• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Kết nối tri thức - Ngữ văn 10

thich van hoc

Moderator
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...”.

Thân Nhân Trung là ai?

Thân Nhân Trung (1419-1499), người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, nay là thôn Yên Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện kiêm Đông các đại học sĩ, Nhập nội phụ chính,Tế tửu Quốc Tử giám; được vua Lê Thánh Tông vời vào hoàng cung dạy học cho các hoàng tử, nhà thơ tài năng trong hội Tao Đàn Nhị thập bát tú và được vua Lê Thánh Tông phong là Phó Đô Nguyên suý.

Nội dung chính Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

“Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia” ý nói nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp: người có tài sẽ góp phần xây dựng triển, ảnh hưởng đến sự tồn vong của một quốc gia. Tác giả khuyến khích kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua; Ngăn ngừa kẻ ác, người thiện lấy đó làm điều cố gắng, chỉ lối tương lai vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.

Bố cục Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Phần 1: Từ đầu… làm đến mức cao nhất: nêu lên giá trị của hiền tài với đất nước.
- Phần 2: Phần còn lại: nêu lên ý nghĩa của việc khắc bia, khắc tên người hiền tài.

Tóm tắt tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia. Nếu nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, còn nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Đồng thời việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa to lớn. Đất nước có thể khuyến khích kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Đồng thời ngăn ngừa kẻ ác, người thiện lấy đó làm điều cố gắng, chỉ lối tương lai vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.
 
Tìm hiểm sâu
----

Ý nghĩa câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

Năm Hồng Đức thứ 15 (1484) phụng mệnh vua trao, Thân Nhân Trung đã soạn bài văn bia “Đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442)”. Trong bài văn bia này, Thân Nhân Trung đã khéo vận dụng tri thức tiền nhân, đề cao nguyên khí quốc gia gắn với việc kén chọn và sử dụng nhân tài của các bậc đế vương và đưa ra chân lý bất hủ: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...”.

cau-noi-noi-tieng-the-hien-tu-tuong-trong-dung-hien-tai-gan-voi-su-hung-thinh-cua-dat-nuoc-duoc-trich-trong-bai-van-bia-ghi-danh-tien-si-tai-van-mieu-quoc-tu-giam-con-nguyen-gia-tri-den-ngay-nay-1642823091.jpg
Câu nói nổi tiếng thể hiện tư tưởng trọng dụng hiền tài gắn với sự hưng thịnh của đất nước được trích trong bài văn bia ghi danh tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hiền tài tức là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có bản tính hiền lương, có học thức uyên sâu và bản lĩnh, tài năng hơn người. Nguyên khí là khí chất ban đầu, trong sạch, vững mạnh, làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật. Hiền tài cũng là sự kết tụ tinh hoa của đất trời, của khí thiêng sông núi, của truyền thống dân tộc. Người xưa đã nói: Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt là nguồn lực tinh hoa nhất của mỗi dân tộc, đó chính là hiền tài.

Giữa hiền tài và vận mệnh đất nước có mối quan hệ khăng khít, bền chặt. Bởi người hiền tài có vai trò quyết định đến sự thịnh – suy của một đất nước. Họ không những họ đóng vai trò quyết định trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, giữ yên bề cõi mà còn có đống góp rất lớn về mặt giáo dục, kinh tế, ngoại gia, văn hóa thuật… Mỗi một hiền nhân đều là một vì sao sáng chói về đạo đức và tài năng.

Trong bất kì thời đại nào, hiền tài cũng đều là lực lượng then chốt, nắm giữ và thực hiện các trọng trách mà đất nước giao phó. Lúc đất nước có chiến tranh, họ xung phong xông pha trận mạc, giết giặc lập công, giữ yên bờ cõi. Công trạng lẫy lừng của các hiền nhân như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp, Ngôi Thời Nhậm,… đời đời còn ghi nhớ. Lúc đất nước hoà bình, họ đem sức mình dựng xây đất nước, phát triển văn hoá, giáo dục, kinh tế đất nước cốt đem lại cuộc sống thái bình, phồn thịnh cho muôn dân. Những hiền sĩ sống hết mình vì đất nước như: Nguyễn Hiền, Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An,… tên tuổi đến nay vẫn còn vang danh.

Đất nước có nhiều hiền tài, danh sĩ thì xã hội hưng thịnh, văn hoá nghiêm trang. Ngược lại, hiền tài cạn kiệt hoặc có mà quy ẩn lánh đời bởi bất mãn đối với chính cương thì đất nước tất suy yếu. Lịch sử mấy nghìn năm của nước ta đã chứng minh rõ ràng điều đó. Như vậy, muốn cho nguyên khí thịnh vượng, đất nước phát triển vững bền thì không thể không phát hiện, chăm chút, bồi dưỡng nhân tài.

Tư tưởng đó cũng với tên tuổi của Thân Nhân Trung đã tồn tại xuyên suốt mọi thời đại và vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay trở thành biểu tượng của trí tuệ và văn hóa Việt Nam; là điểm đến của học sinh, sinh viên cả nước, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước, của Thủ đô Hà Nội mỗi khi đón tiếp các đoàn khách ngoại giao.

st
 
Tác phẩm văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

1. Thể loại: Văn bia
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm trích trong bài văn bia nói trên. Trước đoạn này, tác giả nếu chủ trương bồi dưỡng trọng dung hiền tại của các triều vua Lê . Sau đoạn này là danh sách 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442)

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Tóm tắt văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Tác phẩm viết về vai trò và giá trị của người hiền tài với đất nước và nêu lên ý nghĩa của việc dựng bia và khắc tên người hiền tài

Bố cục văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Phần 1 Từ đầu … làm đến mức cao nhất : Nêu lên giá trị hiền tài với đất nước.
- Phần 2 Còn lại : Ý nghĩa của việc dựng bia, khắc tên người hiền tài.

Giá trị nội dung văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Tầm quan trọng của những người tài năng đức độ đối với đất nước
- Thông điệp nhắn gửi động viên kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đối với đất nước.

Giá trị nghệ thuật văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Cách lập luận vấn đề chặt chẽ.
- Luận điểm, luận cứ được sắp xếp rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top