Kuin Sukoagoa
Yêu
- Xu
- 0
Hiện tượng thiên nhiên kì thú: Tia hoàng hôn
Bạn đã bao giờ chứng kiến cảnh tượng những tia sáng mặt trời khuếch tán ra xung quanh tạo thành hình vòng cung lớn rực rỡ chưa?
Đó là hiện tượng tia hoàng hôn (crepuscular rays) xảy ra khi những cột không khí đầy ánh nắng chiếu trực tiếp thông qua khoảng trống của các đám mây, cành cây hay các tòa nhà tạo thành cảnh tượng ngoạn mục của ánh sáng và bóng tối.
Tia nắng tại suối nước nóng Mammoth ( Vườn quốc gia Yellowstone)
Ngoài “trợ thủ đắc lực” là bóng tối, tia hoàng hôn cần sự trợ giúp của các hạt bụi, tuyết, sương mù hoặc mưa để phản chiếu ánh sáng giúp chúng ta có thể nhìn thấy được.
Những giờ vào lúc hoàng hôn hay bình minh của một ngày được gọi là giờ chạng vạng (crepuscular hours) và đã được đặt tên cho hiện tượng ánh sáng này. Bình minh hay hoàng hôn là những thời điểm trong ngày mà sự xuất hiện của các tia sáng có sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối rõ rệt nhất, tạo cho nó vẻ đẹp rực rỡ lộng lẫy này.
Các tia sáng thực sự không phải tỏa ra từ một điểm mà gần như là song song với nhau. Tuy nhiên do khoảng cách và luật phân bổ xa gần nên chúng ta có cảm giác chúng như đang tỏa ra xung quanh.
Hiện tượng này xảy ra khi các vật như đỉnh núi, các đám mây, cây cối hay những tòa nhà cao tầng phần nào làm che bóng của tia nắng mặt trời và phân tách chúng thành những vùng sáng và vùng tối riêng biệt như trên.
Từ hàng tỷ năm trước, những con người định cư đầu tiên trên toàn thế giới đã được chứng kiến cảnh tượng ngoạn mục này. Những người Hy Lạp cổ đại đã kết hợp hình ảnh của “tia nắng mặt trời tỏa sáng rực rỡ như hào quang” với tín ngưỡng của họ như truyền thuyết về “sợi dây của Maui” của người Maori.
Kiến trúc tại các nhà thờ, đền thờ và các khu vực tôn giáo thường được thiết kế để tận dụng hiệu ứng của tia hoàng hôn một cách hiệu quả nhất.
Tia hoàng hôn còn được biết đến với tên là “Chiếc thang của Jacob”, “Đường tới thiên đường”, “Ngón tay Phật”, “Tia sáng Jesus”, “Tia sáng của Chúa”, sunbeams và rất nhiều tên gọi khác. Không hề ngạc nhiên khi rất nhiều tên trong đó mang ý nghĩa tôn giáo vì đối với những người theo đạo tia hoàng hôn giống như một thông điệp từ các vị thần.
Nhạt màu, có màu hơi hồng hoặc tía lúc hoàng hôn và dường như tỏa ra từ dưới đường chân trời làm hiện tượng này thường bị nhầm lẫn với hiện tượng cột sáng (light pillars).
Công thức tạo nên tia hoàng hôn là : ánh sáng mặt trời + vật che phủ + vật tán xạ. Đơn giản nhưng hiệu quả tạo ra quả thực là tuyệt vời.
Bạn đã bao giờ chứng kiến cảnh tượng những tia sáng mặt trời khuếch tán ra xung quanh tạo thành hình vòng cung lớn rực rỡ chưa?
Đó là hiện tượng tia hoàng hôn (crepuscular rays) xảy ra khi những cột không khí đầy ánh nắng chiếu trực tiếp thông qua khoảng trống của các đám mây, cành cây hay các tòa nhà tạo thành cảnh tượng ngoạn mục của ánh sáng và bóng tối.
Tia nắng tại suối nước nóng Mammoth ( Vườn quốc gia Yellowstone)
Ngoài “trợ thủ đắc lực” là bóng tối, tia hoàng hôn cần sự trợ giúp của các hạt bụi, tuyết, sương mù hoặc mưa để phản chiếu ánh sáng giúp chúng ta có thể nhìn thấy được.
Công viên Cửa vàng (San Francisco)
Những giờ vào lúc hoàng hôn hay bình minh của một ngày được gọi là giờ chạng vạng (crepuscular hours) và đã được đặt tên cho hiện tượng ánh sáng này. Bình minh hay hoàng hôn là những thời điểm trong ngày mà sự xuất hiện của các tia sáng có sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối rõ rệt nhất, tạo cho nó vẻ đẹp rực rỡ lộng lẫy này.
Quang cảnh tại một bãi đỗ xe ở thành phố Maryland
Các tia sáng thực sự không phải tỏa ra từ một điểm mà gần như là song song với nhau. Tuy nhiên do khoảng cách và luật phân bổ xa gần nên chúng ta có cảm giác chúng như đang tỏa ra xung quanh.
Whakatane, New Zealand
Tỏa sáng giống đèn chiếu công suất lớn
Hiện tượng này xảy ra khi các vật như đỉnh núi, các đám mây, cây cối hay những tòa nhà cao tầng phần nào làm che bóng của tia nắng mặt trời và phân tách chúng thành những vùng sáng và vùng tối riêng biệt như trên.
Cảnh tượng ngoạn mục trên bãi biển
Từ hàng tỷ năm trước, những con người định cư đầu tiên trên toàn thế giới đã được chứng kiến cảnh tượng ngoạn mục này. Những người Hy Lạp cổ đại đã kết hợp hình ảnh của “tia nắng mặt trời tỏa sáng rực rỡ như hào quang” với tín ngưỡng của họ như truyền thuyết về “sợi dây của Maui” của người Maori.
Cảnh khu rừng tắm trong ánh nắng chói lòa
Công viên Patrick's Point tại bang California
Thánh đường thánh Peter của Vatican
Kiến trúc tại các nhà thờ, đền thờ và các khu vực tôn giáo thường được thiết kế để tận dụng hiệu ứng của tia hoàng hôn một cách hiệu quả nhất.
Nhà thờ The Nativity ( Bethlehem, Israel )
Ánh sáng chiếu rọi ngay bục giảng kinh tại Đại thánh đường Milan
Tia hoàng hôn còn được biết đến với tên là “Chiếc thang của Jacob”, “Đường tới thiên đường”, “Ngón tay Phật”, “Tia sáng Jesus”, “Tia sáng của Chúa”, sunbeams và rất nhiều tên gọi khác. Không hề ngạc nhiên khi rất nhiều tên trong đó mang ý nghĩa tôn giáo vì đối với những người theo đạo tia hoàng hôn giống như một thông điệp từ các vị thần.
Nhạt màu, có màu hơi hồng hoặc tía lúc hoàng hôn và dường như tỏa ra từ dưới đường chân trời làm hiện tượng này thường bị nhầm lẫn với hiện tượng cột sáng (light pillars).
Hình ảnh với độ tương phản cao
Giống như một bức màn vàng rực che phủ một khoảng trời
Hoàng hôn tại Nam Cực
Công thức tạo nên tia hoàng hôn là : ánh sáng mặt trời + vật che phủ + vật tán xạ. Đơn giản nhưng hiệu quả tạo ra quả thực là tuyệt vời.
Sưu tầm.