Gần đây, một số hiệu trưởng trường bán công ở Quảng Bình phải đi vay ngân hàng để trả lương cho cán bộ giáo viên. Có thầy đã phải thế chấp tài sản để vay tiền trả lương.
Trường THPT bán công Quảng Trạch.
Vì tăng lương
Từ khi lương cơ bản được điều chỉnh tăng từ 540.000 đồng lên 650.000 và nay là 730.000 đồng, các trường bán công ở Quảng Bình đều lâm vào cảnh “khốn đốn” vì quỹ lương không đủ để chi trả cho cán bộ, giáo viên. Nguyên nhân là do quỹ lương được hình thành chủ yếu từ nguồn học phí, trong lúc quy định mức thu học phí của HĐND tỉnh đã “lỗi thời”.
Thầy giáo Nguyễn Xuân Sùng - Hiệu trưởng Trường PTTH bán công Quảng Trạch cho biết: “Chỉ còn hơn một tuần nữa là hết tháng 5, thế mà anh em giáo viên chưa nhận được đồng lương nào. Tôi giờ như người đi trên ngọn cây không biết xoay xở thế nào để kiếm nguồn trả lương cho anh em. Tôi đang tính phải vay tín chấp hay thế chấp để trả một ít lương cho anh em thôi”.
Trường PTTH bán công Quảng Trạch có 60 cán bộ giáo viên; trong đó, có 57 người được trả lương từ nguồn thu học phí. Mỗi tháng nhà trường thu học phí được 160 triệu đồng nhưng số tiền dùng trả lương theo mức cũ là trên 130 triệu đồng. Số còn lại dành cho chi tiêu khác ngoài lương như: kinh phí hoạt động, công tác phí, tiền đóng BHXH cho người lao động…
Thầy Sùng cho biết thêm, sau 2 lần tăng lương, hiện nhà trường nợ tiền của người lao động gần 560 triệu đồng, bao gồm: nợ tiền lương tăng thêm (do điều chỉnh lương cơ bản), nợ tiền BHXH và tiền dạy thừa giờ cho giáo viên.
Thầy Sùng tâm sự: “Bây giờ anh em trở nên bi quan! Chúng tôi phải động viên họ để họ yên tâm giảng dạy. Nói là vậy, nhưng trong quỹ tiền mặt của nhà trường không có đồng nào thì động viên sao được. Anh em đang chuẩn bị đi coi thi, chấm thi tốt nghiệp PTTH theo sự phân công của sở. Mà mỗi người đi cũng phải có ít lộ phí, trong lúc nhà trường không còn đồng nào, chắc là Ban giám hiệu phải đứng ra vay mượn”.
Trường PTTH bán công Bắc Quảng Trạch tình trạng vẫn không sáng sủa hơn. Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Thắng cho biết, trường vẫn còn nợ lương và các khoản phụ cấp khác của giáo viên trên 220 triệu đồng. Nhà trường đã nhiều lần làm tờ trình, gửi kiến nghị Sở GD&ĐT và UBND tỉnh nhưng vẫn chưa có hồi âm.
“Anh em thì không có tiền lương, mà cấp trên thì không cho biết hướng xử lý thế nào, nên tôi đã đứng ra vay tiền tại ngân hàng để kịp thời giải quyết một phần lương cho anh em trong lúc khó khăn. Bên ngân hàng hỏi, thầy vay tiền để là gì, tôi phải nói là vay tiền để mua xe máy” - thầy Thắng nói.
Không đến nỗi phải đi vay ngân hàng trả lương cho giáo viên, song trường THPT Bán công Đồng Hới cũng đã cạn kiệt quỹ lương sau khi trả lương tháng 6. Theo ông Mai Sơn Hà - Hiệu trưởng trường này, có thể nhà trường sẽ cho giáo viên nhận lương tháng 6 ngay từ tháng 5, còn lương tháng 7 sẽ trả khi thu được học phí năm học mới.
Chưa thấy hồi âm
Hiện toàn tỉnh Quảng Bình có 7 trường THPT bán công, trong đó huyện Quảng Trạch có 3 trường, các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch và TP Đồng Hới mỗi địa phương có một trường. Hầu hết các trường bán công trên địa bàn đang trong tình trạng nợ lương giáo viên. Bởi theo quy định của HĐND tỉnh Quảng Bình: các trường bán công chỉ có bộ khung (cán bộ quản lý và kế toán) được hưởng lương ngân sách, toàn bộ giáo viên, nhân viên đều ăn lương theo học phí và các khoản đóng góp tự nguyện, bắt buộc của phụ huynh học sinh.
Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Bình, học phí đối với các trường bán công được khống chế theo hai mức 130.000 đồng/học sinh/tháng đối với vùng nông thôn, còn thành thị là 140.000 đồng. Mức thu này được đề ra khi lương cơ bản 540.000 đồng. Lương cơ bản đã được điều chỉnh tăng hai lần, song mức học phí vẫn không thay đổi nên đã gây nên tình trạng nói trên.
Hằng năm, UBND tỉnh Quảng Bình vẫn cấp bù quỹ lương cho các trường bán công trên địa bàn. Tuy nhiên, việc cấp bù lại thực hiện vào cuối năm nên cứ đến hè là các trường lại cạn kiệt quỹ lương. Hiệu trưởng các trường bán công cho rằng, mô hình khoán trắng quỹ lương cho các trường bán công là bất cập.
Trả lương bằng học phí không những gây khó khăn cho nhà trường mà còn ảnh hưởng đến việc dạy và học, bởi hầu hết các trường đều phải “linh hoạt” dùng kinh phí xây dựng để trả lương trước, đợi khi có hỗ trợ từ ngân sách thì bù vào xây dựng.
Ngoài ra, việc quy định không thu tiền xây dựng trường kể từ năm học 2010-2011, khiến các trường bán công khó khăn gấp bội.
Ông Nguyễn Kế Thân - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình cho biết: Sở đã nắm được tình hình nợ lương giáo viên ở các trường bán công và báo cáo lên UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo và đến nay vẫn chưa có giải pháp.
Ông Thân cũng cho biết thêm, mới đây Sở GD&ĐT đã có cuộc họp bàn về “Đề án chuyển đổi các trường THPT, mầm non bán công sang công lập, dân lập, tư thục”. Theo đề án, thì việc chuyển đổi sẽ phù hợp hơn với hoàn cảnh cụ thể của địa phương và sẽ bớt phần gánh nặng đối với ngân sách nhà nước.
Theo Dân trí.
Trường THPT bán công Quảng Trạch.
Vì tăng lương
Từ khi lương cơ bản được điều chỉnh tăng từ 540.000 đồng lên 650.000 và nay là 730.000 đồng, các trường bán công ở Quảng Bình đều lâm vào cảnh “khốn đốn” vì quỹ lương không đủ để chi trả cho cán bộ, giáo viên. Nguyên nhân là do quỹ lương được hình thành chủ yếu từ nguồn học phí, trong lúc quy định mức thu học phí của HĐND tỉnh đã “lỗi thời”.
Thầy giáo Nguyễn Xuân Sùng - Hiệu trưởng Trường PTTH bán công Quảng Trạch cho biết: “Chỉ còn hơn một tuần nữa là hết tháng 5, thế mà anh em giáo viên chưa nhận được đồng lương nào. Tôi giờ như người đi trên ngọn cây không biết xoay xở thế nào để kiếm nguồn trả lương cho anh em. Tôi đang tính phải vay tín chấp hay thế chấp để trả một ít lương cho anh em thôi”.
Trường PTTH bán công Quảng Trạch có 60 cán bộ giáo viên; trong đó, có 57 người được trả lương từ nguồn thu học phí. Mỗi tháng nhà trường thu học phí được 160 triệu đồng nhưng số tiền dùng trả lương theo mức cũ là trên 130 triệu đồng. Số còn lại dành cho chi tiêu khác ngoài lương như: kinh phí hoạt động, công tác phí, tiền đóng BHXH cho người lao động…
Thầy Sùng cho biết thêm, sau 2 lần tăng lương, hiện nhà trường nợ tiền của người lao động gần 560 triệu đồng, bao gồm: nợ tiền lương tăng thêm (do điều chỉnh lương cơ bản), nợ tiền BHXH và tiền dạy thừa giờ cho giáo viên.
Thầy Sùng tâm sự: “Bây giờ anh em trở nên bi quan! Chúng tôi phải động viên họ để họ yên tâm giảng dạy. Nói là vậy, nhưng trong quỹ tiền mặt của nhà trường không có đồng nào thì động viên sao được. Anh em đang chuẩn bị đi coi thi, chấm thi tốt nghiệp PTTH theo sự phân công của sở. Mà mỗi người đi cũng phải có ít lộ phí, trong lúc nhà trường không còn đồng nào, chắc là Ban giám hiệu phải đứng ra vay mượn”.
Trường PTTH bán công Bắc Quảng Trạch tình trạng vẫn không sáng sủa hơn. Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Thắng cho biết, trường vẫn còn nợ lương và các khoản phụ cấp khác của giáo viên trên 220 triệu đồng. Nhà trường đã nhiều lần làm tờ trình, gửi kiến nghị Sở GD&ĐT và UBND tỉnh nhưng vẫn chưa có hồi âm.
“Anh em thì không có tiền lương, mà cấp trên thì không cho biết hướng xử lý thế nào, nên tôi đã đứng ra vay tiền tại ngân hàng để kịp thời giải quyết một phần lương cho anh em trong lúc khó khăn. Bên ngân hàng hỏi, thầy vay tiền để là gì, tôi phải nói là vay tiền để mua xe máy” - thầy Thắng nói.
Không đến nỗi phải đi vay ngân hàng trả lương cho giáo viên, song trường THPT Bán công Đồng Hới cũng đã cạn kiệt quỹ lương sau khi trả lương tháng 6. Theo ông Mai Sơn Hà - Hiệu trưởng trường này, có thể nhà trường sẽ cho giáo viên nhận lương tháng 6 ngay từ tháng 5, còn lương tháng 7 sẽ trả khi thu được học phí năm học mới.
Chưa thấy hồi âm
Hiện toàn tỉnh Quảng Bình có 7 trường THPT bán công, trong đó huyện Quảng Trạch có 3 trường, các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch và TP Đồng Hới mỗi địa phương có một trường. Hầu hết các trường bán công trên địa bàn đang trong tình trạng nợ lương giáo viên. Bởi theo quy định của HĐND tỉnh Quảng Bình: các trường bán công chỉ có bộ khung (cán bộ quản lý và kế toán) được hưởng lương ngân sách, toàn bộ giáo viên, nhân viên đều ăn lương theo học phí và các khoản đóng góp tự nguyện, bắt buộc của phụ huynh học sinh.
Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Bình, học phí đối với các trường bán công được khống chế theo hai mức 130.000 đồng/học sinh/tháng đối với vùng nông thôn, còn thành thị là 140.000 đồng. Mức thu này được đề ra khi lương cơ bản 540.000 đồng. Lương cơ bản đã được điều chỉnh tăng hai lần, song mức học phí vẫn không thay đổi nên đã gây nên tình trạng nói trên.
Hằng năm, UBND tỉnh Quảng Bình vẫn cấp bù quỹ lương cho các trường bán công trên địa bàn. Tuy nhiên, việc cấp bù lại thực hiện vào cuối năm nên cứ đến hè là các trường lại cạn kiệt quỹ lương. Hiệu trưởng các trường bán công cho rằng, mô hình khoán trắng quỹ lương cho các trường bán công là bất cập.
Trả lương bằng học phí không những gây khó khăn cho nhà trường mà còn ảnh hưởng đến việc dạy và học, bởi hầu hết các trường đều phải “linh hoạt” dùng kinh phí xây dựng để trả lương trước, đợi khi có hỗ trợ từ ngân sách thì bù vào xây dựng.
Ngoài ra, việc quy định không thu tiền xây dựng trường kể từ năm học 2010-2011, khiến các trường bán công khó khăn gấp bội.
Ông Nguyễn Kế Thân - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình cho biết: Sở đã nắm được tình hình nợ lương giáo viên ở các trường bán công và báo cáo lên UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo và đến nay vẫn chưa có giải pháp.
Ông Thân cũng cho biết thêm, mới đây Sở GD&ĐT đã có cuộc họp bàn về “Đề án chuyển đổi các trường THPT, mầm non bán công sang công lập, dân lập, tư thục”. Theo đề án, thì việc chuyển đổi sẽ phù hợp hơn với hoàn cảnh cụ thể của địa phương và sẽ bớt phần gánh nặng đối với ngân sách nhà nước.
Theo Dân trí.