Trong mấy năm gần đây, vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) và sở hữu trí tuệ (SHTT) đã được cộng đồng nhận thức một cách tích cực hơn. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của tình hình, hiểu biết của những người làm sáng tạo, doanh nghiệp (DN) và của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn hạn chế.
Theo Bộ KHCN, hầu hết các DN chưa có ý thức đầy đủ về vai trò, giá trị của TSTT. Rất ít DN có tổ chức bộ phận chuyên chăm lo về SHTT. Hầu như chưa có DN nào có chiến lược về SHTT hoặc coi vấn đề SHTT là bộ phận trong chiến lược phát triển của mình. Tài sản vô hình, trong đó có TSTT chưa trở thành đối tượng quản lý như quản lý tài sản thông thường. SHTT tiếp tục là một lĩnh vực mới mẻ với đa số cán bộ, công chức cũng như đối với hầu hết các nhà DN. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, để sử dụng được các cơ chế về SHTT cần phải có thời gian, phải học hỏi và chi phí tài chính. Tất cả những điều đó dường như tạo thêm gánh nặng hoặc rào cản đối với những nỗ lực thâm nhập thị trường của các DN không có các đối tượng SHTT được đăng ký. Môi trường pháp lý với cơ chế bảo hộ SHTT đã đặt DN vào những ràng buộc và có thể bị rơi vào các vụ kiện tụng, tranh chấp với những người khác. Vì lẽ đó, nhiều người, nhiều DN còn thụ động, trông chờ vào Nhà nước trong việc chăm lo, bảo vệ TSTT.
Mạng lưới dịch vụ về SHTT hiện còn rất mỏng. Số chuyên gia dịch vụ SHTT thực thụ chỉ khoảng 200 người với gần 30 Cty cung cấp dịch vụ này. Hoạt động chủ yếu của các đơn vị này chỉ là làm thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ SHTT trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền SHTT, chống lại nạn hàng nhái, hàng sao chép lậu còn chưa cao. Dịch vụ SHTT nói chung chưa được cung cấp rộng khắp, chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Chất lượng dịch vụ SHTT và trình độ của các nhà cung cấp dịch vụ này hiện đang ở mức thấp. Đây sẽ là yếu tố hạn chế khả năng cạnh tranh của các DN dịch vụ SHTT của Việt Nam so với nước ngoài.
Mặt khác, thông tin SHTT đang là một trong các khâu yếu nhất trong hoạt động SHTT ở nước ta. Số lượt người khai thác thông tin sáng chế rất thấp, khoảng trên 1000 lượt người/năm ở cả 3 trung tâm tư liệu sáng chế tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Phần lớn các yêu cầu tra cứu tin được tiến hành với nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp, chứ không phải là sáng chế. Chính những điều này là một nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng phát triển hoạt động SHTT thời gian qua.
Nguồn: VLC
Theo Bộ KHCN, hầu hết các DN chưa có ý thức đầy đủ về vai trò, giá trị của TSTT. Rất ít DN có tổ chức bộ phận chuyên chăm lo về SHTT. Hầu như chưa có DN nào có chiến lược về SHTT hoặc coi vấn đề SHTT là bộ phận trong chiến lược phát triển của mình. Tài sản vô hình, trong đó có TSTT chưa trở thành đối tượng quản lý như quản lý tài sản thông thường. SHTT tiếp tục là một lĩnh vực mới mẻ với đa số cán bộ, công chức cũng như đối với hầu hết các nhà DN. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, để sử dụng được các cơ chế về SHTT cần phải có thời gian, phải học hỏi và chi phí tài chính. Tất cả những điều đó dường như tạo thêm gánh nặng hoặc rào cản đối với những nỗ lực thâm nhập thị trường của các DN không có các đối tượng SHTT được đăng ký. Môi trường pháp lý với cơ chế bảo hộ SHTT đã đặt DN vào những ràng buộc và có thể bị rơi vào các vụ kiện tụng, tranh chấp với những người khác. Vì lẽ đó, nhiều người, nhiều DN còn thụ động, trông chờ vào Nhà nước trong việc chăm lo, bảo vệ TSTT.
Mạng lưới dịch vụ về SHTT hiện còn rất mỏng. Số chuyên gia dịch vụ SHTT thực thụ chỉ khoảng 200 người với gần 30 Cty cung cấp dịch vụ này. Hoạt động chủ yếu của các đơn vị này chỉ là làm thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ SHTT trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền SHTT, chống lại nạn hàng nhái, hàng sao chép lậu còn chưa cao. Dịch vụ SHTT nói chung chưa được cung cấp rộng khắp, chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Chất lượng dịch vụ SHTT và trình độ của các nhà cung cấp dịch vụ này hiện đang ở mức thấp. Đây sẽ là yếu tố hạn chế khả năng cạnh tranh của các DN dịch vụ SHTT của Việt Nam so với nước ngoài.
Mặt khác, thông tin SHTT đang là một trong các khâu yếu nhất trong hoạt động SHTT ở nước ta. Số lượt người khai thác thông tin sáng chế rất thấp, khoảng trên 1000 lượt người/năm ở cả 3 trung tâm tư liệu sáng chế tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Phần lớn các yêu cầu tra cứu tin được tiến hành với nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp, chứ không phải là sáng chế. Chính những điều này là một nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng phát triển hoạt động SHTT thời gian qua.
Nguồn: VLC