Hết HIV nhờ ghép tủy

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Hết HIV nhờ ghép tủy


170477374.jpg



Lần đầu tiên ghép tủy chữa được HIV - Ảnh: Repairstemcell.com
Một trường hợp ghép tủy hiếm hoi đã cho kết quả bất ngờ: chữa khỏi bệnh nhân có HIV.

Các chuyên gia Đức tại Đại học Y Charite vừa công bố một trường hợp có lẽ là đầu tiên trên thế giới khi một bệnh nhân có HIV đã được chữa khỏi hoàn toàn.

Theo đó, một người Mỹ đang sống tại Berlin (Đức) đã thoát khỏi căn bệnh thế kỷ sau khi được ghép tế bào gốc để chữa bệnh ung thư máu vào năm 2007.

May mắn cho bệnh nhân này là máu của người hiến không chỉ hết sức phù hợp mà còn mang theo cả gien đột biến giúp miễn nhiễm HIV.

Giờ đây, 3 năm sau đó, người nhận không có dấu hiệu của bệnh máu trắng lẫn HIV, và hệ miễn dịch hoạt động tốt, theo nghiên cứu đăng tải trên chuyên san Blood.

"Đây là một trường hợp chứng minh khái niệm vô cùng lý thú về các biện pháp khác thường có thể dùng để chữa khỏi một bệnh nhân có HIV”, theo Reuters dẫn lời tiến sĩ Michael Saag của Đại học Alabama (Mỹ). Ông từng là chủ tịch Hội Y khoa HIV, tổ chức tập hợp các bác sĩ chuyên điều trị HIV/AIDS.

Tuy nhiên, tiến sĩ Saag cũng tỏ ra thận trọng khi cho rằng phương pháp này có độ rủi ro rất cao và khó có thể trở thành một liệu pháp chữa HIV phù hợp với số đông bệnh nhân.

Cấy ghép tủy xương, hoặc phổ biến hơn là cấy tế bào gốc máu, là một trong những phương pháp chữa trị ung thư, và nguy cơ của nó đối với người bình thường vẫn chưa xác định được.
Liệu pháp này bao gồm các bước đầy nguy hiểm như tiêu diệt hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng thuốc cực mạnh và xạ trị, sau đó thay thế nó bằng tế bào hiến tặng để phát triển thành một hệ miễn dịch mới.

Tỉ lệ tử vong hoặc biến chứng trong quá trình phức tạp trên có thể từ 5% hoặc hơn, tiến sĩ Saag nói.

"Chúng ta không thể áp dụng biện pháp này đối với các cá nhân bình thường vì nguy cơ quá cao”, đặc biệt khi những loại thuốc được dùng có thể giúp kiểm soát HIV, theo tiến sĩ Saag, trừ phi một người vừa có HIV mà lại mắc thêm ung thư.

CNN dẫn lời bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Các bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cho hay, quá trình chữa trị do các chuyên gia Đức thực hiện hết sức đắt đỏ (tốn hàng trăm ngàn USD) mà nguy cơ rủi ro lại quá cao.

Tuy nhiên, thành công của họ có thể cung cấp thêm nhiều manh mối trong việc sử dụng liệu pháp gien hoặc các biện pháp khác để đạt được cùng một kết quả như trên.

Hạo Nhiên - TNO


 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top