Hiệp định sơ bộ 6/3/1946. Tại sao cuối 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Nêu và giải thích đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta
1. Hiệp định sơ bộ 6/3/1946
*Hoàn cảnh:
- 28/2/1946: Pháp kí với Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa – Pháp => Đặt Việt Nam phải lựa chọn một trong hai biện pháp:
+ Đánh Pháp ngay khi chúng ra miền Bắc.
+ Hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp.
- 3/3/1946: TW Đảng họp do Hồ Chí Minh chủ trì đã chọn giải pháp “Hòa để tiến”.
- 6/3/1946: Hồ Chí Minh đã kí với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
*Nội dung:
- Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do có chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chính riêng thuộc Liên Bang Đông Dương nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Chính phủ Việt Nam cho Pháp đem 15.000 quân ra miền Bắc thay quân Tưởng, số quân này phải rút dần trong thời hạn 5 năm.
- Hai bên ngừng xung đột vũ trang giữ nguyên quân đội tại vị trí cũ.
*Ý nghĩa:
- Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta.
- Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi cho ta cùng 1 lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
- Có thêm thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
2. Tại sao cuối 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Nêu và giải thích đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta
* Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp cuối 1946
- Sau khi ký hiệp định sơ bộ 6/3 và tạm ước 14/9/1946, ta đã nghiêm chỉnh thi hành còn Pháp đã bội ước:
+ Tấn công Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
+ Khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
+ Đánh chiếm Hà Nội.
-18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ thành và giao quyền kiểm soát thủ đô cho Pháp. Nếu ta không chấp nhận thì chận nhất là ngày 20/12/1946 Pháp sẽ hành động.
=> ta chỉ có 1 con đường: cầm vũ khí chống Pháp. Đêm 19/12/1946, chủ tịch HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”-> cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ
*Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta
- Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” (12-12-1946) của TW Đảng.
- “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “(19/ 12/ 1946) của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi”(4/1947) của tổng bí thư Trường Chinh.
-> Đã nêu bật đường lối kháng chiến của Đảng:“Khángchiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài”.
*Giải thích :
- Kháng chiến toàn dân: Mọi người dân phải có tránh nhiệm, nghĩa vụ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp: không tham gia chiến đấu thì phục vụ chiến đấu.
- Kháng chiến toàn diện: Pháp đánh ta trên các mặt:kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao thì ta phải chống pháp trên tất cả các mặt trận đó.
- Kháng chiến lâu dài: Pháp mạnh hơn ta. Kháng chiến chống Pháp không thể một sớm, một chiều mà giành thắng lợi được.
- Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài: Cuộc kháng chiến chống Pháp là lâu dài và gian khổ, ta phải dựa vào sức mình là chính nhưng cũng phải biết tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài.
1. Hiệp định sơ bộ 6/3/1946
*Hoàn cảnh:
- 28/2/1946: Pháp kí với Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa – Pháp => Đặt Việt Nam phải lựa chọn một trong hai biện pháp:
+ Đánh Pháp ngay khi chúng ra miền Bắc.
+ Hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp.
- 3/3/1946: TW Đảng họp do Hồ Chí Minh chủ trì đã chọn giải pháp “Hòa để tiến”.
- 6/3/1946: Hồ Chí Minh đã kí với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
*Nội dung:
- Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do có chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chính riêng thuộc Liên Bang Đông Dương nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Chính phủ Việt Nam cho Pháp đem 15.000 quân ra miền Bắc thay quân Tưởng, số quân này phải rút dần trong thời hạn 5 năm.
- Hai bên ngừng xung đột vũ trang giữ nguyên quân đội tại vị trí cũ.
*Ý nghĩa:
- Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta.
- Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi cho ta cùng 1 lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
- Có thêm thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
2. Tại sao cuối 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Nêu và giải thích đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta
* Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp cuối 1946
- Sau khi ký hiệp định sơ bộ 6/3 và tạm ước 14/9/1946, ta đã nghiêm chỉnh thi hành còn Pháp đã bội ước:
+ Tấn công Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
+ Khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
+ Đánh chiếm Hà Nội.
-18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ thành và giao quyền kiểm soát thủ đô cho Pháp. Nếu ta không chấp nhận thì chận nhất là ngày 20/12/1946 Pháp sẽ hành động.
=> ta chỉ có 1 con đường: cầm vũ khí chống Pháp. Đêm 19/12/1946, chủ tịch HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”-> cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ
*Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta
- Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” (12-12-1946) của TW Đảng.
- “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “(19/ 12/ 1946) của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi”(4/1947) của tổng bí thư Trường Chinh.
-> Đã nêu bật đường lối kháng chiến của Đảng:“Khángchiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài”.
*Giải thích :
- Kháng chiến toàn dân: Mọi người dân phải có tránh nhiệm, nghĩa vụ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp: không tham gia chiến đấu thì phục vụ chiến đấu.
- Kháng chiến toàn diện: Pháp đánh ta trên các mặt:kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao thì ta phải chống pháp trên tất cả các mặt trận đó.
- Kháng chiến lâu dài: Pháp mạnh hơn ta. Kháng chiến chống Pháp không thể một sớm, một chiều mà giành thắng lợi được.
- Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài: Cuộc kháng chiến chống Pháp là lâu dài và gian khổ, ta phải dựa vào sức mình là chính nhưng cũng phải biết tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài.
Sưu tầm