:embarrassed:
- Hiện tượng trướng, căng ở vùng bụng và cảm giác “no” sau ăn, thậm chí dù đó chỉ là ăn với số lượng rất ít được gọi là chứng đầy hơi, trướng bụng. Đây là một trong những chứng bệnh rất thường gặp do sự dư thừa chất khí mà cơ thể tự sản sinh.
“Thủ phạm” là thực phẩm?
Những người nhiều kinh nghiệm với chuyện đầy bụng và một số biểu hiện khác đi kèm quả quyết rằng nguyên nhân là do cơ thể không dung nạp một số loại thực phẩm nào đó nên đã gây phản ứng như vậy. Và họ đã đúng.
Đây là một dạng thức khác của bệnh dị ứng thực phẩm, một chứng bệnh mà cứ 100 người trưởng thành có 3 người mắc. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch phản ứng dữ dội và tức thì với vật thể lạ như các loại hạt họ lạc hay động vật nhuyễn thể, phản ứng này của cơ thể có thể dẫn tới hiện tượng sốc phản vệ.
Cách duy nhất để trị chứng đầy bụng là làm rõ “thủ phạm” qua các xét nghiệm và theo dõi chế độ dinh dưỡng, thường đó là các sản phẩm từ sữa, men bia và bột mỳ.
Vậy đầy bụng xuất hiện như thế nào?
Vô số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vi khuẩn có lợi và men tiêu hóa sống trong ruột cùng với hoạt động của hệ tiêu hóa đã gây ra hiện tượng trướng bụng, đầy hơi. Hơn 90% trường hợp chỉ cần thay đổi chế độ ăn uốt chút ít là ổn.
Những vi khuẩn có lợi sống trong ruột bao gồm rất nhiều loại và các loại men tiêu hóa cũng rất lành tính khi số lượng ở mức vừa phải. Nhưng do một yếu tố nào đó, chúng sinh trưởng và tăng tiết nhiều sẽ lại gây tác dụng ngược, khó tiêu hóa và gây trướng bụng.
Nếu các vi khuẩn có lợi này ở mức quá thấp, thực phẩm được đưa vào không thể chuyển hóa sẽ gây sình bụng do khí sinh ra từ các thực phẩm không tiêu hóa được, gây cảm giấc đầy hơi.
Các loại men tiêu hóa sống trong ruột cũng sẽ tăng lượng nhanh chóng nếu có sự hiện diện của đường tinh luyện, các thực phẩm dùng đến men như chất cồn, đặc biệt là bánh mỳ. Các loại men tiêu hóa này cũng sẽ sản sinh chất khí, gây ra tình trạng trướng bụng.
Điều này có thể giải thích là tại sao, khi nào tránh ăn bột mỳ thì một số người sẽ cảm thấy khá hơn. Điều này lại dẫn tới sự lầm tưởng rằng bột mỳ là thủ phạm gây đầy bụng trong khi men tiêu hóa mới là nguyên nhân.
“Xì hơi” cho bụng đầy
Một trong những cách hiệu quả nhất để bụng mềm và nhẹ nhõm là tránh các thực phẩm gây khó chịu trong khoảng 2 tuần để các vi khuẩn có lợi trong hệ ruột tự điều chỉnh, cân bằng lại.
Tức là không dùng chất cồn, không ăn đường, các loại bánh mỳ có men và thậm chí là cả hoa quả, các loại quả ngọt có hàm lượng đường fructose cao cũng nên tránh.
Các sản phẩm từ sữa cũng nên hạn chế. Các loại phô mai xanh và quá hạn nên tránh tuyệt đối vì chúng có rất nhiều nấm.
Tránh ăn bánh mỳ cho men và các thực phẩm cho thêm đường.
Ăn nhiều rau xanh, các loại protein dễ tiêu hóa như gà hay cá, các loại cacbon hydrate phức hợp như gạo. Các loại hạt không thêm muối.
Một chế độ dinh dưỡng tốt cần được bổ sung thêm các vi sinh từ các gói men tiêu hóa chứa vi khuẩn lactobacillus và bifidobacterium, 2 loại vi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên uống 1 gói vào bữa sáng và 1 gói vào bữa tối.
Ngoài ra, có thể ăn thêm vài nhánh tỏi, chất allicin trong tỏi có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và hạn chế sự sản sinh các men tiêu hóa..
Sau 2 tuần thực hiện chế độ ăn uống này, bạn nên ăn lại các thực phẩm từng gây đầy bụng trước đó. Nhớ là không ăn tất cả cùng 1 lúc.
Các thực phẩm nên tránh:
- Tất cả các thực phẩm ngọt, gồm cả các loại bánh.
- Men và bất cứ thứ gì chứa nó như: bánh mỳ, bia, rượu.
- Các sản phẩm chứa mạch nha, thường có trong ngũ cốc ăn sáng.
- Chất cồn, dấm, các loại dưa muối.
- Tất cả các loại hoa quả, trừ táo xanh (tối đa là 2 quả/ngày), các loại quả khô, nước quả.
- Các loại nấm và phô mai xanh.
Những thực phẩm nên ăn:
- Tất cả các loại ngũ cốc, các loại hạt khô nhưng không thêm muối hay mật ong.
- Cá và thịt, bao gồm cả thịt hun khói nhưng không nên ăn xúc xích.
- Sữa chua lên men tự nhiên, phô mai mềm.
- Trứng
- Các loại rau xanh, khoai tây, khoai lang và cà chua.
Minh Thu
(Nguồn từ Internet)
Hiện tượng trướng bụng đầy hơi
- Hiện tượng trướng, căng ở vùng bụng và cảm giác “no” sau ăn, thậm chí dù đó chỉ là ăn với số lượng rất ít được gọi là chứng đầy hơi, trướng bụng. Đây là một trong những chứng bệnh rất thường gặp do sự dư thừa chất khí mà cơ thể tự sản sinh.
“Thủ phạm” là thực phẩm?
Những người nhiều kinh nghiệm với chuyện đầy bụng và một số biểu hiện khác đi kèm quả quyết rằng nguyên nhân là do cơ thể không dung nạp một số loại thực phẩm nào đó nên đã gây phản ứng như vậy. Và họ đã đúng.
Đây là một dạng thức khác của bệnh dị ứng thực phẩm, một chứng bệnh mà cứ 100 người trưởng thành có 3 người mắc. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch phản ứng dữ dội và tức thì với vật thể lạ như các loại hạt họ lạc hay động vật nhuyễn thể, phản ứng này của cơ thể có thể dẫn tới hiện tượng sốc phản vệ.
Cách duy nhất để trị chứng đầy bụng là làm rõ “thủ phạm” qua các xét nghiệm và theo dõi chế độ dinh dưỡng, thường đó là các sản phẩm từ sữa, men bia và bột mỳ.
Vậy đầy bụng xuất hiện như thế nào?
Vô số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vi khuẩn có lợi và men tiêu hóa sống trong ruột cùng với hoạt động của hệ tiêu hóa đã gây ra hiện tượng trướng bụng, đầy hơi. Hơn 90% trường hợp chỉ cần thay đổi chế độ ăn uốt chút ít là ổn.
Những vi khuẩn có lợi sống trong ruột bao gồm rất nhiều loại và các loại men tiêu hóa cũng rất lành tính khi số lượng ở mức vừa phải. Nhưng do một yếu tố nào đó, chúng sinh trưởng và tăng tiết nhiều sẽ lại gây tác dụng ngược, khó tiêu hóa và gây trướng bụng.
Nếu các vi khuẩn có lợi này ở mức quá thấp, thực phẩm được đưa vào không thể chuyển hóa sẽ gây sình bụng do khí sinh ra từ các thực phẩm không tiêu hóa được, gây cảm giấc đầy hơi.
Các loại men tiêu hóa sống trong ruột cũng sẽ tăng lượng nhanh chóng nếu có sự hiện diện của đường tinh luyện, các thực phẩm dùng đến men như chất cồn, đặc biệt là bánh mỳ. Các loại men tiêu hóa này cũng sẽ sản sinh chất khí, gây ra tình trạng trướng bụng.
Điều này có thể giải thích là tại sao, khi nào tránh ăn bột mỳ thì một số người sẽ cảm thấy khá hơn. Điều này lại dẫn tới sự lầm tưởng rằng bột mỳ là thủ phạm gây đầy bụng trong khi men tiêu hóa mới là nguyên nhân.
“Xì hơi” cho bụng đầy
Một trong những cách hiệu quả nhất để bụng mềm và nhẹ nhõm là tránh các thực phẩm gây khó chịu trong khoảng 2 tuần để các vi khuẩn có lợi trong hệ ruột tự điều chỉnh, cân bằng lại.
Tức là không dùng chất cồn, không ăn đường, các loại bánh mỳ có men và thậm chí là cả hoa quả, các loại quả ngọt có hàm lượng đường fructose cao cũng nên tránh.
Các sản phẩm từ sữa cũng nên hạn chế. Các loại phô mai xanh và quá hạn nên tránh tuyệt đối vì chúng có rất nhiều nấm.
Tránh ăn bánh mỳ cho men và các thực phẩm cho thêm đường.
Ăn nhiều rau xanh, các loại protein dễ tiêu hóa như gà hay cá, các loại cacbon hydrate phức hợp như gạo. Các loại hạt không thêm muối.
Một chế độ dinh dưỡng tốt cần được bổ sung thêm các vi sinh từ các gói men tiêu hóa chứa vi khuẩn lactobacillus và bifidobacterium, 2 loại vi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên uống 1 gói vào bữa sáng và 1 gói vào bữa tối.
Ngoài ra, có thể ăn thêm vài nhánh tỏi, chất allicin trong tỏi có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và hạn chế sự sản sinh các men tiêu hóa..
Sau 2 tuần thực hiện chế độ ăn uống này, bạn nên ăn lại các thực phẩm từng gây đầy bụng trước đó. Nhớ là không ăn tất cả cùng 1 lúc.
Các thực phẩm nên tránh:
- Tất cả các thực phẩm ngọt, gồm cả các loại bánh.
- Men và bất cứ thứ gì chứa nó như: bánh mỳ, bia, rượu.
- Các sản phẩm chứa mạch nha, thường có trong ngũ cốc ăn sáng.
- Chất cồn, dấm, các loại dưa muối.
- Tất cả các loại hoa quả, trừ táo xanh (tối đa là 2 quả/ngày), các loại quả khô, nước quả.
- Các loại nấm và phô mai xanh.
Những thực phẩm nên ăn:
- Tất cả các loại ngũ cốc, các loại hạt khô nhưng không thêm muối hay mật ong.
- Cá và thịt, bao gồm cả thịt hun khói nhưng không nên ăn xúc xích.
- Sữa chua lên men tự nhiên, phô mai mềm.
- Trứng
- Các loại rau xanh, khoai tây, khoai lang và cà chua.
Minh Thu
(Nguồn từ Internet)