rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
[h=1] Tham khảo :” The Harry Potter Effect: The Science Behind Why We Like Magical Things”-[/h]What Harry Potter tells us about our brains
by Melissa Burkley, Ph.D. in The Social Thinker
Có 1 điều mà các nhà tâm lý học có thể học hỏi từ hiện tượng Harry Potter, đó là : con người yêu thích sự mầu nhiệm ( magic). Nhưng tất cả chúng ta đều hiểu rằng những điều mầu nhiệm đó chỉ có trong những trang sách truyện. Liệu con người có thực sự tin rằng sự mầu nhiệm tồn tại trong thế giới thực hay không ? Nghiên cứu gần đây cho biết : con người tin vào điều mầu nhiệm .
Đầu óc con người được thiết kế để tìm kiếm những kiểu mẫu, những mối liên kết giữa các kinh nghiệm trong cuộc sống.
Hãy tưởng tượng là bạn ăn một món ăn được bán ngoài đường. 2h sau bạn thấy mình buồn nôn. Bộ não của bạn được thiết kế để tìm kiếm nguyên nhân cho việc bạn buồn nôn, và trong trường hợp này có vẻ như là món ăn là nguyên nhân. Bằng cách xác định nguyên nhân cho việc bạn buồn nôn hoặc bị bệnh, bạn sẽ biết để tránh những loại thức ăn như vậy trong tương lai. Do đó, khả năng liên kết mọi chuyện theo quan hệ nhân quả có lợi cho sự sinh tồn của con người. Nhưng nó cũng có nghĩa là chúng ta có thể nhầm lần khi nghĩ rằng mọi chuyện có sự liên kết với nhau trong khi thực tế không phải vậy. Để kiểm tra điều này, Pronin và cộng sự (2006) thiết kế 1 loạt các thực nghiệm thông minh để xem liệu sinh viên đại học có bị đánh lừa bởi niềm tin rằng họ có quyền lực kiểm soát của tâm trí.
Những người tham gia được đưa cho 1 con búp bê đạo Vô – đu ( búp bê ma giáo ở Phi châu ) và yêu cầu đóng vai thầy phù thủy bằng cách châm kim vào đầu búp bê. Những sinh viên đó được cho biết rằng búp bê đại diện cho những sinh viên đồng trang lứa khác mà họ đã gặp cách đây vài phút. Một nửa số người tham gia nghiên cứu , tiếp xúc với “nạn nhân(búp bê)” là thân thiện. Nhưng một nửa còn lại thì “nạn nhân” là người ngu ngốc /thô lỗ. Sau khi tiếp xúc với các “nạn nhân”, những người tham gia được hướng dẫn đâm kim vào búp bê. Vài phút sau đó, những “nạn nhân” nói rằng họ bị đau đầu và những người tham gia được hỏi họ cảm thấy thế nào khi họ gây nguy hiểm cho nạn nhân. Như kỳ vọng, những người tham gia đã từng tiếp xúc với những “nạn nhân” thô lỗ và có ý nghĩ tiêu cực về họ, có vẻ cho rằng mình là người “gây ra” cơn đau đầu cho các nạn nhân.
Như chúng ta đã biết khi đọc Harry Potter, có những điều mầu nhiệm là tốt và cũng có điều mầu nhiệm là xấu. Pronin và cộng sự muốn biết liệu những suy nghĩ mầu nhiệm này hiệu nghiệm với những mong ước cũng như với lời nguyền rủa hay không. Để kiểm tra, họ yêu cầu những người tham gia xem những người khác ném bóng rổ. Thỉnh thoảng những người tham gia được chỉ dẫn cách cổ vũ người ném bóng và những lần khác được chỉ dẫn cách tưởng tượng người ném bóng gặp thất bại. Khi người tham gia cổ vũ và sau đó người ném bóng thành công, người tham gia nói rằng có có “cảm giác chịu trách nhiệm” cho sự thành công của người chơi. Trong trường hợp này, người tham gia tin rằng cô ấy thực sự đã giúp đỡ cho người ném bóng, trong khi thực tế những suy nghĩ của cô ấy không liên quan gì đến sự thành công của người ném bóng. Đối với những fan thể thao khi đọc bài này, cảnh tượng này nghe cố vẻ thực sự quen thuộc với họ !
Điều quan trọng là, những kết quả của nghiên cứu này cung cấp 1 manh mối lý giải tại sao người bình thường tin vào điều mầu nhiệm. Khi chúng ta có những suy nghĩ đáng chú ý có vẻ như nhất quán với 1 sự kiện nào đó ( ví dụ, tôi nghĩ rằng đèn giao thông sẽ chuyển sang màu xanh và sau đó nó xảy ra thật ), thì trí óc của chúng ta tự động tạo nên 1 mối liên hệ nhân quả ( Tôi chắc chắn là nguyên nhân làm cho đèn chuyển thành màu xanh ). Do đó, chúng ta đánh giá quá mức về sự kiểm soát của mình đối với những sự kiện bên ngoài.
Ngoài ra cũng có những lý giải khác tại sao chúng ta tin vào điều mầu nhiệm. Sự thật là những điều mầu nhiệm khiến chúng ta cảm thấy mình có nhiều sự kiểm soát trong cuộc sống của mình hơn là thực tế. Không ai lại thích cái cảm giác mất khả năng kiểm soát, đặc biệt là trong những quyết định quan trọng của cuộc sống. Do đó để đương đầu với nỗi đau không thể chịu đựng này, chúng ta thường phát triển kiểu suy nghĩ mê tín như là 1 cách thức nhằm đánh lừa bản thân vào lối suy nghĩ rằng tôi có nhiều khả năng kiểm soát hơn thực tế. Một kiểu niềm tin mê tín , đó là sự lưỡng lự trước “ số phận cám dỗ “.
Số phận cám dỗ thường là kiểu suy nghĩ xuất hiện khi con người trở nên tự tin quá mức về 1 sự kiện nào đó và do đó gây ra cho họ những điều rủi ro. Đây là lý do tại sao con người thường sợ phải bình luận về thành công vì sợ rằng họ sẽ là người đem lại xui xẻo cho chính mình. Hoặc tại sao con người nghĩ rằng trời có lẽ sẽ mưa nếu họ mang theo dù.
Như vậy, cho dù bạn là 1 phù thủy hoặc 1 Muggle, thì bạn tin vào ma thuật, điều mầu nhiệm và niềm tin này đóng 1 vai trò to lớn trong cuộc sống của bạn hơn bạn nghĩ. Bạn chỉ là không sẵn sàng thừa nhận điều này thôi.
by Melissa Burkley, Ph.D. in The Social Thinker
Có 1 điều mà các nhà tâm lý học có thể học hỏi từ hiện tượng Harry Potter, đó là : con người yêu thích sự mầu nhiệm ( magic). Nhưng tất cả chúng ta đều hiểu rằng những điều mầu nhiệm đó chỉ có trong những trang sách truyện. Liệu con người có thực sự tin rằng sự mầu nhiệm tồn tại trong thế giới thực hay không ? Nghiên cứu gần đây cho biết : con người tin vào điều mầu nhiệm .
Đầu óc con người được thiết kế để tìm kiếm những kiểu mẫu, những mối liên kết giữa các kinh nghiệm trong cuộc sống.
Hãy tưởng tượng là bạn ăn một món ăn được bán ngoài đường. 2h sau bạn thấy mình buồn nôn. Bộ não của bạn được thiết kế để tìm kiếm nguyên nhân cho việc bạn buồn nôn, và trong trường hợp này có vẻ như là món ăn là nguyên nhân. Bằng cách xác định nguyên nhân cho việc bạn buồn nôn hoặc bị bệnh, bạn sẽ biết để tránh những loại thức ăn như vậy trong tương lai. Do đó, khả năng liên kết mọi chuyện theo quan hệ nhân quả có lợi cho sự sinh tồn của con người. Nhưng nó cũng có nghĩa là chúng ta có thể nhầm lần khi nghĩ rằng mọi chuyện có sự liên kết với nhau trong khi thực tế không phải vậy. Để kiểm tra điều này, Pronin và cộng sự (2006) thiết kế 1 loạt các thực nghiệm thông minh để xem liệu sinh viên đại học có bị đánh lừa bởi niềm tin rằng họ có quyền lực kiểm soát của tâm trí.
Những người tham gia được đưa cho 1 con búp bê đạo Vô – đu ( búp bê ma giáo ở Phi châu ) và yêu cầu đóng vai thầy phù thủy bằng cách châm kim vào đầu búp bê. Những sinh viên đó được cho biết rằng búp bê đại diện cho những sinh viên đồng trang lứa khác mà họ đã gặp cách đây vài phút. Một nửa số người tham gia nghiên cứu , tiếp xúc với “nạn nhân(búp bê)” là thân thiện. Nhưng một nửa còn lại thì “nạn nhân” là người ngu ngốc /thô lỗ. Sau khi tiếp xúc với các “nạn nhân”, những người tham gia được hướng dẫn đâm kim vào búp bê. Vài phút sau đó, những “nạn nhân” nói rằng họ bị đau đầu và những người tham gia được hỏi họ cảm thấy thế nào khi họ gây nguy hiểm cho nạn nhân. Như kỳ vọng, những người tham gia đã từng tiếp xúc với những “nạn nhân” thô lỗ và có ý nghĩ tiêu cực về họ, có vẻ cho rằng mình là người “gây ra” cơn đau đầu cho các nạn nhân.
Như chúng ta đã biết khi đọc Harry Potter, có những điều mầu nhiệm là tốt và cũng có điều mầu nhiệm là xấu. Pronin và cộng sự muốn biết liệu những suy nghĩ mầu nhiệm này hiệu nghiệm với những mong ước cũng như với lời nguyền rủa hay không. Để kiểm tra, họ yêu cầu những người tham gia xem những người khác ném bóng rổ. Thỉnh thoảng những người tham gia được chỉ dẫn cách cổ vũ người ném bóng và những lần khác được chỉ dẫn cách tưởng tượng người ném bóng gặp thất bại. Khi người tham gia cổ vũ và sau đó người ném bóng thành công, người tham gia nói rằng có có “cảm giác chịu trách nhiệm” cho sự thành công của người chơi. Trong trường hợp này, người tham gia tin rằng cô ấy thực sự đã giúp đỡ cho người ném bóng, trong khi thực tế những suy nghĩ của cô ấy không liên quan gì đến sự thành công của người ném bóng. Đối với những fan thể thao khi đọc bài này, cảnh tượng này nghe cố vẻ thực sự quen thuộc với họ !
Điều quan trọng là, những kết quả của nghiên cứu này cung cấp 1 manh mối lý giải tại sao người bình thường tin vào điều mầu nhiệm. Khi chúng ta có những suy nghĩ đáng chú ý có vẻ như nhất quán với 1 sự kiện nào đó ( ví dụ, tôi nghĩ rằng đèn giao thông sẽ chuyển sang màu xanh và sau đó nó xảy ra thật ), thì trí óc của chúng ta tự động tạo nên 1 mối liên hệ nhân quả ( Tôi chắc chắn là nguyên nhân làm cho đèn chuyển thành màu xanh ). Do đó, chúng ta đánh giá quá mức về sự kiểm soát của mình đối với những sự kiện bên ngoài.
Ngoài ra cũng có những lý giải khác tại sao chúng ta tin vào điều mầu nhiệm. Sự thật là những điều mầu nhiệm khiến chúng ta cảm thấy mình có nhiều sự kiểm soát trong cuộc sống của mình hơn là thực tế. Không ai lại thích cái cảm giác mất khả năng kiểm soát, đặc biệt là trong những quyết định quan trọng của cuộc sống. Do đó để đương đầu với nỗi đau không thể chịu đựng này, chúng ta thường phát triển kiểu suy nghĩ mê tín như là 1 cách thức nhằm đánh lừa bản thân vào lối suy nghĩ rằng tôi có nhiều khả năng kiểm soát hơn thực tế. Một kiểu niềm tin mê tín , đó là sự lưỡng lự trước “ số phận cám dỗ “.
Số phận cám dỗ thường là kiểu suy nghĩ xuất hiện khi con người trở nên tự tin quá mức về 1 sự kiện nào đó và do đó gây ra cho họ những điều rủi ro. Đây là lý do tại sao con người thường sợ phải bình luận về thành công vì sợ rằng họ sẽ là người đem lại xui xẻo cho chính mình. Hoặc tại sao con người nghĩ rằng trời có lẽ sẽ mưa nếu họ mang theo dù.
Như vậy, cho dù bạn là 1 phù thủy hoặc 1 Muggle, thì bạn tin vào ma thuật, điều mầu nhiệm và niềm tin này đóng 1 vai trò to lớn trong cuộc sống của bạn hơn bạn nghĩ. Bạn chỉ là không sẵn sàng thừa nhận điều này thôi.