Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo trực tuyến (ĐTTT) đang là một loại hình cần được nhân rộng nhằm tạo cơ hội cho người học có thể tự học, tự nghiên cứu và trau dồi kiến thức.
Lợi ích của đào tạo trực tuyến
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng lớn, hệ thống trường lớp tuy đã được đầu tư phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng song cũng không thể đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người học. Trước thực tế đó, Đảng ta nêu ra định hướng "Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập".
Từ định hướng trên, Ngành GD&ĐT đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010, trong đó nhấn mạnh "Phát triển giáo dục không chính quy như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng, để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực". ĐTTT là một trong những phương thức đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu trên.
Có nhiều đổi mới và tiến bộ so với các hình thức học truyền thống, học trực tuyến hứa hẹn cung cấp cho học viên sự kết hợp hoàn hảo của Nghe, Nhìn và Sự chủ động. ĐTTT giúp cho việc đào tạo hiệu quả tới được nhiều đối tượng học viên khác nhau, cắt giảm được chi phí in ấn, xuất bản và phân phối. Người học trực tuyến có thể chủ động lựa chọn những kiến thức phù hợp với mình so với các hình thức áp dụng thụ động trên lớp.
Thêm vào đó, ĐTTT đồng bộ giúp người học có khả năng tự kiểm soát cao thông qua việc tự đặt cho mình tốc độ học phù hợp, bỏ qua những phần hướng dẫn đơn giản không cần thiết mà vẫn đáp ứng được tiến độ chung của khóa học.
Ngoài ra tiết kiệm được chi phí đào tạo cũng là một lợi thế mà ĐTTT đem lại. Lương của giáo viên, chi phí thuê phòng học, chi phí đi lại ăn ở cho học viên, giảm chi phí hao tổn năng suất do thời gian học viên phải đi học. Tận dụng được nguồn giảng viên chất lượng cao từ nhiều nơi trên thế giới, giảm thời gian học khoảng 40- 60%, nội dung truyền tải nhất quán, phù hợp với yêu cầu của người học; kết quả hoàn thành chương trình đào tạo được tự động hóa và được thông báo chính xác, khách quan.
Đối với học viên, kèm theo việc tăng khả năng tiếp tục đáp ứng được công việc, giảm thời gian học, học viên còn có thể học mọi lúc, mọi nơi cho phép học viên có thể hoàn thành chương trình đào tạo một cách thuận tiện ngoài giờ làm việc hay ở nhà.
Đào tạo trực tuyến ở Việt Nam
Với việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức đào tạo những công dân tương lai có đầy đủ năng lực, trí tuệ, khả năng tự học, tự nâng cấp mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Hình thức ĐTTT không còn xa lạ trên thế giới. Theo Cyber Universities, gần 90% trường ĐH tại Singapore sử dụng phương pháp ĐTTT và ở Mĩ con số này là hơn 80%. Tại Việt Nam, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin kéo theo số người sử dụng Internet tăng vọt. Cùng với sự phát triển nhanh chóng này, cách làm việc, học tập, giải trí của người sử dụng Internet tại Việt Nam cũng thay đổi theo những công thức mới.
Ở Việt Nam hiện nay có thể tìm thấy chương trình ĐTTT với 3 kênh chính: của các trường đại học trong nước, các chương trình từ nước ngoài đưa vào Việt Nam và của các công ty lập ra.
Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều động thái tích cực nhằm khuyến khích đưa CNTT vào giảng dạy, đưa các kiến thức về ĐTTT tới những cán bộ quản lý, nhà giáo, những người quan tâm tới giáo dục, học sinh- sinh viên. Hiện nay chúng ta đã xây dựng được website e- learning https://el.edu.net để tuyên truyền, phổ cập công nghệ. Đã Việt hóa phần mềm mã nguồn mở Moodle (để xây dựng và quản lý hệ thống học tập trực tuyến), đã sử dụng công nghệ SCORM (chuẩn được thế giới công nhận, để có thể hợp tác và phát triển trong lĩnh vực CNTT) và đang triển khai chuyển giao các phần mềm công cụ tạo bài giảng đạt chuẩn quốc tế miễn phí giúp xuất bản các định dạng file tuân chuẩn SCORM như Exe, Lectora, Voilet...phù hợp với nhu cầu của nước ta.
Bộ GD%ĐT đã kết nối đường cáp quang 34 Mbps trong nước và 2 Mbps đi quốc tế. Viettel cung cấp gói Net+ (gói chất lượng cao nhất) tới các cơ sở giáo dục. Kết nối cáp quang từ Bộ về các Sở GD&ĐT với băng thông 4 Mbps...
Tuy nhiên ĐTTT ở nước ta hiện nay mới đang ở mức sơ khai, số lượng và chất lượng chưa cao, phạm vi và đối tượng tham gia còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất cần thiết. Tỷ lệ giờ online trực tiếp giữa giáo viên và học viên trên mạng còn thấp, việc trả lời hướng dẫn phải được thực hiện nguội, thiếu phương pháp và đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Hiện nay vẫn còn không ít học viên chưa có hoặc chưa biết sử dụng máy vi tính, mạng Internet. Đây là một thực tế vô cùng khó khăn trong quá trình học tập.
Cũng theo đánh giá của Bộ GD&ĐT thì hiện nay đang có tình trạng một số trường chạy theo số lượng, thành tích, phát triển quy mô quá nhanh so với khả năng đảm bảo chất lượng đào tạo, so với điều kiện về đội ngũ giảng viên và trợ giảng. Việc tổ chức đánh giá chất lượng còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy nhiều người còn hoài nghi về chất lượng ĐTTT, tâm lý học truyền thống vẫn còn ăn sâu trong người học.
Phương pháp và kỹ năng tự học là một trong những nhân tố quan trọng đem lại hiệu quả của loại hình đào tạo này. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức, tăng cường các phương tiện thiết bị, xây dựng một chương trình đào tạo chuẩn... là những việc cần làm để tạo nên một cú hích cho ĐTTT ở Việt Nam.
Lợi ích của đào tạo trực tuyến
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng lớn, hệ thống trường lớp tuy đã được đầu tư phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng song cũng không thể đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người học. Trước thực tế đó, Đảng ta nêu ra định hướng "Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập".
Từ định hướng trên, Ngành GD&ĐT đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010, trong đó nhấn mạnh "Phát triển giáo dục không chính quy như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng, để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực". ĐTTT là một trong những phương thức đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu trên.
Có nhiều đổi mới và tiến bộ so với các hình thức học truyền thống, học trực tuyến hứa hẹn cung cấp cho học viên sự kết hợp hoàn hảo của Nghe, Nhìn và Sự chủ động. ĐTTT giúp cho việc đào tạo hiệu quả tới được nhiều đối tượng học viên khác nhau, cắt giảm được chi phí in ấn, xuất bản và phân phối. Người học trực tuyến có thể chủ động lựa chọn những kiến thức phù hợp với mình so với các hình thức áp dụng thụ động trên lớp.
CNTT giúp mở rộng các mô hình đào tạo trực tuyến.
Ngoài ra tiết kiệm được chi phí đào tạo cũng là một lợi thế mà ĐTTT đem lại. Lương của giáo viên, chi phí thuê phòng học, chi phí đi lại ăn ở cho học viên, giảm chi phí hao tổn năng suất do thời gian học viên phải đi học. Tận dụng được nguồn giảng viên chất lượng cao từ nhiều nơi trên thế giới, giảm thời gian học khoảng 40- 60%, nội dung truyền tải nhất quán, phù hợp với yêu cầu của người học; kết quả hoàn thành chương trình đào tạo được tự động hóa và được thông báo chính xác, khách quan.
Đối với học viên, kèm theo việc tăng khả năng tiếp tục đáp ứng được công việc, giảm thời gian học, học viên còn có thể học mọi lúc, mọi nơi cho phép học viên có thể hoàn thành chương trình đào tạo một cách thuận tiện ngoài giờ làm việc hay ở nhà.
Đào tạo trực tuyến ở Việt Nam
Với việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức đào tạo những công dân tương lai có đầy đủ năng lực, trí tuệ, khả năng tự học, tự nâng cấp mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Hình thức ĐTTT không còn xa lạ trên thế giới. Theo Cyber Universities, gần 90% trường ĐH tại Singapore sử dụng phương pháp ĐTTT và ở Mĩ con số này là hơn 80%. Tại Việt Nam, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin kéo theo số người sử dụng Internet tăng vọt. Cùng với sự phát triển nhanh chóng này, cách làm việc, học tập, giải trí của người sử dụng Internet tại Việt Nam cũng thay đổi theo những công thức mới.
Ở Việt Nam hiện nay có thể tìm thấy chương trình ĐTTT với 3 kênh chính: của các trường đại học trong nước, các chương trình từ nước ngoài đưa vào Việt Nam và của các công ty lập ra.
Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều động thái tích cực nhằm khuyến khích đưa CNTT vào giảng dạy, đưa các kiến thức về ĐTTT tới những cán bộ quản lý, nhà giáo, những người quan tâm tới giáo dục, học sinh- sinh viên. Hiện nay chúng ta đã xây dựng được website e- learning https://el.edu.net để tuyên truyền, phổ cập công nghệ. Đã Việt hóa phần mềm mã nguồn mở Moodle (để xây dựng và quản lý hệ thống học tập trực tuyến), đã sử dụng công nghệ SCORM (chuẩn được thế giới công nhận, để có thể hợp tác và phát triển trong lĩnh vực CNTT) và đang triển khai chuyển giao các phần mềm công cụ tạo bài giảng đạt chuẩn quốc tế miễn phí giúp xuất bản các định dạng file tuân chuẩn SCORM như Exe, Lectora, Voilet...phù hợp với nhu cầu của nước ta.
Bộ GD%ĐT đã kết nối đường cáp quang 34 Mbps trong nước và 2 Mbps đi quốc tế. Viettel cung cấp gói Net+ (gói chất lượng cao nhất) tới các cơ sở giáo dục. Kết nối cáp quang từ Bộ về các Sở GD&ĐT với băng thông 4 Mbps...
Tuy nhiên ĐTTT ở nước ta hiện nay mới đang ở mức sơ khai, số lượng và chất lượng chưa cao, phạm vi và đối tượng tham gia còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất cần thiết. Tỷ lệ giờ online trực tiếp giữa giáo viên và học viên trên mạng còn thấp, việc trả lời hướng dẫn phải được thực hiện nguội, thiếu phương pháp và đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Hiện nay vẫn còn không ít học viên chưa có hoặc chưa biết sử dụng máy vi tính, mạng Internet. Đây là một thực tế vô cùng khó khăn trong quá trình học tập.
Cũng theo đánh giá của Bộ GD&ĐT thì hiện nay đang có tình trạng một số trường chạy theo số lượng, thành tích, phát triển quy mô quá nhanh so với khả năng đảm bảo chất lượng đào tạo, so với điều kiện về đội ngũ giảng viên và trợ giảng. Việc tổ chức đánh giá chất lượng còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy nhiều người còn hoài nghi về chất lượng ĐTTT, tâm lý học truyền thống vẫn còn ăn sâu trong người học.
Phương pháp và kỹ năng tự học là một trong những nhân tố quan trọng đem lại hiệu quả của loại hình đào tạo này. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức, tăng cường các phương tiện thiết bị, xây dựng một chương trình đào tạo chuẩn... là những việc cần làm để tạo nên một cú hích cho ĐTTT ở Việt Nam.
Giao Thủy - Báo Giáo dục & Thời đại