Help me!!! Nhà nước và pháp quyền

hienthuong48dhv

New member
Xu
0
Xác định Đúng - Sai trong những nhận định sau:
1, Một xã hội mà ở đó Nhà nước đòi hỏi mọi cá nhân, tổ chức đều phải tôn trọng pháp luật thì đó là nhà nước pháp quyền.
2, Theo nghĩa rộng,tư tưởng Nhà nước Pháp quyền chỉ tồn tại trong các nhà nước tư bản và xã hội chủ nghĩa.
3, Học thuyết nhà nước pháp quyền đã đặt vị trí nhà nước dưới pháp luật và chỉ được hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
4, Học thuyết nhà nước pháp quyền cho rằng cần xem pháp luật là yếu tố duy nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hộ.
5, Học thuyết nhà nước pháp quyền cho rằng nhà nước phải sử dụng pháp luật để can thiệp sâu vào hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội
6, Giải thích tại sao tư tưởng nhà nước pháp quyền dường như đã không có sự phát triển trong xã hội phong kiến?

Các pro giúp tớ xíu. Thank's all :46:
 
1, Một xã hội mà ở đó Nhà nước đòi hỏi mọi cá nhân, tổ chức đều phải tôn trọng pháp luật thì đó là nhà nước pháp quyền.
Đúng==)xem định nghĩa nhà nước pháp quyền

2, Theo nghĩa rộng,tư tưởng Nhà nước Pháp quyền chỉ tồn tại trong các nhà nước tư bản và xã hội chủ nghĩa
Sai==) trong xã hội phong kiến cũng có nhà nước pháp quyền nhưng không tồn tại lâu

3, Học thuyết nhà nước pháp quyền đã đặt vị trí nhà nước dưới pháp luật và chỉ được hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
Đúng==)pháp luật là khuôn mẫu, là thước đo điều chỉnh các quan hệ xã hội, đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội


4, Học thuyết nhà nước pháp quyền cho rằng cần xem pháp luật là yếu tố duy nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hộ
Sai==)bên cạnh pháp luật còn có các quy phạm đạo đức điều chỉnh, có những quan hệ pháp luật không điều chỉnh như quan hệ yêu đương..bởi thế mới có trường hợp áp dụng tập quán pháp hay án lệ..

5, Học thuyết nhà nước pháp quyền cho rằng nhà nước phải sử dụng pháp luật để can thiệp sâu vào hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội
Đúng==)nhà nước thông qua pháp luật sẽ ban hành những quy định để áp dụng vào đời sống, buộc mọi người phải tuân theo, áo dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội

6. tư tưởng nhà nước pháp quyền dường như đã không có sự phát triển trong xã hội phong kiến?
Căn cứ vào đặc điẻm nhà nước phong kiến


  • Giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền sở hữu phần lớn ruộng đất (gồm cả sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước) và tiến hành bóc lột địa tô (dưới nhiều hình thức: tô lao dịch, tô sản phẩm, tô tiền hay những hình thức kết hợp) đối với nông dân không có hay có ít ruộng đất (dưới những hình thức và mức độ lệ thuộc khác nhau).
  • Xã hội phân hoá thành những giai cấp và đẳng cấp khác nhau.
  • Hệ thống chính trị có thể là phân quyền cát cứ hay tập quyền theo chính thể quân chủ.
  • Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân.
Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ thời xưa, trong thời quân chủ chuyên chế. Trong nhiều trường hợp, những thời kỳ quân chủ trước kia cũng được gọi là thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, trong thời hiện tại, thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến, cho nên phong kiến chỉ phản ánh một giai đoạn, một thời kỳ của chế độ quân chủ.


có thể nói trong nhà nước phong kiến, quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị, không có sự mình đẳng--) không gọi là pháp quyền


Bài trả lời có tính chất tham khảo, mang ý kiến cá nhân, bạn có thể tham khảo thêm

Thân!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top