[Help] 1 số câu ôn tập học kì I

chuot sun

New member
Xu
0
1, So sánh những điểm giống và khác nhau của Cương lĩnh chính trị tháng 2.1930 và luận cương chính trị tháng 10.1930

2, So sánh chủ trương của Đảng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 về các nội dung sau: xác định kẻ thù, mục tiêu nhiệm vụ, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, hình thức mặt trận, địa bàn nỏ ra.

3, Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện ở những văn kiện nào? Nêu nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến?


Mọi người giúp Sún với nha, cảm ơn mọi người :)
 
3, Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện ở những văn kiện nào? Nêu nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến?

– Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng thể hiện trong các văn kiện: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).

Đó là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

– Nội dung cơ bản:

+ Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mac–Lenin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có kháng chiến toàn dân mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

+ Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Đấu tranh trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp; đồng thời ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

+ Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta nhiều mặt, ta hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng ta, tiến lên đánh bại địch.

+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: kháng chiến phải dựa vào sức mình là chính vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào. Tuy nhiên phải coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài.
 
So sánh những điểm giống và khác nhau của Cương lĩnh chính trị tháng 2.1930 và luận cương chính trị tháng 10.1930

*Giống nhau:


Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và luận cương chính trị(10/1930) có những điểm giống nhau sau:

-Cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam(Đông Dương) là : cách mạngtư sản dân quỳên và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách

-Đều xác định mục tiêu của cách mạng là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày

-Khẳng định lực lượng lãnh đạo cách mạng là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân

-Khẳng định cách mạng Việt Nam là một là 1 bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, giai cấp vô sản Việt Nam phải đoàn kết với vô sản thế giới nhất là vô sản Pháp

-Xác định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
Như vậy sở dĩ có sự giống nhau đó là do cả 2 văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga


*Khác nhau: Tuy cả 2 căn kiện trên có những điểm giống nhau nhưng vẫn có nhiều điểm khác nhau cơ bản :Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam còn Luận cương rộng hơn (Đông Dương) cụ thể:

-Xác định kẻ thù và nhiệm vụ , mục tiêu của cách mạng:


+ Trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến tư sản ,tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết .Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân đượcc tự do, dân chủ , bình đẳng,tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quan đội công nông,thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng.

+ Còn trong Luận cương chính trị thì xác định
: đánh đổ phong kiến đế quốc để làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập đua lại ruộng đất cho dân cày, nhiệm vụ dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng 1 lúc có quan hệ khăng khít với nhau.Vịêc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khácg quan đồng thưòi giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc.Tuy nhiên luận cương chưa xác định được kẻ thù , nhiệm vụ hàng đầu ở 1 nước thuộc địa nửa phong kiến.Như vậy Mục tiêu của luận cương hướng tới giải quyết đựợc quyền lợi của giai cấp công nhân Việt Nam chứ không phải là toàn bộ giai cấp trong xã hội
- Lực lượng cách mạng trong cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập Phú nông trung tiểu địa chủ ,tư sản dân tộc chưa ra mặt phản cách mạng. Như vậy ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc còn trong luận cương thì xác định động lực của cách mạng là công nhân và nông dân, chưa phát huy được khối đoàn kết dântộc,phát huy sức mạnh của tư sản tiểu tư sản ,trung tiểu địa chủ.
Còn luận cương chỉ khẳng định giai cấp công nhân nông dân mới là lực lượng cách mạng. Như vậy không đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội.


Tóm lại Luận cương đã thể hiện là 1 văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ yếu của chính cương vắn tắt .sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt xác định được nhiệm vụ nòng cốt của cách mạng .Tuy nhiên luận cương cũng có những mặt hạn chế nhất định: sử sụng 1 cách dập khuân máy móc chủ nghĩa Mác- Lê nin vào cách mạng Việt Nam, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản , tư sản địa chủ yêu nước, chưa xác định nhiệm vụ hàng đầu của 1 nước thuộc địa nửa phong kiến là giải phóng dân tôc.


còn cương lĩnh tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nhưng nó đã vạch ra phương hương cơ bản của cách mạng nước ta, phát triển từ cách mạng giải phóng dân tộc lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo nhạy bén chủ nghĩa Mác – Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản,giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam nó thể hiện sự thấm nhuần giữa quảng đại giai cấp trong cách mạng.
 
2, So sánh chủ trương của Đảng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 về các nội dung sau: xác định kẻ thù, mục tiêu nhiệm vụ, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, hình thức mặt trận, địa bàn nỏ ra.

a. Nhận định kẻ thù:

- 1930-1931. Đế quốc và phong kiến

- 1936-1939. Bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng

b. Nhiệm vụ

- 1930-1931: Chống đế quốc giành độc lập dân tộc, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.

- 1936-1939:Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, bọn phản động thuộc địa đòi những quyền tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình

c. Hình thức tập hợp lực lượng(Mặt trận)

- 1930-1931: Bước đầu thực hiện liên minh công nông (bước đầu ở Nghệ An và Hà tĩnh)

- 1936-1939:
Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.

d. Hình thức và phương pháp đấu tranh

- 1930-1931: Đấu tranh chính trị , từ bãi công chuyển sang biểu tình quần chúng hoặc biểu tình có vũ trang, hoạt động bí mật.

- 1936-1939: Sử dụng các hình thức đấu tranh hòa bình công khai hợp pháp…..


e. Lực lượng đấu tranh

- 1930-1931: Lực lượng chủ yếu là công nông

- 1936-1939: Lực lượng đấu tranh đông đảo không phân biệt thành phần giai cấp

Như vậy so với thờ kì 1930-1931chủ trương, sách lược,và hình thức đấu tranh trong thời kì này đều có nét khác. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do hoàn cảnh lịch sử thay đổi so với trước. Đặc biệt, Mặt trận nhân Pháp đẫ ban hành các chính sách về tự do dân chủ và ân xá tù chính trị cho các nước thuộc địa. Lợi dụng cơ hội này Đảng ta chủ trương đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ.


 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top