MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhìn một cách khái quát, thực tế sáng tác và thực tế lịch sử dân tộc có những khu biệt nhất định. Với Việt Nam, chiến tranh và nông thôn trở thành bộ mặt lịch sử, bộ mặt tinh thần của dân tộc.
Khi đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình, với một độ lùi tương đối, nhà văn đã nhìn lại hiện thực của dân tộc, của số phận con người...Thêm nữa, Đại hội VI của Đảng cùng với hiện thực mới đã “cởi trói” cho văn học. Các nhà văn đã thể nghiệm, tìm tòi lối viết mới trên cơ sở đổi mới tư duy nghệ thuật. Tạ Duy Anh là một trong số nhà văn được nhắc đến nhiều sau sự thành công của truyện ngắn Bước qua lời nguyền. Cũng như nhiều cây bút văn học sau 1975 thoát ly khỏi “chủ nghĩa đề tài”, “đem lại cho văn học nhiều giá trị nhận thức và giá trị thẩm mỹ” [19, tr.88], Tạ Duy Anh viết về nông thôn nhằm thể hiện trăn trở về số phận con người. Không tự hài lòng, nhà văn tiếp tục hành trình sáng tạo và lần lượt thể hiện sự già dặn trong sáng tác qua không ít các tập truyện ngắn, tiểu thuyết tiếp theo, hình thành một dấu ấn phong cách thực sự qua nhiều tác phẩm viết về làng quê. Nhà văn Tạ Duy Anh cũng khá mặn mòi với truyện thiếu nhi, tản văn... song truyện ngắn là thể loại thành danh của tác giả. Với Tạ Duy Anh, đây “Không phải là đề tài duy nhất, nhưng có thể khẳng định nông thôn - với những vấn đề của cuộc sống và con người - là mảng đề tài chính yếu đem lại thành tựu và góp phần khẳng định phong cách Tạ Duy Anh” [68, tr.25]. Tiếp cận với chín tập truyện ngắn và những thể loại khác của Tạ Duy Anh, chúng tôi thích thú ở cách phát hiện và thể hiện vấn đề hiện thực và số phận con người nông thôn của cây bút họ Tạ. Song cho đến nay, dường như chưa thật nhiều công trình văn học nghiên cứu về nhà văn này một cách toàn diện. Nông thôn là cảm hứng chủ đạo và là “đất” màu mỡ cho tác giả, nhưng chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống, hoàn chỉnh về vấn đề hiện thực nông thôn trong truyện ngắn của anh. Từ thực tế đó, thôi thúc chúng tôi tìm hiểu đề tài: Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh.
2. Lịch sử vấn đề
Trong các công trình nghiên cứu có tính chất khái quát về sáng tác ở đề tài nông thôn, nhà văn Tạ Duy Anh là cái tên dường như không thể thiếu. Chẳng hạn, ở luận văn thạc sĩ ngữ văn Đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam về đề tài nông thôn từ 1986 đến 2006, tác giả Bùi Như Hải nhiều lần nhắc đến tiểu thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh, như một minh chứng không thể thiếu cho thành tựu của một chặng đường văn học sau thời kì đổi mới.
Ba tác giả nữ trong cuốn sách Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, đã nghiên cứu công phu về tác phẩm Tạ Duy Anh. Cụ thể là:
- Nguyễn Thị Hồng Giang, Tạ Duy Anh và nghệ thuật làm mới tiểu thuyết.
- Vũ Lê Lan Hương, Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh.
- Võ Thị Thanh Hà, Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.
Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu công phu về tiểu thuyết Tạ Duy Anh và có những kết luận quan trọng. Trong ba công trình nghiên cứu trên, qua Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tạ Duy Anh, biên độ phạm vi nghiên cứu mở rộng ở cả hai lĩnh vực là truyện ngắn và tiểu thuyết, do vậy rất thuận tiện cho những ai tham khảo và nghiên cứu về Tạ Duy Anh. Tuy nhiên, tác giả Trần Nhật Thu với luận văn cao học: Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy Anh mới thực sự đụng chạm nhiều đến truyện ngắn Tạ Duy Anh ở mảng đề tài nông thôn. Bởi vì đề tài nông thôn thực sự chiếm vị trí quan trọng trong truyện ngắn của nhà văn đã từng “bước qua lời nguyền”. Vì vậy, hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh được tác giả có những phát hiện ban đầu trong một phần không thể thiếu khi khám phá thế giới nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy Anh. Sự phát hiện của Trần Nhật Thu về những luận đề và các phương tiện nghệ thuật của truyện ngắn Tạ Duy Anh nói chung, đó là những gợi ý tốt cho chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
“Tác phẩm của Tạ Duy Anh đã khẳng định được chỗ đứng trong lòng công chúng để hôm nay khi nói đến nền văn xuôi Việt Nam đương đại thì người ta không thể không nhắc đến tên ông” [68, tr.86], hẳn vẫn còn nhiều lĩnh vực cần đi sâu khám phá để đánh giá chính xác giá trị trong sáng tác của Tạ Duy Anh. Trong công trình khoa học Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới cơ bản của tác giả Nguyễn Thị Bình, sáng tác của Tạ Duy Anh là một trong những đối tượng nghiên cứu.
Có thể nói, tác giả Tạ Duy Anh được dư luận quan tâm và bày tỏ nhiều ý kiến khi anh trình làng hai cuốn tiểu thuyết: Thiên thần sám hối (2004) và Giã biệt bóng tối (2008). Nhiều cuộc “đối thoại văn chương”, phỏng vấn báo chí dành cho anh, thậm chí tổ chức tọa đàm với chủ đề: Giã biệt bóng tối trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Tái bản hai tập truyện trên, những lời bình phẩm, đánh giá của dư luận và trao đổi ý kiến của Tạ Duy Anh với báo chí được nhà xuất bản Hội nhà văn tổng hợp lại. Các bài trả lời của Tạ Duy Anh được đăng tải trên mạng hoặc qua các bài viết được tổng hợp trong cuốn: Tạ Duy Anh, Thiên thần sám hối - tiểu thuyết và những đối thoại văn chương, ít nhiều gợi mở cho người quan tâm đến truyện ngắn và tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Do vậy, bạn đọc có dịp tìm hiểu thêm về quan niệm của tác giả, được tiếp cận với nhiều ý kiến khen chê khác nhau về hai tiểu thuyết cũng như những tác phẩm khác của anh. Thiết nghĩ, văn xuôi Tạ Duy Anh đã được bàn luận, khảo sát ở nhiều phương diện. Song, sáng tác của “nhà văn viết về làng” vẫn là mảnh đất còn nhiều khoảng trống mời gọi người yêu văn của anh đến khai thác, ở cả mảng truyện ngắn và tiểu thuyết. Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh cần được nghiên cứu một cách hệ thống mới nhận diện được đúng mức tài năng và tâm huyết của tác giả văn học đương đại này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi là các tập truyện sau
- Bước qua lời nguyền, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990.
- Luân hồi, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1994.
- Ánh sáng nàng, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 1997.
- Nhân vật, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002.
- Bố cục hoàn hảo, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2004.
- Thiên thần sám hối và những truyện ngắn tiêu biểu, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2005.
- Người khác, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2007.
- Ba Đào Kí, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2008.
- Truyện ngắn chọn lọc, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008.
Phạm vi nghiên cứu là các bình diện nổi trội thuộc nội dung và hình thức của tác phẩm như: con người, chủ đề, đề tài, ngôn ngữ, kết cấu, không gian và thời gian nghệ thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê - phân loại
4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu
5. Đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học về vấn đề: Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh.
- Nhận diện phong cách nhà văn qua mảng truyện ngắn viết về nông thôn của Tạ Duy Anh.
- Góp thêm tài liệu cho việc tìm hiểu truyện ngắn hiện đại sau 1975 về đề tài nông thôn.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương sau đây:
Chương 1: Tạ Duy Anh và hành trình sáng tạo nghệ thuật
Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh
Chương 3: Phương thức thể hiện hiện thực cuộc sống nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh
1. Lý do chọn đề tài
Nhìn một cách khái quát, thực tế sáng tác và thực tế lịch sử dân tộc có những khu biệt nhất định. Với Việt Nam, chiến tranh và nông thôn trở thành bộ mặt lịch sử, bộ mặt tinh thần của dân tộc.
Khi đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình, với một độ lùi tương đối, nhà văn đã nhìn lại hiện thực của dân tộc, của số phận con người...Thêm nữa, Đại hội VI của Đảng cùng với hiện thực mới đã “cởi trói” cho văn học. Các nhà văn đã thể nghiệm, tìm tòi lối viết mới trên cơ sở đổi mới tư duy nghệ thuật. Tạ Duy Anh là một trong số nhà văn được nhắc đến nhiều sau sự thành công của truyện ngắn Bước qua lời nguyền. Cũng như nhiều cây bút văn học sau 1975 thoát ly khỏi “chủ nghĩa đề tài”, “đem lại cho văn học nhiều giá trị nhận thức và giá trị thẩm mỹ” [19, tr.88], Tạ Duy Anh viết về nông thôn nhằm thể hiện trăn trở về số phận con người. Không tự hài lòng, nhà văn tiếp tục hành trình sáng tạo và lần lượt thể hiện sự già dặn trong sáng tác qua không ít các tập truyện ngắn, tiểu thuyết tiếp theo, hình thành một dấu ấn phong cách thực sự qua nhiều tác phẩm viết về làng quê. Nhà văn Tạ Duy Anh cũng khá mặn mòi với truyện thiếu nhi, tản văn... song truyện ngắn là thể loại thành danh của tác giả. Với Tạ Duy Anh, đây “Không phải là đề tài duy nhất, nhưng có thể khẳng định nông thôn - với những vấn đề của cuộc sống và con người - là mảng đề tài chính yếu đem lại thành tựu và góp phần khẳng định phong cách Tạ Duy Anh” [68, tr.25]. Tiếp cận với chín tập truyện ngắn và những thể loại khác của Tạ Duy Anh, chúng tôi thích thú ở cách phát hiện và thể hiện vấn đề hiện thực và số phận con người nông thôn của cây bút họ Tạ. Song cho đến nay, dường như chưa thật nhiều công trình văn học nghiên cứu về nhà văn này một cách toàn diện. Nông thôn là cảm hứng chủ đạo và là “đất” màu mỡ cho tác giả, nhưng chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống, hoàn chỉnh về vấn đề hiện thực nông thôn trong truyện ngắn của anh. Từ thực tế đó, thôi thúc chúng tôi tìm hiểu đề tài: Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh.
2. Lịch sử vấn đề
Trong các công trình nghiên cứu có tính chất khái quát về sáng tác ở đề tài nông thôn, nhà văn Tạ Duy Anh là cái tên dường như không thể thiếu. Chẳng hạn, ở luận văn thạc sĩ ngữ văn Đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam về đề tài nông thôn từ 1986 đến 2006, tác giả Bùi Như Hải nhiều lần nhắc đến tiểu thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh, như một minh chứng không thể thiếu cho thành tựu của một chặng đường văn học sau thời kì đổi mới.
Ba tác giả nữ trong cuốn sách Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, đã nghiên cứu công phu về tác phẩm Tạ Duy Anh. Cụ thể là:
- Nguyễn Thị Hồng Giang, Tạ Duy Anh và nghệ thuật làm mới tiểu thuyết.
- Vũ Lê Lan Hương, Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh.
- Võ Thị Thanh Hà, Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.
Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu công phu về tiểu thuyết Tạ Duy Anh và có những kết luận quan trọng. Trong ba công trình nghiên cứu trên, qua Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tạ Duy Anh, biên độ phạm vi nghiên cứu mở rộng ở cả hai lĩnh vực là truyện ngắn và tiểu thuyết, do vậy rất thuận tiện cho những ai tham khảo và nghiên cứu về Tạ Duy Anh. Tuy nhiên, tác giả Trần Nhật Thu với luận văn cao học: Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy Anh mới thực sự đụng chạm nhiều đến truyện ngắn Tạ Duy Anh ở mảng đề tài nông thôn. Bởi vì đề tài nông thôn thực sự chiếm vị trí quan trọng trong truyện ngắn của nhà văn đã từng “bước qua lời nguyền”. Vì vậy, hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh được tác giả có những phát hiện ban đầu trong một phần không thể thiếu khi khám phá thế giới nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy Anh. Sự phát hiện của Trần Nhật Thu về những luận đề và các phương tiện nghệ thuật của truyện ngắn Tạ Duy Anh nói chung, đó là những gợi ý tốt cho chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
“Tác phẩm của Tạ Duy Anh đã khẳng định được chỗ đứng trong lòng công chúng để hôm nay khi nói đến nền văn xuôi Việt Nam đương đại thì người ta không thể không nhắc đến tên ông” [68, tr.86], hẳn vẫn còn nhiều lĩnh vực cần đi sâu khám phá để đánh giá chính xác giá trị trong sáng tác của Tạ Duy Anh. Trong công trình khoa học Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới cơ bản của tác giả Nguyễn Thị Bình, sáng tác của Tạ Duy Anh là một trong những đối tượng nghiên cứu.
Có thể nói, tác giả Tạ Duy Anh được dư luận quan tâm và bày tỏ nhiều ý kiến khi anh trình làng hai cuốn tiểu thuyết: Thiên thần sám hối (2004) và Giã biệt bóng tối (2008). Nhiều cuộc “đối thoại văn chương”, phỏng vấn báo chí dành cho anh, thậm chí tổ chức tọa đàm với chủ đề: Giã biệt bóng tối trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Tái bản hai tập truyện trên, những lời bình phẩm, đánh giá của dư luận và trao đổi ý kiến của Tạ Duy Anh với báo chí được nhà xuất bản Hội nhà văn tổng hợp lại. Các bài trả lời của Tạ Duy Anh được đăng tải trên mạng hoặc qua các bài viết được tổng hợp trong cuốn: Tạ Duy Anh, Thiên thần sám hối - tiểu thuyết và những đối thoại văn chương, ít nhiều gợi mở cho người quan tâm đến truyện ngắn và tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Do vậy, bạn đọc có dịp tìm hiểu thêm về quan niệm của tác giả, được tiếp cận với nhiều ý kiến khen chê khác nhau về hai tiểu thuyết cũng như những tác phẩm khác của anh. Thiết nghĩ, văn xuôi Tạ Duy Anh đã được bàn luận, khảo sát ở nhiều phương diện. Song, sáng tác của “nhà văn viết về làng” vẫn là mảnh đất còn nhiều khoảng trống mời gọi người yêu văn của anh đến khai thác, ở cả mảng truyện ngắn và tiểu thuyết. Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh cần được nghiên cứu một cách hệ thống mới nhận diện được đúng mức tài năng và tâm huyết của tác giả văn học đương đại này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi là các tập truyện sau
- Bước qua lời nguyền, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990.
- Luân hồi, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1994.
- Ánh sáng nàng, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 1997.
- Nhân vật, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002.
- Bố cục hoàn hảo, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2004.
- Thiên thần sám hối và những truyện ngắn tiêu biểu, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2005.
- Người khác, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2007.
- Ba Đào Kí, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2008.
- Truyện ngắn chọn lọc, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008.
Phạm vi nghiên cứu là các bình diện nổi trội thuộc nội dung và hình thức của tác phẩm như: con người, chủ đề, đề tài, ngôn ngữ, kết cấu, không gian và thời gian nghệ thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê - phân loại
4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu
5. Đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học về vấn đề: Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh.
- Nhận diện phong cách nhà văn qua mảng truyện ngắn viết về nông thôn của Tạ Duy Anh.
- Góp thêm tài liệu cho việc tìm hiểu truyện ngắn hiện đại sau 1975 về đề tài nông thôn.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương sau đây:
Chương 1: Tạ Duy Anh và hành trình sáng tạo nghệ thuật
Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh
Chương 3: Phương thức thể hiện hiện thực cuộc sống nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: