Hiệu trưởng "nói không" với học sinh giỏi quốc gia

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Hiệu trưởng "nói không" với học sinh giỏi quốc gia


Cho rằng học sinh giỏi quốc gia chỉ giỏi một lĩnh vực nếu tuyển thẳng sẽ không theo được chương trình học ĐH, Học viện Tài chính, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chọn cách: hồ sơ học sinh diện này nộp vào được xếp thi đầu vào cùng với những thí sinh khác...

"Cửa hẹp" với học sinh giỏi quốc gia?


Bên cạnh nhiều truờng ĐH công bố sẽ không hạn chế số lượng tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển trong đợt tuyển sinh năm 2011 thì không ít trường tỏ ra phân vân vì sự "thích nghi" của học sinh giỏi quốc gia trong môi trường học ĐH.

20110412140723_anhLAD.jpg


Để học sinh không quá hụt hẫng với quá trình học trong trường ĐH nên học sinh giỏi quốc gia vẫn phải tham gia thi đầu vào như những thí sinh khác, nhưng sẽ được ưu tiên cộng điểm... Ảnh: Lê Anh Dũng.


Trao đổi với VietNamNet chiều 11/4, Giám đốc (GĐ) Học viện Tài chính Ngô Thế Chi thẳng thắn: năm nay trường vẫn duy trì phương án "không tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia". Ông nói, phương án này trường đã áp dụng hiệu quả nhiều năm nay. Bởi Học viện đào tạo chuyên ngành Kinh tế, trong khi đó số học sinh giỏi quốc gia khối tự nhiên (Toán, Lý, Hóa) chỉ giỏi một lĩnh vực nhất định. Nếu tuyển thẳng vào sẽ không phù hợp.

Theo ông Chi, Học viện áp dụng phương án trên và duy trì quan điểm nhiều năm là bởi, trường đã có khảo sát đối tượng diện học sinh giỏi quốc gia tuyển thẳng vào nhưng nhiều học sinh không học được. Do đó, để đảm bảo chất lượng các em đều phải tham gia kỳ thi chung như những thí sinh khác. Tuy nhiên, nếu các em thuộc diện học sinh giỏi quốc gia có kết quả ban môn thi đạt bằng hoặc trên điểm sàn qua định của Học viện thì nhà trường ưu tiên cho chọn ngành học theo nguyện vọng.

Cùng quan điểm, phó GĐ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Lê Hữu Lập cho biết: năm nay trường cũng không tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia. Như vậy, những học sinh diện này nộp hồ sơ vào Học viện sẽ phải tham gia kỳ thi tuyển sinh chung nếu có kết quả thi đạt bằng hoặc trên sàn quy định của Bộ GD-ĐT sẽ được ưu tiên cộng điểm đầu vào.
"Phương án này trường cũng đặt ra nhiều năm nay" - ông Lập nói. Mỗi năm chỉ tiêu tuyển học sinh giỏi quốc gia rất ít, và năm 2011 chỉ tuyển 5 chỉ tiêu.

Từ kinh nghiệm làm tuyển sinh nhiều năm ông Lập cho biết, một thực tế đang "nổi" lên ở Học viện là có nhiều học sinh thi đầu vào có kết quả thi rất cao 27, 28 điểm ba môn nhưng vào học hết năm thứ nhất thì kết quả rất tệ. Thậm chí có em phải nghỉ học giữa chừng.

Qua thống kê cũng có học sinh có kết quả học giỏi môn Hóa, nhưng vào học môn Toán, Lý không tập trung cũng làm ảnh hưởng đến kết quả học... Do đó, để học sinh không quá hụt hẫng với quá trình học trong trường ĐH nên học sinh giỏi quốc gia vẫn phải tham gia thi đầu vào như những thí sinh khác, nhưng sẽ được ưu tiên cộng điểm...

"Còn với những học sinh giỏi quốc tế trường vẫn tuyển thẳng bình thường" - lời ông Lập.

Chỉ được ưu tiên

Khác với quan điểm lãnh đạo một số trường, năm nay Trường ĐH Ngoại thương vẫn "mở cửa" đón tất cả những đối tượng học sinh giỏi quốc gia có nguyện vọng học tại trường - Hiệu trưởng Hoàng Văn Châu khẳng định. Trường không hạn chế chỉ tiêu tuyển học sinh diện này.

Tuy nhiên, khác với năm trước thí sinh diện học sinh giỏi quốc gia có thể dự thi trường khác và nộp hồ sơ vào ĐH Ngoại thương thì năm nay điều kiện bắt buộc đối với các em là phải dự thi đầu vào ở ĐH Ngoại Thương - ông Châu nói.

Kết quả thi là căn cứ để ưu tiên tuyển thẳng vào ĐH Ngoại thương. Cụ thể, với học sinh đạt giải ba học sinh giỏi Quốc gia nếu có kết quả thi đạt bằng hoặc trên điểm sàn quy định của Bộ, không có môn nào bị điểm 0 sẽ được cộng 3 điểm vào kết quả đầu vào. Còn giải nhất, nhì học sinh giỏi quốc gia có kết quả thi như vậy sẽ được tuyển thẳng không hạn chế số lượng.

Còn TS Trần Mạnh Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng Hà Nội cho biết, trường đang hoàn thiện phương thức tuyển thẳng với những em đạt giải quốc gia áp dụng mùa tuyển sinh năm nay và được lãnh đạo Học viện Ngân ủng hộ.

Theo quan điểm của TS Dũng, tuyển thẳng sẽ thu hút được những người giỏi. Còn nếu không sẽ bỏ phí nhân tài.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng ưu tiên xét tuyển những thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học, Văn học, Tiếng Anh; tốt nghiệp THPT 2011; có kết quả thi tuyển sinh đạt từ điểm sàn trở lên và không có môn nào bị điểm "không". Những thí sinh này sẽ được cộng thêm điểm thưởng vào điểm thi tuyển sinh 2011 theo khối dự thi tương ứng với môn đạt giải (môn Tin học được tính như môn Toán). Nếu đạt nhiều giải thưởng cùng 1 môn thì chỉ được hưởng 1 tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất. Cụ thể, giải nhất thưởng 2 điểm; giải nhì thưởng 1,5 điểm; giải ba thưởng 1 điểm và giải khuyến khích thưởng 0,5 điểm.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo đúng quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 của Bộ. Diện ưu tiên xét tuyển chỉ ưu tiên xét tuyển những thí sinh đạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT. Ngoài ra, riêng ngành Sư phạm Thể dục thể thao không tuyển thẳng và không ưu tiên xét tuyển những thí sinh với giải các môn: bắn súng, cờ vua, vật.

Năm 2011, ĐH Công nghệ (ĐHCN) – ĐHQG Hà Nội sẽ tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào ĐH hệ chính quy không hạn chế số lượng đối với học sinh trên cả nước năm 2011 vào một trong các ngành đang đào tạo tại trường là Khoa học máy tính, Công nghệ Thông tin, Hệ thống thông tin, Công nghệ Điện tử Viễn thông, Vật lý kỹ thuật, Cơ học kỹ thuật, Công nghệ Cơ điện tử....

Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT, chủ trương bỏ tuyển thẳng đối với học sinh đoạt giải quốc gia có nhiều mục đích. Mục đích thứ nhất là để tránh tình trạng học lệch, học tủ đối với những thí sinh thuộc đối tượng này. Ngoài môn đoạt giải quốc gia, các em sẽ phải đảm bảo được 2 môn thi còn lại, và các điều kiện đủ.

Học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia phải đạt được điều kiện cần: là đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, và điều kiện đủ: là có kết quả thi ĐH bằng hoặc cao hơn điểm sàn. Không có điểm 0. Những học sinh có 2 điều kiện cần và đủ sẽ được các trường ưu tiên tuyển thẳng.

Vào những tháng cuối của năm 2006, Bộ đã thành lập một tổ công tác để nghiên cứu về điểm thưởng và tuyển thẳng. Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng Tổ công tác này cũng đã đưa ra kết luận quy định phải bỏ quy định tuyển thẳng từ mùa tuyển sinh năm 2007 và đã được Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân phê duyệt.

Lý do của việc bỏ chế độ tuyển thẳng là vì quy định này chưa phản ánh đúng thực lực của thí sinh cũng như sự khách quan trong kết quả của thí sinh, của công tác tổ chức thi. Chính vì vậy, quyết định bỏ tuyển thẳng chính là triển khai kết quả nghiên cứu từ năm trước để tạo ra công bằng cho các thí sinh dự thi.

Việc dành ưu tiên cho các thí sinh là HSG quốc gia không bắt buộc trường nào cũng phải thực hiện. Có thể có trường sẽ ưu tiên thí sinh đạt HSG quốc gia chỉ cần đạt điểm sàn trở lên là đã được nhà trường ưu tiên xét tuyển vào trường mà không cần đủ điểm chuẩn hoặc phải chờ xét tuyển từ trên xuống dưới. Nhưng cũng có thể có trường sẽ không xem xét đến việc thí sinh đó có thuộc diện HSG quốc gia hay không.




Theo VNN.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top