Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học phương Đông
Hegel- hiện tượng học tinh thần
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="PHÚC KEYNES" data-source="post: 95833" data-attributes="member: 147652"><p><strong>Hegel- hiện tượng học tinh thần (phần 9)</strong></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">G. W. G. Hegel</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>Bùi Văn Nam Sơn </strong>dịch và chú giải</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Nxb. Văn học, 2006</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">--- o0o ---</span></span></strong></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN</span></span></strong></span></p> <p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[Phần 9]</span></span></strong></span></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"> <strong>A</strong></span></span></span></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">LÝ TÍNH QUAN SÁT</span></span></strong></span></p> <p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[QUAN SÁT NHƯ LÀ TIẾN TRÌNHCỦA LÝ TÍNH]</span></span></strong></span></p> <p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>(</strong>tiếp theo<strong>)</strong></span></span></span></p> <p style="text-align: center"></p><p></p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 260</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[3. “Việc làm” của cái hữu cơ: cái Bên trong và cái Bên ngoài của nó]</span></span></strong></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Trong cách nhìn này, những gì thuộc về bản thân cái hữu cơ là việc làm nằm giữa giai đoạn đầu tiên và giai đoạn sau cùng của nó, <strong>trong chừng mực</strong> việc làm này bao hàm bên trong nó tính chất của <strong>tính cá biệt, đơn lẻ</strong>. | Thế nhưng, <strong>trong chừng mực</strong> việc làm này có tính chất của <strong>tính phổ biến</strong> và tác nhân được thiết định ngang bằng với kết quả của việc làm của nó, hay việc làm, xét như là việc làm, tương ứng với mục đích ắt sẽ không thuộc về [bản thân] cái hữu cơ. Việc làm cá biệt, đơn lẻ ấy – vốn chỉ là một phương tiện, và do chính hình thức tính cá biệt của nó – sẽ đi đến chỗ bị xác định bởi một sự tất yếu hoàn toàn cá biệt hay bất tất. Do đó, điều mà cái hữu cơ làm nhằm bảo tồn chính bản thân nó như là một cá thể hay như là loài là hoàn toàn vô-quy luật xét về nội dung trực tiếp này, bởi vì: cái phổ biến và Khái niệm rơi ra bên ngoài nó. Theo đó, việc làm của nó ắt chỉ là một vận hành trống rỗng không có nội dung nào của riêng nó; ắt nó cũng không có được sự vận hành của một cỗ máy, bởi cái này dù sao cũng có một mục đích và do đó, sự vận hành có một nội dung nhất định. Nếu bị <strong>cái phổ biến</strong> rời bỏ theo kiểu như vậy, cái hữu cơ hóa ra là sự hoạt động của một cái <strong>hiện hữu trực tiếp </strong>xét như là cái hiện hữu trực tiếp [trần trụi], không khác gì sự hiện hữu của một chất acid hay bazơ, chứ <strong>không đồng thời được phản tư vào trong chính mình</strong>: tức một sự vận hành không được tách rời khỏi sự hiện hữu trực tiếp, cũng không thể từ bỏ sự hiện hữu này – là cái sẽ mất đi trong mối liên quan với cái đối lập của nó mà vẫn bảo tồn chính bản thân mình. Thế nhưng, loại tồn tại [hữu cơ] mà sự vận hành của nó được xem xét ở đây được thiết định như là một sự vật <strong>tự bảo tồn chính mình</strong> trong quan hệ với cái đối lập của nó. | <strong>Hoạt động </strong>như thế không gì khác hơn là hình thức thuần túy không có bản chất (reine wesenlose Form) của sự tồn tại-cho-mình của nó; và bản thể (Substanz) của nó không phải đơn thuần là sự tồn tại <strong>nhất định</strong> mà là <strong>cái phổ biến</strong>; [nói cách khác], <strong>mục đích</strong> của nó [bản thể] <strong>không</strong> rơi ra bên ngoài nó. | Đó là sự hoạt động <strong>đi trở ngược lại</strong> vào trong bản thân <strong>bởi</strong> bản tính tự nhiên của mình [một cách tự phát], chứ <strong>không</strong> phải là hoạt động bị <strong>đẩy</strong> ngược vào trong chính mình <strong>bởi</strong> một tác nhân xa lạ, bên ngoài nào.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 261</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Tuy nhiên, sở dĩ sự thống nhất này giữa tính phổ biến với sự hoạt động không phải là công việc dành <strong>cho</strong> ý thức quan sát [ý thức quan sát <strong>không</strong> nhận thức được sự thống nhất này], <strong>là vì sự thống nhất này về bản chất là sự vận động bên trong của cái hữu cơ và chỉ có thể được nắm bắt như là Khái niệm</strong>. | Trong khi đó, sự quan sát chỉ đi tìm các yếu tố trong hình thức của <strong>sự tồn tại</strong> và <strong>sự trường tồn (Bleiben)</strong> [sự tồn tại ổn định, kéo dài]; và bởi lẽ cái toàn bộ hữu cơ – về bản chất – chính là cái <strong>không</strong> chứa đựng các yếu tố <strong>trong hình thức ấy</strong> và <strong>không</strong> để cho các yếu tố ấy được tìm thấy nơi mình dưới hình thức tĩnh tại như vậy, nên ý thức quan sát – theo cách nhìn sự việc của riêng nó – [đã] chuyển hóa cái đối lập với nó [đối tượng hữu cơ] thành một cái đối lập</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(454)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"> <strong>tương thích</strong> với cách nhìn [và trình độ nhận thức] của nó.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 262</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Theo cách nhìn ấy, cái bản chất hữu cơ nảy sinh ra trước ý thức quan sát như là mối liên quan của <strong>hai</strong> yếu tố <strong>cứng đờ</strong> trong hình thức của sự tồn tại<strong>trực tiếp </strong>– như là mối quan hệ của các yếu tố trong sự <strong>đối lập nhau</strong>, mà hai phương diện của sự đối lập ấy, một mặt, <strong>có vẻ </strong>được mang lại trong sự quan sát, trong khi mặt khác, về <strong>nội dung</strong> của chúng, chúng thể hiện sự đối lập giữa <strong>Khái niệm về mục đích hữu cơ với hiện thực</strong>. | Song, bởi vì Khái niệm [về mục đích] – xét như là Khái niệm – bị tiêu hủy ở đây, nên sự đối lập được trình bày một cách tối tăm và hời hợt trong đó <strong>tư tưởng</strong> [của ý thức quan sát] đã hạ thấp xuống cấp độ của <strong>biểu tượng</strong> [tư duy bằng hình tượng]. Chính vì thế, ta thấy ở đây, <strong>Khái niệm</strong> được nắm lấy trong ý nghĩa đại loại của cái gì ở <strong>Bên trong</strong>, còn<strong>hiện thực </strong>thì trong ý nghĩa của cái gì <strong>ở Bên ngoài</strong>; và mối quan hệ giữa chúng làm nảy sinh ra quy luật: <strong>“cái Bên ngoài là biểu hiện (Ausdruck) của cái Bên trong”</strong>.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 263</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Xét kỹ hơn cái <strong>Bên trong</strong> này cùng với cái đối lập với nó và mối quan hệ giữa chúng với nhau, cho thấy: <strong>trước hết</strong>, cả hai phương diện của quy luật <strong>không còn</strong> được hiểu như trong trường hợp các quy luật trước đây, khi các yếu tố đã xuất hiện ra như là <strong>các sự vật</strong> độc lập, mỗi cái là một <strong>vật thể (Kưrper) </strong>đặc thù; và <strong>thứ hai</strong>, khi cái phổ biến được giả định là hiện hữu ở đâu đó, <strong>bên ngoài cả hai phương diện </strong>này. Trái lại, ở đây, cái bản chất hữu cơ – như là cái toàn bộ không bị tách rời – <strong>đã được đặt làm nền tảng</strong>, nó là <strong>nội dung </strong>của cái Bên trong lẫn của cái Bên ngoài và cùng là một nội dung cho cả hai. | Qua đó, từ nay, sự đối lập chỉ còn có tính chất <strong>thuần túy hình thức</strong>; các phương diện hiện thực của nó có cùng một cái “tự-mình” làm cái bản chất cho chúng. | Song, đồng thời, vì lẽ cái Bên trong và cái Bên ngoài cũng là các “thực tại” đối lập nhau và mỗi cái là một sự tồn tại khác nhau [được phân biệt rõ ràng] <strong>đối với sự quan sát</strong>, nên mỗi cái trong chúng đều <strong>có vẻ</strong> có một <strong>nội dung</strong> riêng biệt đối với sự quan sát này. Tuy nhiên, cái nội dung riêng biệt này, – bởi tồn tại trong <strong>cùng</strong> một bản thể hay trong <strong>cùng</strong> một nhất thể hữu cơ – nên, trong thực tế, chỉ là một <strong>hình thức khác</strong> của bản thể hay của nhất thể này; và điều này được biểu thị bởi chính sự quan sát khi nó bảo rằng <strong>cái Bên ngoài</strong> chỉ <strong>đơn thuần</strong> là <strong>sự biểu hiện</strong> của cái Bên trong</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(455)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. Trong Khái niệm về mục đích, ta đã thấy những tính quy định giống nhau của mối quan hệ, tức tính độc lập dửng dưng của các phương diện khác nhau và sự thống nhất của chúng trong tính độc lập này; một sự thống nhất trong đó chúng tiêu biến đi.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 264</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[B: Hình thái của cái hữu cơ </span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">1. Các thuộc tính và các hệ thống hữu cơ]</span></span></strong></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>Bây giờ</strong>, ta hãy xem cái Bên trong và cái Bên ngoài <strong>có hình thái</strong> [hiện thân] nào trong sự tồn tại của chúng. Cái Bên trong, xét như cái Bên trong, phải có một tồn tại bên ngoài và một hình thái [hiện thân] (Gestalt) đúng như là cái Bên ngoài, xét như cái Bên ngoài, bởi cái Bên trong là một đối tượng, hay bản thân được thiết định trong hình thức của cái đang tồn tại để cho sự quan sát làm việc.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 265</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Bản thể hữu cơ, với tư cách bản thể <strong>bên trong</strong>, là cái “linh hồn” <strong>đơn giản</strong>, là Khái niệm <strong>thuần túy về mục đích </strong>hay là <strong>cái phổ biến</strong>, tức cái “chất lỏng” [sự liên tục] phổ biến vẫn mãi <strong>là chính nó</strong> trong khi được phân chia thành những yếu tố; và vì thế, trong sự tồn tại của nó, nó xuất hiện ra như là việc làm hay là sự vận động của hiện thực <strong>đang tiêu biến đi</strong>. | Trong khi đó, ngược lại, cái Bên ngoài – đối lập lại với cái hiện hữu bên trong ấy – hiện diện trong cái [vỏ] tồn tại im lìm, thụ động của cái hữu cơ. Do đó, quy luật – như là mối quan hệ của cái Bên trong ấy với cái Bên ngoài này – diễn đạt nội dung của mình khi thì ở trong các <strong>yếu tố </strong>phổ biến hay <strong>các tính bản chất đơn giản </strong>[“cái Bên trong”], khi thì lại diễn đạt tính bản chất <strong>đã được hiện thực hóa </strong>hay là <strong>cái hình thái</strong> hiện thân [“cái Bên ngoài”]. Các <strong>thuộc tính </strong>hữu cơ đơn giản đầu tiên này [của cái Bên trong] – ta tạm gọi như thế – chính là <strong>TÍNH CẢM THỤ (SENSIBILITÄT), TÍNH CẢM ỨNG (IRRITABILITÄT) [tính có thể phản ứng lại]</strong> và <strong>TÍNH TÁI TẠO (REPRODUKTION) [tái-sinh sản]</strong>. Các thuộc tính này, – ít nhất là hai thuộc tính đầu – hình như không áp dụng cho bất kỳ loại hữu cơ nào mà chỉ dành cho <strong>giới động vật</strong>. Vả chăng, đời sống hữu cơ trong trình độ <strong>thực vật</strong>, trong thực tế, chỉ mới diễn tả Khái niệm còn quá đơn giản của cái hữu cơ, <strong>không phát triển </strong>những yếu tố của nó. | Vì thế, ở đây ta phải giới hạn trong phạm vi cái hữu cơ biểu hiện sự hiện hữu đã phát triển mọi yếu tố, tức chỉ xét các yếu tố trong chừng mực chúng phải tồn tại cho sự quan sát</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(456)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 266</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Bây giờ, đối với bản thân các yếu tố ấy, ta thấy chúng được trực tiếp rút ra từ Khái niệm về <strong>“mục đích tự thân” (Selbstzweek)(457)</strong>, về sự tồn tại mà mục đích của nó là <strong>chính bản thân nó</strong>. Bởi vì, <strong>tính cảm thụ</strong> diễn tả khái quát Khái niệm đơn giản về <strong>sự phản tư </strong>của cái hữu cơ <strong>vào trong chính nó</strong>, hay “chất lỏng” phổ biến [sự liên tục] của Khái niệm này. | <strong>Tính cảm ứng</strong> lại diễn tả tính mềm dẻo (Elastizität) của cái hữu cơ, khả năng thực hiện chức năng <strong>phản ứng</strong> song hành với sự tự-phản tư, và – ngược với trạng thái tồn tại ban đầu thụ động, im lìm trì trệ <strong>bên trong chính mình</strong> – diễn tả trạng thái đã được hiện thực hóa [một cách minh nhiên – explizit], – trong đó sự tồn tại cho-mình trừu tượng là một sự tồn tại <strong>cho cái khác</strong>. Trong khi đó, <strong>sự tái tạo</strong> [tái-sinh sản] là sự vận hành của <strong>toàn bộ</strong> cái hữu cơ đã được phản tư vào trong chính nó; hoạt động này của nó với tư cách là <strong>mục đích tự thân </strong>hay với tư cách là <strong>loài</strong>, trong đó cá thể đẩy chính mình ra khỏi chính mình, lặp lại việc [tái] sản sinh ra các bộ phận hữu cơ của mình hoặc sản sinh ra cá thể toàn vẹn. Sự tái tạo – hiểu theo nghĩa của việc <strong>tự-bảo tồn nói chung</strong> – diễn tả Khái niệm [nguyên tắc] hình thức của cái hữu cơ hay diễn tả chính tính cảm thụ; nhưng nói một cách chặt chẽ, nó là Khái niệm hữu cơ hiện tồn (real), hay là cái <strong>toàn bộ</strong> quay trở lại vào trong chính mình, hoặc với <strong>tư cách là cá thể</strong> bằng cách tạo ra các bộ phận riêng lẻ của chính mình, hoặc, <strong>với tư cách là loài </strong>bằng cách tiếp tục sản sinh ra những cá thể [toàn vẹn].</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 267</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Ý nghĩa <strong>khác</strong> của các yếu tố hữu cơ này, tức như là <strong>cái Bên ngoài</strong>, chính là phương cách <strong>hiện thân</strong> thành hình thái, theo đó chúng có hình thức của những bộ phận vừa <strong>hiện thực</strong> [ra bên ngoài] vừa <strong>phổ biến</strong>, hay nói cách khác, xuất hiện ra như những <strong>hệ thống hữu cơ</strong>: <strong>tính cảm thụ được hiểu đại thể trong hình thái của hệ thống thần kinh, tính cảm ứng như là hệ thống cơ bắp, còn tính tái tạo như là toàn bộ hệ thống nội tạng của việc bảo tồn cá thể và loài</strong>.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 268</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Theo đó, các quy luật đặc thù của cái hữu cơ đề cập một mối quan hệ giữa các yếu tố hữu cơ trong ý nghĩa <strong>nhị bội</strong> [nhân đôi] của chúng: một mặt, tồn tại như một <strong>bộ phận </strong>của cấu trúc hữu cơ, mặt khác như là <strong>tính quy định liên tục</strong>,<strong>trôi chảy phổ biến</strong>, xuyên suốt qua tất cả mọi hệ thống này. Trong cách diễn tả một quy luật theo kiểu như thế, hóa ra, chẳng hạn, một tính cảm thụ đặc thù – với tư cách là yếu tố của <strong>toàn bộ</strong> cái hữu cơ –, có sự thể hiện của nó nơi một hệ thống thần kinh có hình thái nhất định hoặc tính cảm thụ này cũng được nối kết với một sự tái tạo nhất định các bộ phận hữu cơ của cá thể hay với sự tái sinh sản cá thể toàn vẹn và v.v.. Cả hai phương diện này của một quy luật theo kiểu như vậy đều có thể <strong>quan sát</strong> được. <strong>Cái Bên ngoài</strong> – đúng theo Khái niệm về nó – là <strong>sự tồn tại cho cái-khác</strong>; [cho nên] ví dụ tính cảm thụ có phương cách được hiện thực hóa một cách trực tiếp của nó trong <strong>hệ thống </strong>cảm tính [hệ thống thần kinh]; và, với tư cách là <strong>thuộc tính phổ biến</strong>, thì nó đồng thời cũng là một hiện hữu khách quan ở trong các biểu hiện ra bên ngoài của nó. Phương diện được gọi là “cái <strong>Bên trong</strong>” có phương diện <strong>“bên ngoài” của riêng nó</strong>; phương diện này được phân biệt rõ ràng với cái gọi là cái “Bên ngoài” nói chung</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(458)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 269</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Vậy, cả hai phương diện của một quy luật hữu cơ chắc hẳn đều có thể quan sát được, nhưng lại không thể quan sát quy luật nối kết hai phương diện này với nhau. | Và sở dĩ sự quan sát không đủ sức để nhận ra các quy luật này không phải là do – <strong>với tư cách</strong> là sự quan sát –, nó quá thiển cận, tức không phải là do – thay vì tiến hành một cách thường nghiệm – nó nên phát xuất từ “ý niệm”, bởi các quy luật ấy, nếu quả là cái gì thực có, thì ắt phải tồn tại hiện thực và như thế, đều phải có thể quan sát được; đúng hơn, <strong>sở dĩ như thế là bởi quan niệm về các quy luật thuộc loại ấy cho thấy không có chút sự thật [chân lý] nào cả(459)</strong>.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 270</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[2. Các yếu tố của cái Bên trong trong quan hệ qua lại của chúng:]</span></span></strong></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Ta đã thấy: một quy luật hiện diện khi mối quan hệ có đặc điểm là: <strong>thuộc tính </strong>hữu cơ phổ biến trong một <strong>hệ thống</strong> hữu cơ đã biến bản thân nó thành một <strong>Sự vật</strong> và tìm thấy trong Sự vật này bản sao hiện thân của chính mình khiến cho cả hai là cùng một sự tồn tại [nhưng] khi thì như là yếu tố phổ biến, khi thì như là Sự vật. Thế nhưng thêm vào đó, phương diện của cái Bên trong – về mặt “cho-mình” (für sich) – cũng là một mối quan hệ của nhiều phương diện; và vì thế thoạt đầu mang lại cho ta quan niệm về một <strong>quy luật</strong> như là mối quan hệ <strong>giữa</strong> các hoạt động hữu cơ phổ biến hay giữa các thuộc tính [“tính cảm thụ, cảm ứng và tái tạo”] với nhau. Liệu một quy luật như thế có thể có được không là phải do <strong>bản tính tự nhiên </strong>của một thuộc tính thuộc loại ấy quyết định. Tuy nhiên, một thuộc tính như thế – với bản tính trôi chảy, phổ biến –, một mặt, không phải là cái gì bị hạn chế theo kiểu một Sự vật, chịu khép mình bên trong sự phân biệt rõ ràng của một tồn tại tạo nên hình thái của nó: tính cảm thụ đi ra cả bên ngoài hệ thống thần kinh và thâm nhập vào mọi hệ thống khác của cái hữu cơ. | Mặt khác, thuộc tính ấy là một yếu tố <strong>phổ biến</strong>, nên thiết yếu không phân chia, và không thể bị tách rời với sự phản ứng (hay tính cảm ứng) và với sự tái tạo. Bởi vì, là sự phản tư vào trong chính mình, nó [tính cảm thụ] đã có sự <strong>phản ứng </strong>bên trong nó. Chỉ riêng sự kiện đã được phản tư vào trong chính mình là tính thụ động hay cái tồn tại <strong>chết cứng</strong>, không phải là một tính cảm thụ; cũng giống như hành động – là cùng một thứ như là phản ứng – khi không được phản tư vào trong chính mình, không phải là tính cảm ứng. Chính <strong>sự thống nhất </strong>giữa sự phản tư trong hành động hay trong phản ứng với hành động hay phản ứng trong sự phản tư mới tạo nên cái hữu cơ, một sự thống nhất đồng nghĩa với việc tái tạo [tái sinh sản] hữu cơ. Từ đó cho thấy, trong mọi phương cách của hiện thực hữu cơ phải có mặt cùng một <strong>lượng</strong> <strong>(Grưsse) </strong>[hay cùng một <strong>độ</strong>] của tính cảm thụ cũng như tính cảm ứng – nếu thoạt đầu, ta chỉ xem xét mối quan hệ giữa tính cảm thụ và tính cảm ứng với nhau – ; và một hiện tượng hữu cơ có thể được lãnh hội, được xác định hoặc – nếu ta muốn nói – có thể được <strong>giải thích</strong> dựa theo tính chất này cũng như tính chất kia. Điều người này thấy là có tính cảm thụ cao, thì người kia cũng có thể xem là có tính cảm ứng cao và có tính cảm ứng <strong>cùng một </strong>mức độ. Nếu chúng được gọi là các <strong>“yếu tố”</strong>, và nếu điều này không phải là một thuật ngữ vô nghĩa, thì quả là muốn nói rằng chúng là <strong>các yếu tố </strong>của <strong>Khái niệm</strong>; nói khác đi, đối tượng hiện thực – bản chất của nó do <strong>Khái niệm này</strong> tạo ra – cùng chứa đựng cả hai trong đó một cách như nhau, và nếu đối tượng được xác định một đàng là rất có tính cảm thụ, thì đàng khác, cũng phải bảo rằng nó cũng rất có tính cảm ứng giống như vậy</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(460)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 271</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Nếu chúng [tính cảm ứng và tính cảm thụ] được phân biệt, như chúng tất yếu phải thế, thì đó là được phân biệt <strong>một cách khái niệm </strong>[trong bản tính đúng thật của chúng]; và sự đối lập của chúng là <strong>sự đối lập về chất</strong>. Nhưng, xa rời sự phân biệt đúng thật ấy ra, khi chúng được thiết định trong môi trường của sự <strong>tồn tại</strong> <strong>trực tiếp (seiend)</strong> và cho sự hình dung bằng biểu tượng như thể chúng có thể là các phương diện của một quy luật, thì chúng lại xuất hiện ra theo kiểu <strong>khác nhau về lượng(461)</strong>. Như thế, sự đối lập đặc thù <strong>về chất </strong>của chúng chuyển hóa thành sự đối lập về <strong>độ lớn</strong>; và từ đó nảy sinh ra các quy luật theo kiểu, chẳng hạn, tính cảm thụ và tính cảm ứng thay đổi theo tỷ lệ nghịch về độ lớn của chúng, khiến cho nếu cái này tăng lên thì cái kia giảm đi; hoặc đúng hơn, nếu trực tiếp lấy bản thân “độ lớn” làm nội dung thì “độ lớn” của cái gì đó tăng lên bằng với “độ nhỏ” của nó giảm đi. Tuy nhiên, nếu một nội dung nhất định nào đó được mang lại cho quy luật này, chẳng hạn bảo rằng độ lớn của một lỗ trống càng tăng lên khi những gì lấp đầy nó càng giảm đi, thì mối quan hệ trái ngược này cũng có thể được chuyển thành mối quan hệ trực tiếp và được diễn tả rằng: độ lớn của lỗ trống tăng lên tỷ lệ thuận với khối lượng được rút bới đi: một mệnh đề <strong>lặp thừa</strong> [trùng ngôn]; mệnh đề ấy có thể được diễn tả theo quan hệ thuận hay nghịch nhưng chỉ nói lên một điều [lặp thừa] là: một lượng tăng lên bằng với lượng này tăng lên. Cái lỗ trống và những gì lấp đầy nó và được rút ra khỏi nó là đối lập nhau về <strong>chất</strong>, nhưng nội dung hiện thực và lượng nhất định đều là như nhau trong cả hai; và tương tự như thế, sự tăng lên của độ lớn và sự giảm đi của độ nhỏ là đồng nhất và sự đối lập trống rỗng về ý nghĩa này của chúng rút cục đi đến một sự lặp thừa. | Cũng như thế, các yếu tố hữu cơ là không thể phân chia ở bên trong nội dung thực sự của chúng và ở bên trong độ lớn của chúng, vốn là độ lớn của nội dung hiện thực này. | Yếu tố này chỉ giảm đi cùng với yếu tố kia và chỉ tăng lên cùng với nó, bởi cái này chỉ tuyệt đối có ý nghĩa trong chừng mực cái kia cũng có mặt. | Hay đúng hơn, một hiện tượng hữu cơ được xem như là tính cảm ứng hay tính cảm thụ là điều dửng dưng [không khác biệt gì]; điều này là đúng nói chung và cũng đúng khi nói về độ lớn của chúng: giống như hoàn toàn không khác biệt gì khi ta nói về sự tăng lên [về lượng] của một cái lỗ với tư cách là sự trống rỗng hay với tư cách là một sự tăng lên của cái lấp đầy được rút ra khỏi nó. Hay cũng thế, một con số, chẳng hạn số 3 vẫn là cùng một lượng dù tôi xem nó là số dương hay số âm; và nếu tôi tăng số 3 lên thành số 4, thì số dương hay số âm của nó trở thành 4, cũng như cực nam của một nam châm cũng mạnh bằng cực bắc, một điện dương cũng mạnh bằng điện âm của nó, hay một acid cũng mạnh bằng bazơ mà nó tác động. Một <strong>hiện hữu </strong>hữu cơ cũng là đại lượng [hay một “lượng tử”] [Grosse, “quantum”] như thế, giống như số ba hay một nam châm v.v.. | Đó là cái được tăng lên hay bị giảm đi, và nếu nó được tăng lên thì cả hai yếu tố của nó đều tăng lên, giống như hai cực của nam châm hay hai loại điện cùng tăng lên khi điện thế của nam châm tăng lên v.v.. Cả hai không khác nhau gì về nội hàm và ngoại diên; cái này không thể giảm xuống về ngoại diên và tăng lên về nội hàm trong khi cái kia, ngược lại, phải giảm nội hàm và tăng lên về ngoại diên; điều này được rút ra từ cùng một Khái niệm về sự đối lập trống rỗng, [không đúng thực] ấy. | Nội hàm thực sự thì tuyệt đối cũng lớn bằng ngoại diên và ngược lại.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 274</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Việc đề ra quy luật vừa được xem xét trên đây bao hàm các sự dị biệt của cái hữu cơ, được nắm lấy trong ý nghĩa của chúng như là <strong>các mô-men (Momente)</strong> của <strong>Khái niệm</strong> về nó [cái hữu cơ] và <strong>thực ra</strong> là [tiến trình] đề ra quy luật <strong>một cách tiên nghiệm (a priori)</strong>. Nhưng, việc đề ra quy luật ấy thiết yếu dựa trên <strong>ý tưởng</strong> rằng: các sự dị biệt ấy có ý nghĩa như là <strong>các dữ kiện đã được mang lại</strong>, và ý thức quan sát đơn thuần thì tất nhiên chỉ biết bó mình trong cái [trạng thái] <strong>đang hiện hữu (Dasein)</strong> [bên ngoài] của chúng</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(462)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. Sinh thể hữu cơ hiện thực tất yếu phải có một sự đối lập bên trong lòng nó như <strong>Khái niệm về</strong> nó thể hiện, và sự đối lập ấy có thể được xác định như là tính cảm thụ và tính cảm ứng, cũng như cả hai thuộc tính này, đến lượt chúng, lại xuất hiện ra như là khác biệt với sự tái tạo. Cái phương diện trong đó các yếu tố của Khái niệm về cái hữu cơ được xem xét ở đây, – tức <strong>tính bên ngoài</strong> của chúng – chính là tính bên ngoài <strong>trực tiếp</strong>, <strong>riêng biệt</strong> của cái Bên trong, chứ không phải <strong>cái Bên ngoài</strong> là cái bên ngoài của <strong>toàn bộ</strong> cái hữu cơ và là <strong>hình thái</strong> của nó. | Cái Bên trong trong quan hệ với <strong>cái Bên ngoài</strong> vừa nói này sẽ được xem xét sau. [Xem: mục 283 và tiếp].</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 275</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Nhưng, nếu sự đối lập giữa các yếu tố được lãnh hội theo kiểu như nó đang hiện hữu bên ngoài (Dasein) [trực tiếp], thì tính cảm thụ, tính cảm ứng và sự tái tạo sẽ <strong>hạ thấp</strong> xuống thành những thuộc tính thông thường, thành những cái phổ biến có quan hệ dửng dưng đối với nhau, không khác gì các thuộc tính chung như trọng lượng riêng, màu sắc, độ cứng v.v.. Trong ý nghĩa ấy, quả là vật hữu cơ này có thể được quan sát như là có tính cảm thụ, tính cảm ứng nhiều hơn hoặc có năng lực tái tạo [tái sinh sản] lớn hơn vật hữu cơ kia: giống như ta có thể quan sát rằng tính cảm thụ v.v.. của một vật hữu cơ này thuộc loại khác với vật kia, theo nghĩa vật này có cách phản ứng khác với vật kia trước một kích thích nhất định nào đó, chẳng hạn con ngựa phản ứng trước lúa kiều mạch khác với phản ứng trước cỏ khô, và con chó lại phản ứng hoàn toàn khác trước cả hai món này và v.v.. | Các sự khác biệt này cũng có thể được quan sát không khác gì khi quan sát một vật thể này cứng hơn vật thể nọ v.v.. Chỉ có điều là, những thuộc tính cảm tính này như độ cứng, màu sắc v.v.. cũng như những hiện tượng trong việc cảm thụ trước kích thích của lúa kiều mạch, tính cảm ứng trước áp lực nào đó hoặc trong cách thức và số lượng con cái được sinh đẻ..., – khi được đặt vào mối quan hệ và được so sánh <strong>với nhau</strong> –, quả là, về bản chất, đi ngược lại với bất kỳ tính hợp-quy luật nào. Lý do là vì: đặc điểm của các sự kiện cảm tính đang hiện hữu của chúng là ở chỗ chúng <strong>hiện hữu</strong> hoàn toàn dửng dưng đối với nhau, chúng biểu hiện sự <strong>tự do tùy tiện của Tự nhiên đã thoát ly khỏi sự kiểm soát của Khái niệm(463)</strong> hơn là biểu hiện sự thống nhất của một mối quan hệ; biểu hiện sự vận hành lung tung, phi-lý tính trong bậc thang về các lượng ngẫu nhiên, bất tất giữa các yếu tố của <strong>Khái niệm</strong> hơn là biểu hiện sự vận hành của <strong>bản thân </strong>các yếu tố này.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 276</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[3. Mối quan hệ giữa các phương diện bên trong với các phương diện bên ngoài:]</span></span></strong></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Chính ở phương diện khác, trong đó các yếu tố đơn giản của <strong>Khái niệm</strong> về cái hữu cơ được đem so sánh <strong>với</strong> các yếu tố của <strong>cấu trúc bên ngoài </strong>[việc hiện thân thành hình thái] (Gestaltung) mới mang lại quy luật <strong>thực sự</strong> diễn tả cái <strong>Bên ngoài</strong> đúng thực như là bản sao của cái <strong>Bên trong</strong>. [Nhưng] nay vì các yếu tố đơn giản này là các thuộc tính “trôi chảy” thâm nhập xuyên suốt cái toàn bộ, chúng không có một biểu hiện hiện thực bị tách rời như thế trong vật hữu cơ để hình thành nên cái được ta gọi là một hệ thống cá biệt có hình thái nhất định. Hay nói cách khác, sở dĩ ý niệm trừu tượng về cái hữu cơ được diễn tả đúng thực trong ba yếu tố này chỉ là vì chúng không phải là cái gì đứng yên mà là các yếu tố của <strong>Khái niệm</strong> và của <strong>sự vận động</strong>. | Cho nên, ngược lại, cái hữu cơ – với tư cách là hình thái hiện thân – không được diễn tả trọn vẹn trong ba hệ thống nhất định như cách môn giải phẫu học (Anatomie) phân tích và miêu tả chúng. Trong chừng mực ba hệ thống như thế giả định là được tìm ra trong tính thực tại hiện thực của chúng và qua sự tìm ra ấy, chúng tồn tại một cách chính đáng, ta luôn phải nhớ rằng môn giải phẫu học không chỉ trình bày ra cho ta ba hệ thống thuộc loại như thế mà còn nhiều thứ khác nữa. Ngoài ra, độc lập với điều ấy, hệ thống cảm thụ nói chung [xét như một toàn bộ] phải có nghĩa là cái gì hoàn toàn <strong>khác</strong> với cái được gọi là hệ thống thần kinh; hệ thống cảm ứng khác với hệ thống cơ bắp và hệ thống tái tạo khác với bộ máy nội tạng của việc tái sinh sản. Trong các hệ thống tạo nên hình thái hiện thân (Gestalt), cái hữu cơ được lãnh hội từ phương diện trừu tượng của sự tồn tại <strong>chết</strong>: các yếu tố của nó – được nắm lấy như thế – là các bộ phận của xác chết, thuộc về lãnh vực nghiên cứu của môn giải phẫu học chứ chúng không thuộc về nhận thức và về cơ thể sống. Với tư cách là các bộ phận chết, chúng đã thực sự ngừng <strong>tồn tại</strong>, bởi chúng đã ngưng <strong>không còn là các tiến trình</strong>. Bởi sự <strong>tồn tại</strong> của cái hữu cơ thiết yếu là ở tính phổ biến hay ở sự phản tư vào trong chính mình, nên sự tồn tại của <strong>cái toàn bộ</strong> của nó – giống như các yếu tố của nó – không thể nằm trong một hệ thống có tính giải phẫu học. | Sự diễn tả hiện thực của cái toàn bộ và tính biểu hiện ra bên ngoài (Äusserlichkeit) của các yếu tố của nó đúng hơn chỉ được tìm thấy như là một <strong>tiến trình vận động</strong> chạy xuyên suốt qua các bộ phận khác nhau của cấu trúc hữu cơ; và trong tiến trình ấy, cái gì được rút ra và cố định hóa như một hệ thống riêng rẽ cũng thiết yếu xuất hiện như một yếu tố “trôi chảy”. | Điều này khiến cho bất kỳ hiện thực nào được môn giải phẫu học tìm thấy đều <strong>không</strong> thể có giá trị như tính thực tại [đích thực], trái lại cái hiện thực này phải được nắm lấy chỉ như là <strong>tiến trình</strong>; và <strong>chỉ trong tiến trình ấy</strong>, ngay cả các bộ phận giải phẫu học mới có được một ý nghĩa</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(464)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 277</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Vậy, ta thấy rằng, các yếu tố của cái “Bên trong” của cái hữu cơ – nếu được nắm lấy một cách tách rời, “cho-mình” [độc lập, riêng rẽ] –, chúng không thể mang lại các phương diện của một <strong>quy luật</strong> về tồn tại, bởi trong một quy luật thuộc loại ấy, chúng biểu thị một hiện hữu bên ngoài, được phân biệt với nhau và như thế, mỗi phương diện ắt sẽ không thể thế chỗ cho phương diện khác. | Ngoài ra, ta thấy rằng, khi được đặt vào một phương diện, chúng không thể tìm thấy sự hiện thực hóa của chúng <strong>trong</strong> phương diện khác ở nơi hệ thống cố định, cứng đờ, bởi hệ thống cố định này cũng không hề có chân lý hữu cơ [chân lý của sinh thể hữu cơ] nào, cũng như không phải là sự diễn tả [đúng đắn] các yếu tố của [đời sống] <strong>bên trong</strong> của cái hữu cơ. Đúng hơn, tính bản chất của cái hữu cơ – bởi tự-mình (an sich) là cái phổ biến – nên đều có các yếu tố của nó một cách cũng <strong>phổ biến</strong> như thế ở trong hiện hữu hiện thực, nghĩa là, có các yếu tố như là <strong>các tiến trình xuyên suốt (durchlaufende Prozesse)</strong>, chứ không phải mang lại <strong>một hình ảnh [một bản sao] </strong>của cái phổ biến trong một <strong>sự vật </strong>bị cô lập.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 278</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[C: Tư tưởng về sinh thể hữu cơ</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">1. Nhất thể hữu cơ]</span></span></strong></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Bằng cách như thế, ý tưởng về một <strong>quy luật </strong>đối với tồn tại hữu cơ đều mất đi cả [không thể có được]. Quy luật muốn nắm bắt và diễn tả sự đối lập như là các phương diện <strong>tĩnh tại</strong> và gán tính quy định cho các phương diện ấy như là mối quan hệ thực sự giữa chúng với nhau. Cái <strong>Bên trong</strong> – là nơi tính phổ biến xuất hiện ra [trong tiến trình] –, và cái <strong>Bên ngoài</strong> – là nơi các bộ phận của hình thái hiện thân tĩnh tại của cái hữu cơ thuộc về – chính là những cái được giả định là có nhiệm vụ tạo nên các phương diện tương ứng của quy luật; thế nhưng, khi bị xem <strong>một cách tách rời nhau </strong>như vậy, chúng mất đi <strong>ý nghĩa hữu cơ</strong> của chúng. | Và <strong>nền tảng</strong> của ý tưởng về quy luật chính là ở chỗ: hai phương diện của nó đều phải có sự tự tồn một cách riêng biệt, “cho-mình”, dửng dưng với nhau và mối quan hệ của hai phương diện này phải được chia đều cho nhau, như là một sự quy định có tính nhị bội tương ứng với mối quan hệ này. Trong khi đó, đúng ra, <strong>mỗi một phương diện </strong>của hữu cơ, về mặt tự-mình, chính là: tồn tại như là <strong>tính phổ biến</strong> đơn giản, trong đó mọi tính quy định đều bị tan rã, và tồn tại như là <strong>sự vận động</strong> của <strong>tiến trình </strong>tan rã này</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(465)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 279</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Nhìn vào sự khác nhau giữa việc đề ra quy luật như trên với các hình thái [nhận thức] <strong>trước đây</strong>, bản tính của nó sẽ bộc lộ hoàn toàn rõ ràng. Nhìn trở lại tiến trình của <strong>tri giác</strong> và của <strong>giác tính</strong> – trong đó, tiến trình của giác tính là phản tư chính nó vào trong chính nó và khi làm như vậy, nó <strong>xác định</strong> đối tượng –, ta thấy rằng trong tiến trình ấy, giác tính, trong đối tượng của nó, <strong>không có trước mắt nó mối quan hệ </strong>của các tính quy định trừu tượng này, – tức mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái cá biệt, giữa cái Bản chất và cái Bên ngoài –, trái lại, bản thân nó là sự chuyển hóa [tiến trình quan hệ] và sự chuyển hóa này <strong>không</strong> trở thành <strong>khách quan</strong> [có tính đối tượng] cho nó. Ở đây thì ngược lại: sự thống nhất hữu cơ, tức ngay bản thân mối quan hệ giữa các cái đối lập này là <strong>đối tượng</strong>, và mối quan hệ này là một [tiến trình] <strong>chuyển hóa thuần túy</strong>. Tiến trình chuyển hóa này, – trong tính đơn giản của nó – là <strong>tính phổ biến </strong>một cách trực tiếp; và khi tính phổ biến này đi vào sự phân biệt [thành những yếu tố khác nhau] – mà quan hệ giữa các yếu tố này là mục đích diễn tả của quy luật –, thì các yếu tố của tiến trình là các <strong>đối tượng</strong> [tồn tại] <strong>phổ biến</strong> của [hình thái] ý thức này và quy luật chính là “cái Bên ngoài là biểu hiện của cái Bên trong”</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(466)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. <strong>Ở đây</strong>, giác tính đã nắm bắt được <strong>ý tưởng</strong> về bản thân quy luật, trong khi <strong>trước đây</strong>, nó chỉ đi tìm các quy luật một cách chung chung và do đó, các yếu tố của các quy luật đã xuất hiện ra một cách mơ hồ như một nội dung nhất định chứ chưa phải như là <strong>các ý tưởng về các quy luật</strong> [như hiện nay]. Vì thế, xét về nội dung, ở đây không được phép có những quy luật chỉ đơn thuần là sự tiếp thu <strong>thụ động </strong>những sự phân biệt chỉ hiện hữu một cách thuần túy [tách biệt, cứng đờ] được mang hình thức của tính phổ biến, mà phải là những quy luật – trong những sự phân biệt này – trực tiếp có được cả <strong>sự hoạt động không ngưng nghỉ của Khái niệm </strong>và do đó, đồng thời có được <strong>sự tất yếu</strong> trong mối quan hệ giữa các phương diện. Thế nhưng, chính vì đối tượng – tức sự thống nhất hữu cơ – trực tiếp hợp nhất sự vượt bỏ (Aufheben) bất tận [liên tục] hay <strong>sự phủ định tuyệt đối</strong> của tồn tại <strong>với</strong> cái hiện hữu thụ động, im lìm này, và cũng chính vì các yếu tố, về bản chất, đều là một <strong>sự chuyển hóa thuần túy</strong>, nên ở đây cũng không thể tìm thấy các phương diện chỉ đơn thuần hiện hữu [trong môi trường của sự tồn tại] như thế đúng theo sự đòi hỏi của quy luật.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 280</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[2: Sự vượt bỏ quy luật:]</span></span></strong></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Để có được các phương diện như thế, giác tính phải bám vào yếu tố khác của quan hệ hữu cơ, tức bám vào sự <strong>tồn tại-đã được-phản tư vào trong chính mình </strong>của hiện hữu hữu cơ. Nhưng [phương thức] tồn tại này đã là sự phản tư <strong>hoàn toàn</strong> vào trong chính nó khiến nó không còn để sót lại đặc điểm [hay tính quy định] nào của riêng nó để quan hệ với cái khác. Sự hiện hữu cảm tính, <strong>trực tiếp </strong>cũng là <strong>một</strong> [đồng nhất] một cách trực tiếp với đặc điểm quy định [“chất”], xét như là đặc điểm quy định, và vì thế, tự-mình, diễn tả một sự phân biệt về <strong>chất</strong>, chẳng hạn xanh ngược lại với đỏ, acid ngược lại với chất kiềm v.v.. Thế nhưng, sự hiện hữu <strong>hữu cơ</strong> – đã quay trở lại vào trong chính mình – lại hoàn toàn dửng dưng đối với cái khác; sự hiện hữu của nó là <strong>tính phổ biến đơn giản</strong> và không chịu mang lại cho sự quan sát bất kỳ sự khác biệt <strong>cảm tính</strong> ổn cố nào; hay cũng đồng nghĩa như thế, nó cho thấy đặc điểm bản chất của nó chỉ đơn thuần là <strong>sự thay đổi</strong> [liên tục] của các tính quy định trì trệ [các “chất”] đang hiện hữu nơi nó. Thế nên, phương cách, trong đó sự khác biệt – với tư cách là cái khác biệt <strong>đang hiện hữu</strong> trì trệ trong môi trường của sự tồn tại – tự nó chỉ diễn tả rằng: nó là một sự khác biệt <strong>dửng dưng </strong>[không phải về tính quy định, về “chất”], tức chỉ là một sự khác biệt như là <strong>lượng</strong> [“độ lớn”]</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(467)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. Tuy nhiên, <strong>trong sự dị biệt này [về Lượng], Khái niệm bị triệt tiêu và sự tất yếu cũng bị tiêu biến đi</strong>. Nhưng, nếu nội dung và sự lấp đầy cái hiện hữu dửng dưng này – sự thay đổi [hay dòng chảy liên tục] của các quy định cảm tính – được nắm chung lại thành tính đơn giản của một đặc điểm hữu cơ, thì điều này sẽ đồng thời cho thấy rằng nội dung sẽ <strong>không</strong> có tính quy định trên kia, tức tính quy định của một thuộc tính trực tiếp, và “chất” bị rơi vào [sự quy định về] “lượng” như ta đã thấy trước đây.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 281</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Vậy, mặc dù phương diện khách quan [“cái đối tượng”/das Gegenständliche], – được lãnh hội trong hình thức của đặc điểm hữu cơ –, chứa đựng <strong>Khái niệm</strong> ở bên trong nó, và vì thế phân biệt với đối tượng như khi nó được mang lại cho <strong>giác tính</strong> [là quan năng] vốn chỉ tiến hành thuần túy theo kiểu <strong>tri giác</strong> trong việc lãnh hội nội dung của các quy luật của nó; song sự lãnh hội trong trường hợp trước vẫn hoàn toàn bị rơi trở lại trong nguyên tắc và phương cách của giác tính hoạt động theo kiểu tri giác, bởi lý do: đối tượng [hữu cơ] được lãnh hội ấy <strong>bị sử dụng</strong> để tạo nên các yếu tố của một <strong>quy luật</strong>. | Bởi vì bằng cách ấy, cái được lãnh hội sẽ mang tính chất của một tính quy định [chất] cố định, cứng đờ, tức nhận lấy hình thức của một thuộc tính trực tiếp hay của một hiện tượng thụ động trì trệ; đối tượng ấy, ngoài ra, còn bị thâu gồm vào dưới phạm trù về <strong>lượng</strong>, và [do đó] bản tính tự nhiên của <strong>Khái niệm </strong>bị đè nén. Như vậy, sự <strong>hoán đổi</strong> một đối tượng chỉ đơn thuần được tri giác thành một đối tượng đã phản tư vào trong chính mình, <strong>hoán đổi</strong> một đặc điểm đơn thuần cảm tính thành một đặc điểm hữu cơ lại, một lần nữa, mất hết giá trị, và sở dĩ như vậy là do: giác tính <strong>chưa</strong> vượt bỏ (aufheben) được tiến trình đề ra quy luật</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(468)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 282</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Để minh họa sự hoán đổi này bằng vài ví dụ, ta thấy chẳng hạn, một con vật có cơ bắp mạnh mẽ do sự <strong>tri giác </strong>nhìn thấy thì được định nghĩa như là động vật hữu cơ thuộc “tính cảm ứng cao”; hay nếu tri giác thấy con vật nào ở trong tình trạng yếu ớt thì được định nghĩa là “tình trạng thuộc về tính cảm thụ cao”, hoặc, nếu người ta thích, còn có thể gọi cái sau này là “có tính hưng phấn bất thường” và thậm chí “có một tiềm lực gia cường” (“Potenzierung”) của tính cảm thụ (toàn là các thuật ngữ phiên dịch các sự kiện cảm tính thành một thứ tiếng Latinh-[theo-kiểu-Đức] – mà lại là một thứ Latinh rất tồi –, thay vì thành <strong>Khái</strong> <strong>niệm</strong>)</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(469)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. Vậy, một con vật có những cơ bắp mạnh có thể được giác tính diễn tả trong hình thức là: “con vật có một <strong>lực</strong> cơ bắp lớn”, còn ngược lại, nếu yếu, thì là: “có một <strong>lực</strong> nhỏ”. Việc xác định bằng các thuật ngữ của “tính cảm ứng” có ưu thế hơn việc xác định như bằng các thuật ngữ về “lực” ở chỗ “lực” diễn tả sự phản tư vào trong chính nó một cách <strong>không xác định</strong>, trong khi “tính cảm ứng” là sự phản tư <strong>xác định</strong>, bởi lẽ lực riêng có của cơ bắp chính là tính cảm ứng; và do đó, “tính cảm ứng” là một sự xác định thích hợp hơn đối với “các cơ bắp mạnh” ở chỗ, như trong trường hợp của lực, sự phản tư vào trong chính nó đã đồng thời được bao hàm ngay trong đó. Cũng cùng cách thức như thế, “sự yếu đuối” hay “lực nhỏ”, “tính thụ động hữu cơ” sẽ được diễn tả một cách <strong>xác định</strong> [hơn] bằng “tính cảm thụ”. Nhưng, một khi tính cảm thụ này được nắm lấy một cách riêng rẽ, “cho mình” và cố định, cứng đờ và lại bị gắn liền với các quy định về <strong>lượng </strong>nữa, và với tư cách là “tính cảm thụ” lớn hơn hay nhỏ hơn đối lập lại với một “tính cảm ứng” lớn hơn hay nhỏ hơn, thì cả hai đều bị hoàn toàn quy giảm và hạ thấp xuống thành cấp độ của yếu tố cảm tính, thành hình thức thông thường của một thuộc tính cảm tính; nguyên tắc của mối quan hệ giữa chúng không phải là <strong>Khái niệm</strong> mà ngược lại, đó là sự đối lập về <strong>lượng</strong>, tức trở thành một <strong>sự dị biệt vô-tư tưởng (gedankenloser Unterschied)</strong>. Trong khi bằng phương cách này, tính bất định của các thuật ngữ [các cách diễn tả] như: “lực”, “sức mạnh”, “sức yếu” tuy là đã được loại bỏ, nhưng bây giờ lại nảy sinh việc lẩn quẩn cũng không kém phần vô bổ và bất định với những sự đối lập giữa mức độ “cao” hay “thấp” của tính cảm thụ và tính cảm ứng theo kiểu chúng tăng lên hay giảm xuống tương ứng với nhau. Tính cảm thụ và tính cảm ứng “lớn hơn” hay “nhỏ hơn” cũng chỉ là hiện tượng cảm tính được lãnh hội và phát biểu một cách vô-tư tưởng không kém gì “sức mạnh” và “sức yếu” cũng hoàn toàn là những quy định cảm tính vô-tư tưởng. Thế chỗ cho các cách diễn tả vô-quan niệm (begriffslos) này không phải là <strong>Khái niệm</strong>, trái lại, “sức mạnh”, “sức yếu” lại được lấp đầy bằng một sự xác định – nếu xét riêng bản thân nó thì dựa trên Khái niệm và lấy Khái niệm làm nội dung – nhưng lại đánh mất hoàn toàn nguồn gốc và tính chất này. Vậy, thông qua hình thức của tính đơn giản và tính trực tiếp, trong đó nội dung này bị biến thành một phương diện của quy luật, và thông qua yếu tố về “lượng” là cái tạo nên nguyên tắc để phân biệt đối với các tính quy định như thế, cái <strong>bản chất</strong> của nội dung – vốn nguyên thủy <strong>là</strong> Khái niệm và <strong>được</strong> thiết định như là Khái niệm – vẫn còn giữ lại phương cách của sự tri giác cảm tính, và [do đó] vẫn mãi mãi còn cách xa đối với <strong>nhận thức (Erkennen)</strong> một khi nội dung ấy vẫn bị xác định bằng cách cách diễn tả thông qua sự mạnh hay yếu của lực hay thông qua các thuộc tính cảm tính trực tiếp.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 283</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[3. Cái toàn bộ hữu cơ]</span></span></strong></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Bây giờ còn lại điều phải xem xét là: <strong>cái Bên ngoài</strong> của cái hữu cơ <strong>là gì</strong> khi được đơn độc nắm lấy về mặt “cho-mình” (für sich) [bởi chính mình] của nó; và sự đối lập giữa cái Bên trong và cái Bên ngoài <strong>của nó </strong>được xác định <strong>như thế nào</strong> nơi chính nó, giống như <strong>thoạt đầu</strong> ta <strong>đã</strong> xem xét cái Bên trong của cái <strong>toàn bộ</strong> [hữu cơ] trong quan hệ với cái Bên ngoài của <strong>riêng</strong> nó</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(470)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 284</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Cái Bên ngoài, xét về mặt “cho-mình” [bởi chính nó], là <strong>hình thái hiện thân</strong> [được cấu trúc hóa] <strong>(Gestaltung)</strong> nói chung, là hệ thống của sự sống tự triển khai (gliedernd) trong môi trường (Element) của sự hiện hữu, và đồng thời, về bản chất, là sự <strong>hiện hữu</strong> của bản chất hữu cơ <strong>cho một cái khác</strong> – cái tồn tại khách quan trong [phương diện] <strong>sự tồn tại-cho-mình </strong>của nó. Cái <strong>khác</strong> này <strong>thoạt đầu</strong> xuất hiện ra như là <strong>giới tự nhiên vô cơ </strong>bên ngoài của nó. Nếu cả hai được xem xét trong mối quan hệ với một quy luật, thì, như ta đã thấy trước đây, giới tự nhiên vô cơ [“các yếu tố của điều kiện tự nhiên và môi trường”] không thể tạo nên phương diện của quy luật bên cạnh cái hữu cơ, bởi cái hữu cơ đồng thời hiện hữu “cho-mình” một cách tuyệt đối, và có mối quan hệ phổ biến và “tự do” đối với giới tự nhiên vô cơ.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 285</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Tuy nhiên, nếu xác định rõ hơn mối quan hệ của hai phương diện này nơi bản thân hình thái hiện thân của cái hữu cơ, [ta thấy] hình thái này [trong đó cái hữu cơ “hiện thân”] một mặt, đối ngược lại với tự nhiên vô cơ, nhưng mặt khác, là tồn tại <strong>“cho-mình”</strong> và phản tư vào trong chính mình. Cái hữu cơ hiện thực là cái <strong>trung giới</strong> hợp nhất cái <strong>tồn tại cho-mình</strong> của sự sống với cái <strong>Bên ngoài </strong>nói chung hay là với cái <strong>tồn tại “tự-mình”</strong>. Nhưng, cái đối cực – cái “tồn tại cho-mình” – là cái Bên trong theo nghĩa như là cái <strong>“Một”</strong> vô tận, là cái rút các yếu tố của bản thân hình thái-hiện thân ra khỏi sự tự tồn của chúng và sự nối kết với tự nhiên bên ngoài để đưa các yếu tố này vào lại trong chính mình; nó là cái không có nội dung riêng, nhìn thấy trong hình thái hiện thân là nơi mang lại nội dung cho nó và xuất hiện ra nơi hình thái như là <strong>tiến trình</strong> của chính hình thái này. Trong cái đối cực này, tức là nơi nó là tính phủ định đơn giản hay là tính <strong>cá biệt thuần túy</strong>, cái hữu cơ có được sự tự do tuyệt đối của mình, nhờ đó nó được bảo đảm an toàn và dửng dưng trước việc nó cũng là sự tồn tại cho cái khác và trước tính quy định của các yếu tố của hình thái hiện thân. Sự tự do [thoát ly] này cũng đồng thời là sự tự do của bản thân các yếu tố; nó là khả thể cho các yếu tố ấy xuất hiện ra và được lãnh hội như là <strong>hiện hữu bên ngoài</strong>. | Và cũng giống như trong sự tự do này, chúng là tự do và dửng dưng đối với cái hiện hữu bên ngoài này, thì các yếu tố ấy cũng tự do và dửng dưng trong quan hệ đối với nhau, bởi <strong>tính đơn giản </strong>của sự tự do này là <strong>sự tồn tại </strong>hay là <strong>bản thể</strong> đơn giản của chúng</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(471)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. <strong>Khái niệm</strong> hay sự tự do thuần túy là <strong>một và cùng một sự sống</strong>, bất kể hình thái hiện thân hay sự tồn tại-cho-cái-khác của cái hữu cơ trải qua bao nhiêu biến thiên đa tạp; và dòng chảy của sự sống này dửng dưng trước bất kỳ loại vất vả khó nhọc nào mà nó phải gách vác</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(472)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. Bây giờ, <strong>trước hết</strong> ta cần lưu ý rằng, <strong>Khái niệm</strong> này <strong>không</strong> được hiểu như trước đây khi ta xem xét <strong>cái Bên trong thực sự </strong>trong hình thức như là <strong>tiến trình</strong> hay như là sự <strong>phát triển</strong> của các yếu tố của nó; trái lại, ở đây, ta hiểu nó trong hình thức của <strong>cái “Bên trong” đơn giản</strong>, tạo nên cái phương diện <strong>phổ biến thuần túy</strong>, đối lập lại với [phương diện] bản chất sống động <strong>hiện thực</strong>; nói cách khác, cái “bên trong” bây giờ là “môi trường” (Element), trong đó các bộ phận đang hiện hữu của hình thái hiện thân [hữu cơ] tìm thấy sự <strong>tự tồn (Bestehen) </strong>của chúng. | Lý do là vì: ở đây, ta đang xem xét hình thái hiện thân này, là nơi cái bản chất của sự sống hiện diện như là tính đơn giản [sự kiện đơn giản] của việc tự tồn. <strong>Điểm thứ hai</strong> cần lưu ý là: trong trường hợp này, [phương diện] sự hiện hữu cho-cái-khác, tức đặc điểm quy định của hình thái hiện thân hiện thực – vốn được tiếp nhận vào trong tính phổ biến đơn giản như là bản chất của hình thái – cũng là một đặc điểm quy định có tính phổ biến, đơn giản và <strong>không-cảm tính</strong> giống như thế và do đó, chỉ có thể là cái được diễn tả bằng <strong>CON SỐ (ZAHL)</strong>. <strong>Con số</strong> là hạn từ trung giới của hình thái hữu cơ, nối kết sự sống bất định <strong>với</strong> [hình thái] sự sống hiện thực, [bởi] <strong>con số</strong> có tính đơn giản giống như cái trước và có tính xác định giống như cái sau. Giả thử những gì ở nơi cái trước – cái Bên trong – có ý nghĩa của con số [được thể hiện bằng con số], ắt cái Bên ngoài đòi hỏi phải diễn tả theo cách thức của <strong>con số</strong> như là một tính hiện thực <strong>đa</strong> <strong>dạng</strong>: như loại hình sự sống, như màu sắc và v.v.., nói chung như là <strong>toàn bộ</strong> số lượng của các sự khác biệt đang tự phát triển trong thế giới hiện tượng</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(473)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 286</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Nếu hai phương diện của cái toàn bộ hữu cơ – một bên là cái Bên trong, còn bên kia là cái Bên ngoài khiến cho <strong>mỗi bên </strong>lại có một cái Bên trong và một cái Bên ngoài nơi bản thân mình – được so sánh dựa trên cái Bên trong mà mỗi phía đều có, ta thấy rằng cái Bên trong của phương diện trước đã là <strong>Khái niệm</strong> theo nghĩa là sự hoạt động không ngưng nghỉ của <strong>sự trừu tượng</strong>; còn cái thứ hai có cái Bên trong là tính phổ biến thụ động, im lìm, có đặc điểm quy định cũng im lìm, ổn định: đó là <strong>con số</strong>. Vì thế, nếu bên thứ nhất – bởi Khái niệm phát triển các yếu tố của nó trong phương diện này – đã lừa dối khi hứa hẹn mang lại những quy luật có vẻ ngoài của sự tất yếu về <strong>mối quan hệ</strong>, thì bên thứ hai trực tiếp từ chối làm điều ấy, bởi con số cho thấy bản thân nó là sự quy định của một phương diện của các quy luật này. Vì con số chính là tính quy định hoàn toàn thụ động, chết cứng và dửng dưng, trong đó mọi sự vận động và mọi tiến trình quan hệ đều bị xóa bỏ; tính quy định ấy đã <strong>cắt đứt</strong> nhịp cầu dẫn đến cái môi trường sống động của các bản năng-động lực, các loại hình sự sống và tất cả sự hiện hữu cảm tính khác.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 287</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[III Quan sát Tự nhiên như là quan sát một cái toàn bộ hữu cơ</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">a) Tổ chức của cái vô-cơ: trọng lượng riêng, sự cố kết, con số:]</span></span></strong></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Thế nhưng, phương cách xem xét <strong>hình thái </strong>hiện thân của cái hữu cơ như thế và xem <strong>cái Bên trong</strong> chỉ đơn thuần như là cái Bên trong của hình thái hiện thân, trong thực tế, <strong>không còn là</strong> một sự xem xét cái hữu cơ nữa. Bởi vì, hai phương diện lẽ ra phải được quan hệ với nhau thì lại bị thiết định chỉ như là dửng dưng đối với nhau, và qua đó, sự phản tư vào trong chính mình – tạo nên bản chất của cái hữu cơ – đã bị thủ tiêu</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(474)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. Những gì ta đã làm ở đây đúng ra là đã chuyển nỗ lực so sánh cái Bên trong và cái Bên ngoài sang cho lãnh vực của giới tự nhiên <strong>vô cơ</strong>. | Ở đây, Khái niệm – với <strong>tính vô tận</strong> của nó – đơn thuần là <strong>cái bản chất </strong>hoặc ẩn giấu ở bên trong cái tồn tại (inwendig) hoặc rơi ra bên ngoài nó, vào trong Tự-ý thức chứ không còn có sự <strong>hiện diện </strong>khách quan như<strong>ở trong</strong> cái hữu cơ</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(475)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. Bây giờ ta hãy xem xét mối quan hệ này giữa cái Bên trong và cái Bên ngoài trong lãnh vực <strong>đích thực </strong>của nó [trong thế giới vô cơ].</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 288</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>Trước hết</strong>, phương diện bên trong của hình thái – như là tính cá biệt đơn giản của một vật vô-cơ – chính là <strong>trọng lượng riêng (spezifische Schwere)(476)</strong>. Là một hiện hữu đơn giản, trọng lượng riêng có thể được quan sát giống như đặc điểm của <strong>con số</strong> và là đặc điểm quy định duy nhất có thể có của nó, hay nói đúng hơn, nó có thể được tìm ra bằng sự so sánh các quan sát, và bằng cách ấy, nó có vẻ mang lại một phương diện của quy luật. Hình thái hiện thân, màu sắc, độ cứng, độ bền và vô số những thuộc tính khác dường như cùng tạo nên phương diện <strong>bên ngoài </strong>và phải diễn tả đặc điểm quy định của cái Bên trong – là con số – khiến cho một phương diện này có thể tìm thấy đối ảnh (Gegenbild) của nó trong phương diện kia.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 289</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Nhưng, bởi lẽ ở đây tính phủ định không được lãnh hội như là sự vận động của tiến trình mà như sự thống nhất <strong>được đưa vào trạng thái bất động </strong>hay như là <strong>sự tồn tại-cho-mình đơn giản</strong>, nên thật ra, tính phủ định này xuất hiện như cái gì nhờ đó sự vật cưỡng chống lại tiến trình và tự bảo tồn bên trong chính nó và dửng dưng đối với tiến trình. Song, bởi sự tồn tại-cho-mình đơn giản này là một sự dửng dưng bất động đối với sự vật khác, nên trọng lượng riêng xuất hiện ra như là một thuộc tính <strong>bên cạnh</strong> các thuộc tính khác; và qua đó, mọi mối <strong>quan hệ </strong>tất yếu về phía nó đối với tính đa thể này, hay nói cách khác, mọi tính hợp quy luật của nó đều ngưng không còn tồn tại nữa. Trọng lượng riêng – trong ý nghĩa là [phương diện] <strong>bên trong</strong> đơn giản – <strong>không</strong> chứa đựng sự dị biệt <strong>bên trong bản thân nó</strong>, hay nói khác đi, sự dị biệt mà nó có chỉ là sự dị biệt không-bản chất, bởi chính <strong>tính đơn giản thuần túy </strong>của nó thủ tiêu mọi sự phân biệt có tính bản chất. Vì thế, sự dị biệt không-bản chất này – tức là <strong>lượng</strong> – phải đi tìm cái đối ảnh hay <strong>cái khác </strong>của nó nơi phương diện khác – phương diện tính đa thể của các thuộc tính – , vì chỉ có làm như thế nó <strong>mới</strong> [có thể] trở thành sự dị biệt mà thôi. Nếu bản thân tính đa thể này được tập hợp lại bên trong hình thức đơn giản của cái đối lập và được xác định, chẳng hạn, như sự <strong>cố kết (Kohäsion)</strong>, khiến cho sự cố kết này là <strong>cái tồn tại-cho-mình trong cái tồn tại-khác</strong>, (cũng như trọng lượng riêng là cái tồn tại-cho-mình <strong>thuần túy</strong>), thì sự cố kết ở đây <strong>trước hết</strong> là đặc điểm quy định được thiết định thuần túy trong Khái niệm đối lập lại với đặc điểm quy định trước. | Như thế, hóa ra phương cách đề ra quy luật chính là phương cách mà ta đã bàn trước đây khi nói về mối liên quan giữa tính cảm thụ với tính cảm ứng</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(477)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. <strong>Sau nữa</strong>, trong trường hợp đó, sự cố kết, – <strong>với tư cách là Khái niệm </strong>về cái tồn tại-cho-mình trong cái tồn-tại-khác – chỉ đơn thuần là <strong>sự trừu tượng</strong> [hóa] của phương diện đứng đối lập lại với trọng lượng riêng, và với tư cách như thế, nó không có sự hiện hữu [hiện thực]. Bởi vì sự tồn tại-cho-mình trong cái tồn tại-khác là tiến trình, trong đó <strong>cái vô-cơ</strong> lẽ ra phải diễn tả sự tồn tại-cho-mình của nó như là một hình thức của <strong>sự tự-bảo tồn</strong>, và sự tự-bảo tồn này có nhiệm vụ bảo vệ, ngăn cản không cho nó đi ra khỏi tiến trình như một yếu tố [cấu thành] của một <strong>sản phẩm</strong>. Nhưng điều này đi ngược lại bản tính tự nhiên của nó [bởi] bản tính của nó không hề có <strong>mục đích (Zweck) </strong>hay tính phổ biến nào cả nơi bản thân nó. Đúng hơn, tiến trình của nó chỉ đơn giản là động thái nhất định, trong đó sự tồn tại-cho-mình của nó – tức trọng lượng riêng của nó – tự thủ tiêu chính mình</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(478)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. Tuy nhiên, bản thân động thái nhất định này, – trong đó lẽ ra sự cố kết của nó phải hiện hữu trong Khái niệm đúng thật của nó –, thì cùng với lượng nhất định của trong lượng riêng của nó lại là các Khái niệm hoàn toàn dửng dưng đối với nhau. Nếu giả thử hoàn toàn không xét đến phương cách chúng tác động vào nhau mà chỉ giới hạn sự chú ý vào biểu tượng về lượng, ắt ta có thể suy tưởng về một sự quy định chẳng hạn như thế này: một trọng lượng riêng lớn hơn – xét như là một “cường độ tồn tại” (Insichsein) cao hơn – hẳn sẽ cưỡng chống lại việc đi vào tiến trình nhiều hơn là một trọng lượng riêng nhỏ hơn. Nhưng, ngược lại, sự tự do của cái tồn tại-cho-mình chỉ tự chứng tỏ bằng sự dễ dàng trong việc thiết lập sự liên kết với tất cả và tự bảo tồn chính mình ở trong tính đa tạp này. “Cường độ tồn tại” (Intensität) mà không có sự mở rộng [về quảng tính] (Extension) các mối liên hệ là một sự trừu tượng trống rỗng về nội dung, bởi sự mở rộng tạo nên sự hiện hữu <strong>bên ngoài (Dasein)</strong> của tính cường độ. Tuy nhiên, sự tự-bảo tồn của cái vô-cơ trong mối liên hệ của nó – như đã nói – nằm bên ngoài bản tính tự nhiên của bản thân mối quan hệ này, bởi cái vô cơ <strong>không</strong> chứa đựng bên trong nó nguyên tắc của sự vận động, hay nói cách khác, bởi sự tồn tại của nó <strong>không</strong> phải là tính phủ định tuyệt đối [phủ định của phủ định] và <strong>không</strong> phải là Khái niệm.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 290</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Mặt khác, khi phương diện khác này của cái vô cơ được xem xét không phải như một tiến trình mà như một tồn tại thụ động, phương diện ấy là sự cố kết thông thường. | Nó là một thuộc tính cảm tính <strong>đơn giản </strong>đứng về một phía, đối lập lại với yếu tố tự do và được thoát ly của cái tồn tại-khác, tức là cái nằm một cách phân tán ở trong nhiều thuộc tính dửng dưng với nhau và, giống như trọng lượng riêng, là một trong những thuộc tính này. | Sau đó, số lượng đa tạp các thuộc tính gộp chung lại tạo nên cái phương diện khác của sự cố kết. Nhưng, nơi sự cố kết, cũng như nơi số lượng đa tạp các thuộc tính, <strong>con số</strong> là đặc điểm quy định duy nhất, là cái không chỉ không diễn tả được một mối quan hệ và một sự chuyển hóa của các thuộc tính này đối với nhau, mà, về bản chất, còn là sự vắng mặt của bất kỳ mối quan hệ tất yếu nào, trái lại, [con số] biểu lộ sự triệt tiêu mọi tính hợp quy luật, bởi nó là sự diễn tả về đặc điểm quy định <strong>không</strong>-bản chất. Như thế, ta thấy rằng một chuỗi các vật thể – mà sự dị biệt của chúng được diễn tả như là sự dị biệt về <strong>số lượng</strong> của các trọng lượng riêng của chúng – không có cách nào <strong>song hành</strong> được với một chuỗi, nơi đó sự dị biệt là sự dị biệt với những thuộc tính khác, cho dù – nhằm đơn giản hóa sự so sánh – ta chỉ chọn riêng ra một hay một số ít thuộc tính. Bởi, trong thực tế, ở đây chỉ có thể là cái <strong>tổng thể toàn bộ</strong> của những thuộc tính mới họa chăng tạo nên được chuỗi khác trong một sự song hành như thế. Để đưa cái tổng thể này thành hình thái có trật tự và nối kết nó thành một cái toàn bộ, sự quan sát, một mặt, tìm thấy các quy định <strong>về lượng</strong> của những thuộc tính đa tạp này, nhưng mặt khác, những dị biệt của chúng lại xuất hiện ra như những dị biệt <strong>về chất</strong>. Bây giờ, trong sự tập hợp hỗn độn này [của những dị biệt về chất], cái nào được xác định là chủ động, cái nào là bị động và phủ định nhau như thế nào – hay nói chung, sự sắp đặt bên trong(innere Figuration) và sự trình bày ra thành công thức – là vấn đề hết sức phức tạp – lẽ ra phải thuộc về [công việc xác định của] <strong>Khái niệm</strong>. | Thế nhưng, Khái niệm đã bị <strong>loại trừ</strong> ra khỏi tiến trình này, ở chính ngay trong phương cách phát hiện và lãnh hội các thuộc tính như là <strong>đang hiện hữu trong môi trường của sự tồn tại cứng nhắc (seiend)(479)</strong>. Trong [điều kiện] hiện hữu như thế, không thuộc tính nào là có tính phủ định đối với cái khác, trái lại, cái nào cũng <strong>hiện hữu</strong> giống hệt như cái nào, và cũng không hề chỉ ra vị trí của nó trong trật tự xếp đặt của cái toàn bộ. Trong trường hợp của một chuỗi tiến lên với những dị biệt song hành – dù mối quan hệ [song hành] được hiểu như quan hệ của việc tăng lên <strong>đồng thời</strong> của cả hai phía hay của việc tăng lên của phía này và giảm đi của phía kia –, sự quan tâm chỉ tập trung ở sự diễn tả đơn giản <strong>tối hậu</strong> về cái toàn bộ được nối kết này, tức là cái dường như tạo nên <strong>một</strong> phương diện của quy luật, đối lập lại với trọng lượng riêng. | Tuy nhiên, phương diện này – như là một kết quả trong môi trường của tồn tại (seiend) – không gì khác hơn là điều đã nói, đó là một thuộc tính riêng lẻ, – chẳng hạn, cũng giống như sự cố kết thông thường – mà bên cạnh nó, các cái khác – và trong đó có cả trọng lượng riêng – có mặt một cách dửng dưng, và bất kỳ cái khác nào cũng đều có quyền – tức là đều không có quyền – được chọn trở thành cái “đại biểu” cho toàn bộ phương diện khác; cái này lẫn cái kia được giả định là “đại diện” duy nhất (“repräsentieren”) – mà trong tiếng Đức [còn có nghĩa] là “vorstellen” (“hình dung”) – cái bản chất nhưng thực ra lại không phải <strong>là bản thân Sự việc [bản chất] (Sache selbst sein)</strong>. Như thế, nỗ lực tìm ra các chuỗi vật thể đơn thuần vận hành song song nhau và diễn tả bản chất của những vật thể trong một <strong>quy luật</strong> bao hàm cả hai chuỗi này phải được xem là một quan niệm <strong>không hiểu biết</strong> gì về nhiệm vụ mình phải làm [đề ra quy luật] cũng như về phương tiện để thực hiện nhiệm vụ ấy.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 291</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[Tổ chức của bản tính hữu cơ: loài, giống, tính cá biệt, cá thể:]</span></span></strong><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>480)</strong>.</span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Trên đây, [ta thấy] mối liên quan giữa cái Bên trong và cái Bên ngoài trong hình thái hiện thân [của cái hữu cơ] – khi được đặt ra trước sự quan sát – đã bị chuyển dịch ngay sang lãnh vực của <strong>cái vô cơ</strong>. | Bây giờ, điều kiện quy định dẫn sự quan sát đến việc làm ấy có thể được vạch ra một cách chính xác hơn, và ở đây cũng nảy sinh thêm một hình thức và phương cách khác của quan hệ ấy. Điều gì <strong>có vẻ</strong> mang lại khả thể cho một sự so sánh như thế giữa cái Bên trong và cái Bên ngoài trong trường hợp của cái vô-cơ thì đều sụp đổ hết khi ta bước vào [lãnh vực của] <strong>cái hữu cơ</strong>. <strong>Cái Bên trong vô-cơ </strong>là một cái Bên trong đơn giản, bộc lộ ra cho <strong>tri giác </strong>như là một thuộc tính <strong>hiện hữu</strong> đơn thuần trong môi trường của sự tồn tại. | Vì thế, đặc điểm quy định của cái Bên trong vô cơ, về bản chất, là <strong>lượng</strong> và với tư cách là một thuộc tính đơn thuần <strong>hiện hữu</strong>, nó xuất hiện ra như một thuộc tính dửng dưng đối với cái Bên ngoài, hay là đối với nhiều thuộc tính <strong>cảm tính</strong> khác</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(481)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. Trong khi đó, ngược lại, sự tồn tại-cho-mình của cái hữu cơ-có sự sống (Organisch-lebendig) không phải là cái đứng về một phía [một phương diện] để đối lập lại với cái Bên ngoài của nó; <strong>nó có cái nguyên tắc của sự tồn tại-khác ngay nơi chính bản thân nó</strong>. Nếu ta định nghĩa sự tồn tại-cho-mình như là một <strong>mối quan hệ tự bảo tồn đơn giản đối với chính mình </strong>thì cái tồn tại-khác <strong>của nó</strong> sẽ là <strong>tính phủ định đơn giản</strong>, và nhất thể hữu cơ là <strong>nhất thể của mối quan hệ đồng nhất của mình với chính mình (Einheit des sichselbstgleichen sich auf sich Beziehens) </strong>và của <strong>tính phủ định thuần túy</strong>. Nhất thể này – <strong>với tư cách </strong>nhất thể – là cái <strong>Bên trong</strong> của cái hữu cơ; qua đó, nó tự-mình (an sich) có tính <strong>phổ biến</strong> hay nói cách khác, nó là <strong>loài (Gattung)</strong>. Tuy nhiên, sự tự do của loài đối với hiện hữu hiện thực của nó là khác với sự tự do của trọng lượng riêng đối với hình thái hiện thân. Tự do của cái sau là tự do hiện hữu trần trụi trong môi trường của tồn tại (<strong>seiende</strong> Freiheit), theo nghĩa sự tự do đứng về một phía như là <strong>thuộc tính đặc biệt</strong>. Nhưng vì nó là một tự do-hiện hữu đơn thuần, nên nó chỉ là <strong>Một</strong> đặc điểm quy định thiết yếu <strong>thuộc về</strong> hình thái hiện thân này, hay là, qua nó, hình thái này – với tư cách là bản chất – là một cái gì được xác định [ein Bestimmtes: một hình thái <strong>nhất định</strong>]. Trong khi đó, tự do của loài là một tự do <strong>phổ biến</strong>, dửng dưng đối với hình thái cá biệt này hay đối với hiện thực của nó. Do đó, đặc điểm quy định <strong>gắn liền</strong> với sự tồn tại-cho-mình, xét như sự tồn-tại-cho-mình, của cái vô cơ thì, trong trường hợp của cái hữu-cơ, đặc điểm quy định ấy lại rơi vào <strong>dưới</strong> [phụ thuộc] sự tồn-tại-cho-mình của nó, trong khi ở cái vô cơ, nó chỉ rơi vào <strong>dưới cái tồn tại </strong>của cái tồn tại-cho mình</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(482)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. | Vì thế, mặc dù nơi cái vô cơ, đặc điểm quy định này đồng thời xuất hiện chỉ như là một <strong>thuộc tính</strong>, song thuộc tính ấy vẫn có phẩm giá [giá trị] của cái <strong>bản chất</strong>, bởi – với tư cách là cái phủ định thuần túy [đơn giản] – nó đứng đối lập lại với sự hiện hữu bên ngoài vốn là cái tồn tại cho một cái khác; và cái phủ định đơn giản này – trong tính quy định tối hậu và cá biệt của nó – là <strong>một con số</strong>. Thế nhưng, cái hữu cơ lại là một cá thể cá biệt, bản thân là tính phủ định thuần túy, và vì thế, phá hủy bên trong nó tính quy định cứng đờ, cố định [của con số] vốn chỉ có thể áp dụng cho sự tồn tại <strong>dửng dưng</strong>. Cho nên, trong chừng mực cái hữu cơ có trong nó yếu tố của sự tồn tại dửng dưng và của con số, phương diện số lượng này chỉ có thể được xem như là một yếu tố phụ chứ không phải như là bản chất của <strong>sự sống sinh động </strong>của nó.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 292</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Nhưng bây giờ, tuy tính phủ định thuần túy – nguyên tắc của tiến trình – không rơi ra bên ngoài cái hữu cơ, và do đó, tuy cái hữu cơ – trong bản chất của nó – <strong>không có</strong> tính phủ định như là một <strong>đặc điểm quy định </strong>[có tính thuộc tính]</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(483)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">, mà bản thân tính cá biệt [của cái hữu cơ riêng lẻ] <strong>tự-mình (an sich)</strong> có tính phổ biến, cho nên các yếu tố của tính cá biệt thuần túy này <strong>không</strong> được phát triển và <strong>không</strong> trở thành hiện thực như là các yếu tố mà bản thân là <strong>trừu tượng </strong>hay <strong>phổ biến(484)</strong>. Ngược lại, sự biểu hiện này của chúng xuất hiện ra <strong>ở bên ngoài</strong> tính phổ biến trên – tính phổ biến ấy, như thế, lại rơi trở lại vào <strong>tính bên trong (Innerlichkeit)</strong> của cái hữu cơ –; và <strong>giữa</strong> hiện hữu hiện thực hay hình thái hiện thân, tức tính cá biệt đang tự-phát triển của cái hữu cơ <strong>và</strong> cái phổ biến hữu cơ – tức là loài (Gattung) –, xuất hiện ra <strong>cái phổ biến nhất định</strong> [đặc thù] <strong>(das bestimmte Allgemeine)</strong> đó là <strong>giống (Art)</strong>. Sự hiện hữu cụ thể mà tính phủ định của cái phổ biến [hữu cơ], hay của <strong>loài</strong> đã đạt đến được chỉ là sự vận động đã phát triển [một cách minh nhiên] của một tiến trình trải qua <strong>các bộ phận của hình thái </strong>đã được thiết định trong môi trường của tồn tại. Nếu giả thử loài có các <strong>bộ phận</strong> được dị biệt hóa <strong>bên trong</strong> bản thân nó như thể nó là một nhất thể đơn giản bất động, và nếu <strong>tính phủ định đơn giản </strong>của nó đồng thời cũng là một sự vận động đã trải qua các bộ phận mà bản thân cũng là đơn giản và phổ biến một cách trực tiếp – các bộ phận hiện hữu hiện thực ở đây như là các yếu tố – thì loài hữu cơ hóa ra là <strong>ý thức(485)</strong>. Thế nhưng, <strong>đặc điểm</strong> <strong>quy định đơn giản </strong>– với tư cách là đặc điểm của <strong>giống (Art) </strong>lại hiện diện trong <strong>loài</strong> một cách <strong>không có-tính tinh thần (geistlos)</strong>; hiện thực <strong>xuất phát</strong> từ loài, nói khác đi, cái gì đi vào hiện hữu hiện thực thì <strong>không</strong> phải là loài, xét như là loài, nghĩa là, hoàn toàn không phải thực sự là <strong>tư tưởng</strong>. Loài – [khi xuất hiện ra] với tư cách là cái hữu cơ hiện thực – chỉ được thay mặt bằng một cái gì làm <strong>đại diện</strong>. Ở đây, <strong>con số</strong> – chính là cái đại diện – <strong>có vẻ</strong> biểu thị sự chuyển hóa từ loài sang việc hiện thân bằng hình thái cá thể và <strong>có vẻ</strong> mang lại cho sự quan sát <strong>hai</strong> phương diện của sự tất yếu, khi thì trong [hình thức của] đặc điểm quy định đơn giản, khi thì lại trong [hình thức của] một hình thái hữu cơ với tất cả tính đa tạp đã được phát triển đầy đủ. | Tuy nhiên, cái đại diện này, tức con số, đúng hơn, chỉ biểu thị sự dửng dưng và sự tự do của cái phổ biến và cái cá biệt đối với nhau; loài phó mặc cái cá biệt cho sự dị biệt đơn thuần về <strong>lượng</strong>, tức dị biệt không-bản chất; còn bản thân cái cá biệt – với tư cách là cái sống thực – tự cho thấy cũng độc lập và thoát ly khỏi sự dị biệt ấy. Tính phổ biến <strong>đích thực</strong> – như đã được định nghĩa – ở đây chỉ đơn thuần là cái <strong>bản chất bên trong</strong>; còn với tư cách là <strong>đặc điểm của giống</strong>, thì nó lại là tính phổ biến <strong>hình thức</strong>; và, đối lập lại với tính phổ biến-<strong>hình thức</strong> này, tính phổ biến <strong>đích thực </strong>đứng về phía của tính cá biệt [hữu cơ] – là cái qua đó trở thành cái cá thể <strong>sống thực</strong>, và nhờ vào cái <strong>bên trong </strong>của nó, tự đặt mình lên trên đặc điểm quy định của nó như là <strong>giống</strong>. Nhưng, tính cá biệt sống thực này <strong>không</strong> phải đồng thời là một <strong>cá thể phổ biến (allgemeines Individuum)</strong>, tức là, không phải cái cá thể trong đó tính phổ biến cũng đồng thời có một hiện thực bên ngoài; trái lại, đặc điểm này rơi ra bên ngoài cái [toàn bộ] hữu cơ-có sự sống (das Organisch-lebendige). Tuy nhiên, cái cá thể <strong>phổ biến </strong>này, – khi nó <strong>trực tiếp</strong> là cá thể của các hình thái hiện thân tự nhiên [của sự sống hữu cơ] – <strong>không phải</strong> là bản thân ý thức: [bởi] nếu nó là <strong>ý thức</strong>, thì sự hiện hữu của nó – với tư cách là <strong>cá thể</strong> <strong>riêng lẻ, hữu cơ, sống thực </strong>ắt không phải rơi ra bên ngoài nó [cái cá thể phổ biến] được</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(486)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 293</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[c: Sự sống như là Lý tính bất tất:]</span></span></strong></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Vậy, ta thấy ở đây [hệ thống nối kết có hình thức của] một <strong>suy luận (Schluss)</strong>, trong đó một trong các đối cực là <strong>sự sống phổ biến </strong>với tư cách là <strong>cái phổ biến</strong> hay <strong>loài</strong>; đối cực kia cũng chính là sự sống phổ biến ấy nhưng với tư cách là một <strong>cá thể riêng lẻ</strong> hay <strong>cá thể [mang tính] phổ biến</strong>; còn hạn từ trung giới lại là một sự kết hợp của <strong>cả hai</strong>; cái thứ nhất có vẻ thích hợp trong đó với vai trò như là tính phổ biến <strong>nhất định</strong> hay như là <strong>giống</strong>; còn cái còn lại như là <strong>tính cá biệt đích thực </strong>hay cá thể riêng lẻ</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(487)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. Và bởi lẽ toàn bộ hệ thống nối kết [“suy luận”] này nói chung đều thuộc về phương diện của việc mang hình thái hiện thân [được cấu trúc hóa] (Gestaltung), nên trong đó cũng bao hàm cả cái được phân biệt như là Tự nhiên vô cơ</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(488)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 294</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Bây giờ, vì lẽ sự sống phổ biến – với tư cách là <strong>bản chất đơn giản của loài </strong>– về phía nó, phát triển các sự dị biệt của Khái niệm và phải trình bày chúng trong hình thức của một chuỗi các đặc điểm quy định đơn giản, nên chuỗi này là một hệ thống các sự dị biệt được thiết định như là dửng dưng [đối với nhau], hay nói khác đi, đó là một <strong>chuỗi số</strong>. Trong khi trước đây, cái hữu cơ trong hình thức của tính cá biệt được đặt ở vị trí đối lập lại với sự dị biệt không-bản chất này [sự phân biệt về lượng], một sự dị biệt vừa không diễn tả vừa không bao hàm bản tính tự nhiên <strong>sống thực </strong>của bản thân tính cá biệt, và trong khi chính điều này cũng phải được nêu rõ ngay đối với cái vô-cơ khi xét đến sự hiện hữu <strong>toàn bộ</strong> của cái vô cơ đã phát triển trong số lượng đa tạp của những thuộc tính của nó, thì bây giờ, cái <strong>cá thể phổ biến</strong> không chỉ được xem như là thoát ly khỏi mọi sự phân thù [hay “hệ thống hóa”] (Gliederung) của loài mà còn như là sức mạnh khống chế lại bản thân loài. <strong>Loài</strong> phân thù [phân tán] ra thành những <strong>giống </strong> dựa trên cơ sở của <strong>tính quy định phổ biến </strong>của con số, hoặc cũng có thể lấy những tính quy định riêng lẻ của sự hiện hữu của nó, chẳng hạn hình dạng, màu sắc v.v.. làm nguyên tắc phân chia. | Trong khi âm thầm thực hiện công việc này, loài gặp phải sức mạnh trong tay của phía cái <strong>cá thể phổ biến </strong>– <strong>trái đất</strong> – </span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(489)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">, là cái – trong vai trò của tính phủ định phổ biến – thiết lập nên những sự dị biệt tồn tại <strong>trong chính nó</strong>, – bản tính của những sự dị biệt này, do bản thể mà chúng thuộc về, là khác với bản tính của những sự dị biệt của loài – và làm cho những sự dị biệt này đối lập lại với tiến trình hệ thống hóa [phân thù] của loài. Việc làm này về phía loài trở thành một việc làm hoàn toàn bị giới hạn, và nó chỉ có thể tiến hành ở bên trong những yếu tố đầy sức mạnh này, và việc làm này luôn bị đứt quãng, thiếu sót và bị suy yếu bởi sức mạnh bạo lực không kiềm chế được của những yếu tố ấy.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 295</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Tất cả những điều ấy cho thấy rằng, trong sự hiện hữu được hiện thân bằng hình thái <strong>nhất định</strong>, sự quan sát chỉ có thể bắt gặp được <strong>Lý tính</strong> trong ý nghĩa của <strong>sự sống nói chung</strong>, tuy nhiên sự sống này – trong tiến trình dị biệt hóa của nó – <strong>không</strong> thực sự có nơi nó một sự sắp thành chuỗi và phân thù thành những bộ phận về mặt tổ chức nào có <strong>tính lý tính cả </strong>và cũng <strong>không</strong> phải là một hệ thống những hình thái <strong>có cơ sở tự-thân (in sich gegründet)(490)</strong>. Nếu trong tiến trình lô-gíc [suy luận] (Schluss) của [các yếu tố tham gia vào] việc mang lại hình thái hữu cơ, cái trung giới – là cái chứa đựng giống và hiện thực của giống trong hình thức của tính cá thể riêng lẻ – có bên trong nó hai đối cực của <strong>tính phổ biến bên trong</strong> và <strong>tính cá thể phổ biến</strong>, thì cái trung giới này – trong sự <strong>vận động </strong>của hiện thực của nó – ắt sẽ có biểu hiện và bản tính tự nhiên của tính phổ biến, và là sự phát triển tự-hệ thống hóa chính mình. Như thế, chính <strong>ý thức</strong>, – đứng giữa Tinh thần phổ biến và tính cá biệt của Tinh thần ấy hay là ý thức-cảm tính –, có cái hạn từ trung giới là hệ thống của những hình thái của ý thức hiểu như đời sống của Tinh thần tự tổ chức thành cái toàn bộ – tức hệ thống các hình thái của ý thức được xem xét trong tác phẩm này – ; hệ thống này có sự hiện hữu khách quan của nó như là <strong>lịch sử thế giới</strong>. Thế nhưng, <strong>giới Tự nhiên hữu cơ không có lịch sử</strong>; nó <strong>rơi trực tiếp</strong> từ cái phổ biến của nó – sự sống – <strong>xuống</strong> thành tính cá biệt của sự hiện hữu, và các yếu tố của đặc điểm quy định đơn giản và của đời sống hữu cơ cá biệt – được hợp nhất lại trong hiện thực này – tạo ra tiến trình của sự Trở thành chỉ đơn thuần như là một vận động <strong>bất tất</strong>, trong đó mối yếu tố hoạt động riêng cho phần của mình và cái toàn bộ tuy được bảo tồn nhưng tính năng động ấy (diese Regsamkeit) là bị hạn chế: nó chỉ là <strong>cho-mình</strong> đối với điểm [cố định riêng] của nó, bởi cái toàn bộ không có mặt trong điểm ấy; và sở dĩ cái toàn bộ không có mặt ở đó là vì cái toàn bộ ở đây không phải là <strong>cho-mình (für sich) với tư cách là cái toàn bộ(491)</strong>.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 296</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Vậy, ngoài sự kiện rằng, Lý tính – trong khi quan sát giới tự nhiên hữu cơ – chỉ đi đến được <strong>một trực quan (Anschauung)</strong> về chính nó như là <strong>sự sống phổ biến nói chung (allgemeines Leben überhaupt)</strong>; đối với bản thân lý tính, sự trực quan về sự phát triển và sự hiện thực hóa của sự sống này <strong>chỉ</strong> có thể có được dựa theo các hệ thống được phân biệt với nhau một cách hoàn toàn phổ biến: quy định hay bản chất của chúng <strong>không</strong> nằm trong cái hữu cơ xét như cái hữu cơ, mà nằm trong cái <strong>cá thể phổ biến</strong> [“trái đất”]; và, giữa lòng những sự dị biệt của trái đất, trực quan về sự phát triển và về sự hiện thực hóa của sự sống này chỉ có thể có được là dựa theo những sự phân bố thành chuỗi mà loài cố gắng thiết lập.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 297</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Tóm lại, bởi lẽ trong tính hiện thực của mình, <strong>tính phổ biến</strong> <strong>của sự sống hữu cơ </strong>– tự để mình <strong>rơi xuống</strong> một cách trực tiếp thành cái đối cực của tính cá biệt <strong>mà không có một tiến trình trung giới tồn tại-cho-mình một cách đích thực (die wahrhafte fürsichseiende Vermittlung)</strong>, nên <strong>sự vật</strong> <strong>(Ding) </strong>trước mắt ý thức-quan sát chỉ đơn thuần là cái gì “được cho rằng” [tư kiến của xác tín cảm tính] (das Meinen); và nếu Lý tính có thể có một mối quan tâm nhàn rỗi, vô ích để quan sát cái sự vật của “tư kiến” này, ắt Lý tính tự bó mình trong việc <strong>miêu tả</strong> và <strong>kể lể</strong> về các tư kiến [ý kiến riêng] và các “phát hiện” ngẫu nhiên về giới Tự nhiên mà thôi. Sự tự do – thiếu vắng Tinh thần – của việc đưa ra tư kiến này quả sẽ cung cấp đủ thứ, nào là các mầm mống ban đầu của quy luật, các dấu vết của sự tất yếu, các điều ám chỉ về trật tự và chuỗi phân loại, các mối quan hệ tinh vi và giả tạo về đủ mọi loại. Nhưng, xét về mặt <strong>quy luật </strong>và <strong>tính tất yếu</strong>, trong khi liên hệ cái hữu cơ với các sự kiện khác nhau đơn thuần được mang lại của giới tự nhiên vô cơ, chẳng hạn với các nhân tố tự nhiên, các khu vực địa lý, khí hậu v.v., sự quan sát sẽ không bao giờ đi xa hơn được ý tưởng chung chung về <strong>“ảnh hưởng lớn” </strong>của các yếu tố ấy. Cũng thế, về phương diện khác, nơi tính cá thể không có ý nghĩa của [các điều kiện] trái đất, mà có ý nghĩa của cái <strong>Một nội tại</strong> trong sự sống hữu cơ, và là nơi, cái Một nội tại này ở trong sự thống nhất trực tiếp với cái phổ biến để tạo nên loài, mà sự thống nhất đơn giản của nó lại được xác định đơn thuần như là một <strong>con số</strong> cho Lý tính và do đó, để cho sự thống nhất ấy mất đi sự biểu hiện <strong>về chất</strong>, thì ở đây, sự quan sát không thể đi xa hơn việc nêu ra <strong>các nhận xét khôn ngoan, các điểm liên hệ lý thú</strong>, và sự <strong>ngưỡng mộ thân thiện</strong> dành cho Khái niệm. Thế nhưng, các <strong>nhận xét </strong>khôn ngoan <strong>không</strong> phải là cái biết về sự tất yếu; các điểm liên hệ <strong>lý thú </strong>chỉ dừng lại ở sự lý thú bởi sự lý thú [sự quan tâm] vẫn không là gì khác ngoài “tư kiến” chủ quan về cái hợp lý tính; và sau cùng, <strong>sự ngưỡng mộ</strong> mà cái cá thể riêng lẻ muốn ám chỉ đến một <strong>Khái niệm</strong> chỉ là một sự ngưỡng mộ ấu trĩ, và vẫn mãi là ấu trĩ, khi nó muốn hay tưởng rằng có được chút giá trị nào một cách tự-mình và cho-mình</span></span><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(492)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(còn tiếp)</span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Nguồn: Georg Wilhelm Friedrich Hegel. 2006. <em>Hiện tượng học tinh thần (Phänomenologie des Geistes)</em>. Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải. Hà Nội: Nxb. Văn học. Bản điện tử của dịch giả Bùi Văn Nam Sơn. Bản đăng trên triethoc.edu.vn có sự cho phép của dịch giả.</span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(454)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Đặc điểm của sự quan sát là chỉ có thể tìm thấy các yếu tố của Khái niệm như là các <strong>quy định tĩnh tại, thường tồn</strong>. Nó không thể quan niệm sự quá độ <strong>thuần túy</strong> của yếu tố này sang yếu tố khác, vì thế, ở đây, nó biến sự đối lập giữa mục đích hữu cơ với hiện thực hữu cơ thành một sự đối lập giữa các hạn từ tĩnh tại, bị cố định hóa trong môi trường của sự tồn tại: sự đối lập giữa <strong>cái Bên trong</strong> và <strong>cái Bên ngoài</strong>. Nhưng, chính bản tính tự nhiên của sự đối lập này “chán ghét” sự phân biệt và sự tĩnh tại như thế; từ đó, ý thức quan sát sẽ thu hoạch thêm kinh nghiệm mới.</span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(455)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Khác với hình dung về các quy luật trước đây, hình thức <strong>mới</strong> về quy luật là ở chỗ: tuy sự quan sát vẫn còn phân biệt và nhìn nhận “cái Bên trong” và “cái Bên ngoài” ở trong môi trường của sự tồn tại (cứng nhắc) nhưng đồng thời cũng đã suy tưởng về <strong>tính đồng nhất</strong> của chúng. Hình thức mới của mối liên quan ở đây chính là thuật ngữ: <strong>“sự biểu hiện” (der Ausdruck) </strong>[của cái Bên trong nơi cái Bên ngoài].</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(456)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Ở đây, <strong>Hegel</strong> dùng các thuật ngữ trong triết học Tự nhiên của <strong>F.J.Schelling</strong> về các thuộc tính nguyên thủy của giới động vật. Xem quan niệm của Schelling về tính cảm thụ, tính cảm ứng và tính tái tạo trong: <strong>Schelling</strong>: “Von der Weltseele. Eine Hypothese der höheren Physik zur Erklärung des allgemeinen Organismus”/ ”Về linh hồn thế giới. Một giả thuyết của Vật lý học cao cấp nhằm giải thích sinh thể hữu cơ phổ biến”. Hamburg 1798, trang 225, 240..., 290... Ngoài ra, sự khác nhau giữa giới hữu cơ <strong>thực vật</strong> (chỉ diễn tả <strong>Khái niệm đơn giản</strong> về cái hữu cơ) và giới hữu cơ <strong>động vật</strong> (diễn tả sự <strong>phát triển minh nhiên</strong> của Khái niệm này). Xem: <strong>Hegel</strong>: “Triết học hiện thực”/“Realphilosophie”, thời kỳ Jena, tác phẩm, XX, tr. 122.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(457)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>“Mục đích tự thân”</strong>: trong cái hữu cơ, ta thấy Khái niệm được thực hiện, tức cái tồn tại lấy chính mình làm mục đích. Các yếu tố của Khái niệm này là: <strong>tính cảm thụ</strong> hay là sự phản tư vào trong chính mình; <strong>tính cảm ứng</strong> hay là phản ứng hữu cơ. Sự thống nhất cụ thể hay biện chứng của hai yếu tố này là <strong>tính tái tạo</strong>, tức tính mục đích-tự thân đã phát triển, trong đó cái hữu cơ quan hệ với chính mình như với một cái khác và tự tái tạo chính mình (tiến trình của Loài). (Xem: <strong>Hegel</strong>: “Triết học hiện thực”/Realphilosophie thời kỳ Jena). Nhưng, như đã nói, trong “Triết học hiện thực”, Hegel phát triển “Triết học về Tự nhiên” từ chính bản thân nó, còn ở đây chỉ là “Hiện tượng học” về cái biết ấy (theo J.H).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(458)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Cái Bên ngoài là cơ thể (hình thức hữu cơ) và các hệ thống mà môn cơ thể học có thể tìm hiểu; cái Bên trong được cấu tạo bằng các chức năng phổ biến (tính cảm thụ, tính cảm ứng, tính tái tạo) tức các yếu tố của Khái niệm. Như vậy, các chức năng này vừa có biểu hiện <strong>riêng</strong> của chúng ra bên ngoài như hệ thống thần kinh, hệ thống cơ bắp, vừa có hình thức bên ngoài nói chung như là động thái toàn diện của vật hữu cơ.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(459)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Kết quả sẽ được rút ra từ tiến trình biện chứng: quy luật “cái Bên ngoài là biểu hiện của cái Bên trong” sẽ không còn là quy luật nữa. Lý tính quan sát sẽ vượt qua quy luật và chỉ nắm bắt <strong>tư tưởng</strong> về quy luật.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(460)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Tính cảm ứng và tính cảm thụ không phải là những <strong>“tự tồn” </strong>phân biệt nhau, mà là các yếu tố của Khái niệm, của cái toàn bộ hữu cơ.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(461)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Ở đây, Hegel phê phán quan hệ “tỷ lệ nghịch” giữa tính cảm thụ và tính cảm ứng theo quan niệm của <strong>Kielmeyer</strong>. <strong>Schelling</strong> cũng dùng quan hệ này trong triết học tự nhiên của mình. Trong “Triết học hiện thực” ở thời kỳ Jena, Hegel đã nêu ra sự tương tự sau đây: “tính cảm thụ = chức năng lý thuyết; tính cảm ứng = chức năng thực hành; tính tái tạo = sự thừa nhận lẫn nhau của những Tự-ý thức”. Nhưng, sự quan sát đã quy giảm các yếu tố khác nhau <strong>về Chất</strong> này của Khái niệm thành những thuộc tính cảm tính và thiết lập một mối quan hệ <strong>về Lượng</strong> mà thực chất là lặp thừa. Sai lầm của sự quan sát là đã thay sự khác nhau về chất của các yếu tố của Khái niệm thành sự khác nhau về <strong>lượng</strong>, một khác nhau “vô-tư tưởng”, khiến cho sự thống nhất biện chứng của cái hữu cơ không được suy tưởng một cách đúng đắn. Các tiểu đoạn tiếp theo đều tập trung phê phán và châm biếm quan niệm của Kielmeyer và sự tiếp thu của Schelling, cho thấy quan niệm về lượng không thể suy tưởng một cách biện chứng về các sự đối lập về chất, và nó chỉ là sự <strong>lặp thừa</strong>, một trò chơi <strong>hình thức</strong>.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(462)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">thái độ của sự quan sát luôn giả định <strong>tính cố định</strong>, cứng nhắc trong môi trường của sự tồn tại được quan sát. Có thể nói, sự quan sát không thể nắm bắt bản thân <strong>sự trở thành</strong>, sự chuyển hóa của tính quy định này sang tính quy định khác; nó chỉ đi tìm những quy định tự tồn.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(463)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">“Sự thoát ly của Tự nhiên khỏi sự kiểm soát của Khái niệm” là đặc điểm của triết học về Tự nhiên của Hegel. Sự bất tất của Tự nhiên là sự “sa đọa” khỏi Ý niệm. Nhưng, ở đây, Hegel không nhằm đưa ra một triết học về Tự nhiên mà chỉ muốn chứng minh rằng Lý tính quan sát không thể tìm thấy chính mình một cách tuyệt đối ở trong Tự nhiên.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(464)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Sự phê phán môn giải phẫu học là chỉ nghiên cứu xác chết đã được Hegel nêu ngay ở tiểu đoạn đầu tiên của Lời Tựa: §1.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(465)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Quy luật (xem: Chương III, Giác tính) xuất phát từ sự dửng dưng của các hạn từ có liên quan với nhau; và, theo Hegel, Hume đã nhấn mạnh đúng vào điểm này. Tuy nhiên, giác tính cố đi tìm <strong>sự tất yếu</strong> của việc quá độ của hạn từ này sang hạn từ khác (tính vô tận hay tính phổ biến). Trong tri giác và giác tính, sự tất yếu này chỉ tồn tại <strong>ở trong</strong> ý thức, còn ở đây, nó đã trở thành bản thân <strong>đối tượng</strong> được Lý tính quan sát. Sự dửng dưng của các hạn từ đã mất đi; quy luật đã được vượt qua và <strong>Khái niệm, xét như là Khái niệm, đang hiện diện</strong>. Vậy, những quy luật sở dĩ có được trong thế giới <strong>vô cơ</strong> là vì Khái niệm chỉ là “sự phản tư của chúng ta”, còn trong cái hữu cơ, sự phản tư này hay sự quá độ thuần túy này đã trở thành đối tượng của ta và sự quan sát không thể tiếp tục lãnh hội các hạn từ một cách phân biệt, tách rời nhau nữa (xem: §279).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(466)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Cái Bên trong là sự chuyển hóa thành cái Bên ngoài một cách trực tiếp và ngược lại. Nội dung là một và không thể được cố định hóa như một nội dung nhất định.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(467)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Phê phán Schelling.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(468)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Chỉ trích Schelling cũng như chỉ trích thuyết hình thức: ngôn ngữ sử dụng đã mang tính Khái niệm và diễn tả được sự phản tư-vào trong chính mình vốn là đặc điểm của sinh thể hữu cơ, nhưng <strong>nội dung</strong> vẫn còn bị lãnh hội và xem xét như là một nội dung <strong>cảm tính</strong>.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(469)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Ám chỉ các thuật ngữ của <strong>C.I.Kilian</strong>. Xem: <strong>Kilian</strong>: “Entwurf eines Systems der Gesammten Medizin”/“Sơ thảo một hệ thống của Y học toàn bộ”: “tính hưng phấn bất thường” (trang 155); “lực gia cường” (trang 257). Thuật ngữ “lực gia cường” (Potenzierung) cũng được <strong>Schelling</strong> sử dụng, do đó, cũng bị chỉ trích. (Schelling, Tác phẩm, tập 4, 31 và 64). (Dẫn theo bản Meiner).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(470)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Trước đây, ta đã xem xét <strong>Khái niệm</strong> hữu cơ (tính cảm thụ, tính cảm ứng, tính tái tạo) ở trong cái Bên trong cũng như ở trong những biểu hiện ra bên ngoài của nó. Vấn đề bây giờ là xem xét <strong>hình thái</strong> hữu cơ trong cái Bên trong và cái Bên ngoài của nó, tức hệ thống các <strong>hình thức sống</strong> trong môi trường của tồn tại với tư cách là các <strong>dữ kiện</strong> được mang lại trong môi trường ấy.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(471)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Câu này diễn tả một bước ngoặt biện chứng: Sự sống vừa là sự vận động thủ tiêu các dị biệt, tức sự vận động <strong>không ngừng nghỉ</strong>, vừa là bản thể, tức <strong>sự tự tồn</strong> của các dị biệt này. Với tư cách là cái <strong>toàn bộ yên tĩnh</strong>, Sự sống là <strong>tính trực tiếp </strong>và <strong>tính ngoại tại</strong>. Vì thế, cái Bên trong thứ nhất là “sự bất an của sự trừu tượng”, còn cái thứ hai là “tính phổ biến yên tĩnh” tự thể hiện trong sự dửng dưng của những quy định.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(472)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Tính bất tất của biểu hiện của Sự sống trong môi trường của sự tồn tại.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(473)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Ám chỉ việc <strong>Schelling</strong> xem những hình thái bên ngoài của sinh thể hữu cơ tương ứng với những “mức độ” hay “lượng” của sự phát triển các “lực” hay “sức mạnh” hữu cơ. Theo đó, chuỗi những “lực” là hạn từ trung giới giữa cái Bên trong đơn giản (cùng một Sự sống đồng nhất) và cái Bên ngoài của những biểu hiện của Sự sống ấy trong môi trường của tồn tại.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(474)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Sự dửng dưng giữa cái Bên trong và cái Bên ngoài dẫn ta đến cái Vô-cơ, là nơi tất cả được “kết nối” vào với nhau nhưng thiếu sự phản tư-vào trong-chính mình.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(475)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">“Tinh thần của giới Tự nhiên là một Tinh thần bị ẩn giấu; nó không tự tạo ra dưới <strong>bản thân hình thức</strong> của Tinh thần: nó chỉ là Tinh thần <strong>cho</strong> [đối với] Tinh thần nhận thức về nó; nó là Tinh thần <strong>tự-mình</strong>, chứ không phải <strong>cho-mình</strong>” (<strong>Jenenser Logik/Lô-gíc học thời kỳ Jena</strong>, Lasson, XVIII, 194-195) (dẫn theo J.H).</span></span></span></p><p></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(476)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>“Trọng lượng riêng” (die spezifische Schwere)</strong>: trọng lượng riêng sẽ là “Tự ngã” (Selbst) của vật thể. Tính đa tạp của những trọng lượng riêng – đối lập lại với trọng lực phổ biến – như là một sự cá thể hóa, một sự nội tại hóa của giới Tự nhiên.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(477)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>Schelling</strong>phân biệt <strong>sự cố kết</strong> gọi là “lực năng động” với sự cố kết “bình thường”. Hegel xem đây đều là thuộc tính cảm tính đơn giản cùng tồn tại bên cạnh các thuộc tính khác mà thôi (xem §290). Về “phương cách đề ra quy luật này”, xem: <strong>Schelling</strong>: Exposition, §72.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(478)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Vì cái Vô cơ không có sự phản tư-vào trong chính mình và không bảo tồn chính mình trong mối quan hệ với sự vật khác.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(479)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Theo Hegel, ý đồ muốn dùng mối quan hệ giữa trọng lượng riêng của sự vật với các thuộc tính khác để xác định sự hình thành của vật thể vô cơ và của chuỗi những vật thể vô cơ là ý đồ vô vọng. Ở đây, giới Tự nhiên chỉ cho ta một “chỉ dẫn”, “một sự ngưỡng mộ đối với Khái niệm” (xem: <strong>Schelling</strong>: “Allgemeine Deduction des dynamischen Prozesses oder der Kategorien der Physik”/“Sự diễn dịch tổng quát về tiến trình năng động hay về các phạm trù của Vật lý học”, §40 và tiếp) (dẫn theo J.H).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(480)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Mặc dù ở đầu mục III (§287), Hegel xem “việc quan sát giới Tự nhiên như quan sát một toàn bộ hữu cơ”, nhưng ông nhắm đến <strong>tổng thể</strong> giới Tự nhiên như nó đang xuất hiện ra cho sự quan sát: giới Tự nhiên vô cơ và giới Tự nhiên hữu cơ là các yếu tố của một “tổng thể” (“một suy luận”/ein Syllogismus) trong đó Lý tính sẽ tự tìm thấy chính mình, nhưng như là “Lý tính bất tất”, hay Lý tính chưa được phát triển trong toàn thể những yếu tố của nó. Tuy Hegel nhấn mạnh đặc biệt ở điểm này để cho thấy giới Tự nhiên không phải là sự thực hiện trọn vẹn của Khái niệm, nhưng vẫn thừa nhận “tổng thể giới Tự nhiên” thể hiện một sự phản ánh Khái niệm. Do đó, không nên hiểu rằng ở đây Hegel lên án hoặc phủ nhận toàn bộ “Triết học về Tự nhiên” (theo J.H).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(481)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Trong cái <strong>vô-cơ</strong>, cái Bên trong, – trọng lượng riêng – là một thuộc tính dửng dưng với những thuộc tính khác. Cái vô-cơ không tự bảo tồn trong mối quan hệ với sự vật khác; nó không thực sự có <strong>tính phủ định</strong> bên trong nó. Tình hình này cho phép sự quan sát tìm ra trọng lượng riêng bên cạnh những thuộc tính khác, nhưng không cho phép nó nắm bắt tiến trình năng động hay tính tất yếu của một sự chuyển hóa.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(482)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Trong cái vô-cơ, tính quy định là bản chất của một hình thái cá biệt và đó là cái tồn tại-cho mình của nó. Trong cái hữu cơ, tính quy định <strong>được thâu gồm (subsummiert) </strong>vào dưới cái tồn tại-cho mình (tức cái tự-mình phổ biến hay là Loài). Do đó, ta không thể nắm bắt bản chất của sự sống hữu cơ như <strong>tính quy định </strong>ở trong môi trường của tồn tại (cứng nhắc).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(483)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Tính phủ định trong cái vô cơ là một <strong>tính quy định</strong>, còn tính phủ định trong cái hữu cơ là <strong>tiến trình vận động để phủ định tính quy định</strong>. Trong trường hợp trước, tính phủ định là một <strong>“hiện hữu” (Dasein)</strong>, trong trường hợp sau là một <strong>“việc làm” (Tun) </strong>hay là Khái niệm.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(484)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Tính cá biệt hữu cơ – tuy là có tính phổ biến tự-mình – nhưng cũng không mang lại một sự thể hiện tương ứng trọn vẹn với Khái niệm. Nó là Khái niệm (tức không phải cái vô cơ), nhưng không phát triển “tính bên trong” của nó. Tính bên trong này vẫn là tính bên trong, còn cái phổ biến chỉ biểu lộ như là cái phổ biến <strong>hình thức</strong>, như là “giống” và chuỗi “các giống” chỉ khác nhau về lượng (xem cuối §292). Lý do sâu xa là vì theo Hegel, “Sự sống hay giới Tự nhiên không có lịch sử”. (Chỉ có lịch sử của Tinh thần).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(485)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Chỉ có <strong>Ý thức</strong> mới vừa là loài, vừa là chuỗi của những yếu tố khác nhau về <strong>chất</strong> và được <strong>tính phổ biến</strong> “thấm nhuần”.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(486)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Các yếu tố khác nhau – sẽ được tập hợp thành một thống nhất cụ thể ở đoạn sau – đều có mặt: <strong>loài</strong> hay <strong>sự sống</strong> chỉ được hiện thực hóa trong một chuỗi những <strong>giống</strong> không có những dị biệt đích thực về <strong>chất</strong>; và như thế, tính phổ biến đích thực, đúng ra, tự thể hiện như là sự sống ở trong vật sống cá biệt, và sự sống này – thể hiện bằng cách nào đó trong mỗi hình thức sống – vẫn là <strong>tính bên trong</strong>. Cá thể sống không diễn tả <strong>Khái niệm</strong> nơi chính nó bởi nó không phải là <strong>cá thể phổ biến</strong>. Chính <strong>trái đất</strong> (tổng thể của mọi hình thức vô cơ) là cái <strong>cá thể phổ biến</strong> này (§294), nhưng, để là Khái niệm, cái cá thể phổ biến này lại thiếu sự sống <strong>cá biệt</strong>, là cái rơi ra bên ngoài nó và ở trong những hình thức sống (theo J.H).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(487)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Vận động của Sự sống, trong hình thái cá biệt, là kết quả của một “hành động” kép: của Loài, là cái thiết lập chuỗi của các giống, và của trái đất, như là <strong>cá thể phổ biến</strong>, không ngừng làm xáo trộn và biến thái hành động này của Loài. Theo ngôn ngữ hiện đại, có thể gọi là những quy luật nội tại của sự phát triển của Sự sống và tác động không ngừng của môi trường (theo J.H).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(488)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>“Suy luận”</strong>này bao hàm toàn bộ Tự nhiên (hữu cơ và vô cơ) và toàn bộ tiến trình biện chứng trước đó.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(489)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>Xem</strong>: <strong>Hegel</strong>: <strong>Khoa học Lô-gíc</strong>: “Trái đất – với tư cách là một toàn bộ cụ thể – vừa là một bản tính tự nhiên phổ biến hay là Loài (Gattung), vừa là một cá thể riêng lẻ”, (V, trang 153).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(490)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Những gì xuất hiện ra ở đây cho Lý tính quan sát không phải là hình ảnh đích thực về Lý tính. Sự quan sát (hay triết học) về Tự nhiên – xét như một bước, một “thời đoạn” (Moment) của sự phát triển <strong>hiện tượng học </strong>– cũng chỉ là một bước (Moment) mà Lý tính phải vượt qua để thực sự tìm thấy chính mình. Vì thế, theo Hegel, không có lịch sử của Tự nhiên mà chỉ có lịch sử của Tinh thần, và, triết học tự nhiên của Schelling chỉ là một “tiền giả định” cho triết học của Hegel.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(491)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Sự hiện diện mang tính tinh thần của cái Toàn bộ ở trong một yếu tố cá biệt chỉ tự hiện thực hóa ở trong cái “cho-mình” của Tinh thần. Vì thế, Hegel cho rằng tính cá biệt hữu cơ (sống thực) là phổ biến “tự-mình” chứ không phải phổ biến “cho-mình”. Theo Hegel, một triết học về Sự sống như của Schelling chỉ tương ứng với một <strong>trực quan</strong> không thể tự phát triển “cho-mình”. “Trực quan” ấy mãi mãi ở bước khởi đầu như là “loài” hữu cơ, trong khi đó, chỉ có Khái niệm mới tương ứng với một triết học về Tinh thần, vì Khái niệm là sự phát triển của chính mình. Tóm lại, một triết học về trực quan tương ứng với triết học về Sự sống, còn một triết học về Khái niệm mới tương ứng với triết học về Tinh thần (theo J.H).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(492)</span></span></strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Hegel tóm lược toàn bộ sự phát triển của Lý tính quan sát: cái hữu cơ và các yếu tố của nó, Khái niệm về cái hữu cơ như là tính mục đích v.v.., và cả cái Toàn bộ cũng hiện diện ở đây trước Lý tính quan sát, nhưng kết quả là sự bất tất của giới Tự nhiên, và do đó, Lý tính chưa thể nhận ra chính bản thân mình.</span></span></span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="PHÚC KEYNES, post: 95833, member: 147652"] [b]Hegel- hiện tượng học tinh thần (phần 9)[/b] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]G. W. G. Hegel[/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN[/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4][B]Bùi Văn Nam Sơn [/B]dịch và chú giải[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]Nxb. Văn học, 2006[/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]--- o0o ---[/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN[/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][Phần 9][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4] [B]A[/B][/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]LÝ TÍNH QUAN SÁT[/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][QUAN SÁT NHƯ LÀ TIẾN TRÌNHCỦA LÝ TÍNH][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4][B]([/B]tiếp theo[B])[/B][/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 260[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][3. “Việc làm” của cái hữu cơ: cái Bên trong và cái Bên ngoài của nó][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Trong cách nhìn này, những gì thuộc về bản thân cái hữu cơ là việc làm nằm giữa giai đoạn đầu tiên và giai đoạn sau cùng của nó, [B]trong chừng mực[/B] việc làm này bao hàm bên trong nó tính chất của [B]tính cá biệt, đơn lẻ[/B]. | Thế nhưng, [B]trong chừng mực[/B] việc làm này có tính chất của [B]tính phổ biến[/B] và tác nhân được thiết định ngang bằng với kết quả của việc làm của nó, hay việc làm, xét như là việc làm, tương ứng với mục đích ắt sẽ không thuộc về [bản thân] cái hữu cơ. Việc làm cá biệt, đơn lẻ ấy – vốn chỉ là một phương tiện, và do chính hình thức tính cá biệt của nó – sẽ đi đến chỗ bị xác định bởi một sự tất yếu hoàn toàn cá biệt hay bất tất. Do đó, điều mà cái hữu cơ làm nhằm bảo tồn chính bản thân nó như là một cá thể hay như là loài là hoàn toàn vô-quy luật xét về nội dung trực tiếp này, bởi vì: cái phổ biến và Khái niệm rơi ra bên ngoài nó. Theo đó, việc làm của nó ắt chỉ là một vận hành trống rỗng không có nội dung nào của riêng nó; ắt nó cũng không có được sự vận hành của một cỗ máy, bởi cái này dù sao cũng có một mục đích và do đó, sự vận hành có một nội dung nhất định. Nếu bị [B]cái phổ biến[/B] rời bỏ theo kiểu như vậy, cái hữu cơ hóa ra là sự hoạt động của một cái [B]hiện hữu trực tiếp [/B]xét như là cái hiện hữu trực tiếp [trần trụi], không khác gì sự hiện hữu của một chất acid hay bazơ, chứ [B]không đồng thời được phản tư vào trong chính mình[/B]: tức một sự vận hành không được tách rời khỏi sự hiện hữu trực tiếp, cũng không thể từ bỏ sự hiện hữu này – là cái sẽ mất đi trong mối liên quan với cái đối lập của nó mà vẫn bảo tồn chính bản thân mình. Thế nhưng, loại tồn tại [hữu cơ] mà sự vận hành của nó được xem xét ở đây được thiết định như là một sự vật [B]tự bảo tồn chính mình[/B] trong quan hệ với cái đối lập của nó. | [B]Hoạt động [/B]như thế không gì khác hơn là hình thức thuần túy không có bản chất (reine wesenlose Form) của sự tồn tại-cho-mình của nó; và bản thể (Substanz) của nó không phải đơn thuần là sự tồn tại [B]nhất định[/B] mà là [B]cái phổ biến[/B]; [nói cách khác], [B]mục đích[/B] của nó [bản thể] [B]không[/B] rơi ra bên ngoài nó. | Đó là sự hoạt động [B]đi trở ngược lại[/B] vào trong bản thân [B]bởi[/B] bản tính tự nhiên của mình [một cách tự phát], chứ [B]không[/B] phải là hoạt động bị [B]đẩy[/B] ngược vào trong chính mình [B]bởi[/B] một tác nhân xa lạ, bên ngoài nào.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 261[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Tuy nhiên, sở dĩ sự thống nhất này giữa tính phổ biến với sự hoạt động không phải là công việc dành [B]cho[/B] ý thức quan sát [ý thức quan sát [B]không[/B] nhận thức được sự thống nhất này], [B]là vì sự thống nhất này về bản chất là sự vận động bên trong của cái hữu cơ và chỉ có thể được nắm bắt như là Khái niệm[/B]. | Trong khi đó, sự quan sát chỉ đi tìm các yếu tố trong hình thức của [B]sự tồn tại[/B] và [B]sự trường tồn (Bleiben)[/B] [sự tồn tại ổn định, kéo dài]; và bởi lẽ cái toàn bộ hữu cơ – về bản chất – chính là cái [B]không[/B] chứa đựng các yếu tố [B]trong hình thức ấy[/B] và [B]không[/B] để cho các yếu tố ấy được tìm thấy nơi mình dưới hình thức tĩnh tại như vậy, nên ý thức quan sát – theo cách nhìn sự việc của riêng nó – [đã] chuyển hóa cái đối lập với nó [đối tượng hữu cơ] thành một cái đối lập[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](454)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4] [B]tương thích[/B] với cách nhìn [và trình độ nhận thức] của nó.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 262[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Theo cách nhìn ấy, cái bản chất hữu cơ nảy sinh ra trước ý thức quan sát như là mối liên quan của [B]hai[/B] yếu tố [B]cứng đờ[/B] trong hình thức của sự tồn tại[B]trực tiếp [/B]– như là mối quan hệ của các yếu tố trong sự [B]đối lập nhau[/B], mà hai phương diện của sự đối lập ấy, một mặt, [B]có vẻ [/B]được mang lại trong sự quan sát, trong khi mặt khác, về [B]nội dung[/B] của chúng, chúng thể hiện sự đối lập giữa [B]Khái niệm về mục đích hữu cơ với hiện thực[/B]. | Song, bởi vì Khái niệm [về mục đích] – xét như là Khái niệm – bị tiêu hủy ở đây, nên sự đối lập được trình bày một cách tối tăm và hời hợt trong đó [B]tư tưởng[/B] [của ý thức quan sát] đã hạ thấp xuống cấp độ của [B]biểu tượng[/B] [tư duy bằng hình tượng]. Chính vì thế, ta thấy ở đây, [B]Khái niệm[/B] được nắm lấy trong ý nghĩa đại loại của cái gì ở [B]Bên trong[/B], còn[B]hiện thực [/B]thì trong ý nghĩa của cái gì [B]ở Bên ngoài[/B]; và mối quan hệ giữa chúng làm nảy sinh ra quy luật: [B]“cái Bên ngoài là biểu hiện (Ausdruck) của cái Bên trong”[/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 263[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Xét kỹ hơn cái [B]Bên trong[/B] này cùng với cái đối lập với nó và mối quan hệ giữa chúng với nhau, cho thấy: [B]trước hết[/B], cả hai phương diện của quy luật [B]không còn[/B] được hiểu như trong trường hợp các quy luật trước đây, khi các yếu tố đã xuất hiện ra như là [B]các sự vật[/B] độc lập, mỗi cái là một [B]vật thể (Kưrper) [/B]đặc thù; và [B]thứ hai[/B], khi cái phổ biến được giả định là hiện hữu ở đâu đó, [B]bên ngoài cả hai phương diện [/B]này. Trái lại, ở đây, cái bản chất hữu cơ – như là cái toàn bộ không bị tách rời – [B]đã được đặt làm nền tảng[/B], nó là [B]nội dung [/B]của cái Bên trong lẫn của cái Bên ngoài và cùng là một nội dung cho cả hai. | Qua đó, từ nay, sự đối lập chỉ còn có tính chất [B]thuần túy hình thức[/B]; các phương diện hiện thực của nó có cùng một cái “tự-mình” làm cái bản chất cho chúng. | Song, đồng thời, vì lẽ cái Bên trong và cái Bên ngoài cũng là các “thực tại” đối lập nhau và mỗi cái là một sự tồn tại khác nhau [được phân biệt rõ ràng] [B]đối với sự quan sát[/B], nên mỗi cái trong chúng đều [B]có vẻ[/B] có một [B]nội dung[/B] riêng biệt đối với sự quan sát này. Tuy nhiên, cái nội dung riêng biệt này, – bởi tồn tại trong [B]cùng[/B] một bản thể hay trong [B]cùng[/B] một nhất thể hữu cơ – nên, trong thực tế, chỉ là một [B]hình thức khác[/B] của bản thể hay của nhất thể này; và điều này được biểu thị bởi chính sự quan sát khi nó bảo rằng [B]cái Bên ngoài[/B] chỉ [B]đơn thuần[/B] là [B]sự biểu hiện[/B] của cái Bên trong[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](455)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. Trong Khái niệm về mục đích, ta đã thấy những tính quy định giống nhau của mối quan hệ, tức tính độc lập dửng dưng của các phương diện khác nhau và sự thống nhất của chúng trong tính độc lập này; một sự thống nhất trong đó chúng tiêu biến đi.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 264[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][B: Hình thái của cái hữu cơ [/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]1. Các thuộc tính và các hệ thống hữu cơ][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4][B]Bây giờ[/B], ta hãy xem cái Bên trong và cái Bên ngoài [B]có hình thái[/B] [hiện thân] nào trong sự tồn tại của chúng. Cái Bên trong, xét như cái Bên trong, phải có một tồn tại bên ngoài và một hình thái [hiện thân] (Gestalt) đúng như là cái Bên ngoài, xét như cái Bên ngoài, bởi cái Bên trong là một đối tượng, hay bản thân được thiết định trong hình thức của cái đang tồn tại để cho sự quan sát làm việc.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 265[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Bản thể hữu cơ, với tư cách bản thể [B]bên trong[/B], là cái “linh hồn” [B]đơn giản[/B], là Khái niệm [B]thuần túy về mục đích [/B]hay là [B]cái phổ biến[/B], tức cái “chất lỏng” [sự liên tục] phổ biến vẫn mãi [B]là chính nó[/B] trong khi được phân chia thành những yếu tố; và vì thế, trong sự tồn tại của nó, nó xuất hiện ra như là việc làm hay là sự vận động của hiện thực [B]đang tiêu biến đi[/B]. | Trong khi đó, ngược lại, cái Bên ngoài – đối lập lại với cái hiện hữu bên trong ấy – hiện diện trong cái [vỏ] tồn tại im lìm, thụ động của cái hữu cơ. Do đó, quy luật – như là mối quan hệ của cái Bên trong ấy với cái Bên ngoài này – diễn đạt nội dung của mình khi thì ở trong các [B]yếu tố [/B]phổ biến hay [B]các tính bản chất đơn giản [/B][“cái Bên trong”], khi thì lại diễn đạt tính bản chất [B]đã được hiện thực hóa [/B]hay là [B]cái hình thái[/B] hiện thân [“cái Bên ngoài”]. Các [B]thuộc tính [/B]hữu cơ đơn giản đầu tiên này [của cái Bên trong] – ta tạm gọi như thế – chính là [B]TÍNH CẢM THỤ (SENSIBILITÄT), TÍNH CẢM ỨNG (IRRITABILITÄT) [tính có thể phản ứng lại][/B] và [B]TÍNH TÁI TẠO (REPRODUKTION) [tái-sinh sản][/B]. Các thuộc tính này, – ít nhất là hai thuộc tính đầu – hình như không áp dụng cho bất kỳ loại hữu cơ nào mà chỉ dành cho [B]giới động vật[/B]. Vả chăng, đời sống hữu cơ trong trình độ [B]thực vật[/B], trong thực tế, chỉ mới diễn tả Khái niệm còn quá đơn giản của cái hữu cơ, [B]không phát triển [/B]những yếu tố của nó. | Vì thế, ở đây ta phải giới hạn trong phạm vi cái hữu cơ biểu hiện sự hiện hữu đã phát triển mọi yếu tố, tức chỉ xét các yếu tố trong chừng mực chúng phải tồn tại cho sự quan sát[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](456)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 266[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Bây giờ, đối với bản thân các yếu tố ấy, ta thấy chúng được trực tiếp rút ra từ Khái niệm về [B]“mục đích tự thân” (Selbstzweek)(457)[/B], về sự tồn tại mà mục đích của nó là [B]chính bản thân nó[/B]. Bởi vì, [B]tính cảm thụ[/B] diễn tả khái quát Khái niệm đơn giản về [B]sự phản tư [/B]của cái hữu cơ [B]vào trong chính nó[/B], hay “chất lỏng” phổ biến [sự liên tục] của Khái niệm này. | [B]Tính cảm ứng[/B] lại diễn tả tính mềm dẻo (Elastizität) của cái hữu cơ, khả năng thực hiện chức năng [B]phản ứng[/B] song hành với sự tự-phản tư, và – ngược với trạng thái tồn tại ban đầu thụ động, im lìm trì trệ [B]bên trong chính mình[/B] – diễn tả trạng thái đã được hiện thực hóa [một cách minh nhiên – explizit], – trong đó sự tồn tại cho-mình trừu tượng là một sự tồn tại [B]cho cái khác[/B]. Trong khi đó, [B]sự tái tạo[/B] [tái-sinh sản] là sự vận hành của [B]toàn bộ[/B] cái hữu cơ đã được phản tư vào trong chính nó; hoạt động này của nó với tư cách là [B]mục đích tự thân [/B]hay với tư cách là [B]loài[/B], trong đó cá thể đẩy chính mình ra khỏi chính mình, lặp lại việc [tái] sản sinh ra các bộ phận hữu cơ của mình hoặc sản sinh ra cá thể toàn vẹn. Sự tái tạo – hiểu theo nghĩa của việc [B]tự-bảo tồn nói chung[/B] – diễn tả Khái niệm [nguyên tắc] hình thức của cái hữu cơ hay diễn tả chính tính cảm thụ; nhưng nói một cách chặt chẽ, nó là Khái niệm hữu cơ hiện tồn (real), hay là cái [B]toàn bộ[/B] quay trở lại vào trong chính mình, hoặc với [B]tư cách là cá thể[/B] bằng cách tạo ra các bộ phận riêng lẻ của chính mình, hoặc, [B]với tư cách là loài [/B]bằng cách tiếp tục sản sinh ra những cá thể [toàn vẹn].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 267[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Ý nghĩa [B]khác[/B] của các yếu tố hữu cơ này, tức như là [B]cái Bên ngoài[/B], chính là phương cách [B]hiện thân[/B] thành hình thái, theo đó chúng có hình thức của những bộ phận vừa [B]hiện thực[/B] [ra bên ngoài] vừa [B]phổ biến[/B], hay nói cách khác, xuất hiện ra như những [B]hệ thống hữu cơ[/B]: [B]tính cảm thụ được hiểu đại thể trong hình thái của hệ thống thần kinh, tính cảm ứng như là hệ thống cơ bắp, còn tính tái tạo như là toàn bộ hệ thống nội tạng của việc bảo tồn cá thể và loài[/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 268[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Theo đó, các quy luật đặc thù của cái hữu cơ đề cập một mối quan hệ giữa các yếu tố hữu cơ trong ý nghĩa [B]nhị bội[/B] [nhân đôi] của chúng: một mặt, tồn tại như một [B]bộ phận [/B]của cấu trúc hữu cơ, mặt khác như là [B]tính quy định liên tục[/B],[B]trôi chảy phổ biến[/B], xuyên suốt qua tất cả mọi hệ thống này. Trong cách diễn tả một quy luật theo kiểu như thế, hóa ra, chẳng hạn, một tính cảm thụ đặc thù – với tư cách là yếu tố của [B]toàn bộ[/B] cái hữu cơ –, có sự thể hiện của nó nơi một hệ thống thần kinh có hình thái nhất định hoặc tính cảm thụ này cũng được nối kết với một sự tái tạo nhất định các bộ phận hữu cơ của cá thể hay với sự tái sinh sản cá thể toàn vẹn và v.v.. Cả hai phương diện này của một quy luật theo kiểu như vậy đều có thể [B]quan sát[/B] được. [B]Cái Bên ngoài[/B] – đúng theo Khái niệm về nó – là [B]sự tồn tại cho cái-khác[/B]; [cho nên] ví dụ tính cảm thụ có phương cách được hiện thực hóa một cách trực tiếp của nó trong [B]hệ thống [/B]cảm tính [hệ thống thần kinh]; và, với tư cách là [B]thuộc tính phổ biến[/B], thì nó đồng thời cũng là một hiện hữu khách quan ở trong các biểu hiện ra bên ngoài của nó. Phương diện được gọi là “cái [B]Bên trong[/B]” có phương diện [B]“bên ngoài” của riêng nó[/B]; phương diện này được phân biệt rõ ràng với cái gọi là cái “Bên ngoài” nói chung[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](458)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 269[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Vậy, cả hai phương diện của một quy luật hữu cơ chắc hẳn đều có thể quan sát được, nhưng lại không thể quan sát quy luật nối kết hai phương diện này với nhau. | Và sở dĩ sự quan sát không đủ sức để nhận ra các quy luật này không phải là do – [B]với tư cách[/B] là sự quan sát –, nó quá thiển cận, tức không phải là do – thay vì tiến hành một cách thường nghiệm – nó nên phát xuất từ “ý niệm”, bởi các quy luật ấy, nếu quả là cái gì thực có, thì ắt phải tồn tại hiện thực và như thế, đều phải có thể quan sát được; đúng hơn, [B]sở dĩ như thế là bởi quan niệm về các quy luật thuộc loại ấy cho thấy không có chút sự thật [chân lý] nào cả(459)[/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 270[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][2. Các yếu tố của cái Bên trong trong quan hệ qua lại của chúng:][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Ta đã thấy: một quy luật hiện diện khi mối quan hệ có đặc điểm là: [B]thuộc tính [/B]hữu cơ phổ biến trong một [B]hệ thống[/B] hữu cơ đã biến bản thân nó thành một [B]Sự vật[/B] và tìm thấy trong Sự vật này bản sao hiện thân của chính mình khiến cho cả hai là cùng một sự tồn tại [nhưng] khi thì như là yếu tố phổ biến, khi thì như là Sự vật. Thế nhưng thêm vào đó, phương diện của cái Bên trong – về mặt “cho-mình” (für sich) – cũng là một mối quan hệ của nhiều phương diện; và vì thế thoạt đầu mang lại cho ta quan niệm về một [B]quy luật[/B] như là mối quan hệ [B]giữa[/B] các hoạt động hữu cơ phổ biến hay giữa các thuộc tính [“tính cảm thụ, cảm ứng và tái tạo”] với nhau. Liệu một quy luật như thế có thể có được không là phải do [B]bản tính tự nhiên [/B]của một thuộc tính thuộc loại ấy quyết định. Tuy nhiên, một thuộc tính như thế – với bản tính trôi chảy, phổ biến –, một mặt, không phải là cái gì bị hạn chế theo kiểu một Sự vật, chịu khép mình bên trong sự phân biệt rõ ràng của một tồn tại tạo nên hình thái của nó: tính cảm thụ đi ra cả bên ngoài hệ thống thần kinh và thâm nhập vào mọi hệ thống khác của cái hữu cơ. | Mặt khác, thuộc tính ấy là một yếu tố [B]phổ biến[/B], nên thiết yếu không phân chia, và không thể bị tách rời với sự phản ứng (hay tính cảm ứng) và với sự tái tạo. Bởi vì, là sự phản tư vào trong chính mình, nó [tính cảm thụ] đã có sự [B]phản ứng [/B]bên trong nó. Chỉ riêng sự kiện đã được phản tư vào trong chính mình là tính thụ động hay cái tồn tại [B]chết cứng[/B], không phải là một tính cảm thụ; cũng giống như hành động – là cùng một thứ như là phản ứng – khi không được phản tư vào trong chính mình, không phải là tính cảm ứng. Chính [B]sự thống nhất [/B]giữa sự phản tư trong hành động hay trong phản ứng với hành động hay phản ứng trong sự phản tư mới tạo nên cái hữu cơ, một sự thống nhất đồng nghĩa với việc tái tạo [tái sinh sản] hữu cơ. Từ đó cho thấy, trong mọi phương cách của hiện thực hữu cơ phải có mặt cùng một [B]lượng[/B] [B](Grưsse) [/B][hay cùng một [B]độ[/B]] của tính cảm thụ cũng như tính cảm ứng – nếu thoạt đầu, ta chỉ xem xét mối quan hệ giữa tính cảm thụ và tính cảm ứng với nhau – ; và một hiện tượng hữu cơ có thể được lãnh hội, được xác định hoặc – nếu ta muốn nói – có thể được [B]giải thích[/B] dựa theo tính chất này cũng như tính chất kia. Điều người này thấy là có tính cảm thụ cao, thì người kia cũng có thể xem là có tính cảm ứng cao và có tính cảm ứng [B]cùng một [/B]mức độ. Nếu chúng được gọi là các [B]“yếu tố”[/B], và nếu điều này không phải là một thuật ngữ vô nghĩa, thì quả là muốn nói rằng chúng là [B]các yếu tố [/B]của [B]Khái niệm[/B]; nói khác đi, đối tượng hiện thực – bản chất của nó do [B]Khái niệm này[/B] tạo ra – cùng chứa đựng cả hai trong đó một cách như nhau, và nếu đối tượng được xác định một đàng là rất có tính cảm thụ, thì đàng khác, cũng phải bảo rằng nó cũng rất có tính cảm ứng giống như vậy[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](460)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 271[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Nếu chúng [tính cảm ứng và tính cảm thụ] được phân biệt, như chúng tất yếu phải thế, thì đó là được phân biệt [B]một cách khái niệm [/B][trong bản tính đúng thật của chúng]; và sự đối lập của chúng là [B]sự đối lập về chất[/B]. Nhưng, xa rời sự phân biệt đúng thật ấy ra, khi chúng được thiết định trong môi trường của sự [B]tồn tại[/B] [B]trực tiếp (seiend)[/B] và cho sự hình dung bằng biểu tượng như thể chúng có thể là các phương diện của một quy luật, thì chúng lại xuất hiện ra theo kiểu [B]khác nhau về lượng(461)[/B]. Như thế, sự đối lập đặc thù [B]về chất [/B]của chúng chuyển hóa thành sự đối lập về [B]độ lớn[/B]; và từ đó nảy sinh ra các quy luật theo kiểu, chẳng hạn, tính cảm thụ và tính cảm ứng thay đổi theo tỷ lệ nghịch về độ lớn của chúng, khiến cho nếu cái này tăng lên thì cái kia giảm đi; hoặc đúng hơn, nếu trực tiếp lấy bản thân “độ lớn” làm nội dung thì “độ lớn” của cái gì đó tăng lên bằng với “độ nhỏ” của nó giảm đi. Tuy nhiên, nếu một nội dung nhất định nào đó được mang lại cho quy luật này, chẳng hạn bảo rằng độ lớn của một lỗ trống càng tăng lên khi những gì lấp đầy nó càng giảm đi, thì mối quan hệ trái ngược này cũng có thể được chuyển thành mối quan hệ trực tiếp và được diễn tả rằng: độ lớn của lỗ trống tăng lên tỷ lệ thuận với khối lượng được rút bới đi: một mệnh đề [B]lặp thừa[/B] [trùng ngôn]; mệnh đề ấy có thể được diễn tả theo quan hệ thuận hay nghịch nhưng chỉ nói lên một điều [lặp thừa] là: một lượng tăng lên bằng với lượng này tăng lên. Cái lỗ trống và những gì lấp đầy nó và được rút ra khỏi nó là đối lập nhau về [B]chất[/B], nhưng nội dung hiện thực và lượng nhất định đều là như nhau trong cả hai; và tương tự như thế, sự tăng lên của độ lớn và sự giảm đi của độ nhỏ là đồng nhất và sự đối lập trống rỗng về ý nghĩa này của chúng rút cục đi đến một sự lặp thừa. | Cũng như thế, các yếu tố hữu cơ là không thể phân chia ở bên trong nội dung thực sự của chúng và ở bên trong độ lớn của chúng, vốn là độ lớn của nội dung hiện thực này. | Yếu tố này chỉ giảm đi cùng với yếu tố kia và chỉ tăng lên cùng với nó, bởi cái này chỉ tuyệt đối có ý nghĩa trong chừng mực cái kia cũng có mặt. | Hay đúng hơn, một hiện tượng hữu cơ được xem như là tính cảm ứng hay tính cảm thụ là điều dửng dưng [không khác biệt gì]; điều này là đúng nói chung và cũng đúng khi nói về độ lớn của chúng: giống như hoàn toàn không khác biệt gì khi ta nói về sự tăng lên [về lượng] của một cái lỗ với tư cách là sự trống rỗng hay với tư cách là một sự tăng lên của cái lấp đầy được rút ra khỏi nó. Hay cũng thế, một con số, chẳng hạn số 3 vẫn là cùng một lượng dù tôi xem nó là số dương hay số âm; và nếu tôi tăng số 3 lên thành số 4, thì số dương hay số âm của nó trở thành 4, cũng như cực nam của một nam châm cũng mạnh bằng cực bắc, một điện dương cũng mạnh bằng điện âm của nó, hay một acid cũng mạnh bằng bazơ mà nó tác động. Một [B]hiện hữu [/B]hữu cơ cũng là đại lượng [hay một “lượng tử”] [Grosse, “quantum”] như thế, giống như số ba hay một nam châm v.v.. | Đó là cái được tăng lên hay bị giảm đi, và nếu nó được tăng lên thì cả hai yếu tố của nó đều tăng lên, giống như hai cực của nam châm hay hai loại điện cùng tăng lên khi điện thế của nam châm tăng lên v.v.. Cả hai không khác nhau gì về nội hàm và ngoại diên; cái này không thể giảm xuống về ngoại diên và tăng lên về nội hàm trong khi cái kia, ngược lại, phải giảm nội hàm và tăng lên về ngoại diên; điều này được rút ra từ cùng một Khái niệm về sự đối lập trống rỗng, [không đúng thực] ấy. | Nội hàm thực sự thì tuyệt đối cũng lớn bằng ngoại diên và ngược lại.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 274[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Việc đề ra quy luật vừa được xem xét trên đây bao hàm các sự dị biệt của cái hữu cơ, được nắm lấy trong ý nghĩa của chúng như là [B]các mô-men (Momente)[/B] của [B]Khái niệm[/B] về nó [cái hữu cơ] và [B]thực ra[/B] là [tiến trình] đề ra quy luật [B]một cách tiên nghiệm (a priori)[/B]. Nhưng, việc đề ra quy luật ấy thiết yếu dựa trên [B]ý tưởng[/B] rằng: các sự dị biệt ấy có ý nghĩa như là [B]các dữ kiện đã được mang lại[/B], và ý thức quan sát đơn thuần thì tất nhiên chỉ biết bó mình trong cái [trạng thái] [B]đang hiện hữu (Dasein)[/B] [bên ngoài] của chúng[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](462)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. Sinh thể hữu cơ hiện thực tất yếu phải có một sự đối lập bên trong lòng nó như [B]Khái niệm về[/B] nó thể hiện, và sự đối lập ấy có thể được xác định như là tính cảm thụ và tính cảm ứng, cũng như cả hai thuộc tính này, đến lượt chúng, lại xuất hiện ra như là khác biệt với sự tái tạo. Cái phương diện trong đó các yếu tố của Khái niệm về cái hữu cơ được xem xét ở đây, – tức [B]tính bên ngoài[/B] của chúng – chính là tính bên ngoài [B]trực tiếp[/B], [B]riêng biệt[/B] của cái Bên trong, chứ không phải [B]cái Bên ngoài[/B] là cái bên ngoài của [B]toàn bộ[/B] cái hữu cơ và là [B]hình thái[/B] của nó. | Cái Bên trong trong quan hệ với [B]cái Bên ngoài[/B] vừa nói này sẽ được xem xét sau. [Xem: mục 283 và tiếp].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 275[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Nhưng, nếu sự đối lập giữa các yếu tố được lãnh hội theo kiểu như nó đang hiện hữu bên ngoài (Dasein) [trực tiếp], thì tính cảm thụ, tính cảm ứng và sự tái tạo sẽ [B]hạ thấp[/B] xuống thành những thuộc tính thông thường, thành những cái phổ biến có quan hệ dửng dưng đối với nhau, không khác gì các thuộc tính chung như trọng lượng riêng, màu sắc, độ cứng v.v.. Trong ý nghĩa ấy, quả là vật hữu cơ này có thể được quan sát như là có tính cảm thụ, tính cảm ứng nhiều hơn hoặc có năng lực tái tạo [tái sinh sản] lớn hơn vật hữu cơ kia: giống như ta có thể quan sát rằng tính cảm thụ v.v.. của một vật hữu cơ này thuộc loại khác với vật kia, theo nghĩa vật này có cách phản ứng khác với vật kia trước một kích thích nhất định nào đó, chẳng hạn con ngựa phản ứng trước lúa kiều mạch khác với phản ứng trước cỏ khô, và con chó lại phản ứng hoàn toàn khác trước cả hai món này và v.v.. | Các sự khác biệt này cũng có thể được quan sát không khác gì khi quan sát một vật thể này cứng hơn vật thể nọ v.v.. Chỉ có điều là, những thuộc tính cảm tính này như độ cứng, màu sắc v.v.. cũng như những hiện tượng trong việc cảm thụ trước kích thích của lúa kiều mạch, tính cảm ứng trước áp lực nào đó hoặc trong cách thức và số lượng con cái được sinh đẻ..., – khi được đặt vào mối quan hệ và được so sánh [B]với nhau[/B] –, quả là, về bản chất, đi ngược lại với bất kỳ tính hợp-quy luật nào. Lý do là vì: đặc điểm của các sự kiện cảm tính đang hiện hữu của chúng là ở chỗ chúng [B]hiện hữu[/B] hoàn toàn dửng dưng đối với nhau, chúng biểu hiện sự [B]tự do tùy tiện của Tự nhiên đã thoát ly khỏi sự kiểm soát của Khái niệm(463)[/B] hơn là biểu hiện sự thống nhất của một mối quan hệ; biểu hiện sự vận hành lung tung, phi-lý tính trong bậc thang về các lượng ngẫu nhiên, bất tất giữa các yếu tố của [B]Khái niệm[/B] hơn là biểu hiện sự vận hành của [B]bản thân [/B]các yếu tố này.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 276[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][3. Mối quan hệ giữa các phương diện bên trong với các phương diện bên ngoài:][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Chính ở phương diện khác, trong đó các yếu tố đơn giản của [B]Khái niệm[/B] về cái hữu cơ được đem so sánh [B]với[/B] các yếu tố của [B]cấu trúc bên ngoài [/B][việc hiện thân thành hình thái] (Gestaltung) mới mang lại quy luật [B]thực sự[/B] diễn tả cái [B]Bên ngoài[/B] đúng thực như là bản sao của cái [B]Bên trong[/B]. [Nhưng] nay vì các yếu tố đơn giản này là các thuộc tính “trôi chảy” thâm nhập xuyên suốt cái toàn bộ, chúng không có một biểu hiện hiện thực bị tách rời như thế trong vật hữu cơ để hình thành nên cái được ta gọi là một hệ thống cá biệt có hình thái nhất định. Hay nói cách khác, sở dĩ ý niệm trừu tượng về cái hữu cơ được diễn tả đúng thực trong ba yếu tố này chỉ là vì chúng không phải là cái gì đứng yên mà là các yếu tố của [B]Khái niệm[/B] và của [B]sự vận động[/B]. | Cho nên, ngược lại, cái hữu cơ – với tư cách là hình thái hiện thân – không được diễn tả trọn vẹn trong ba hệ thống nhất định như cách môn giải phẫu học (Anatomie) phân tích và miêu tả chúng. Trong chừng mực ba hệ thống như thế giả định là được tìm ra trong tính thực tại hiện thực của chúng và qua sự tìm ra ấy, chúng tồn tại một cách chính đáng, ta luôn phải nhớ rằng môn giải phẫu học không chỉ trình bày ra cho ta ba hệ thống thuộc loại như thế mà còn nhiều thứ khác nữa. Ngoài ra, độc lập với điều ấy, hệ thống cảm thụ nói chung [xét như một toàn bộ] phải có nghĩa là cái gì hoàn toàn [B]khác[/B] với cái được gọi là hệ thống thần kinh; hệ thống cảm ứng khác với hệ thống cơ bắp và hệ thống tái tạo khác với bộ máy nội tạng của việc tái sinh sản. Trong các hệ thống tạo nên hình thái hiện thân (Gestalt), cái hữu cơ được lãnh hội từ phương diện trừu tượng của sự tồn tại [B]chết[/B]: các yếu tố của nó – được nắm lấy như thế – là các bộ phận của xác chết, thuộc về lãnh vực nghiên cứu của môn giải phẫu học chứ chúng không thuộc về nhận thức và về cơ thể sống. Với tư cách là các bộ phận chết, chúng đã thực sự ngừng [B]tồn tại[/B], bởi chúng đã ngưng [B]không còn là các tiến trình[/B]. Bởi sự [B]tồn tại[/B] của cái hữu cơ thiết yếu là ở tính phổ biến hay ở sự phản tư vào trong chính mình, nên sự tồn tại của [B]cái toàn bộ[/B] của nó – giống như các yếu tố của nó – không thể nằm trong một hệ thống có tính giải phẫu học. | Sự diễn tả hiện thực của cái toàn bộ và tính biểu hiện ra bên ngoài (Äusserlichkeit) của các yếu tố của nó đúng hơn chỉ được tìm thấy như là một [B]tiến trình vận động[/B] chạy xuyên suốt qua các bộ phận khác nhau của cấu trúc hữu cơ; và trong tiến trình ấy, cái gì được rút ra và cố định hóa như một hệ thống riêng rẽ cũng thiết yếu xuất hiện như một yếu tố “trôi chảy”. | Điều này khiến cho bất kỳ hiện thực nào được môn giải phẫu học tìm thấy đều [B]không[/B] thể có giá trị như tính thực tại [đích thực], trái lại cái hiện thực này phải được nắm lấy chỉ như là [B]tiến trình[/B]; và [B]chỉ trong tiến trình ấy[/B], ngay cả các bộ phận giải phẫu học mới có được một ý nghĩa[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](464)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 277[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Vậy, ta thấy rằng, các yếu tố của cái “Bên trong” của cái hữu cơ – nếu được nắm lấy một cách tách rời, “cho-mình” [độc lập, riêng rẽ] –, chúng không thể mang lại các phương diện của một [B]quy luật[/B] về tồn tại, bởi trong một quy luật thuộc loại ấy, chúng biểu thị một hiện hữu bên ngoài, được phân biệt với nhau và như thế, mỗi phương diện ắt sẽ không thể thế chỗ cho phương diện khác. | Ngoài ra, ta thấy rằng, khi được đặt vào một phương diện, chúng không thể tìm thấy sự hiện thực hóa của chúng [B]trong[/B] phương diện khác ở nơi hệ thống cố định, cứng đờ, bởi hệ thống cố định này cũng không hề có chân lý hữu cơ [chân lý của sinh thể hữu cơ] nào, cũng như không phải là sự diễn tả [đúng đắn] các yếu tố của [đời sống] [B]bên trong[/B] của cái hữu cơ. Đúng hơn, tính bản chất của cái hữu cơ – bởi tự-mình (an sich) là cái phổ biến – nên đều có các yếu tố của nó một cách cũng [B]phổ biến[/B] như thế ở trong hiện hữu hiện thực, nghĩa là, có các yếu tố như là [B]các tiến trình xuyên suốt (durchlaufende Prozesse)[/B], chứ không phải mang lại [B]một hình ảnh [một bản sao] [/B]của cái phổ biến trong một [B]sự vật [/B]bị cô lập.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 278[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][C: Tư tưởng về sinh thể hữu cơ[/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]1. Nhất thể hữu cơ][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Bằng cách như thế, ý tưởng về một [B]quy luật [/B]đối với tồn tại hữu cơ đều mất đi cả [không thể có được]. Quy luật muốn nắm bắt và diễn tả sự đối lập như là các phương diện [B]tĩnh tại[/B] và gán tính quy định cho các phương diện ấy như là mối quan hệ thực sự giữa chúng với nhau. Cái [B]Bên trong[/B] – là nơi tính phổ biến xuất hiện ra [trong tiến trình] –, và cái [B]Bên ngoài[/B] – là nơi các bộ phận của hình thái hiện thân tĩnh tại của cái hữu cơ thuộc về – chính là những cái được giả định là có nhiệm vụ tạo nên các phương diện tương ứng của quy luật; thế nhưng, khi bị xem [B]một cách tách rời nhau [/B]như vậy, chúng mất đi [B]ý nghĩa hữu cơ[/B] của chúng. | Và [B]nền tảng[/B] của ý tưởng về quy luật chính là ở chỗ: hai phương diện của nó đều phải có sự tự tồn một cách riêng biệt, “cho-mình”, dửng dưng với nhau và mối quan hệ của hai phương diện này phải được chia đều cho nhau, như là một sự quy định có tính nhị bội tương ứng với mối quan hệ này. Trong khi đó, đúng ra, [B]mỗi một phương diện [/B]của hữu cơ, về mặt tự-mình, chính là: tồn tại như là [B]tính phổ biến[/B] đơn giản, trong đó mọi tính quy định đều bị tan rã, và tồn tại như là [B]sự vận động[/B] của [B]tiến trình [/B]tan rã này[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](465)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 279[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Nhìn vào sự khác nhau giữa việc đề ra quy luật như trên với các hình thái [nhận thức] [B]trước đây[/B], bản tính của nó sẽ bộc lộ hoàn toàn rõ ràng. Nhìn trở lại tiến trình của [B]tri giác[/B] và của [B]giác tính[/B] – trong đó, tiến trình của giác tính là phản tư chính nó vào trong chính nó và khi làm như vậy, nó [B]xác định[/B] đối tượng –, ta thấy rằng trong tiến trình ấy, giác tính, trong đối tượng của nó, [B]không có trước mắt nó mối quan hệ [/B]của các tính quy định trừu tượng này, – tức mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái cá biệt, giữa cái Bản chất và cái Bên ngoài –, trái lại, bản thân nó là sự chuyển hóa [tiến trình quan hệ] và sự chuyển hóa này [B]không[/B] trở thành [B]khách quan[/B] [có tính đối tượng] cho nó. Ở đây thì ngược lại: sự thống nhất hữu cơ, tức ngay bản thân mối quan hệ giữa các cái đối lập này là [B]đối tượng[/B], và mối quan hệ này là một [tiến trình] [B]chuyển hóa thuần túy[/B]. Tiến trình chuyển hóa này, – trong tính đơn giản của nó – là [B]tính phổ biến [/B]một cách trực tiếp; và khi tính phổ biến này đi vào sự phân biệt [thành những yếu tố khác nhau] – mà quan hệ giữa các yếu tố này là mục đích diễn tả của quy luật –, thì các yếu tố của tiến trình là các [B]đối tượng[/B] [tồn tại] [B]phổ biến[/B] của [hình thái] ý thức này và quy luật chính là “cái Bên ngoài là biểu hiện của cái Bên trong”[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](466)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. [B]Ở đây[/B], giác tính đã nắm bắt được [B]ý tưởng[/B] về bản thân quy luật, trong khi [B]trước đây[/B], nó chỉ đi tìm các quy luật một cách chung chung và do đó, các yếu tố của các quy luật đã xuất hiện ra một cách mơ hồ như một nội dung nhất định chứ chưa phải như là [B]các ý tưởng về các quy luật[/B] [như hiện nay]. Vì thế, xét về nội dung, ở đây không được phép có những quy luật chỉ đơn thuần là sự tiếp thu [B]thụ động [/B]những sự phân biệt chỉ hiện hữu một cách thuần túy [tách biệt, cứng đờ] được mang hình thức của tính phổ biến, mà phải là những quy luật – trong những sự phân biệt này – trực tiếp có được cả [B]sự hoạt động không ngưng nghỉ của Khái niệm [/B]và do đó, đồng thời có được [B]sự tất yếu[/B] trong mối quan hệ giữa các phương diện. Thế nhưng, chính vì đối tượng – tức sự thống nhất hữu cơ – trực tiếp hợp nhất sự vượt bỏ (Aufheben) bất tận [liên tục] hay [B]sự phủ định tuyệt đối[/B] của tồn tại [B]với[/B] cái hiện hữu thụ động, im lìm này, và cũng chính vì các yếu tố, về bản chất, đều là một [B]sự chuyển hóa thuần túy[/B], nên ở đây cũng không thể tìm thấy các phương diện chỉ đơn thuần hiện hữu [trong môi trường của sự tồn tại] như thế đúng theo sự đòi hỏi của quy luật.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 280[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][2: Sự vượt bỏ quy luật:][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Để có được các phương diện như thế, giác tính phải bám vào yếu tố khác của quan hệ hữu cơ, tức bám vào sự [B]tồn tại-đã được-phản tư vào trong chính mình [/B]của hiện hữu hữu cơ. Nhưng [phương thức] tồn tại này đã là sự phản tư [B]hoàn toàn[/B] vào trong chính nó khiến nó không còn để sót lại đặc điểm [hay tính quy định] nào của riêng nó để quan hệ với cái khác. Sự hiện hữu cảm tính, [B]trực tiếp [/B]cũng là [B]một[/B] [đồng nhất] một cách trực tiếp với đặc điểm quy định [“chất”], xét như là đặc điểm quy định, và vì thế, tự-mình, diễn tả một sự phân biệt về [B]chất[/B], chẳng hạn xanh ngược lại với đỏ, acid ngược lại với chất kiềm v.v.. Thế nhưng, sự hiện hữu [B]hữu cơ[/B] – đã quay trở lại vào trong chính mình – lại hoàn toàn dửng dưng đối với cái khác; sự hiện hữu của nó là [B]tính phổ biến đơn giản[/B] và không chịu mang lại cho sự quan sát bất kỳ sự khác biệt [B]cảm tính[/B] ổn cố nào; hay cũng đồng nghĩa như thế, nó cho thấy đặc điểm bản chất của nó chỉ đơn thuần là [B]sự thay đổi[/B] [liên tục] của các tính quy định trì trệ [các “chất”] đang hiện hữu nơi nó. Thế nên, phương cách, trong đó sự khác biệt – với tư cách là cái khác biệt [B]đang hiện hữu[/B] trì trệ trong môi trường của sự tồn tại – tự nó chỉ diễn tả rằng: nó là một sự khác biệt [B]dửng dưng [/B][không phải về tính quy định, về “chất”], tức chỉ là một sự khác biệt như là [B]lượng[/B] [“độ lớn”][/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](467)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. Tuy nhiên, [B]trong sự dị biệt này [về Lượng], Khái niệm bị triệt tiêu và sự tất yếu cũng bị tiêu biến đi[/B]. Nhưng, nếu nội dung và sự lấp đầy cái hiện hữu dửng dưng này – sự thay đổi [hay dòng chảy liên tục] của các quy định cảm tính – được nắm chung lại thành tính đơn giản của một đặc điểm hữu cơ, thì điều này sẽ đồng thời cho thấy rằng nội dung sẽ [B]không[/B] có tính quy định trên kia, tức tính quy định của một thuộc tính trực tiếp, và “chất” bị rơi vào [sự quy định về] “lượng” như ta đã thấy trước đây.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 281[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Vậy, mặc dù phương diện khách quan [“cái đối tượng”/das Gegenständliche], – được lãnh hội trong hình thức của đặc điểm hữu cơ –, chứa đựng [B]Khái niệm[/B] ở bên trong nó, và vì thế phân biệt với đối tượng như khi nó được mang lại cho [B]giác tính[/B] [là quan năng] vốn chỉ tiến hành thuần túy theo kiểu [B]tri giác[/B] trong việc lãnh hội nội dung của các quy luật của nó; song sự lãnh hội trong trường hợp trước vẫn hoàn toàn bị rơi trở lại trong nguyên tắc và phương cách của giác tính hoạt động theo kiểu tri giác, bởi lý do: đối tượng [hữu cơ] được lãnh hội ấy [B]bị sử dụng[/B] để tạo nên các yếu tố của một [B]quy luật[/B]. | Bởi vì bằng cách ấy, cái được lãnh hội sẽ mang tính chất của một tính quy định [chất] cố định, cứng đờ, tức nhận lấy hình thức của một thuộc tính trực tiếp hay của một hiện tượng thụ động trì trệ; đối tượng ấy, ngoài ra, còn bị thâu gồm vào dưới phạm trù về [B]lượng[/B], và [do đó] bản tính tự nhiên của [B]Khái niệm [/B]bị đè nén. Như vậy, sự [B]hoán đổi[/B] một đối tượng chỉ đơn thuần được tri giác thành một đối tượng đã phản tư vào trong chính mình, [B]hoán đổi[/B] một đặc điểm đơn thuần cảm tính thành một đặc điểm hữu cơ lại, một lần nữa, mất hết giá trị, và sở dĩ như vậy là do: giác tính [B]chưa[/B] vượt bỏ (aufheben) được tiến trình đề ra quy luật[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](468)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 282[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Để minh họa sự hoán đổi này bằng vài ví dụ, ta thấy chẳng hạn, một con vật có cơ bắp mạnh mẽ do sự [B]tri giác [/B]nhìn thấy thì được định nghĩa như là động vật hữu cơ thuộc “tính cảm ứng cao”; hay nếu tri giác thấy con vật nào ở trong tình trạng yếu ớt thì được định nghĩa là “tình trạng thuộc về tính cảm thụ cao”, hoặc, nếu người ta thích, còn có thể gọi cái sau này là “có tính hưng phấn bất thường” và thậm chí “có một tiềm lực gia cường” (“Potenzierung”) của tính cảm thụ (toàn là các thuật ngữ phiên dịch các sự kiện cảm tính thành một thứ tiếng Latinh-[theo-kiểu-Đức] – mà lại là một thứ Latinh rất tồi –, thay vì thành [B]Khái[/B] [B]niệm[/B])[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](469)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. Vậy, một con vật có những cơ bắp mạnh có thể được giác tính diễn tả trong hình thức là: “con vật có một [B]lực[/B] cơ bắp lớn”, còn ngược lại, nếu yếu, thì là: “có một [B]lực[/B] nhỏ”. Việc xác định bằng các thuật ngữ của “tính cảm ứng” có ưu thế hơn việc xác định như bằng các thuật ngữ về “lực” ở chỗ “lực” diễn tả sự phản tư vào trong chính nó một cách [B]không xác định[/B], trong khi “tính cảm ứng” là sự phản tư [B]xác định[/B], bởi lẽ lực riêng có của cơ bắp chính là tính cảm ứng; và do đó, “tính cảm ứng” là một sự xác định thích hợp hơn đối với “các cơ bắp mạnh” ở chỗ, như trong trường hợp của lực, sự phản tư vào trong chính nó đã đồng thời được bao hàm ngay trong đó. Cũng cùng cách thức như thế, “sự yếu đuối” hay “lực nhỏ”, “tính thụ động hữu cơ” sẽ được diễn tả một cách [B]xác định[/B] [hơn] bằng “tính cảm thụ”. Nhưng, một khi tính cảm thụ này được nắm lấy một cách riêng rẽ, “cho mình” và cố định, cứng đờ và lại bị gắn liền với các quy định về [B]lượng [/B]nữa, và với tư cách là “tính cảm thụ” lớn hơn hay nhỏ hơn đối lập lại với một “tính cảm ứng” lớn hơn hay nhỏ hơn, thì cả hai đều bị hoàn toàn quy giảm và hạ thấp xuống thành cấp độ của yếu tố cảm tính, thành hình thức thông thường của một thuộc tính cảm tính; nguyên tắc của mối quan hệ giữa chúng không phải là [B]Khái niệm[/B] mà ngược lại, đó là sự đối lập về [B]lượng[/B], tức trở thành một [B]sự dị biệt vô-tư tưởng (gedankenloser Unterschied)[/B]. Trong khi bằng phương cách này, tính bất định của các thuật ngữ [các cách diễn tả] như: “lực”, “sức mạnh”, “sức yếu” tuy là đã được loại bỏ, nhưng bây giờ lại nảy sinh việc lẩn quẩn cũng không kém phần vô bổ và bất định với những sự đối lập giữa mức độ “cao” hay “thấp” của tính cảm thụ và tính cảm ứng theo kiểu chúng tăng lên hay giảm xuống tương ứng với nhau. Tính cảm thụ và tính cảm ứng “lớn hơn” hay “nhỏ hơn” cũng chỉ là hiện tượng cảm tính được lãnh hội và phát biểu một cách vô-tư tưởng không kém gì “sức mạnh” và “sức yếu” cũng hoàn toàn là những quy định cảm tính vô-tư tưởng. Thế chỗ cho các cách diễn tả vô-quan niệm (begriffslos) này không phải là [B]Khái niệm[/B], trái lại, “sức mạnh”, “sức yếu” lại được lấp đầy bằng một sự xác định – nếu xét riêng bản thân nó thì dựa trên Khái niệm và lấy Khái niệm làm nội dung – nhưng lại đánh mất hoàn toàn nguồn gốc và tính chất này. Vậy, thông qua hình thức của tính đơn giản và tính trực tiếp, trong đó nội dung này bị biến thành một phương diện của quy luật, và thông qua yếu tố về “lượng” là cái tạo nên nguyên tắc để phân biệt đối với các tính quy định như thế, cái [B]bản chất[/B] của nội dung – vốn nguyên thủy [B]là[/B] Khái niệm và [B]được[/B] thiết định như là Khái niệm – vẫn còn giữ lại phương cách của sự tri giác cảm tính, và [do đó] vẫn mãi mãi còn cách xa đối với [B]nhận thức (Erkennen)[/B] một khi nội dung ấy vẫn bị xác định bằng cách cách diễn tả thông qua sự mạnh hay yếu của lực hay thông qua các thuộc tính cảm tính trực tiếp.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 283[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][3. Cái toàn bộ hữu cơ][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Bây giờ còn lại điều phải xem xét là: [B]cái Bên ngoài[/B] của cái hữu cơ [B]là gì[/B] khi được đơn độc nắm lấy về mặt “cho-mình” (für sich) [bởi chính mình] của nó; và sự đối lập giữa cái Bên trong và cái Bên ngoài [B]của nó [/B]được xác định [B]như thế nào[/B] nơi chính nó, giống như [B]thoạt đầu[/B] ta [B]đã[/B] xem xét cái Bên trong của cái [B]toàn bộ[/B] [hữu cơ] trong quan hệ với cái Bên ngoài của [B]riêng[/B] nó[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](470)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 284[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Cái Bên ngoài, xét về mặt “cho-mình” [bởi chính nó], là [B]hình thái hiện thân[/B] [được cấu trúc hóa] [B](Gestaltung)[/B] nói chung, là hệ thống của sự sống tự triển khai (gliedernd) trong môi trường (Element) của sự hiện hữu, và đồng thời, về bản chất, là sự [B]hiện hữu[/B] của bản chất hữu cơ [B]cho một cái khác[/B] – cái tồn tại khách quan trong [phương diện] [B]sự tồn tại-cho-mình [/B]của nó. Cái [B]khác[/B] này [B]thoạt đầu[/B] xuất hiện ra như là [B]giới tự nhiên vô cơ [/B]bên ngoài của nó. Nếu cả hai được xem xét trong mối quan hệ với một quy luật, thì, như ta đã thấy trước đây, giới tự nhiên vô cơ [“các yếu tố của điều kiện tự nhiên và môi trường”] không thể tạo nên phương diện của quy luật bên cạnh cái hữu cơ, bởi cái hữu cơ đồng thời hiện hữu “cho-mình” một cách tuyệt đối, và có mối quan hệ phổ biến và “tự do” đối với giới tự nhiên vô cơ.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 285[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Tuy nhiên, nếu xác định rõ hơn mối quan hệ của hai phương diện này nơi bản thân hình thái hiện thân của cái hữu cơ, [ta thấy] hình thái này [trong đó cái hữu cơ “hiện thân”] một mặt, đối ngược lại với tự nhiên vô cơ, nhưng mặt khác, là tồn tại [B]“cho-mình”[/B] và phản tư vào trong chính mình. Cái hữu cơ hiện thực là cái [B]trung giới[/B] hợp nhất cái [B]tồn tại cho-mình[/B] của sự sống với cái [B]Bên ngoài [/B]nói chung hay là với cái [B]tồn tại “tự-mình”[/B]. Nhưng, cái đối cực – cái “tồn tại cho-mình” – là cái Bên trong theo nghĩa như là cái [B]“Một”[/B] vô tận, là cái rút các yếu tố của bản thân hình thái-hiện thân ra khỏi sự tự tồn của chúng và sự nối kết với tự nhiên bên ngoài để đưa các yếu tố này vào lại trong chính mình; nó là cái không có nội dung riêng, nhìn thấy trong hình thái hiện thân là nơi mang lại nội dung cho nó và xuất hiện ra nơi hình thái như là [B]tiến trình[/B] của chính hình thái này. Trong cái đối cực này, tức là nơi nó là tính phủ định đơn giản hay là tính [B]cá biệt thuần túy[/B], cái hữu cơ có được sự tự do tuyệt đối của mình, nhờ đó nó được bảo đảm an toàn và dửng dưng trước việc nó cũng là sự tồn tại cho cái khác và trước tính quy định của các yếu tố của hình thái hiện thân. Sự tự do [thoát ly] này cũng đồng thời là sự tự do của bản thân các yếu tố; nó là khả thể cho các yếu tố ấy xuất hiện ra và được lãnh hội như là [B]hiện hữu bên ngoài[/B]. | Và cũng giống như trong sự tự do này, chúng là tự do và dửng dưng đối với cái hiện hữu bên ngoài này, thì các yếu tố ấy cũng tự do và dửng dưng trong quan hệ đối với nhau, bởi [B]tính đơn giản [/B]của sự tự do này là [B]sự tồn tại [/B]hay là [B]bản thể[/B] đơn giản của chúng[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](471)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. [B]Khái niệm[/B] hay sự tự do thuần túy là [B]một và cùng một sự sống[/B], bất kể hình thái hiện thân hay sự tồn tại-cho-cái-khác của cái hữu cơ trải qua bao nhiêu biến thiên đa tạp; và dòng chảy của sự sống này dửng dưng trước bất kỳ loại vất vả khó nhọc nào mà nó phải gách vác[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](472)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. Bây giờ, [B]trước hết[/B] ta cần lưu ý rằng, [B]Khái niệm[/B] này [B]không[/B] được hiểu như trước đây khi ta xem xét [B]cái Bên trong thực sự [/B]trong hình thức như là [B]tiến trình[/B] hay như là sự [B]phát triển[/B] của các yếu tố của nó; trái lại, ở đây, ta hiểu nó trong hình thức của [B]cái “Bên trong” đơn giản[/B], tạo nên cái phương diện [B]phổ biến thuần túy[/B], đối lập lại với [phương diện] bản chất sống động [B]hiện thực[/B]; nói cách khác, cái “bên trong” bây giờ là “môi trường” (Element), trong đó các bộ phận đang hiện hữu của hình thái hiện thân [hữu cơ] tìm thấy sự [B]tự tồn (Bestehen) [/B]của chúng. | Lý do là vì: ở đây, ta đang xem xét hình thái hiện thân này, là nơi cái bản chất của sự sống hiện diện như là tính đơn giản [sự kiện đơn giản] của việc tự tồn. [B]Điểm thứ hai[/B] cần lưu ý là: trong trường hợp này, [phương diện] sự hiện hữu cho-cái-khác, tức đặc điểm quy định của hình thái hiện thân hiện thực – vốn được tiếp nhận vào trong tính phổ biến đơn giản như là bản chất của hình thái – cũng là một đặc điểm quy định có tính phổ biến, đơn giản và [B]không-cảm tính[/B] giống như thế và do đó, chỉ có thể là cái được diễn tả bằng [B]CON SỐ (ZAHL)[/B]. [B]Con số[/B] là hạn từ trung giới của hình thái hữu cơ, nối kết sự sống bất định [B]với[/B] [hình thái] sự sống hiện thực, [bởi] [B]con số[/B] có tính đơn giản giống như cái trước và có tính xác định giống như cái sau. Giả thử những gì ở nơi cái trước – cái Bên trong – có ý nghĩa của con số [được thể hiện bằng con số], ắt cái Bên ngoài đòi hỏi phải diễn tả theo cách thức của [B]con số[/B] như là một tính hiện thực [B]đa[/B] [B]dạng[/B]: như loại hình sự sống, như màu sắc và v.v.., nói chung như là [B]toàn bộ[/B] số lượng của các sự khác biệt đang tự phát triển trong thế giới hiện tượng[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](473)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 286[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Nếu hai phương diện của cái toàn bộ hữu cơ – một bên là cái Bên trong, còn bên kia là cái Bên ngoài khiến cho [B]mỗi bên [/B]lại có một cái Bên trong và một cái Bên ngoài nơi bản thân mình – được so sánh dựa trên cái Bên trong mà mỗi phía đều có, ta thấy rằng cái Bên trong của phương diện trước đã là [B]Khái niệm[/B] theo nghĩa là sự hoạt động không ngưng nghỉ của [B]sự trừu tượng[/B]; còn cái thứ hai có cái Bên trong là tính phổ biến thụ động, im lìm, có đặc điểm quy định cũng im lìm, ổn định: đó là [B]con số[/B]. Vì thế, nếu bên thứ nhất – bởi Khái niệm phát triển các yếu tố của nó trong phương diện này – đã lừa dối khi hứa hẹn mang lại những quy luật có vẻ ngoài của sự tất yếu về [B]mối quan hệ[/B], thì bên thứ hai trực tiếp từ chối làm điều ấy, bởi con số cho thấy bản thân nó là sự quy định của một phương diện của các quy luật này. Vì con số chính là tính quy định hoàn toàn thụ động, chết cứng và dửng dưng, trong đó mọi sự vận động và mọi tiến trình quan hệ đều bị xóa bỏ; tính quy định ấy đã [B]cắt đứt[/B] nhịp cầu dẫn đến cái môi trường sống động của các bản năng-động lực, các loại hình sự sống và tất cả sự hiện hữu cảm tính khác.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 287[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][III Quan sát Tự nhiên như là quan sát một cái toàn bộ hữu cơ[/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]a) Tổ chức của cái vô-cơ: trọng lượng riêng, sự cố kết, con số:][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Thế nhưng, phương cách xem xét [B]hình thái [/B]hiện thân của cái hữu cơ như thế và xem [B]cái Bên trong[/B] chỉ đơn thuần như là cái Bên trong của hình thái hiện thân, trong thực tế, [B]không còn là[/B] một sự xem xét cái hữu cơ nữa. Bởi vì, hai phương diện lẽ ra phải được quan hệ với nhau thì lại bị thiết định chỉ như là dửng dưng đối với nhau, và qua đó, sự phản tư vào trong chính mình – tạo nên bản chất của cái hữu cơ – đã bị thủ tiêu[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](474)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. Những gì ta đã làm ở đây đúng ra là đã chuyển nỗ lực so sánh cái Bên trong và cái Bên ngoài sang cho lãnh vực của giới tự nhiên [B]vô cơ[/B]. | Ở đây, Khái niệm – với [B]tính vô tận[/B] của nó – đơn thuần là [B]cái bản chất [/B]hoặc ẩn giấu ở bên trong cái tồn tại (inwendig) hoặc rơi ra bên ngoài nó, vào trong Tự-ý thức chứ không còn có sự [B]hiện diện [/B]khách quan như[B]ở trong[/B] cái hữu cơ[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](475)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. Bây giờ ta hãy xem xét mối quan hệ này giữa cái Bên trong và cái Bên ngoài trong lãnh vực [B]đích thực [/B]của nó [trong thế giới vô cơ].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 288[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4][B]Trước hết[/B], phương diện bên trong của hình thái – như là tính cá biệt đơn giản của một vật vô-cơ – chính là [B]trọng lượng riêng (spezifische Schwere)(476)[/B]. Là một hiện hữu đơn giản, trọng lượng riêng có thể được quan sát giống như đặc điểm của [B]con số[/B] và là đặc điểm quy định duy nhất có thể có của nó, hay nói đúng hơn, nó có thể được tìm ra bằng sự so sánh các quan sát, và bằng cách ấy, nó có vẻ mang lại một phương diện của quy luật. Hình thái hiện thân, màu sắc, độ cứng, độ bền và vô số những thuộc tính khác dường như cùng tạo nên phương diện [B]bên ngoài [/B]và phải diễn tả đặc điểm quy định của cái Bên trong – là con số – khiến cho một phương diện này có thể tìm thấy đối ảnh (Gegenbild) của nó trong phương diện kia.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 289[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Nhưng, bởi lẽ ở đây tính phủ định không được lãnh hội như là sự vận động của tiến trình mà như sự thống nhất [B]được đưa vào trạng thái bất động [/B]hay như là [B]sự tồn tại-cho-mình đơn giản[/B], nên thật ra, tính phủ định này xuất hiện như cái gì nhờ đó sự vật cưỡng chống lại tiến trình và tự bảo tồn bên trong chính nó và dửng dưng đối với tiến trình. Song, bởi sự tồn tại-cho-mình đơn giản này là một sự dửng dưng bất động đối với sự vật khác, nên trọng lượng riêng xuất hiện ra như là một thuộc tính [B]bên cạnh[/B] các thuộc tính khác; và qua đó, mọi mối [B]quan hệ [/B]tất yếu về phía nó đối với tính đa thể này, hay nói cách khác, mọi tính hợp quy luật của nó đều ngưng không còn tồn tại nữa. Trọng lượng riêng – trong ý nghĩa là [phương diện] [B]bên trong[/B] đơn giản – [B]không[/B] chứa đựng sự dị biệt [B]bên trong bản thân nó[/B], hay nói khác đi, sự dị biệt mà nó có chỉ là sự dị biệt không-bản chất, bởi chính [B]tính đơn giản thuần túy [/B]của nó thủ tiêu mọi sự phân biệt có tính bản chất. Vì thế, sự dị biệt không-bản chất này – tức là [B]lượng[/B] – phải đi tìm cái đối ảnh hay [B]cái khác [/B]của nó nơi phương diện khác – phương diện tính đa thể của các thuộc tính – , vì chỉ có làm như thế nó [B]mới[/B] [có thể] trở thành sự dị biệt mà thôi. Nếu bản thân tính đa thể này được tập hợp lại bên trong hình thức đơn giản của cái đối lập và được xác định, chẳng hạn, như sự [B]cố kết (Kohäsion)[/B], khiến cho sự cố kết này là [B]cái tồn tại-cho-mình trong cái tồn tại-khác[/B], (cũng như trọng lượng riêng là cái tồn tại-cho-mình [B]thuần túy[/B]), thì sự cố kết ở đây [B]trước hết[/B] là đặc điểm quy định được thiết định thuần túy trong Khái niệm đối lập lại với đặc điểm quy định trước. | Như thế, hóa ra phương cách đề ra quy luật chính là phương cách mà ta đã bàn trước đây khi nói về mối liên quan giữa tính cảm thụ với tính cảm ứng[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](477)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. [B]Sau nữa[/B], trong trường hợp đó, sự cố kết, – [B]với tư cách là Khái niệm [/B]về cái tồn tại-cho-mình trong cái tồn-tại-khác – chỉ đơn thuần là [B]sự trừu tượng[/B] [hóa] của phương diện đứng đối lập lại với trọng lượng riêng, và với tư cách như thế, nó không có sự hiện hữu [hiện thực]. Bởi vì sự tồn tại-cho-mình trong cái tồn tại-khác là tiến trình, trong đó [B]cái vô-cơ[/B] lẽ ra phải diễn tả sự tồn tại-cho-mình của nó như là một hình thức của [B]sự tự-bảo tồn[/B], và sự tự-bảo tồn này có nhiệm vụ bảo vệ, ngăn cản không cho nó đi ra khỏi tiến trình như một yếu tố [cấu thành] của một [B]sản phẩm[/B]. Nhưng điều này đi ngược lại bản tính tự nhiên của nó [bởi] bản tính của nó không hề có [B]mục đích (Zweck) [/B]hay tính phổ biến nào cả nơi bản thân nó. Đúng hơn, tiến trình của nó chỉ đơn giản là động thái nhất định, trong đó sự tồn tại-cho-mình của nó – tức trọng lượng riêng của nó – tự thủ tiêu chính mình[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](478)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. Tuy nhiên, bản thân động thái nhất định này, – trong đó lẽ ra sự cố kết của nó phải hiện hữu trong Khái niệm đúng thật của nó –, thì cùng với lượng nhất định của trong lượng riêng của nó lại là các Khái niệm hoàn toàn dửng dưng đối với nhau. Nếu giả thử hoàn toàn không xét đến phương cách chúng tác động vào nhau mà chỉ giới hạn sự chú ý vào biểu tượng về lượng, ắt ta có thể suy tưởng về một sự quy định chẳng hạn như thế này: một trọng lượng riêng lớn hơn – xét như là một “cường độ tồn tại” (Insichsein) cao hơn – hẳn sẽ cưỡng chống lại việc đi vào tiến trình nhiều hơn là một trọng lượng riêng nhỏ hơn. Nhưng, ngược lại, sự tự do của cái tồn tại-cho-mình chỉ tự chứng tỏ bằng sự dễ dàng trong việc thiết lập sự liên kết với tất cả và tự bảo tồn chính mình ở trong tính đa tạp này. “Cường độ tồn tại” (Intensität) mà không có sự mở rộng [về quảng tính] (Extension) các mối liên hệ là một sự trừu tượng trống rỗng về nội dung, bởi sự mở rộng tạo nên sự hiện hữu [B]bên ngoài (Dasein)[/B] của tính cường độ. Tuy nhiên, sự tự-bảo tồn của cái vô-cơ trong mối liên hệ của nó – như đã nói – nằm bên ngoài bản tính tự nhiên của bản thân mối quan hệ này, bởi cái vô cơ [B]không[/B] chứa đựng bên trong nó nguyên tắc của sự vận động, hay nói cách khác, bởi sự tồn tại của nó [B]không[/B] phải là tính phủ định tuyệt đối [phủ định của phủ định] và [B]không[/B] phải là Khái niệm.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 290[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Mặt khác, khi phương diện khác này của cái vô cơ được xem xét không phải như một tiến trình mà như một tồn tại thụ động, phương diện ấy là sự cố kết thông thường. | Nó là một thuộc tính cảm tính [B]đơn giản [/B]đứng về một phía, đối lập lại với yếu tố tự do và được thoát ly của cái tồn tại-khác, tức là cái nằm một cách phân tán ở trong nhiều thuộc tính dửng dưng với nhau và, giống như trọng lượng riêng, là một trong những thuộc tính này. | Sau đó, số lượng đa tạp các thuộc tính gộp chung lại tạo nên cái phương diện khác của sự cố kết. Nhưng, nơi sự cố kết, cũng như nơi số lượng đa tạp các thuộc tính, [B]con số[/B] là đặc điểm quy định duy nhất, là cái không chỉ không diễn tả được một mối quan hệ và một sự chuyển hóa của các thuộc tính này đối với nhau, mà, về bản chất, còn là sự vắng mặt của bất kỳ mối quan hệ tất yếu nào, trái lại, [con số] biểu lộ sự triệt tiêu mọi tính hợp quy luật, bởi nó là sự diễn tả về đặc điểm quy định [B]không[/B]-bản chất. Như thế, ta thấy rằng một chuỗi các vật thể – mà sự dị biệt của chúng được diễn tả như là sự dị biệt về [B]số lượng[/B] của các trọng lượng riêng của chúng – không có cách nào [B]song hành[/B] được với một chuỗi, nơi đó sự dị biệt là sự dị biệt với những thuộc tính khác, cho dù – nhằm đơn giản hóa sự so sánh – ta chỉ chọn riêng ra một hay một số ít thuộc tính. Bởi, trong thực tế, ở đây chỉ có thể là cái [B]tổng thể toàn bộ[/B] của những thuộc tính mới họa chăng tạo nên được chuỗi khác trong một sự song hành như thế. Để đưa cái tổng thể này thành hình thái có trật tự và nối kết nó thành một cái toàn bộ, sự quan sát, một mặt, tìm thấy các quy định [B]về lượng[/B] của những thuộc tính đa tạp này, nhưng mặt khác, những dị biệt của chúng lại xuất hiện ra như những dị biệt [B]về chất[/B]. Bây giờ, trong sự tập hợp hỗn độn này [của những dị biệt về chất], cái nào được xác định là chủ động, cái nào là bị động và phủ định nhau như thế nào – hay nói chung, sự sắp đặt bên trong(innere Figuration) và sự trình bày ra thành công thức – là vấn đề hết sức phức tạp – lẽ ra phải thuộc về [công việc xác định của] [B]Khái niệm[/B]. | Thế nhưng, Khái niệm đã bị [B]loại trừ[/B] ra khỏi tiến trình này, ở chính ngay trong phương cách phát hiện và lãnh hội các thuộc tính như là [B]đang hiện hữu trong môi trường của sự tồn tại cứng nhắc (seiend)(479)[/B]. Trong [điều kiện] hiện hữu như thế, không thuộc tính nào là có tính phủ định đối với cái khác, trái lại, cái nào cũng [B]hiện hữu[/B] giống hệt như cái nào, và cũng không hề chỉ ra vị trí của nó trong trật tự xếp đặt của cái toàn bộ. Trong trường hợp của một chuỗi tiến lên với những dị biệt song hành – dù mối quan hệ [song hành] được hiểu như quan hệ của việc tăng lên [B]đồng thời[/B] của cả hai phía hay của việc tăng lên của phía này và giảm đi của phía kia –, sự quan tâm chỉ tập trung ở sự diễn tả đơn giản [B]tối hậu[/B] về cái toàn bộ được nối kết này, tức là cái dường như tạo nên [B]một[/B] phương diện của quy luật, đối lập lại với trọng lượng riêng. | Tuy nhiên, phương diện này – như là một kết quả trong môi trường của tồn tại (seiend) – không gì khác hơn là điều đã nói, đó là một thuộc tính riêng lẻ, – chẳng hạn, cũng giống như sự cố kết thông thường – mà bên cạnh nó, các cái khác – và trong đó có cả trọng lượng riêng – có mặt một cách dửng dưng, và bất kỳ cái khác nào cũng đều có quyền – tức là đều không có quyền – được chọn trở thành cái “đại biểu” cho toàn bộ phương diện khác; cái này lẫn cái kia được giả định là “đại diện” duy nhất (“repräsentieren”) – mà trong tiếng Đức [còn có nghĩa] là “vorstellen” (“hình dung”) – cái bản chất nhưng thực ra lại không phải [B]là bản thân Sự việc [bản chất] (Sache selbst sein)[/B]. Như thế, nỗ lực tìm ra các chuỗi vật thể đơn thuần vận hành song song nhau và diễn tả bản chất của những vật thể trong một [B]quy luật[/B] bao hàm cả hai chuỗi này phải được xem là một quan niệm [B]không hiểu biết[/B] gì về nhiệm vụ mình phải làm [đề ra quy luật] cũng như về phương tiện để thực hiện nhiệm vụ ấy.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 291[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][Tổ chức của bản tính hữu cơ: loài, giống, tính cá biệt, cá thể:][/SIZE][/FONT][/B][B][FONT=Arial][SIZE=4]([/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4][B]480)[/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Trên đây, [ta thấy] mối liên quan giữa cái Bên trong và cái Bên ngoài trong hình thái hiện thân [của cái hữu cơ] – khi được đặt ra trước sự quan sát – đã bị chuyển dịch ngay sang lãnh vực của [B]cái vô cơ[/B]. | Bây giờ, điều kiện quy định dẫn sự quan sát đến việc làm ấy có thể được vạch ra một cách chính xác hơn, và ở đây cũng nảy sinh thêm một hình thức và phương cách khác của quan hệ ấy. Điều gì [B]có vẻ[/B] mang lại khả thể cho một sự so sánh như thế giữa cái Bên trong và cái Bên ngoài trong trường hợp của cái vô-cơ thì đều sụp đổ hết khi ta bước vào [lãnh vực của] [B]cái hữu cơ[/B]. [B]Cái Bên trong vô-cơ [/B]là một cái Bên trong đơn giản, bộc lộ ra cho [B]tri giác [/B]như là một thuộc tính [B]hiện hữu[/B] đơn thuần trong môi trường của sự tồn tại. | Vì thế, đặc điểm quy định của cái Bên trong vô cơ, về bản chất, là [B]lượng[/B] và với tư cách là một thuộc tính đơn thuần [B]hiện hữu[/B], nó xuất hiện ra như một thuộc tính dửng dưng đối với cái Bên ngoài, hay là đối với nhiều thuộc tính [B]cảm tính[/B] khác[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](481)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. Trong khi đó, ngược lại, sự tồn tại-cho-mình của cái hữu cơ-có sự sống (Organisch-lebendig) không phải là cái đứng về một phía [một phương diện] để đối lập lại với cái Bên ngoài của nó; [B]nó có cái nguyên tắc của sự tồn tại-khác ngay nơi chính bản thân nó[/B]. Nếu ta định nghĩa sự tồn tại-cho-mình như là một [B]mối quan hệ tự bảo tồn đơn giản đối với chính mình [/B]thì cái tồn tại-khác [B]của nó[/B] sẽ là [B]tính phủ định đơn giản[/B], và nhất thể hữu cơ là [B]nhất thể của mối quan hệ đồng nhất của mình với chính mình (Einheit des sichselbstgleichen sich auf sich Beziehens) [/B]và của [B]tính phủ định thuần túy[/B]. Nhất thể này – [B]với tư cách [/B]nhất thể – là cái [B]Bên trong[/B] của cái hữu cơ; qua đó, nó tự-mình (an sich) có tính [B]phổ biến[/B] hay nói cách khác, nó là [B]loài (Gattung)[/B]. Tuy nhiên, sự tự do của loài đối với hiện hữu hiện thực của nó là khác với sự tự do của trọng lượng riêng đối với hình thái hiện thân. Tự do của cái sau là tự do hiện hữu trần trụi trong môi trường của tồn tại ([B]seiende[/B] Freiheit), theo nghĩa sự tự do đứng về một phía như là [B]thuộc tính đặc biệt[/B]. Nhưng vì nó là một tự do-hiện hữu đơn thuần, nên nó chỉ là [B]Một[/B] đặc điểm quy định thiết yếu [B]thuộc về[/B] hình thái hiện thân này, hay là, qua nó, hình thái này – với tư cách là bản chất – là một cái gì được xác định [ein Bestimmtes: một hình thái [B]nhất định[/B]]. Trong khi đó, tự do của loài là một tự do [B]phổ biến[/B], dửng dưng đối với hình thái cá biệt này hay đối với hiện thực của nó. Do đó, đặc điểm quy định [B]gắn liền[/B] với sự tồn tại-cho-mình, xét như sự tồn-tại-cho-mình, của cái vô cơ thì, trong trường hợp của cái hữu-cơ, đặc điểm quy định ấy lại rơi vào [B]dưới[/B] [phụ thuộc] sự tồn-tại-cho-mình của nó, trong khi ở cái vô cơ, nó chỉ rơi vào [B]dưới cái tồn tại [/B]của cái tồn tại-cho mình[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](482)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. | Vì thế, mặc dù nơi cái vô cơ, đặc điểm quy định này đồng thời xuất hiện chỉ như là một [B]thuộc tính[/B], song thuộc tính ấy vẫn có phẩm giá [giá trị] của cái [B]bản chất[/B], bởi – với tư cách là cái phủ định thuần túy [đơn giản] – nó đứng đối lập lại với sự hiện hữu bên ngoài vốn là cái tồn tại cho một cái khác; và cái phủ định đơn giản này – trong tính quy định tối hậu và cá biệt của nó – là [B]một con số[/B]. Thế nhưng, cái hữu cơ lại là một cá thể cá biệt, bản thân là tính phủ định thuần túy, và vì thế, phá hủy bên trong nó tính quy định cứng đờ, cố định [của con số] vốn chỉ có thể áp dụng cho sự tồn tại [B]dửng dưng[/B]. Cho nên, trong chừng mực cái hữu cơ có trong nó yếu tố của sự tồn tại dửng dưng và của con số, phương diện số lượng này chỉ có thể được xem như là một yếu tố phụ chứ không phải như là bản chất của [B]sự sống sinh động [/B]của nó.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 292[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Nhưng bây giờ, tuy tính phủ định thuần túy – nguyên tắc của tiến trình – không rơi ra bên ngoài cái hữu cơ, và do đó, tuy cái hữu cơ – trong bản chất của nó – [B]không có[/B] tính phủ định như là một [B]đặc điểm quy định [/B][có tính thuộc tính][/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](483)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4], mà bản thân tính cá biệt [của cái hữu cơ riêng lẻ] [B]tự-mình (an sich)[/B] có tính phổ biến, cho nên các yếu tố của tính cá biệt thuần túy này [B]không[/B] được phát triển và [B]không[/B] trở thành hiện thực như là các yếu tố mà bản thân là [B]trừu tượng [/B]hay [B]phổ biến(484)[/B]. Ngược lại, sự biểu hiện này của chúng xuất hiện ra [B]ở bên ngoài[/B] tính phổ biến trên – tính phổ biến ấy, như thế, lại rơi trở lại vào [B]tính bên trong (Innerlichkeit)[/B] của cái hữu cơ –; và [B]giữa[/B] hiện hữu hiện thực hay hình thái hiện thân, tức tính cá biệt đang tự-phát triển của cái hữu cơ [B]và[/B] cái phổ biến hữu cơ – tức là loài (Gattung) –, xuất hiện ra [B]cái phổ biến nhất định[/B] [đặc thù] [B](das bestimmte Allgemeine)[/B] đó là [B]giống (Art)[/B]. Sự hiện hữu cụ thể mà tính phủ định của cái phổ biến [hữu cơ], hay của [B]loài[/B] đã đạt đến được chỉ là sự vận động đã phát triển [một cách minh nhiên] của một tiến trình trải qua [B]các bộ phận của hình thái [/B]đã được thiết định trong môi trường của tồn tại. Nếu giả thử loài có các [B]bộ phận[/B] được dị biệt hóa [B]bên trong[/B] bản thân nó như thể nó là một nhất thể đơn giản bất động, và nếu [B]tính phủ định đơn giản [/B]của nó đồng thời cũng là một sự vận động đã trải qua các bộ phận mà bản thân cũng là đơn giản và phổ biến một cách trực tiếp – các bộ phận hiện hữu hiện thực ở đây như là các yếu tố – thì loài hữu cơ hóa ra là [B]ý thức(485)[/B]. Thế nhưng, [B]đặc điểm[/B] [B]quy định đơn giản [/B]– với tư cách là đặc điểm của [B]giống (Art) [/B]lại hiện diện trong [B]loài[/B] một cách [B]không có-tính tinh thần (geistlos)[/B]; hiện thực [B]xuất phát[/B] từ loài, nói khác đi, cái gì đi vào hiện hữu hiện thực thì [B]không[/B] phải là loài, xét như là loài, nghĩa là, hoàn toàn không phải thực sự là [B]tư tưởng[/B]. Loài – [khi xuất hiện ra] với tư cách là cái hữu cơ hiện thực – chỉ được thay mặt bằng một cái gì làm [B]đại diện[/B]. Ở đây, [B]con số[/B] – chính là cái đại diện – [B]có vẻ[/B] biểu thị sự chuyển hóa từ loài sang việc hiện thân bằng hình thái cá thể và [B]có vẻ[/B] mang lại cho sự quan sát [B]hai[/B] phương diện của sự tất yếu, khi thì trong [hình thức của] đặc điểm quy định đơn giản, khi thì lại trong [hình thức của] một hình thái hữu cơ với tất cả tính đa tạp đã được phát triển đầy đủ. | Tuy nhiên, cái đại diện này, tức con số, đúng hơn, chỉ biểu thị sự dửng dưng và sự tự do của cái phổ biến và cái cá biệt đối với nhau; loài phó mặc cái cá biệt cho sự dị biệt đơn thuần về [B]lượng[/B], tức dị biệt không-bản chất; còn bản thân cái cá biệt – với tư cách là cái sống thực – tự cho thấy cũng độc lập và thoát ly khỏi sự dị biệt ấy. Tính phổ biến [B]đích thực[/B] – như đã được định nghĩa – ở đây chỉ đơn thuần là cái [B]bản chất bên trong[/B]; còn với tư cách là [B]đặc điểm của giống[/B], thì nó lại là tính phổ biến [B]hình thức[/B]; và, đối lập lại với tính phổ biến-[B]hình thức[/B] này, tính phổ biến [B]đích thực [/B]đứng về phía của tính cá biệt [hữu cơ] – là cái qua đó trở thành cái cá thể [B]sống thực[/B], và nhờ vào cái [B]bên trong [/B]của nó, tự đặt mình lên trên đặc điểm quy định của nó như là [B]giống[/B]. Nhưng, tính cá biệt sống thực này [B]không[/B] phải đồng thời là một [B]cá thể phổ biến (allgemeines Individuum)[/B], tức là, không phải cái cá thể trong đó tính phổ biến cũng đồng thời có một hiện thực bên ngoài; trái lại, đặc điểm này rơi ra bên ngoài cái [toàn bộ] hữu cơ-có sự sống (das Organisch-lebendige). Tuy nhiên, cái cá thể [B]phổ biến [/B]này, – khi nó [B]trực tiếp[/B] là cá thể của các hình thái hiện thân tự nhiên [của sự sống hữu cơ] – [B]không phải[/B] là bản thân ý thức: [bởi] nếu nó là [B]ý thức[/B], thì sự hiện hữu của nó – với tư cách là [B]cá thể[/B] [B]riêng lẻ, hữu cơ, sống thực [/B]ắt không phải rơi ra bên ngoài nó [cái cá thể phổ biến] được[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](486)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 293[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][c: Sự sống như là Lý tính bất tất:][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Vậy, ta thấy ở đây [hệ thống nối kết có hình thức của] một [B]suy luận (Schluss)[/B], trong đó một trong các đối cực là [B]sự sống phổ biến [/B]với tư cách là [B]cái phổ biến[/B] hay [B]loài[/B]; đối cực kia cũng chính là sự sống phổ biến ấy nhưng với tư cách là một [B]cá thể riêng lẻ[/B] hay [B]cá thể [mang tính] phổ biến[/B]; còn hạn từ trung giới lại là một sự kết hợp của [B]cả hai[/B]; cái thứ nhất có vẻ thích hợp trong đó với vai trò như là tính phổ biến [B]nhất định[/B] hay như là [B]giống[/B]; còn cái còn lại như là [B]tính cá biệt đích thực [/B]hay cá thể riêng lẻ[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](487)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]. Và bởi lẽ toàn bộ hệ thống nối kết [“suy luận”] này nói chung đều thuộc về phương diện của việc mang hình thái hiện thân [được cấu trúc hóa] (Gestaltung), nên trong đó cũng bao hàm cả cái được phân biệt như là Tự nhiên vô cơ[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](488)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 294[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Bây giờ, vì lẽ sự sống phổ biến – với tư cách là [B]bản chất đơn giản của loài [/B]– về phía nó, phát triển các sự dị biệt của Khái niệm và phải trình bày chúng trong hình thức của một chuỗi các đặc điểm quy định đơn giản, nên chuỗi này là một hệ thống các sự dị biệt được thiết định như là dửng dưng [đối với nhau], hay nói khác đi, đó là một [B]chuỗi số[/B]. Trong khi trước đây, cái hữu cơ trong hình thức của tính cá biệt được đặt ở vị trí đối lập lại với sự dị biệt không-bản chất này [sự phân biệt về lượng], một sự dị biệt vừa không diễn tả vừa không bao hàm bản tính tự nhiên [B]sống thực [/B]của bản thân tính cá biệt, và trong khi chính điều này cũng phải được nêu rõ ngay đối với cái vô-cơ khi xét đến sự hiện hữu [B]toàn bộ[/B] của cái vô cơ đã phát triển trong số lượng đa tạp của những thuộc tính của nó, thì bây giờ, cái [B]cá thể phổ biến[/B] không chỉ được xem như là thoát ly khỏi mọi sự phân thù [hay “hệ thống hóa”] (Gliederung) của loài mà còn như là sức mạnh khống chế lại bản thân loài. [B]Loài[/B] phân thù [phân tán] ra thành những [B]giống [/B] dựa trên cơ sở của [B]tính quy định phổ biến [/B]của con số, hoặc cũng có thể lấy những tính quy định riêng lẻ của sự hiện hữu của nó, chẳng hạn hình dạng, màu sắc v.v.. làm nguyên tắc phân chia. | Trong khi âm thầm thực hiện công việc này, loài gặp phải sức mạnh trong tay của phía cái [B]cá thể phổ biến [/B]– [B]trái đất[/B] – [/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](489)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4], là cái – trong vai trò của tính phủ định phổ biến – thiết lập nên những sự dị biệt tồn tại [B]trong chính nó[/B], – bản tính của những sự dị biệt này, do bản thể mà chúng thuộc về, là khác với bản tính của những sự dị biệt của loài – và làm cho những sự dị biệt này đối lập lại với tiến trình hệ thống hóa [phân thù] của loài. Việc làm này về phía loài trở thành một việc làm hoàn toàn bị giới hạn, và nó chỉ có thể tiến hành ở bên trong những yếu tố đầy sức mạnh này, và việc làm này luôn bị đứt quãng, thiếu sót và bị suy yếu bởi sức mạnh bạo lực không kiềm chế được của những yếu tố ấy.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 295[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Tất cả những điều ấy cho thấy rằng, trong sự hiện hữu được hiện thân bằng hình thái [B]nhất định[/B], sự quan sát chỉ có thể bắt gặp được [B]Lý tính[/B] trong ý nghĩa của [B]sự sống nói chung[/B], tuy nhiên sự sống này – trong tiến trình dị biệt hóa của nó – [B]không[/B] thực sự có nơi nó một sự sắp thành chuỗi và phân thù thành những bộ phận về mặt tổ chức nào có [B]tính lý tính cả [/B]và cũng [B]không[/B] phải là một hệ thống những hình thái [B]có cơ sở tự-thân (in sich gegründet)(490)[/B]. Nếu trong tiến trình lô-gíc [suy luận] (Schluss) của [các yếu tố tham gia vào] việc mang lại hình thái hữu cơ, cái trung giới – là cái chứa đựng giống và hiện thực của giống trong hình thức của tính cá thể riêng lẻ – có bên trong nó hai đối cực của [B]tính phổ biến bên trong[/B] và [B]tính cá thể phổ biến[/B], thì cái trung giới này – trong sự [B]vận động [/B]của hiện thực của nó – ắt sẽ có biểu hiện và bản tính tự nhiên của tính phổ biến, và là sự phát triển tự-hệ thống hóa chính mình. Như thế, chính [B]ý thức[/B], – đứng giữa Tinh thần phổ biến và tính cá biệt của Tinh thần ấy hay là ý thức-cảm tính –, có cái hạn từ trung giới là hệ thống của những hình thái của ý thức hiểu như đời sống của Tinh thần tự tổ chức thành cái toàn bộ – tức hệ thống các hình thái của ý thức được xem xét trong tác phẩm này – ; hệ thống này có sự hiện hữu khách quan của nó như là [B]lịch sử thế giới[/B]. Thế nhưng, [B]giới Tự nhiên hữu cơ không có lịch sử[/B]; nó [B]rơi trực tiếp[/B] từ cái phổ biến của nó – sự sống – [B]xuống[/B] thành tính cá biệt của sự hiện hữu, và các yếu tố của đặc điểm quy định đơn giản và của đời sống hữu cơ cá biệt – được hợp nhất lại trong hiện thực này – tạo ra tiến trình của sự Trở thành chỉ đơn thuần như là một vận động [B]bất tất[/B], trong đó mối yếu tố hoạt động riêng cho phần của mình và cái toàn bộ tuy được bảo tồn nhưng tính năng động ấy (diese Regsamkeit) là bị hạn chế: nó chỉ là [B]cho-mình[/B] đối với điểm [cố định riêng] của nó, bởi cái toàn bộ không có mặt trong điểm ấy; và sở dĩ cái toàn bộ không có mặt ở đó là vì cái toàn bộ ở đây không phải là [B]cho-mình (für sich) với tư cách là cái toàn bộ(491)[/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 296[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Vậy, ngoài sự kiện rằng, Lý tính – trong khi quan sát giới tự nhiên hữu cơ – chỉ đi đến được [B]một trực quan (Anschauung)[/B] về chính nó như là [B]sự sống phổ biến nói chung (allgemeines Leben überhaupt)[/B]; đối với bản thân lý tính, sự trực quan về sự phát triển và sự hiện thực hóa của sự sống này [B]chỉ[/B] có thể có được dựa theo các hệ thống được phân biệt với nhau một cách hoàn toàn phổ biến: quy định hay bản chất của chúng [B]không[/B] nằm trong cái hữu cơ xét như cái hữu cơ, mà nằm trong cái [B]cá thể phổ biến[/B] [“trái đất”]; và, giữa lòng những sự dị biệt của trái đất, trực quan về sự phát triển và về sự hiện thực hóa của sự sống này chỉ có thể có được là dựa theo những sự phân bố thành chuỗi mà loài cố gắng thiết lập.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 297[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Tóm lại, bởi lẽ trong tính hiện thực của mình, [B]tính phổ biến[/B] [B]của sự sống hữu cơ [/B]– tự để mình [B]rơi xuống[/B] một cách trực tiếp thành cái đối cực của tính cá biệt [B]mà không có một tiến trình trung giới tồn tại-cho-mình một cách đích thực (die wahrhafte fürsichseiende Vermittlung)[/B], nên [B]sự vật[/B] [B](Ding) [/B]trước mắt ý thức-quan sát chỉ đơn thuần là cái gì “được cho rằng” [tư kiến của xác tín cảm tính] (das Meinen); và nếu Lý tính có thể có một mối quan tâm nhàn rỗi, vô ích để quan sát cái sự vật của “tư kiến” này, ắt Lý tính tự bó mình trong việc [B]miêu tả[/B] và [B]kể lể[/B] về các tư kiến [ý kiến riêng] và các “phát hiện” ngẫu nhiên về giới Tự nhiên mà thôi. Sự tự do – thiếu vắng Tinh thần – của việc đưa ra tư kiến này quả sẽ cung cấp đủ thứ, nào là các mầm mống ban đầu của quy luật, các dấu vết của sự tất yếu, các điều ám chỉ về trật tự và chuỗi phân loại, các mối quan hệ tinh vi và giả tạo về đủ mọi loại. Nhưng, xét về mặt [B]quy luật [/B]và [B]tính tất yếu[/B], trong khi liên hệ cái hữu cơ với các sự kiện khác nhau đơn thuần được mang lại của giới tự nhiên vô cơ, chẳng hạn với các nhân tố tự nhiên, các khu vực địa lý, khí hậu v.v., sự quan sát sẽ không bao giờ đi xa hơn được ý tưởng chung chung về [B]“ảnh hưởng lớn” [/B]của các yếu tố ấy. Cũng thế, về phương diện khác, nơi tính cá thể không có ý nghĩa của [các điều kiện] trái đất, mà có ý nghĩa của cái [B]Một nội tại[/B] trong sự sống hữu cơ, và là nơi, cái Một nội tại này ở trong sự thống nhất trực tiếp với cái phổ biến để tạo nên loài, mà sự thống nhất đơn giản của nó lại được xác định đơn thuần như là một [B]con số[/B] cho Lý tính và do đó, để cho sự thống nhất ấy mất đi sự biểu hiện [B]về chất[/B], thì ở đây, sự quan sát không thể đi xa hơn việc nêu ra [B]các nhận xét khôn ngoan, các điểm liên hệ lý thú[/B], và sự [B]ngưỡng mộ thân thiện[/B] dành cho Khái niệm. Thế nhưng, các [B]nhận xét [/B]khôn ngoan [B]không[/B] phải là cái biết về sự tất yếu; các điểm liên hệ [B]lý thú [/B]chỉ dừng lại ở sự lý thú bởi sự lý thú [sự quan tâm] vẫn không là gì khác ngoài “tư kiến” chủ quan về cái hợp lý tính; và sau cùng, [B]sự ngưỡng mộ[/B] mà cái cá thể riêng lẻ muốn ám chỉ đến một [B]Khái niệm[/B] chỉ là một sự ngưỡng mộ ấu trĩ, và vẫn mãi là ấu trĩ, khi nó muốn hay tưởng rằng có được chút giá trị nào một cách tự-mình và cho-mình[/SIZE][/FONT][B][FONT=Arial][SIZE=4](492)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4](còn tiếp)[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4][/SIZE][/FONT][FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Nguồn: Georg Wilhelm Friedrich Hegel. 2006. [I]Hiện tượng học tinh thần (Phänomenologie des Geistes)[/I]. Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải. Hà Nội: Nxb. Văn học. Bản điện tử của dịch giả Bùi Văn Nam Sơn. Bản đăng trên triethoc.edu.vn có sự cho phép của dịch giả.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4][/SIZE][/FONT][FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](454)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Đặc điểm của sự quan sát là chỉ có thể tìm thấy các yếu tố của Khái niệm như là các [B]quy định tĩnh tại, thường tồn[/B]. Nó không thể quan niệm sự quá độ [B]thuần túy[/B] của yếu tố này sang yếu tố khác, vì thế, ở đây, nó biến sự đối lập giữa mục đích hữu cơ với hiện thực hữu cơ thành một sự đối lập giữa các hạn từ tĩnh tại, bị cố định hóa trong môi trường của sự tồn tại: sự đối lập giữa [B]cái Bên trong[/B] và [B]cái Bên ngoài[/B]. Nhưng, chính bản tính tự nhiên của sự đối lập này “chán ghét” sự phân biệt và sự tĩnh tại như thế; từ đó, ý thức quan sát sẽ thu hoạch thêm kinh nghiệm mới.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](455)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Khác với hình dung về các quy luật trước đây, hình thức [B]mới[/B] về quy luật là ở chỗ: tuy sự quan sát vẫn còn phân biệt và nhìn nhận “cái Bên trong” và “cái Bên ngoài” ở trong môi trường của sự tồn tại (cứng nhắc) nhưng đồng thời cũng đã suy tưởng về [B]tính đồng nhất[/B] của chúng. Hình thức mới của mối liên quan ở đây chính là thuật ngữ: [B]“sự biểu hiện” (der Ausdruck) [/B][của cái Bên trong nơi cái Bên ngoài].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](456)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Ở đây, [B]Hegel[/B] dùng các thuật ngữ trong triết học Tự nhiên của [B]F.J.Schelling[/B] về các thuộc tính nguyên thủy của giới động vật. Xem quan niệm của Schelling về tính cảm thụ, tính cảm ứng và tính tái tạo trong: [B]Schelling[/B]: “Von der Weltseele. Eine Hypothese der höheren Physik zur Erklärung des allgemeinen Organismus”/ ”Về linh hồn thế giới. Một giả thuyết của Vật lý học cao cấp nhằm giải thích sinh thể hữu cơ phổ biến”. Hamburg 1798, trang 225, 240..., 290... Ngoài ra, sự khác nhau giữa giới hữu cơ [B]thực vật[/B] (chỉ diễn tả [B]Khái niệm đơn giản[/B] về cái hữu cơ) và giới hữu cơ [B]động vật[/B] (diễn tả sự [B]phát triển minh nhiên[/B] của Khái niệm này). Xem: [B]Hegel[/B]: “Triết học hiện thực”/“Realphilosophie”, thời kỳ Jena, tác phẩm, XX, tr. 122.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](457)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4][B]“Mục đích tự thân”[/B]: trong cái hữu cơ, ta thấy Khái niệm được thực hiện, tức cái tồn tại lấy chính mình làm mục đích. Các yếu tố của Khái niệm này là: [B]tính cảm thụ[/B] hay là sự phản tư vào trong chính mình; [B]tính cảm ứng[/B] hay là phản ứng hữu cơ. Sự thống nhất cụ thể hay biện chứng của hai yếu tố này là [B]tính tái tạo[/B], tức tính mục đích-tự thân đã phát triển, trong đó cái hữu cơ quan hệ với chính mình như với một cái khác và tự tái tạo chính mình (tiến trình của Loài). (Xem: [B]Hegel[/B]: “Triết học hiện thực”/Realphilosophie thời kỳ Jena). Nhưng, như đã nói, trong “Triết học hiện thực”, Hegel phát triển “Triết học về Tự nhiên” từ chính bản thân nó, còn ở đây chỉ là “Hiện tượng học” về cái biết ấy (theo J.H).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](458)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Cái Bên ngoài là cơ thể (hình thức hữu cơ) và các hệ thống mà môn cơ thể học có thể tìm hiểu; cái Bên trong được cấu tạo bằng các chức năng phổ biến (tính cảm thụ, tính cảm ứng, tính tái tạo) tức các yếu tố của Khái niệm. Như vậy, các chức năng này vừa có biểu hiện [B]riêng[/B] của chúng ra bên ngoài như hệ thống thần kinh, hệ thống cơ bắp, vừa có hình thức bên ngoài nói chung như là động thái toàn diện của vật hữu cơ.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](459)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Kết quả sẽ được rút ra từ tiến trình biện chứng: quy luật “cái Bên ngoài là biểu hiện của cái Bên trong” sẽ không còn là quy luật nữa. Lý tính quan sát sẽ vượt qua quy luật và chỉ nắm bắt [B]tư tưởng[/B] về quy luật.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](460)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Tính cảm ứng và tính cảm thụ không phải là những [B]“tự tồn” [/B]phân biệt nhau, mà là các yếu tố của Khái niệm, của cái toàn bộ hữu cơ.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](461)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Ở đây, Hegel phê phán quan hệ “tỷ lệ nghịch” giữa tính cảm thụ và tính cảm ứng theo quan niệm của [B]Kielmeyer[/B]. [B]Schelling[/B] cũng dùng quan hệ này trong triết học tự nhiên của mình. Trong “Triết học hiện thực” ở thời kỳ Jena, Hegel đã nêu ra sự tương tự sau đây: “tính cảm thụ = chức năng lý thuyết; tính cảm ứng = chức năng thực hành; tính tái tạo = sự thừa nhận lẫn nhau của những Tự-ý thức”. Nhưng, sự quan sát đã quy giảm các yếu tố khác nhau [B]về Chất[/B] này của Khái niệm thành những thuộc tính cảm tính và thiết lập một mối quan hệ [B]về Lượng[/B] mà thực chất là lặp thừa. Sai lầm của sự quan sát là đã thay sự khác nhau về chất của các yếu tố của Khái niệm thành sự khác nhau về [B]lượng[/B], một khác nhau “vô-tư tưởng”, khiến cho sự thống nhất biện chứng của cái hữu cơ không được suy tưởng một cách đúng đắn. Các tiểu đoạn tiếp theo đều tập trung phê phán và châm biếm quan niệm của Kielmeyer và sự tiếp thu của Schelling, cho thấy quan niệm về lượng không thể suy tưởng một cách biện chứng về các sự đối lập về chất, và nó chỉ là sự [B]lặp thừa[/B], một trò chơi [B]hình thức[/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](462)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]thái độ của sự quan sát luôn giả định [B]tính cố định[/B], cứng nhắc trong môi trường của sự tồn tại được quan sát. Có thể nói, sự quan sát không thể nắm bắt bản thân [B]sự trở thành[/B], sự chuyển hóa của tính quy định này sang tính quy định khác; nó chỉ đi tìm những quy định tự tồn.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](463)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]“Sự thoát ly của Tự nhiên khỏi sự kiểm soát của Khái niệm” là đặc điểm của triết học về Tự nhiên của Hegel. Sự bất tất của Tự nhiên là sự “sa đọa” khỏi Ý niệm. Nhưng, ở đây, Hegel không nhằm đưa ra một triết học về Tự nhiên mà chỉ muốn chứng minh rằng Lý tính quan sát không thể tìm thấy chính mình một cách tuyệt đối ở trong Tự nhiên.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](464)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Sự phê phán môn giải phẫu học là chỉ nghiên cứu xác chết đã được Hegel nêu ngay ở tiểu đoạn đầu tiên của Lời Tựa: §1.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](465)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Quy luật (xem: Chương III, Giác tính) xuất phát từ sự dửng dưng của các hạn từ có liên quan với nhau; và, theo Hegel, Hume đã nhấn mạnh đúng vào điểm này. Tuy nhiên, giác tính cố đi tìm [B]sự tất yếu[/B] của việc quá độ của hạn từ này sang hạn từ khác (tính vô tận hay tính phổ biến). Trong tri giác và giác tính, sự tất yếu này chỉ tồn tại [B]ở trong[/B] ý thức, còn ở đây, nó đã trở thành bản thân [B]đối tượng[/B] được Lý tính quan sát. Sự dửng dưng của các hạn từ đã mất đi; quy luật đã được vượt qua và [B]Khái niệm, xét như là Khái niệm, đang hiện diện[/B]. Vậy, những quy luật sở dĩ có được trong thế giới [B]vô cơ[/B] là vì Khái niệm chỉ là “sự phản tư của chúng ta”, còn trong cái hữu cơ, sự phản tư này hay sự quá độ thuần túy này đã trở thành đối tượng của ta và sự quan sát không thể tiếp tục lãnh hội các hạn từ một cách phân biệt, tách rời nhau nữa (xem: §279).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](466)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Cái Bên trong là sự chuyển hóa thành cái Bên ngoài một cách trực tiếp và ngược lại. Nội dung là một và không thể được cố định hóa như một nội dung nhất định.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](467)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Phê phán Schelling.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](468)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Chỉ trích Schelling cũng như chỉ trích thuyết hình thức: ngôn ngữ sử dụng đã mang tính Khái niệm và diễn tả được sự phản tư-vào trong chính mình vốn là đặc điểm của sinh thể hữu cơ, nhưng [B]nội dung[/B] vẫn còn bị lãnh hội và xem xét như là một nội dung [B]cảm tính[/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](469)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Ám chỉ các thuật ngữ của [B]C.I.Kilian[/B]. Xem: [B]Kilian[/B]: “Entwurf eines Systems der Gesammten Medizin”/“Sơ thảo một hệ thống của Y học toàn bộ”: “tính hưng phấn bất thường” (trang 155); “lực gia cường” (trang 257). Thuật ngữ “lực gia cường” (Potenzierung) cũng được [B]Schelling[/B] sử dụng, do đó, cũng bị chỉ trích. (Schelling, Tác phẩm, tập 4, 31 và 64). (Dẫn theo bản Meiner).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](470)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Trước đây, ta đã xem xét [B]Khái niệm[/B] hữu cơ (tính cảm thụ, tính cảm ứng, tính tái tạo) ở trong cái Bên trong cũng như ở trong những biểu hiện ra bên ngoài của nó. Vấn đề bây giờ là xem xét [B]hình thái[/B] hữu cơ trong cái Bên trong và cái Bên ngoài của nó, tức hệ thống các [B]hình thức sống[/B] trong môi trường của tồn tại với tư cách là các [B]dữ kiện[/B] được mang lại trong môi trường ấy.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](471)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Câu này diễn tả một bước ngoặt biện chứng: Sự sống vừa là sự vận động thủ tiêu các dị biệt, tức sự vận động [B]không ngừng nghỉ[/B], vừa là bản thể, tức [B]sự tự tồn[/B] của các dị biệt này. Với tư cách là cái [B]toàn bộ yên tĩnh[/B], Sự sống là [B]tính trực tiếp [/B]và [B]tính ngoại tại[/B]. Vì thế, cái Bên trong thứ nhất là “sự bất an của sự trừu tượng”, còn cái thứ hai là “tính phổ biến yên tĩnh” tự thể hiện trong sự dửng dưng của những quy định.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](472)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Tính bất tất của biểu hiện của Sự sống trong môi trường của sự tồn tại.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](473)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Ám chỉ việc [B]Schelling[/B] xem những hình thái bên ngoài của sinh thể hữu cơ tương ứng với những “mức độ” hay “lượng” của sự phát triển các “lực” hay “sức mạnh” hữu cơ. Theo đó, chuỗi những “lực” là hạn từ trung giới giữa cái Bên trong đơn giản (cùng một Sự sống đồng nhất) và cái Bên ngoài của những biểu hiện của Sự sống ấy trong môi trường của tồn tại.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](474)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Sự dửng dưng giữa cái Bên trong và cái Bên ngoài dẫn ta đến cái Vô-cơ, là nơi tất cả được “kết nối” vào với nhau nhưng thiếu sự phản tư-vào trong-chính mình.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](475)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]“Tinh thần của giới Tự nhiên là một Tinh thần bị ẩn giấu; nó không tự tạo ra dưới [B]bản thân hình thức[/B] của Tinh thần: nó chỉ là Tinh thần [B]cho[/B] [đối với] Tinh thần nhận thức về nó; nó là Tinh thần [B]tự-mình[/B], chứ không phải [B]cho-mình[/B]” ([B]Jenenser Logik/Lô-gíc học thời kỳ Jena[/B], Lasson, XVIII, 194-195) (dẫn theo J.H).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](476)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4][B]“Trọng lượng riêng” (die spezifische Schwere)[/B]: trọng lượng riêng sẽ là “Tự ngã” (Selbst) của vật thể. Tính đa tạp của những trọng lượng riêng – đối lập lại với trọng lực phổ biến – như là một sự cá thể hóa, một sự nội tại hóa của giới Tự nhiên.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](477)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4][B]Schelling[/B]phân biệt [B]sự cố kết[/B] gọi là “lực năng động” với sự cố kết “bình thường”. Hegel xem đây đều là thuộc tính cảm tính đơn giản cùng tồn tại bên cạnh các thuộc tính khác mà thôi (xem §290). Về “phương cách đề ra quy luật này”, xem: [B]Schelling[/B]: Exposition, §72.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](478)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Vì cái Vô cơ không có sự phản tư-vào trong chính mình và không bảo tồn chính mình trong mối quan hệ với sự vật khác.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](479)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Theo Hegel, ý đồ muốn dùng mối quan hệ giữa trọng lượng riêng của sự vật với các thuộc tính khác để xác định sự hình thành của vật thể vô cơ và của chuỗi những vật thể vô cơ là ý đồ vô vọng. Ở đây, giới Tự nhiên chỉ cho ta một “chỉ dẫn”, “một sự ngưỡng mộ đối với Khái niệm” (xem: [B]Schelling[/B]: “Allgemeine Deduction des dynamischen Prozesses oder der Kategorien der Physik”/“Sự diễn dịch tổng quát về tiến trình năng động hay về các phạm trù của Vật lý học”, §40 và tiếp) (dẫn theo J.H).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](480)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Mặc dù ở đầu mục III (§287), Hegel xem “việc quan sát giới Tự nhiên như quan sát một toàn bộ hữu cơ”, nhưng ông nhắm đến [B]tổng thể[/B] giới Tự nhiên như nó đang xuất hiện ra cho sự quan sát: giới Tự nhiên vô cơ và giới Tự nhiên hữu cơ là các yếu tố của một “tổng thể” (“một suy luận”/ein Syllogismus) trong đó Lý tính sẽ tự tìm thấy chính mình, nhưng như là “Lý tính bất tất”, hay Lý tính chưa được phát triển trong toàn thể những yếu tố của nó. Tuy Hegel nhấn mạnh đặc biệt ở điểm này để cho thấy giới Tự nhiên không phải là sự thực hiện trọn vẹn của Khái niệm, nhưng vẫn thừa nhận “tổng thể giới Tự nhiên” thể hiện một sự phản ánh Khái niệm. Do đó, không nên hiểu rằng ở đây Hegel lên án hoặc phủ nhận toàn bộ “Triết học về Tự nhiên” (theo J.H).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](481)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Trong cái [B]vô-cơ[/B], cái Bên trong, – trọng lượng riêng – là một thuộc tính dửng dưng với những thuộc tính khác. Cái vô-cơ không tự bảo tồn trong mối quan hệ với sự vật khác; nó không thực sự có [B]tính phủ định[/B] bên trong nó. Tình hình này cho phép sự quan sát tìm ra trọng lượng riêng bên cạnh những thuộc tính khác, nhưng không cho phép nó nắm bắt tiến trình năng động hay tính tất yếu của một sự chuyển hóa.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](482)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Trong cái vô-cơ, tính quy định là bản chất của một hình thái cá biệt và đó là cái tồn tại-cho mình của nó. Trong cái hữu cơ, tính quy định [B]được thâu gồm (subsummiert) [/B]vào dưới cái tồn tại-cho mình (tức cái tự-mình phổ biến hay là Loài). Do đó, ta không thể nắm bắt bản chất của sự sống hữu cơ như [B]tính quy định [/B]ở trong môi trường của tồn tại (cứng nhắc).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](483)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Tính phủ định trong cái vô cơ là một [B]tính quy định[/B], còn tính phủ định trong cái hữu cơ là [B]tiến trình vận động để phủ định tính quy định[/B]. Trong trường hợp trước, tính phủ định là một [B]“hiện hữu” (Dasein)[/B], trong trường hợp sau là một [B]“việc làm” (Tun) [/B]hay là Khái niệm.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](484)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Tính cá biệt hữu cơ – tuy là có tính phổ biến tự-mình – nhưng cũng không mang lại một sự thể hiện tương ứng trọn vẹn với Khái niệm. Nó là Khái niệm (tức không phải cái vô cơ), nhưng không phát triển “tính bên trong” của nó. Tính bên trong này vẫn là tính bên trong, còn cái phổ biến chỉ biểu lộ như là cái phổ biến [B]hình thức[/B], như là “giống” và chuỗi “các giống” chỉ khác nhau về lượng (xem cuối §292). Lý do sâu xa là vì theo Hegel, “Sự sống hay giới Tự nhiên không có lịch sử”. (Chỉ có lịch sử của Tinh thần).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](485)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Chỉ có [B]Ý thức[/B] mới vừa là loài, vừa là chuỗi của những yếu tố khác nhau về [B]chất[/B] và được [B]tính phổ biến[/B] “thấm nhuần”.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](486)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Các yếu tố khác nhau – sẽ được tập hợp thành một thống nhất cụ thể ở đoạn sau – đều có mặt: [B]loài[/B] hay [B]sự sống[/B] chỉ được hiện thực hóa trong một chuỗi những [B]giống[/B] không có những dị biệt đích thực về [B]chất[/B]; và như thế, tính phổ biến đích thực, đúng ra, tự thể hiện như là sự sống ở trong vật sống cá biệt, và sự sống này – thể hiện bằng cách nào đó trong mỗi hình thức sống – vẫn là [B]tính bên trong[/B]. Cá thể sống không diễn tả [B]Khái niệm[/B] nơi chính nó bởi nó không phải là [B]cá thể phổ biến[/B]. Chính [B]trái đất[/B] (tổng thể của mọi hình thức vô cơ) là cái [B]cá thể phổ biến[/B] này (§294), nhưng, để là Khái niệm, cái cá thể phổ biến này lại thiếu sự sống [B]cá biệt[/B], là cái rơi ra bên ngoài nó và ở trong những hình thức sống (theo J.H).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](487)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Vận động của Sự sống, trong hình thái cá biệt, là kết quả của một “hành động” kép: của Loài, là cái thiết lập chuỗi của các giống, và của trái đất, như là [B]cá thể phổ biến[/B], không ngừng làm xáo trộn và biến thái hành động này của Loài. Theo ngôn ngữ hiện đại, có thể gọi là những quy luật nội tại của sự phát triển của Sự sống và tác động không ngừng của môi trường (theo J.H).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](488)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4][B]“Suy luận”[/B]này bao hàm toàn bộ Tự nhiên (hữu cơ và vô cơ) và toàn bộ tiến trình biện chứng trước đó.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](489)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4][B]Xem[/B]: [B]Hegel[/B]: [B]Khoa học Lô-gíc[/B]: “Trái đất – với tư cách là một toàn bộ cụ thể – vừa là một bản tính tự nhiên phổ biến hay là Loài (Gattung), vừa là một cá thể riêng lẻ”, (V, trang 153).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](490)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Những gì xuất hiện ra ở đây cho Lý tính quan sát không phải là hình ảnh đích thực về Lý tính. Sự quan sát (hay triết học) về Tự nhiên – xét như một bước, một “thời đoạn” (Moment) của sự phát triển [B]hiện tượng học [/B]– cũng chỉ là một bước (Moment) mà Lý tính phải vượt qua để thực sự tìm thấy chính mình. Vì thế, theo Hegel, không có lịch sử của Tự nhiên mà chỉ có lịch sử của Tinh thần, và, triết học tự nhiên của Schelling chỉ là một “tiền giả định” cho triết học của Hegel.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](491)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Sự hiện diện mang tính tinh thần của cái Toàn bộ ở trong một yếu tố cá biệt chỉ tự hiện thực hóa ở trong cái “cho-mình” của Tinh thần. Vì thế, Hegel cho rằng tính cá biệt hữu cơ (sống thực) là phổ biến “tự-mình” chứ không phải phổ biến “cho-mình”. Theo Hegel, một triết học về Sự sống như của Schelling chỉ tương ứng với một [B]trực quan[/B] không thể tự phát triển “cho-mình”. “Trực quan” ấy mãi mãi ở bước khởi đầu như là “loài” hữu cơ, trong khi đó, chỉ có Khái niệm mới tương ứng với một triết học về Tinh thần, vì Khái niệm là sự phát triển của chính mình. Tóm lại, một triết học về trực quan tương ứng với triết học về Sự sống, còn một triết học về Khái niệm mới tương ứng với triết học về Tinh thần (theo J.H).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4](492)[/SIZE][/FONT][/B][FONT=Arial][SIZE=4]Hegel tóm lược toàn bộ sự phát triển của Lý tính quan sát: cái hữu cơ và các yếu tố của nó, Khái niệm về cái hữu cơ như là tính mục đích v.v.., và cả cái Toàn bộ cũng hiện diện ở đây trước Lý tính quan sát, nhưng kết quả là sự bất tất của giới Tự nhiên, và do đó, Lý tính chưa thể nhận ra chính bản thân mình.[/SIZE][/FONT][/FONT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học phương Đông
Hegel- hiện tượng học tinh thần
Top