẹo ở đây là làm cho bước đầu tiên trở nên nhỏ bé và dễ dàng đến nỗi nó không tạo ra sự KHÁNG CỰ. Ý tưởng “viết một tiểu thuyết” nghe có vẻ quá to tát và khó khăn nên nó ngay lập tức tạo ra sự kháng cự. Bộ não của bạn dễ dàng bị tê liệt. Nhưng “thử” mở MS Word hoặc Photoshop và tạo một file mới thì nó quá vặt vãnh đến nỗi không có sự Kháng cự. Điều tương tự cũng đúng khi nói với bản thân “Tôi muốn học một ngôn ngữ mới” sẽ không truyền cảm hứng cho tôi hành động. Nhưng nói “Tôi sẽ thử đăng ký một lớp học tiếng Pháp 1 buổi-1 tuần” thì lại khác. Câu sau là bước đầu tiên. Nó rõ ràng. Nó làm chúng ta phấn khích.

Tôi thấy nó hiệu quả nếu bạn chi dùng từ ‘thử’.

Tôi sẽ thử làm…[nhiệm vụ nào đó]
Bạn có thể ngạc nhiên trước khối lượng công việc to lớn mà bạn hoàn thành.

Hãy nghĩ về dự án lớn tiếp theo của bạn – toàn bộ dự án. Điều gì xảy đến với động cơ hành động của bạn?
Bây giờ tưởng tượng “thử” làm một số việc nhỏ, vặt vãnh liên quan đến dự án. Nó tạo ra sự khác biệt gì?

Nguồn
Start Small: Why Tinkerers Get Things Done by Mark McGuinness
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top