• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hiểu biết về văn nghị luận

MinhPhuongkute

New member
Xu
0
Hiểu biết về văn nghị luận



I.
khái niệm về văn nghị luận

Văn nghị luận là loại văn chương nghị luận thuyết lí, bởi vậy còn gọi là văn thuyết lí, văn luận lí, ăn luận thuyết, văn biện luận… nó lấy nghị luận làm cách thức biểu đạt chủ yếu, thông qua các phương thức logic như khái niệm, phán đoán, suy luận để trực tiếp bày tỏ nhận thức của con người đối với toàn bộ thế giới. Những cách thức biểu đạt của các thể loại văn chương gồm có: tựu thuật(tự sự), miêu tả, nghị luận, thuyết minh và trữ tình. Nếu lấy cách thức biểu đạt làm tiêu chí cơ bản và có xem xét tới tính chất, tác dụng của văn chương, ta có thể phân chia thành các thể loại văn chương cơ bản như sau:
-kí tự: cách thức biểu đạt chủ yếu là tự sự và miêu tả. -nghị luận: cách thức biểu đạt chủ yếu là nghị luận.
-thuyết minh: cách thức biểu đạt chủ yếu là thuyết minh.
- Trữ tình: cách thức biểu đạt chủ yếu là trữ tình.

II phân loại văn nghị luận

Văn nghị luận bao gồm rất nhiều kiểu loại, điều này được quyết định bởi sự muôn màu muôn vẻ của hình thức vận động vật chất và sự đa dạng của thế giới. cũng chính vì vậy, chúng ta có thể phân loại văn nghị luận từ những giác độ khác nhau: - phân loại theo nội dung phản ánh: chính luận, tư tưởng bình luận, văn nghệ bình luận, học thuật luận văn, quân sự bình luận, kinh tế bình luận, thời sự bình luận, thể dục bình luận…

- phân loại theo hình thức biểu hiện: tạp văn, tiểu luận, đoản bình, chuyên luận, tâm đắc, cảm nghĩ( sau khi đọc tác phẩm), tổng kết, điều tra, báo cáo, lời khai mạc, lời bế mạc, bài diễn văn, bài( viết chuẩn bị) nói, báo cáo, lòi chúc mừng, lời cảm ơn…

- phân loại theo giác độ phát triển: xã luận, bài viết của bình luận viên, bài viết của quan sát viên, bài viết của ban biên tập, tuyên ngôn, tuyên bố, bài đứng tên…

- phân loại theo tính chất luận đề: lập luận( luận chứng chứng minh) và bác luận (nghị luận phản bác hay luận chứng phản bác).

III. tác dụng của văn nghị luận .

Có thể căn cứ vào chức năng của tác phẩm mà xác định ý nghĩa xã hội của văn chương chủ yếu biểu hiện ở 5 mặt:
(1) chức năng tuyên truyền giáo dục;
(2) chức năng nhận thức xã hội;
(3)chức năng giao lưu truyền bá;
(4) chức năng quy phạm khoa học; chức năng truyền cảm bồi dưỡng.

Cụ thể:

1.
chức năng tuyên truyền giáo dục dùng hình thức văn nghị luận để tuyên truyền, giải thích về chủ nghĩa Mác-Leenin; giáo dục, bồi dưỡng về thế giới quan cộng sản chủ nghĩa và đạo đức tình cảm cách mạng; tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của đảng để chỉ đạo tư tưởng và hành động của toàn dân; biểu dương những tư tưởng và hành động phù hợp với xu thế tiến bộ, đồng thời cũng phê phán những ý thức sai lầm đồi bại, phản động, những hành vi vi phạm pháp luật, kỉ cương xã hội…

2.chức năng nhận thức xã hội dùng hình thức văn nghị luận để phát hiện chân lí, tổng kết chân lí, phát triển chân lí; bình luận đánh giá các sự vật, hiện tượng trên thế giới, bày tỏ ý kiến của mọi người; vạch ra những quy luật phát triển xã hội loài người và sự huyền diệu của giới tự nhiên…

3.chức năng giao lưu truyền bá dùng hình thức văn nghị luận để truyền bá những tư tưởng tiên tiến, nhận thức mới, lí luận mới của loài người; đánh giá các quan điểm, tư tưởng , các hình thái lí luận, hình thái ý thức, thuận tiện cho việc tìm hiểu và phân tích của con người…

4.
chức năng quy phạm khoa học dùng hình thức văn nghị luận để nâng nhận thức lí tính, nhận thức tiền khoa học tới trình độ khoa học hóa. Dù là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội cũng vậy. chẳng hạn: ‘tư bản luận’ của mác, thuyết tương đối của anhxtanh là những điển hình tiêu biểu của quy phạm khoa học này. Do vậy, sáng lập 1 lí luận khoa học, đông thời cũng là thúc đẩy nhận thức của con người càng khoa học hóa thêm.

5.chức năng truyền cảm bồi dưỡng văn nghị luận chủ yếu là bày tỏ lí lẽ, cho người ta 1suwj gợi mở và thụ cảm bằng lí tính, thức dậy lương tri, đi tới giác ngộ, khiến người ta suy nghĩ lật lại vấn đề; thúc dục con người tự đổi mới. quá trình đó đã làm trong sáng tâm hồn con người, nâng cao tầm tư tưởng cho nhân loại để thụ hưởng cái mĩ cảm lí tính sâu sắc. đương nhiên 5 chức năng trên của văn nghị luận không thể tồn tại độc lập, mà chúng đan xen nhau, hàm chứa nhau. Chia ra như vậy là để tiện trình bày rõ ràng.

IV. đặc trưng của văn nghị luận

Đặc trưng của văn nghị luận biểu hiện ở 3 mặt chủ yếu:
(1) tính triết lí sâu sắc;
(2) tính biện luận mạnh mẽ;
(3) tính thueets phục lớn lao.

1.
tính triết lí sâu sắc bất kể bài văn nghi luận nào cũng đều trình bày lí lẽ, ko có lí thì ko thành văn, thành văn thì phải có lí. Nêu ra, giải thích rõ, tuyên truyền lí lẽ chính là tôn chỉ của nó. Cái lí trong văn nghị luận còn phải trình bày sâu sắc, thiết thực để có thể thực sự vạch ra bản chất của sự vật. cho nên, tính triết lí là 1 hàm quan trọng của văn nghị luận. dù là 1 tác phẩm đồ sộ hay 1 bài viết ngắn đều phải hàm chứa những lí lẽ sâu sắc. lí lẽ có thể lớn lao hay vụn vặt, nhưng đều có tính triết lí. Đặc trung này biểu hiện trong văn chương là: cái lí quán xuyến toàn bộ, cái lí chúa đụng toàn bộ và cái lí hệ thống toàn bộ.

2.
tính biện luận mạnh mẽ cái lí phải đúng đắn khoa học, thế nhưng nó ko thể tự rõ ràng, tự hiển hiện. muốn hiểu được, làm rõ, phát huy cái lí thì cần phải biện luận, phải trình bày, phải chúng minh. Bởi vậy, tính biện luận đã trở thành 1 đặc tính quan trọng của văn nghị luận. luận là lập luận, biện là biện luận. quy tụ lại, biện luận nghĩa là sự phân tích, tổng hợp, giảng giải, đi sâu vào những lí lẽ chua được nhận thức rõ đối với tài liệu cần nắm vững, và phát huy mạnh cái lí lẽ đó. Biện luận là 1 quá trình nhận thức, là 1 hình thái vận động tư duy. Người ta có thông qua tư duy chặt chẽ thì độ sâu, độ rộng và sức mạnh của lí lẽ mới được thể hiện.

V. các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tó trong văn nghị luận

1. luận điểm, luận cứ, luận chứng
.
2. luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng
3. nội dung tư tưởng, hình thức logic, hình thức ngôn ngữ.


VI. yêu cầu

1.
luận điểm ·
luận điểm phải chính xác ·luận điểm phải tập trung ·luận điểm phải sáng rõ ·luận điểm phải sâu sắc ·luận điểm phải mới mẻ

2.
nghệ thuật nêu luận điểm ·từ dẫn dắt mà nêu ra luận điểm ·kể 1 câu chuyện rồi từ đó nêu luận điểm ·từ việc quy nạp hiện tượng mà nêu ra luận điểm ·từ việc trình bày bối cảnh mà xác định luận điểm ·qua cách thiết vấn mà xác định luận điểm ·gán danh ngôn để nêu ra luận điểm ·qua đối chiếu phải trái mà thể hiện luận điểm ·qua quy nạp toàn văn mà có được luận điểm

3.
luận cứ
+) giá trị ·là cơ sở tồn tại và hình thành luận điểm ·là chỗ dựa và sự trợ lục cho luận chứng ·là cơ sở của cả bài văn nghị luận +) phân loại ·sự thực ·lí luận ·số liệu khoa học ·lí lẽ khoa học, công thức, định luật ·tục ngữ, thành ngữ, cách ngôn, ngạn ngữ
+) tiêu chuẩn ·lựa chọn phải có mối liên heejloogic bản chất đối với luận điểm ·lựa chọn chân thựcch ·lựa chọn phải thât sự điển hình ·phải mới mẻ ·phải đầy đủ, phong phú
4. luận chứng ·ví dụ chứng minh ·dẫn chứng ·nhân quả ·ví dụ so sánh. (theo sách văn nghị luận)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top