Hiệu ứng Dunning-Kruger: tại sao người bất tài không biết rằng họ bất tài.

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo:
The Dunning-Kruger Effect: Why The Incompetent Don’t Know They’re Incompetent

"Một trong những điều đau lòng về thời đại của chúng ta đó là những người cảm thấy chắc chắn lại là người ngu ngốc, và những người có hiểu biết và khả năng sáng tạo lại tràn đầy hoài nghi và do dự."

Lời trích dẫn trên đến từ nhà triết học Bertrand Russell. Nghiên cứu tâm lý học hiện nay đã chứng minh được là ông ấy đã đúng.

Hiệu ứng Dunning - Kruger là sự phát hiện thấy những người làm việc yếu kém nhất là những người ít nhận thức được sự bất tài của họ nhất. Hiệu ứng này đã được:

"... tái tạo lại giữa những sinh viên chưa tốt nghiệp tốt nghiệp đại học đang hoàn thành một bài kiểm tra trong lớp học (Dunning, Johnson, Ehrlinger, & Kruger, 2003), những sinh viên y khoa đánh giá về các kỹ năng phỏng vấn của họ (Hodges, Regehr, & Martin, 2001), các nhân viên đánh giá hiệu suất công việc của họ (Edwards, Kellner, Sistrom, & Magyari, 2003), và những kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y khoa đánh giá chuyên môn của họ (Haun, Zeringue, Leach, & Foley, 2000)." (From Ehrlinger et al., 2008).

Lý do có vẻ là những người làm việc yếu kém thất bại trong việc học hỏi từ những sai lầm của họ.

Các giải pháp được đề xuất là người bất tài nên được nói thẳng rằng họ không đủ năng lực.

Điều không may, vấn đề là những người bất tài có lẽ đã nhận được kiểu phản hồi này trong nhiều năm nhưng họ không chú ý nhiều đến chúng. Mặc cho việc thi trượt, tắc trách trong công việc và làm người khác khó chịu, người bất tài vẫn không tin là họ bất tài.

Như Socrates từng nói: "Sự khôn ngoan chân chính duy nhất là biết rằng bạn không biết gì cả."

Nhưng ngay cả điều này cũng có thể đi quá xa. Nó chỉ ra rằng những người có tài năng thực sự có xu hướng đánh giá thấp năng lực của họ. Căn nguyên của thành kiến này là những người thông minh có xu hướng giả định là người khác thấy mọi việc dễ dàng giống như họ, trong khi thực sự thì đó là tài năng của họ tỏa sáng ( đón đọc : "hiệu ứng tệ hơn trung bình": khi bạn tốt hơn bạn nghĩ ).

Nguồn: spring.org.uk

 
Những người có tài năng thấp thường không đủ trình độ để nhận ra năng lực khiêm tốn của họ, các nhà tâm lý Mỹ tuyên bố.


Livescience cho biết, David Dunning, một nhà tâm lý của Đại học Cornell tại Mỹ, đã nghiên cứu hành vi và suy nghĩ của người lao động trong hơn một thập kỷ. Ông cùng các đồng nghiệp thực hiện hàng loạt thử nghiệm để kiểm tra nhiều khả năng - như tư duy logic, trí tuệ cảm xúc, ngữ pháp, khiếu hài hước và thậm chí cả khả năng chơi cờ. Sau khi đối tượng nghiên cứu hoàn thành các bài kiểm tra, Dunning yêu cầu họ tự đoán số điểm mà họ có thể đạt.


Nhóm nhà nghiên cứu nhận thấy những người đạt điểm cao tỏ ra tự tin khi đoán số điểm. Đây là kết quả mà các chuyên gia đã tiên liệu. Nhưng họ cảm thấy sửng sốt khi phát hiện ngay cả những người làm bài kiểm tra rất tệ cũng đoán họ sẽ được điểm cao.

Hiện tượng người có năng lực thấp đánh giá quá cao năng lực
của bản thân không phải là biểu hiện của tinh thần lạc quan
“Phần lớn người chỉ làm đúng 10 đến 15% số câu hỏi trong bài kiểm tra nghĩ họ làm được từ 55 tới 60%, nghĩa là cao hơn mức điểm trung bình. Hóa ra những người có năng lực thấp nhất vẫn nghĩ họ thực hiện bài thi tốt hơn những người khác”, Dunning nói.
Dunning khẳng định hiện tượng người có năng lực thấp đánh giá quá cao năng lực của bản thân không phải là biểu hiện của tinh thần lạc quan. Theo ông, năng lực tư duy kém khiến những người bất tài không thể đánh giá khả năng thực sự của họ.


“Ngay cả khi chúng tôi hứa với các đối tượng nghiên cứu kém tài rằng họ sẽ được thưởng 100 USD nếu đánh giá đúng số điểm thì họ vẫn không thể đoán chính xác”, Dunning kể.


Việc những người bất tài không thể nhận ra năng lực tệ hại của họ là nguyên nhân gây nên vô số vấn đề tiêu cực của xã hội, Dunning nhận xét. Chẳng hạn, quan chức bất tài sẽ kéo tụt sự phát triển của đất nước, còn quan tòa bất tài sẽ khiến nhiều người vô tội lĩnh án oan.


Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, nếu một người không có khả năng trong một lĩnh vực nào đó, họ cũng sẽ không thể nhận ra tài năng hay ý tưởng hay của người khác trong lĩnh vực ấy. Xu hướng này đúng với mọi đối tượng trong xã hội – từ công nhân cho tới chính trị gia.


“Hiện tượng đó có thể phá hủy xã hội dân chủ, bởi nền dân chủ chỉ thực sự phát triển nếu mọi công dân có khả năng nhận ra những ứng cử viên tài năng nhất hoặc ủng hộ những chính sách đúng đắn nhất”, Dunning bình luận.

Nguồn tin sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top