Trong nhiều trường hợp mùi thơm hấp dẫn bốc lên từ những món ăn trong quá trình nấu nướng có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Mật độ hạt siêu nhỏ có hại đạt mức cao nhất khi chúng ta chế biến những món ăn giàu chất béo bằng nhiệt, chẳng hạn như nướng thịt băm viên trên ngọn lửa. Ảnh: myspace.com.
Healthday cho biết, đó là tuyên bố của Deborah Gross, một chuyên gia của Đại học Carleton, bang Minnesota, Mỹ. Tuyên bố được đưa ra trong hội nghị của Hiệp hội Hóa học Mỹ tại thành phố San Francisco vào ngày 23/3. Gross cho rằng các chất khí và những hạt rắn siêu nhỏ là hai trong số trong những tác nhân gây ô nhiễm không khí mà quá trình nấu nướng tạo ra.
"Mùi thơm của thức ăn đánh thức sự thèm muốn của con người, nhưng nó lại được sinh ra bởi khói trong quá trình nấu nướng", Gross phát biểu.
Gross và một đồng nghiệp đã đo mật độ các hạt siêu nhỏ ở thể rắn và lỏng lơ lửng trong không khí trong quá trình con người sử dụng lò hấp bánh, vỉ nướng, bếp củi và nhiều dụng cụ nấu nướng khác. Họ nhận thấy mật độ hạt siêu nhỏ đạt mức cao nhất khi chúng ta chế biến những món ăn giàu chất béo bằng nhiệt, chẳng hạn như nướng thịt băm viên trên ngọn lửa. Cứ nướng 1.000 kg thịt băm viên thì sẽ có 25 kg khí thải bốc lên. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng một số loại dầu ăn cũng có thể tạo ra khí thải. Chẳng hạn, nếu chúng ta rán 1.000 kg thịt gà bằng dầu lạc thì 45 kg khí thải sẽ được tạo ra.
Hai nhà nghiên cứu hy vọng kết quả trên sẽ mở đường cho sự ra đời của các biện pháp kiểm soát khí thải trong quá trình xử lý thức ăn.
"Những loại khí thải đó chẳng những tác động tới chất lượng không khí mà chúng còn chứa những hóa chất có khả năng gây ung thư", Healthday dẫn lời Gross.
Mật độ hạt siêu nhỏ có hại đạt mức cao nhất khi chúng ta chế biến những món ăn giàu chất béo bằng nhiệt, chẳng hạn như nướng thịt băm viên trên ngọn lửa. Ảnh: myspace.com.
Healthday cho biết, đó là tuyên bố của Deborah Gross, một chuyên gia của Đại học Carleton, bang Minnesota, Mỹ. Tuyên bố được đưa ra trong hội nghị của Hiệp hội Hóa học Mỹ tại thành phố San Francisco vào ngày 23/3. Gross cho rằng các chất khí và những hạt rắn siêu nhỏ là hai trong số trong những tác nhân gây ô nhiễm không khí mà quá trình nấu nướng tạo ra.
"Mùi thơm của thức ăn đánh thức sự thèm muốn của con người, nhưng nó lại được sinh ra bởi khói trong quá trình nấu nướng", Gross phát biểu.
Gross và một đồng nghiệp đã đo mật độ các hạt siêu nhỏ ở thể rắn và lỏng lơ lửng trong không khí trong quá trình con người sử dụng lò hấp bánh, vỉ nướng, bếp củi và nhiều dụng cụ nấu nướng khác. Họ nhận thấy mật độ hạt siêu nhỏ đạt mức cao nhất khi chúng ta chế biến những món ăn giàu chất béo bằng nhiệt, chẳng hạn như nướng thịt băm viên trên ngọn lửa. Cứ nướng 1.000 kg thịt băm viên thì sẽ có 25 kg khí thải bốc lên. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng một số loại dầu ăn cũng có thể tạo ra khí thải. Chẳng hạn, nếu chúng ta rán 1.000 kg thịt gà bằng dầu lạc thì 45 kg khí thải sẽ được tạo ra.
Hai nhà nghiên cứu hy vọng kết quả trên sẽ mở đường cho sự ra đời của các biện pháp kiểm soát khí thải trong quá trình xử lý thức ăn.
"Những loại khí thải đó chẳng những tác động tới chất lượng không khí mà chúng còn chứa những hóa chất có khả năng gây ung thư", Healthday dẫn lời Gross.
Minh Long - VnExpress