Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học phương Đông
Hegel- hiện tượng học tinh thần
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="PHÚC KEYNES" data-source="post: 95829" data-attributes="member: 147652"><p><strong>Hegel- hiện tượng học tinh thần (phần 4)</strong></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">G. W. G. Hegel</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>Bùi Văn Nam Sơn </strong>dịch và chú giải</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Nxb. Văn học, 2006</span></span></strong></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">--- o0o ---</span></span></strong></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN</span></span></strong></span></p> <p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[Phần 4]</span></span></strong></span></p><p></p><p> </p><p><strong><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(B)</span></span></span></strong></p><p></p><p> </p><p style="text-align: center"><strong><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">TỰ-Ý THỨC</span></span></span></strong></p> <p style="text-align: center"><strong><span style="font-family: 'times new roman'"><em><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">IV</span></span></em></span></strong></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><em><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">SỰ THẬT CỦA VIỆC XÁC TÍN</span></span></em></span></p> <p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><em><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">VỀ CHÍNH MÌNH</span></span></em></span></p> <p style="text-align: center"></p><p></p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 166</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Trong các phương cách [đã được xem xét] cho đến nay về <strong>sự xác tín</strong> [sự xác tín cảm tính – tri giác – giác tính] thì: đối với ý thức, cái đúng thật (das Wahre) là cái gì <strong>khác</strong> với bản thân ý thức. Tuy nhiên, Khái niệm về cái đúng thật này tiêu biến đi trong tiến trình kinh nghiệm về nó. | Cái gì <strong>đã</strong> [được xem] là đối tượng tự-mình một cách trực tiếp – đó là cái tồn tại [thuần túy] của sự xác tín cảm tính; sự vật cụ thể trong tri giác hoặc Lực của giác tính – đều tự chứng tỏ thực ra không phải ở trong sự đúng thật, trái lại, <strong>cái Tự-mình (das An-sich) </strong>này chứng tỏ rút cục là một phương cách, trong đó nó chỉ tồn tại cho-một-cái-khác. | Khái niệm [trừu tượng] về đối tượng tự vượt bỏ trong đối tượng hiện thực, hay nói cách khác, cái biểu tượng trực tiếp đầu tiên về đối tượng tự vượt bỏ trong tiến trình kinh nghiệm; và <strong>sự xác tín bị mất đi trong sự thật</strong>. Nhưng, <strong>từ nay</strong>, đã hình thành điều chưa hình thành được trong các mối quan hệ trước đó, tức <strong>đã hình thành một sự xác tín ngang bằng (gleich) với sự thật [chân lý] của nó, bởi sự xác tín [mới] này là đối tượng của riêng nó đối với chính nó và ý thức là cái đúng thật đối với chính ý thức<a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn1" target="_blank">(301)</a></strong>. Tất nhiên ở đây vẫn còn có một <strong>cái tồn tại-khác</strong>, – [bởi] ý thức [luôn] tạo sự phân biệt –, nhưng với ý thức, một cái tồn tại khác như thế lại đồng thời <strong>không</strong> phải là một cái được phân biệt. [Nơi cấp độ của Tự-Ý thức này], nếu ta gọi <strong>Khái</strong> <strong>niệm</strong> là [tiến trình] vận động của cái biết, còn gọi <strong>đối tượng</strong> là bản thân cái biết – xét như cái nhất thể đơn giản hay <strong>cái Tôi</strong> –, ta thấy rằng: không chỉ <strong>cho ta</strong> [người quan sát] mà cho bản thân cái biết, <strong>quả là đối tượng tương ứng với Khái niệm</strong>. Hoặc bằng cách khác, nếu ta gọi <strong>Khái niệm</strong> là <strong>đối tượng tự-mình</strong>, còn gọi <strong>“đối tượng”</strong> là cái gì tồn tại như là đối tượng hay như là cái tồn tại-<strong>cho-một-cái-khác</strong>, thì rõ ràng là: ở đây, cái tồn tại-<strong>tự-mình </strong>và cái tồn tại-<strong>cho-một-cái-khác</strong> cũng là một. Bởi cái <strong>tự-mình </strong>(das Ansich) là ý thức, nhưng chính ý thức cũng là một cái-khác (cái-tự-mình) <strong>cho</strong> ý thức; và vì là tồn tại <strong>cho</strong> ý thức, nên cái tự-mình của đối tượng và cái tồn tại-cho-một-cái-khác của đối tượng cũng là một. | Cái Tôi là <strong>nội dung </strong>của mối quan hệ nối kết và là bản thân [tiến trình] quan hệ. | Đối lập lại với một cái khác, cái Tôi là bản thân nó, và đồng thời vượt ra bên ngoài cái-khác này; nhưng cái-khác này <strong>đối với</strong> cái Tôi, cũng chỉ là bản thân cái Tôi</span></span><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn2" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(302)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 167</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[I. Tự-ý thức, tự-mình:]</span></span></strong></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Vậy, với Tự-ý thức, bây giờ ta đã bước vào <strong>nguyên quán</strong> <strong>của chân lý (das einheimische Reiche der Wahrheit)</strong>. Công việc của ta là hãy thử xem <strong>hình thái đầu tiên</strong> của Tự-ý thức xuất hiện ra như thế nào. Khi ta xem xét hình thái <strong>mới</strong> này của cái biết – <strong>tức cái biết về chính mình</strong> [biết về cái mình biết] trong quan hệ [so sánh] với cái biết trước đây – tức<strong>cái biết về một cái khác [mình]</strong> –, ta thấy rằng dù cái khác này tuy đã biến mất [bị phủ định], nhưng các yếu tố của nó đồng thời vẫn được <strong>bảo lưu</strong> lại và cái bị mất đi chỉ là ở chỗ các yếu tố ấy [đã] hiện diện ở đây như là các yếu tố <strong>tự-mình</strong>. Cái tồn tại [thuần túy] (das Sein) của việc “cho rằng” [xác tín cảm tính], tính cá biệt và tính phổ biến đối lập lại với nhau của tri giác, cũng như cái Bên trong trống rỗng của giác tính đều <strong>không còn</strong> tồn tại như các cái bản chất [có thực thể] nữa, mà chỉ như là <strong>các yếu tố của Tự-Ý thức</strong>, nghĩa là chỉ như là các sự trừu tượng hay các sự phân biệt đồng thời không có tính thực tại (nichtig) <strong>cho </strong>bản thân ý thức, hay nói khác đi, chúng không hề là các sự phân biệt và đều là các cái bản chất tiêu biến đi một cách thuần túy.</span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Vậy, dường như chỉ có bản thân yếu tố <strong>chủ yếu</strong> là bị mất đi, đó là sự tự tồn (das Bestehen) độc lập, đơn giản [của các yếu tố] <strong>cho</strong> ý thức. Nhưng, trong thực tế, Tự-ý thức là sự phản tư từ cái tồn tại [đơn thuần] của thế giới cảm tính của giác quan và của tri giác và, về bản chất, là sự quay trở ngược lại chính mình từ cái <strong>tồn-tại-khác</strong>. <strong>Với tư cách là Tự-ý thức, nó là tiến trình vận động</strong>. | Nhưng, vì cái nó phân biệt với chính nó <strong>chỉ là chính nó như là chính nó</strong>, nên sự phân biệt, như một cái tồn tại khác, bị vượt bỏ một cách trực tiếp <strong>đối với</strong> nó; sự phân biệt <strong>không </strong>tồn tại, và Tự-ý thức chỉ là sự lặp thừa [Tautologie: trùng ngôn] <strong>không có vận động</strong> của cái “<strong>Tôi Là Tôi”<a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn3" target="_blank">(303)</a></strong>. | Đối với Tự-ý thức, khi sự phân biệt không có <strong>hình thái của sự tồn tại (die Gestalt des Seins) </strong>thì nó <strong>không</strong> phải là Tự-Ý thức. Vậy là, <strong>cho</strong> Tự-ý thức, cái <strong>tồn-tại-khác</strong> phải hiện diện như là một cái <strong>Tồn tại </strong>[một sự kiện] hay như yếu tố được <strong>phân biệt rõ ràng</strong>; nhưng <strong>cho </strong>ý thức cũng còn có sự thống nhất của bản thân nó với sự phân biệt này như là <strong>yếu tố thứ hai được phân biệt rõ ràng</strong>. Với yếu tố thứ nhất, Tự-ý thức mang hình thức của <strong>Ý-thức </strong>và toàn bộ phạm vi của thế giới cảm tính được bảo tồn [như là đối tượng] cho nó, nhưng đồng thời chỉ như là trong <strong>mối quan hệ </strong>với yếu tố thứ hai, [tức với] sự thống nhất của Tự-ý thức với chính nó. | Và do đó, thế giới cảm tính được Tự-ý thức xem như là có một sự tự tồn (ein Bestehen), tuy nhiên, sự tự tồn này chỉ như là <strong>hiện tượng </strong>(Erscheinung = thế giới cảm tính), hay như là sự phân biệt mà về mặt <strong>tự-mình</strong> (an sich) <strong>không </strong>có sự tồn tại nào cả. Tuy nhiên, sự đối lập này giữa hiện tượng và tính chân lý của nó chỉ tìm thấy bản chất của nó ở trong sự thật, đó <strong>là sự thống nhất của Tự-ý thức với chính nó. | Sự thống nhất này phải trở thành có tính bản chất đối với Tự-Ý thức, có nghĩa là, Tự-Ý thức là sự HAM MUỐN (BEGIERDE) nói chung. Từ nay</strong>, Ý thức – với tư cách là Tự-ý thức, có một <strong>đối tượng nhị bội</strong> [nhân đôi]: thứ nhất là đối tượng <strong>trực tiếp </strong>của sự xác tín cảm tính và của tri giác nhưng ở đây nó lại có tính cách của cái <strong>phủ định</strong> <strong>cho</strong> Tự-ý thức; còn đối tượng thứ hai là <strong>chính bản thân nó </strong>[ý thức], là cái bản chất đúng thật nhưng thoạt đầu chỉ hiện diện như là đối lập lại với đối tượng thứ nhất. <strong>Ở đây, Tự-ý thức tự biểu hiện ra như tiến trình vận động, qua đó sự đối lập này được khắc phục [được vượt bỏ – aufgehoben] và sự ngang bằng [đồng nhất] (Gleichheit) của mình với chính mình sẽ hình thành [trở thành minh nhiên] cho bản thân Tự-ý thức.</strong></span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 168</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[II. Sự Sống:]</span></span></strong></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>Cho ta</strong>[người quan sát] hay là <strong>tự-mình</strong>, đối tượng – yếu tố phủ định [đối lập, được phân biệt] đối với Tự-ý thức – về phía nó cũng đã quay ngược về trong chính nó giống như ý thức cũng đã làm như thế về phía mình. <strong>Thông qua sự phản tư này vào trong chính nó, đối tượng đã biến thành SỰ SỐNG </strong>(<strong>LEBEN</strong>: sự vật có đời sống thực). Vì thế, cái được Tự-ý thức phân biệt với chính mình như cái gì có sự tồn tại (seiend) [độc lập] nơi chính nó thì – trong chừng mực nó được thiết định như là tồn tại – không [còn] đơn thuần là [đối tượng] theo phương cách của sự xác tín cảm tính và của tri giác, trái lại, là một <strong>tồn tại</strong> đã được phản tư vào trong chính nó và [do đó], đối tượng của <strong>sự ham muốn trực tiếp </strong>là một <strong>cái gì sống thực (ein Lebendiges)</strong>. Vì lẽ cái <strong>tự mình (das Ansich)</strong> – hay kết quả chung [phổ biến] của mối quan hệ giữa giác tính với cái Bên trong của các sự vật – là sự phân biệt của cái gì <strong>không</strong> thể được phân biệt, hay nói cách khác, là <strong>nhất thể </strong>của cái gì đã bị phân biệt. Tuy nhiên, cái nhất thể này, như ta đã thấy, cũng giống như là sự đẩy lùi của chính nó ra khỏi chính nó và Khái niệm [về nhất thể] này tự phân đôi thành sự đối lập giữa <strong>Tự-ý thức</strong> và <strong>sự sống</strong>: cái trước là nhất thể mà sự thống nhất vô tận của các sự dị biệt tồn tại <strong>cho</strong> cái nhất thể ấy; còn cái sau chỉ là bản thân cái nhất thể khiến cho nó <strong>không</strong> phải đồng thời là tồn tại <strong>cho</strong> chính nó. Vậy, trong chừng mực ý thức là <strong>độc lập tự chủ</strong>, thì đối tượng của nó cũng thế, tuy chỉ là một cách <strong>tự mình</strong> [mặc nhiên] mà thôi. Do đó, <strong>Tự ý thức</strong> – là cái <strong>cho mình</strong> một cách tuyệt đối và biểu thị đối tượng của mình một cách trực tiếp bằng tính cách của cái phủ định, hay, trước hết là <strong>sự ham muốn</strong> – <strong>sẽ thực sự trải qua kinh nghiệm về sự độc lập-tự chủ của đối tượng này<a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn4" target="_blank">(304)</a></strong>.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 169</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Sự xác định về [nguyên tắc] <strong>SỰ SỐNG (LEBEN)<a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn5" target="_blank">(305)</a></strong> – rút ra từ Khái niệm hay từ kết quả chung đã đạt được khi ta bước vào lãnh vực <strong>[mới mẻ]</strong> này –, thiết tưởng là đủ để biểu thị về nó mà không cần triển khai thêm về bản tính tự nhiên của nó từ Khái niệm ấy. | Vòng tròn của nó tự hoàn tất trong các yếu tố sau đây: <strong>Cái bản chất </strong>[của Sự sống] là <strong>tính vô tận</strong> như là <strong>tình trạng đã</strong> <strong>vượt bỏ</strong> (das Aufgehobensein) mọi sự phân biệt, là sự vận động thuần túy xoay quanh trục của nó, sự tự yên nghỉ của bản thân nó như là tính vô tận tuyệt-đối-không-yên-nghỉ; còn bản thân sự độc lập-tự chủ, trong đó các sự phân biệt [xuất hiện ra] trong tiến trình vận động đều được giải thể, là cái bản chất đơn giản của Thời gian nhưng trong sự tự-đồng nhất với chính mình, lại có được hình thái vững chắc của Không gian. Tuy nhiên, các sự phân biệt đều cũng hiện diện <strong>như là</strong> các sự phân biệt ở trong môi trường <strong>phổ biến đơn giản </strong>này, vì cái dòng chảy phổ biến này có bản tính phủ định của nó chỉ trong khi là sự vượt bỏ các phân biệt này; nhưng nó không thể vượt bỏ chúng nếu chúng không có một sự tự tồn (ein Bestehen). Chính bản thân một tính trôi chảy như thế – như là sự độc lập tự chủ ngang bằng với chính mình – là sự <strong>tự tồn</strong> hay là <strong>bản thể</strong> (thực thể – die Substanz) của các sự phân biệt ấy, cái bản thể trong đó chúng hiện diện như là các mắt xích được phân biệt, và là các bộ phận tồn tại <strong>cho mình</strong>. “Tồn tại” <strong>không còn</strong> có ý nghĩa của sự tồn tại trừu tượng, còn tính bản chất thuần túy của chúng cũng <strong>không còn</strong> theo nghĩa của tính phổ biến trừu tượng nữa; trái lại, sự tồn tại của chúng bây giờ <strong>chính </strong>là cái bản thể [thực thể] đơn giản, trôi chảy của sự vận động thuần túy bên trong chính nó. Tuy nhiên, sự phân biệt, xét như sự phân biệt, của các mắt xích bộ phận này đối với nhau, nói chung, không ở trong tính quy định nào khác hơn là trong tính quy định của các yếu tố của tính vô tận hay của bản thân sự vận động thuần túy</span></span><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn6" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(306)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 170</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Các bộ phận độc lập tự chủ tồn tại <strong>cho-mình</strong>; nhưng sự tồn-tại-cho-mình này thực ra cũng <strong>trực tiếp</strong> là sự phản tư của chúng vào trong cái nhất thể, cũng như cái nhất thể này là sự phân hóa thành những hình thái độc lập. Cái nhất thể đã bị phân hóa bên trong nó, vì nó là nhất thể tuyệt đối phủ định hay là nhất thể <strong>vô tận</strong>; và bởi nó là cái gì <strong>tự tồn </strong>nên sự phân biệt cũng chỉ có sự độc lập tự chủ ở bên trong nó. Tính độc lập tự chủ này của hình thái xuất hiện ra như cái gì <strong>được xác định</strong>, <strong>cho-cái-khác</strong>, bởi hình thái là cái gì bị phân hóa bên trong chính nó; và việc vượt bỏ sự phân hóa này, theo đó, chỉ diễn ra <strong>thông qua</strong> một cái khác. Nhưng hành động vượt bỏ sự phân hóa này cũng nằm ngay trong bản thân mỗi hình thái, bởi chính cái dòng chảy ấy là bản thể của các hình thái độc lập tự chủ. | Tuy nhiên, bản thể này là vô tận, vì thế, hình thái, trong chính sự tự tồn của nó, là một sự phân hóa bên trong chính mình hay là sự vượt bỏ chính cái tồn tại-cho-mình của nó</span></span><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn7" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(307)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 171</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Nếu ta phân biệt chính xác hơn các yếu tố được chứa đựng ở đây, ta thấy rằng, ta có yếu tố đầu tiên là sự tự tồn của các hình thái độc lập tự chủ, hay là sự đè nén (Unterdrückung) đối với cái gì là sự phân biệt tự-mình, nghĩa là, các hình thái không có sự tồn tại tự-mình, không có sự tự tồn. Nhưng, yếu tố <strong>thứ hai</strong> là sự phục tùng (Unterwerfung) của sự tự-tồn ấy trước tính vô tận của sự phân biệt. Trong yếu tố thứ nhất, đó là hình thái [hay phương cách] tự tồn [ổn định]; và do tính chất tồn tại-<strong>cho mình</strong> hay là do sự tồn tại trong tính quy định là bản thể vô tận, nó xuất hiện đối lập lại với bản thể <strong>phổ biến</strong>, phủ nhận tính trôi chảy và sự liên tục với bản thể này và tự khẳng định như là cái gì không bị tan rã trong cái phổ biến này, trái lại, <strong>tự duy trì</strong> chính mình nhờ vào việc <strong>tách rời</strong> của nó ra khỏi bản tính tự nhiên vô cơ này của nó và tiêu thụ (Aufzehren) cái bản tính tự nhiên vô cơ này</span></span><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn8" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(308)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. Sự sống ở trong cái môi trường trôi chảy phổ biến, một sự phơi bày<strong>yên tĩnh</strong> <strong>[thụ động]</strong> (ein ruhiges Auseinanderlegen der Gestalten) những hình thái [hết sức đa tạp], – chính nhờ thông qua hoạt động này – mà trở thành <strong>sự vận động của những hình thái</strong> nói trên hay là trở thành <strong>Sự sống như là tiến trình (Leben als Prozess)</strong>. [Ở đây], cái dòng chảy phổ biến, đơn giản là cái tồn tại <strong>tự-mình (das Ansich)</strong>, còn cái <strong>“khác”</strong> là sự phân biệt của các hình thái. Nhưng, bản thân dòng chảy này [cái môi trường trôi chảy này] trở thành “cái khác” là nhờ vào chính sự phân biệt nói trên, bởi vì, bây giờ, nó hiện hữu <strong>cho</strong> [hay trong quan hệ] với sự phân biệt ấy; sự phân biệt là tự-mình và cho-mình và do đó, là sự vận động bất tận [không kết thúc], qua đó cái môi trường yên tĩnh kia bị tiêu thụ [do đó, cái tồn tại được phân biệt trở thành]: <strong>sự sống như là cái sống thật (das Leben als Lebendiges)</strong>.</span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Tuy nhiên, <strong>sự đảo ngược </strong>này [của vị trí], chính vì lý do đó, lại là tính bị đảo ngược <strong>trong chính nó<a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn9" target="_blank">(309)</a></strong>. | Cái bị tiêu thụ là cái bản chất: <strong>tính cá thể</strong> tự duy trì bản thân mình trênsự hao tổn của cái phổ biến và tự mang lại cho mình cảm giác thống nhất của chính mình với chính mình thì, khi làm như thế, cũng đồng thời thủ tiêu sự đối lập của nó với cái khác; sự đối lập mà nhờ đó cá thể hiện hữu <strong>cho-mình</strong>. | Sự thống nhất với chính mình, – được cá thể tự mang lại cho mình – cũng chính là tính liên tục trôi chảy của các sự phân biệt, hay là sự <strong>giải thể phổ biến (allgemeine Auflưsung)</strong> của chúng. Nhưng ngược lại, <strong>sự thủ tiêu [cái chết] của sự tự tồn cá thể cũng đồng thời là sự [tái] tạo ra sự tự-tồn [mới]</strong>. Vì lẽ <strong>bản chất </strong>của hình thái cá thể – sự sống phổ biến –, và cái gì tồn tại-cho-mình đều là cái bản thể đơn giản tự-mình, khi bản thể này thiết định cái “khác” bên trong chính nó, nó thủ tiêu tính đơn giản hay bản chất này của riêng nó, nghĩa là, nó phân chia tính đơn giản này; và sự phân chia của dòng chảy liên tục không có sự phân biệt này chính là cái gì thiết định nên tính cá thể. Như thế, <strong>bản thể đơn giản của sự sống là sự phân hóa của chính nó thành những hình thái, và đồng thời là sự giải thể của các sự phân biệt đang tự tồn này; và sự giải thể của sự phân hóa (Auflưsung der Entzweiung) cũng chính là [tiến trình] phân hóa [giới tính] hay là một tiến trình tạo ra những thành viên (ein Gliedern).</strong> Với việc này, cả <strong>hai</strong> phương diện của toàn bộ tiến trình đã được phân biệt trước đây: một bên là việc thiết định cái hình thái cá thể nằm tách rời nhau một cách thụ động trong môi trường phổ biến của sự tồn tại độc lập tự chủ, và bên kia là tiến trình của sự sống <strong>nhập chung lại với nhau</strong>. | Cái sau cũng lại chính là sự kiến tạo hình thái cũng như là sự thủ tiêu [một] hình thái [đã có]; và cái trước – việc thiết định hình thái – cũng chính là một sự thủ tiêu giống như khi nó là [tiến trình] tạo ra những thành viên [những hình thái cá thể ấy]. Cái yếu tố liên tục, trôi chảy thì bản thân chỉ là <strong>sự trừu tượng </strong>của cái bản chất, hay nói cách khác, nó chỉ là <strong>hiện thực</strong> [khi nó xuất hiện] như là [một] hình thái [nhất định]; và nó tự phân chia thành những thành viên là khi nó là một sự phân hóa của cái đã được phân chia thành hình thái hay là một sự giải thể của hình thái này. Toàn bộ vòng tròn vận hành này tạo ra <strong>Sự sống</strong>. | Nó không phải là sự liên tục <strong>trực tiếp</strong> và sự bền chắc của bản chất của nó như được trình bày <strong>lúc đầu</strong>, cũng không phải là hình thái tự tồn [ổn định] và cái yếu tố riêng biệt tồn tại cho-mình, cũng không phải là tiến trình thuần túy của những hình thái này và cũng không phải là sự kết hợp đơn giản của tất cả những yếu tố ấy. | Trái lại, tiến trình của Sự sống là <strong>cái toàn bộ tự phát triển, giải thể </strong>sự phát triển của chính mình và <strong>bảo tồn </strong>chính mình một cách đơn giản ngay trong toàn bộ tiến trình vận động này</span></span><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn10" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(310)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 172</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[III. Cái Tôi và sự Ham muốn:]</span></span></strong></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Vì lẽ [ta] đã xuất phát từ cái nhất thể đầu tiên, trực tiếp và thông qua các yếu tố của việc kiến tạo hình thái và của cả tiến trình vận động dẫn đến sự thống nhất của hai yếu tố này để <strong>quay trở lại</strong> với bản thể đơn giản đầu tiên, [ta thấy rằng] sự thống nhất [nhất thể] <strong>được phản tư</strong> này là một sự thống nhất <strong>khác</strong> với cái ban đầu. Đối lập lại với cái nhất thể <strong>trực tiếp</strong>, hay với cái nhất thể được phát biểu như một cái <strong>tồn tại</strong> (ein Sein) [đơn thuần] thì cái nhất thể <strong>thứ hai</strong> này là nhất thể <strong>phổ biến </strong>bao hàm bên trong nó tất cả mọi yếu tố <strong>đã được vượt bỏ (aufgehoben) </strong>ở đây. Cái nhất thể [phổ biến] này là <strong>LOÀI đơn giản (die einfache Gattung)</strong>, không hiện hữu <strong>bên trong tiến trình vận động của bản thân Sự sống</strong> một cách <strong>cho-mình</strong> như là cái đơn giản này;trái lại, ở trong <strong>Kết quả</strong> này, Sự sống chỉ ra một cái gì khác với bản thân nó, tức, hướng đến<strong>Ý thức</strong> mà Sự sống – như là cái nhất thể này, hay là như <strong>LOÀI</strong> – tồn tại <strong>cho</strong> Ý thức</span></span><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn11" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(311)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 173</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Tuy nhiên, <strong>Sự sống khác</strong> này – chính là <strong>Tự-Ý thức</strong> – là cái mà Loài, xét như Loài, tồn tại <strong>cho</strong> nó và bản thân nó là Loài tồn tại <strong>cho</strong> chính mình, – thoạt đầu chỉ hiện hữu cho Tự-ý thức như là cái bản chất đơn giản này và lấy <strong>chính nó</strong> – với tư cách là “<strong>cái Tôi” thuần túy</strong> – làm đối tượng. | Trải qua tiến trình kinh nghiệm – mà ta sẽ khảo sát sau đây – đối tượng <strong>trừu tượng này</strong> sẽ tự phát triển phong phú hơn lên cho nó [cho “cái Tôi”]</span></span><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn12" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(312)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"> và sẽ chứa đựng <strong>sự triển khai (Ent-faltung) </strong>như ta đã thấy trong Sự sống.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 174</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">“Cái Tôi” đơn giản [sẽ] là Loài này hay là cái phổ biến đơn giản, và đối với nó các sự phân biệt đều <strong>không</strong> phải là các sự phân biệt chỉ khi cái Tôi này là bản chất <strong>phủ định</strong> đối với các yếu tố đã được hình thành như các hình thái độc lập-tự chủ. | Và như vậy, Tự-ý thức chỉ tự <strong>xác tín về chính mình thông qua việc thủ tiêu cái khác này</strong>, tức thủ tiêu cái xuất hiện ra cho Tự-ý thức như là có sự sống độc lập; [và chính vì thế], <strong>Tự-ý thức là sự ham muốn (Begierde)<a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn13" target="_blank">(313)</a></strong>. Xác tín về tính hư vô [tính có thể bị thủ tiêu, bị tiêu thụ] của cái-khác này, Tự-ý thức khẳng định minh nhiên <strong>cho-mình </strong>rằng tính hư vô ấy là sự thật [tính chân lý] của cái khác này; nó tiêu hủy [phủ định bằng cách tiêu thụ] đối tượng độc lập-tự chủ đi và qua đó tự mang lại <strong>sự xác tín về chính mình </strong>như là <strong>sự xác tín đúng thật</strong>, một sự xác tín đã trở thành minh nhiên cho bản thân Tự-ý thức <strong>trong một thể cách khách quan</strong>.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 175</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Thế nhưng, trong sự thoả mãn [ham muốn] này, Tự-ý thức [sẽ] trải nghiệm sự độc lập-tự chủ <strong>của đối tượng</strong> của nó. Sự ham muốn và sự xác tín về chính mình đạt được từ sự thoả mãn ham muốn là bị <strong>điều kiện hóa</strong> bởi đối tượng [của ham muốn], bởi lẽ sự tự-xác tín hiện hữu thông qua việc thủ tiêu cái khác này, và để cho việc thủ tiêu có thể thực hiện được thì cái khác này phải tồn tại đã. Vậy, thông qua mối quan hệ phủ định, Tự-ý thức không thể thủ tiêu được đối tượng, <strong>nó chỉ lại càng tạo ra đối tượng cũng như tạo ra ham muốn [mới]</strong> bởi chính mối quan hệ này. Trong thực tế, một cái khác với Tự-ý thức mới là cái bản chất của sự ham muốn; và qua kinh nghiệm này, sự thật ấy trở thành hiển nhiên đối với Tự-ý thức</span></span><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn14" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(314)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. Nhưng, đồng thời, Tự-ý thức cũng giống như thế, là tuyệt đối <strong>cho-mình</strong> và nó chỉ là cho-mình qua việc thủ tiêu đối tượng và nó phải đi đến [cảm nhận] sự thoả mãn vì đó là sự thật [tính chân lý]. Vì thế, do sự độc lập tự chủ của đối tượng, Tự-ý thức chỉ có thể đạt được sự thoả mãn khi bản thân đối tượng này thực hiện sự phủ định ngay bên trong bản thân nó. | Đối tượng phải tiến hành sự phủ định này đối với bản thân nó trong chính nó, vì <strong>tự-mình (an sich)</strong> đối tượng là cái gì có tính phủ định và phải tồn tại như là tồn tại <strong>cho cái-khác</strong>. Vì đối tượng là sự phủ định nơi bản thân nó và trong khi tồn tại như vậy, nó đồng thời là độc lập-tự chủ, nên đối tượng là <strong>Ý-thức</strong>. Trong lãnh vực <strong>Sự sống</strong>, – là đối tượng của sự ham muốn –, sự phủ định <strong>hoặc</strong> nằm trong <strong>một cái khác</strong>, đó là trong sự ham muốn; <strong>hoặc</strong> có hình thái của một cái gì được xác định đối lập lại với một hình thái [cá thể bên ngoài] dửng dưng đối với nó; <strong>hoặc là</strong> xuất hiện ra như [bản tính] tự nhiên vô cơ phổ biến của nó [của Sự sống này]. Nhưng, [bản tính] tự nhiên độc lập phổ biến này – trong đó sự phủ định hiện diện như là sự phủ định <strong>tuyệt đối</strong> – là <strong>Loài</strong> xét như Loài hay Loài với tư cách là <strong>Tự-ý thức. TỰ-Ý THỨC CHỈ ĐẠT ĐƯỢC SỰ THOẢ MÃN TRONG MỘT TỰ-Ý THỨC KHÁC<a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn15" target="_blank">(315)</a></strong>.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 176</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>Khái niệm</strong> về Tự-ý thức chỉ hoàn tất trọn vẹn trong ba yếu tố sau đây:</span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">a) “Cái Tôi” thuần túy, chưa được phân biệt là đối tượng trực tiếp đầu tiên của nó;</span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">b) Nhưng bản thân tính trực tiếp này là <strong>sự trung giới</strong> tuyệt đối; nó chỉ <strong>tồn tại </strong>như là sự thủ tiêu đối tượng độc lập-tự chủ, hay nói cách khác, nó là <strong>sự ham muốn</strong>. Sự thoả mãn ham muốn đúng là sự phản tư của Tự-ý thức vào trong chính nó, hay là, <strong>sự xác tín</strong> đã trở thành <strong>sự thật</strong>.</span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">c) Nhưng, sự thật của sự xác tín này đúng ra là sự phản tư nhị bội [nhân đôi, hai lần], là <strong>sự nhân đôi (Verdopplung)</strong> của Tự-ý thức. Tự-ý thức là một đối tượng cho Ý thức, một đối tượng thiết định nơi chính mình cái tồn tại-khác của mình hay thiết định sự phân biệt như là một sự phân biệt không có thật và khi làm như thế, đối tượng là độc-lập-tự chủ. Còn hình thái được phân biệt, chỉ đơn thuần <strong>sống thực</strong> [“sinh thể hữu cơ”] đúng là cũng nhất định sẽ thủ tiêu tính độc lập-tự chủ của nó trong tiến trình của Sự sống, nhưng cùng với sự phân biệt của nó, nó ngưng không còn là chính nó. | Tuy nhiên, [trong khi đó], đối tượng của Tự-ý thức vẫn có tính độc lập-tự chủ ở trong tính phủ định này của chính nó, và vì thế, nó là Loài <strong>cho</strong> chính nó, là dòng chảy phổ biến [hay sự liên tục] trong tính riêng biệt của sự hiện hữu tách rời của nó: nó [cũng] là một Tự-ý thức <strong>sống thực</strong>.</span></span></span></p><p> </p><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'times new roman'"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">§ 177</span></span></strong></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">[Vậy là] <strong>có một Tự-ý thức hiện hữu cho một Tự-ý thức</strong>. Chỉ như thế và chỉ khi ấy, Tự-ý thức mới là Tự-ý thức trong thực tế; bởi chỉ bằng cách này, sự thống nhất của chính nó trong <strong>cái tồn-tại-khác của nó </strong>mới trở thành minh nhiên cho nó. “Cái Tôi” – là đối tượng của Khái niệm về cái Tôi – trong thực tế không phải là <strong>“đối tượng”</strong>. Nhưng, đối tượng của sự ham muốn chỉ độc lập tự chủ bởi nó là cái bản thể phổ biến <strong>không thể nào tiêu hủy được</strong>, là cái bản chất trôi chảy ngang bằng với chính mình</span></span><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn16" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(316)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">. <strong>Khi một Tự-ý thức là đối tượng, thì đối tượng vừa là “cái Tôi” vừa là “đối tượng”.</strong></span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Với điều này, <strong>đã</strong> hiện diện ở đây <strong>cho ta</strong> <strong>Khái niệm về TINH THẦN (der Begriff des GEISTES)</strong>. Những gì tiếp tục diễn ra cho Ý thức sẽ là <strong>kinh nghiệm</strong> về việc: <strong>TINH THẦN là gì ?</strong>; tức về <strong>cái Bản thể tuyệt đối</strong> này, đó là <strong>sự Thống nhất</strong> của <strong>những </strong>Tự-ý thức độc lập khác nhau, được hưởng sự tự do và độc lập hoàn hảo <strong>ở trong sự đối lập giữa chúng với nhau</strong>: <strong>cái TÔI là cái CHÚNG TA và cái CHÚNG TA là cái TÔI<a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn17" target="_blank">(</a>317). Chỉ ở trong Tự-ý thức – như là trong Khái niệm về TINH THẦN – mà ý thức lần đầu tiên mới có được BƯỢC NGOẶT, đó là, ý thức rời bỏ cái vỏ ngoài (Schein) đầy màu sắc sặc sỡ của cái Bên này cảm tính [cái “Ở đây” và “Bây giờ” của xác tín cảm tính và tri giác] vượt qua bóng đêm trống rỗng của cái Bên kia siêu-cảm tính [của giác tính] để thẳng bước tiến vào ánh sáng ban ngày rạng rỡ TINH THẦN của Hiện Tại.</strong></span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(còn nữa)</span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Nguồn: Georg Wilhelm Friedrich Hegel. 2006. <em>Hiện tượng học tinh thần (Phänomenologie des Geistes)</em>. Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải. Hà Nội: Nxb. Văn học. Bản điện tử của dịch giả Bùi Văn Nam Sơn. Bản đăng trên triethoc.edu.vn có sự cho phép của dịch giả.</span></span></span></p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref1" target="_blank"></a></span></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref1" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(301)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>“Tự-ý thức” (Selbstbewußtsein) </strong>là biết về chính mình, hay đúng hơn, biết về cái mình biết. (Xem: Chú giải dẫn nhập: 6.1.1). Trần Đức Thảo (“Hạt nhân duy lý trong triết học Hegel”, Tập san Đại học (Văn khoa), số 6-7, 1956: 18-36) dịch là <strong>“ý thức bản ngã”</strong>.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref2" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(302)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Đối với ý thức (chưa phải là Tự-ý thức), đối tượng là một cái khác tuyệt đối. Còn Tự-ý thức là biết về cái mình biết (Tôi biết về tôi), thì tuy có sự phân biệt nhưng cái Tôi sau cũng là cái Tôi, không phải là cái khác. (Xem: Chú giải dẫn nhập: 6.1.1).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref3" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(303)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>“Tôi là Tôi” (“Ich bin Ich”)</strong>: Trong sách này, Hegel dùng hình thức “Tôi là Tôi” hay “Tôi = Tôi” thường để chỉ “Nguyên lý” đầu tiên trong “Học thuyết khoa học” của <strong>Fichte</strong>. Xem: <strong>Fichte</strong>: “Grundlage der Wissenschaftslehre” (Cơ sở của Học thuyết khoa học), 8, §1, Nguyên lý thứ 1.</span></span></span></p><p> </p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Ngụ ý phê phán Fichte, Hegel cho rằng: Tự-ý thức là chân lý của ý thức, là sự quay trở lại của ý thức vào trong chính mình từ cái tồn tại-khác, nên nó là một tiến trình vận động. Nhưng, nếu Tự-ý thức chỉ là sự lặp thừa của Tôi = Tôi, nếu cái tồn tại-khác bị thủ tiêu trực tiếp, tức thủ tiêu cả ý thức trong chính mình, Tự-ý thức không còn là sự vận động, không còn là Tự-ý thức. Do đó, cái tồn tại-khác (thế giới cảm tính và tri giác) được bảo lưu (yếu tố thứ nhất), đồng thời bị phủ định và Tự-ý thức là sự vận động trở về với chính mình thông qua sự phủ định này (yếu tố thứ hai). Hegel sẽ gọi Tự-ý thức là <strong>sự Ham muốn</strong>, vì đối tượng của sự ham muốn (“Hiện tượng” = thế giới cảm tính) vừa tồn tại (được bảo lưu) vừa bị phủ định (để thỏa mãn sự ham muốn).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref4" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(304)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Cho ta, đối tượng đã trở thành Sự sống. Sự sống không chỉ là một quy định của đối tượng mà còn là điều kiện sinh tồn, là môi trường phát triển của Tự-ý thức. Điều Tự-ý thức ham muốn là cái gì sống thực và sự đối lập mới ở cấp độ này là giữa Sự sống và Tự-ý thức. Tự-ý thức là <strong>sự thật</strong> của Sự sống: Sự sống là nhất thể, là cái toàn bộ <strong>cho</strong> Tự-ý thức; nhưng Sự sống – với tư cách là nhất thể, là điều kiện cho Tự-ý thức – chưa biết chính mình là nhất thể. Vì thế, ý thức sẽ trải qua kinh nghiệm về sự độc lập tự chủ của đối tượng của nó, tức của Sự sống. (Xem: Chú giải dẫn nhập: 6.1.3).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref5" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(305)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Xem thêm: <strong>Hegel</strong>: “<strong>Khoa học Lô-gíc</strong>”, Phần II: Lô-gíc học chủ quan (Học thuyết về Khái niệm), Chương 3: Ý niệm, Tiết 1: “<strong>Sự sống</strong>”. Xem thêm: chú thích 6.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref6" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(306)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Sự sống được xác định ở đây như là <strong>tính vô tận (Unendlichkeit) </strong>đã nói ở Chương trước (chú thích 290). Nó vừa là sự tự tồn, là nguồn suối cho những yếu tố độc lập, vừa là sự vận động vượt bỏ những sự phân biệt này vì chúng luôn ra đời mỗi khi bị mất đi: do đó, nó vừa là sự không yên nghỉ của Thời gian, vừa – xét như tính toàn thể – lại có “hình thái vững chắc của không gian”. Quan niệm về Sự sống như là tính vô tận hòa giải thuyết nhất nguyên và thuyết đa nguyên. Bây giờ, những bước đi đầu tiên có tính bản năng của sự Ham muốn là một sự xung đột giữa tính độc lập tự chủ của Sự sống phổ biến này với tính độc lập tự chủ của Tự-ý thức. (Xem: Chú giải: 6.1.3).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref7" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(307)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Văn tối nhưng ý rõ: ta có thể đi từ Sự sống xét như cái toàn bộ (natura naturans) rồi đi đến những cá thể độc lập (natura naturata); hoặc cũng có thể đi từ cá thể và tìm thấy trong đó tính toàn thể của Sự sống. Vì thế, cá thể độc lập, tách rời <strong>tưởng</strong> như có tính toàn thể của Sự sống ở bên ngoài mình và việc vượt bỏ sự phân hóa <strong>tưởng</strong> như là công việc của “cái khác”, nhưng cá thể này chỉ tự tồn bên trong Sự sống; Sự sống tồn tại bên trong nó, là bản thể của nó; và vì thế, “nó tự tiêu thụ chính mình – thủ tiêu tính thực tại vô cơ của mình –, tự tự nuôi dưỡng chính mình, tự tổ chức trong chính mình” (Realphilosophie, bản Hoffmeister, II, 116). Vậy, hành động phủ định là bản thân sự hiện hữu của hình thái độc lập, tách rời: “Cá thể chỉ tồn tại với tư cách là tính toàn thể của Sự sống được chia nhỏ ra từng mảnh: tức cá thể một bên và tất cả phần còn lại là một bên khác; [nhưng] nó chỉ tồn tại với tư cách không phải là một bộ phận nào cả và không có gì được tách rời khỏi nó” (System-Fragment, Nohl, tr. 346) (dẫn theo J.H).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref8" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(308)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Thoạt đầu, hình thái độc lập, được phân biệt hay có thể tự khẳng định như là đối lập với tất cả những gì ở ngoài nó (bản tính vô cơ của nó).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref9" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(309)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>“Tính bị đảo ngược” (die Verkehrtheit):</strong>Sự sống vô tận, như là bản thể, đã trở thành cái “khác” đối với cá thể sống thực; nhưng sự đảo ngược này, tới lượt nó, lại tự đảo ngược vì bản thân cá thể sống thực cũng trở thành vận động của Sự sống và tự phủ định chính mình (phủ định của phủ định hay quay trở lại với cái toàn bộ).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref10" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(310)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>Nhớ lại câu</strong>: “Cái đúng thật là đám rước cuồng nhiệt thần rượu Bacchus, nơi đó không thành viên nào là không say khướt...” (§47 và chú thích 108).</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref11" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(311)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>“Loài đơn giản”</strong>và <strong>“Loài tồn tại “cho” Ý thức”</strong>: xem: Chú giải dẫn nhập: 6.1.3.2.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref12" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(312)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>“Cho nó”</strong>: “wird sich <strong>ihm</strong> dieser abstrakte Gegenstand bereichern...”: bản tiếng Pháp của J. Hyppolite dịch là: <strong>“pour elle” </strong>(không rõ “cho” cái gì); bản tiếng Anh của Baillie dịch là: “this abstract object will grow in richness...”, vậy “nó” là “đối tượng trừu tượng này”, (tức cái Tôi). Bản của Miller dịch rõ là “for the “I” ” (“cho cái “Tôi” ”). Tôi thấy cách dịch của Miller rõ ràng hơn. Về ý nghĩa, Tự-ý thức mới xuất hiện ở đây một cách trực tiếp; đối tượng của nó – cái Tôi – chỉ mới là một đối tượng trừu tượng (Tôi = Tôi). Đối tượng này còn phải tự phát triển và thể hiện tất cả sự phong phú của tiến trình biện chứng trước đây. Sự phát triển này sẽ diễn ra khi Tự-ý thức có đối tượng là một Tự-ý thức khác (sự nhân đôi của Tự-ý thức), xem: §§175-176.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref13" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(313)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>Sự ham muốn/Begierde</strong>: xem: Chú giải dẫn nhập: 6.1.2.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref14" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(314)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Tự-ý thức trải nghiệm rằng mình bị điều kiện hóa bởi đối tượng mà mình phủ định. Bản chất của sự ham muốn xuất hiện ra cho Tự-ý thức như một “cái khác”.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref15" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(315)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"> Xem: Chú giải dẫn nhập” 6.1.2.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref16" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(316)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">Theo một cách lý giải (xem: Chú giải dẫn nhập: 6.1.4), bản chất của sự ham muốn là bản thân bản thể của Sự sống. Nhưng chỉ có Tự-ý thức mới vừa là cái Tôi, vừa là Bản thể ấy; cho nên Tự-ý thức chỉ tìm được thỏa mãn ở trong một Tự-ý thức sống thực [một Tự-ý thức khác “ngang bằng với chính mình”], bởi nếu không, đối tượng hoặc là cái khác tuyệt đối hoặc cái Tôi trừu tượng không phải là đối tượng.</span></span></span></p><p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'times new roman'"><a href="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref17" target="_blank"><strong><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px">(317)</span></span></strong></a><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><strong>Tinh thần</strong>mới hiện diện ở đây “cho ta”, đó là sự thống nhất của <strong>những</strong> Tự-ý thức trong những sự dị biệt giữa chúng. “Tinh thần” này sẽ là “Tinh thần khách quan” ở trong cộng đồng xã hội; điều này mới được báo hiệu và sẽ trở thành sự thật trong Chương VI. (Xem: §438 và tiếp; Chú giải dẫn nhập: 8.1).</span></span></span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="PHÚC KEYNES, post: 95829, member: 147652"] [b]Hegel- hiện tượng học tinh thần (phần 4)[/b] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]G. W. G. Hegel[/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN[/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4][B]Bùi Văn Nam Sơn [/B]dịch và chú giải[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]Nxb. Văn học, 2006[/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]--- o0o ---[/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN[/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][Phần 4][/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [B][FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4](B)[/SIZE][/FONT][/FONT][/B] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][B][FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]TỰ-Ý THỨC[/SIZE][/FONT][/FONT][/B] [B][FONT=times new roman][I][FONT=Arial][SIZE=4]IV[/SIZE][/FONT][/I][/FONT][/B] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][I][FONT=Arial][SIZE=4]SỰ THẬT CỦA VIỆC XÁC TÍN[/SIZE][/FONT][/I][/FONT] [FONT=times new roman][I][FONT=Arial][SIZE=4]VỀ CHÍNH MÌNH[/SIZE][/FONT][/I][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 166[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Trong các phương cách [đã được xem xét] cho đến nay về [B]sự xác tín[/B] [sự xác tín cảm tính – tri giác – giác tính] thì: đối với ý thức, cái đúng thật (das Wahre) là cái gì [B]khác[/B] với bản thân ý thức. Tuy nhiên, Khái niệm về cái đúng thật này tiêu biến đi trong tiến trình kinh nghiệm về nó. | Cái gì [B]đã[/B] [được xem] là đối tượng tự-mình một cách trực tiếp – đó là cái tồn tại [thuần túy] của sự xác tín cảm tính; sự vật cụ thể trong tri giác hoặc Lực của giác tính – đều tự chứng tỏ thực ra không phải ở trong sự đúng thật, trái lại, [B]cái Tự-mình (das An-sich) [/B]này chứng tỏ rút cục là một phương cách, trong đó nó chỉ tồn tại cho-một-cái-khác. | Khái niệm [trừu tượng] về đối tượng tự vượt bỏ trong đối tượng hiện thực, hay nói cách khác, cái biểu tượng trực tiếp đầu tiên về đối tượng tự vượt bỏ trong tiến trình kinh nghiệm; và [B]sự xác tín bị mất đi trong sự thật[/B]. Nhưng, [B]từ nay[/B], đã hình thành điều chưa hình thành được trong các mối quan hệ trước đó, tức [B]đã hình thành một sự xác tín ngang bằng (gleich) với sự thật [chân lý] của nó, bởi sự xác tín [mới] này là đối tượng của riêng nó đối với chính nó và ý thức là cái đúng thật đối với chính ý thức[URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn1"](301)[/URL][/B]. Tất nhiên ở đây vẫn còn có một [B]cái tồn tại-khác[/B], – [bởi] ý thức [luôn] tạo sự phân biệt –, nhưng với ý thức, một cái tồn tại khác như thế lại đồng thời [B]không[/B] phải là một cái được phân biệt. [Nơi cấp độ của Tự-Ý thức này], nếu ta gọi [B]Khái[/B] [B]niệm[/B] là [tiến trình] vận động của cái biết, còn gọi [B]đối tượng[/B] là bản thân cái biết – xét như cái nhất thể đơn giản hay [B]cái Tôi[/B] –, ta thấy rằng: không chỉ [B]cho ta[/B] [người quan sát] mà cho bản thân cái biết, [B]quả là đối tượng tương ứng với Khái niệm[/B]. Hoặc bằng cách khác, nếu ta gọi [B]Khái niệm[/B] là [B]đối tượng tự-mình[/B], còn gọi [B]“đối tượng”[/B] là cái gì tồn tại như là đối tượng hay như là cái tồn tại-[B]cho-một-cái-khác[/B], thì rõ ràng là: ở đây, cái tồn tại-[B]tự-mình [/B]và cái tồn tại-[B]cho-một-cái-khác[/B] cũng là một. Bởi cái [B]tự-mình [/B](das Ansich) là ý thức, nhưng chính ý thức cũng là một cái-khác (cái-tự-mình) [B]cho[/B] ý thức; và vì là tồn tại [B]cho[/B] ý thức, nên cái tự-mình của đối tượng và cái tồn tại-cho-một-cái-khác của đối tượng cũng là một. | Cái Tôi là [B]nội dung [/B]của mối quan hệ nối kết và là bản thân [tiến trình] quan hệ. | Đối lập lại với một cái khác, cái Tôi là bản thân nó, và đồng thời vượt ra bên ngoài cái-khác này; nhưng cái-khác này [B]đối với[/B] cái Tôi, cũng chỉ là bản thân cái Tôi[/SIZE][/FONT][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn2"][B][FONT=Arial][SIZE=4](302)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 167[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][I. Tự-ý thức, tự-mình:][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Vậy, với Tự-ý thức, bây giờ ta đã bước vào [B]nguyên quán[/B] [B]của chân lý (das einheimische Reiche der Wahrheit)[/B]. Công việc của ta là hãy thử xem [B]hình thái đầu tiên[/B] của Tự-ý thức xuất hiện ra như thế nào. Khi ta xem xét hình thái [B]mới[/B] này của cái biết – [B]tức cái biết về chính mình[/B] [biết về cái mình biết] trong quan hệ [so sánh] với cái biết trước đây – tức[B]cái biết về một cái khác [mình][/B] –, ta thấy rằng dù cái khác này tuy đã biến mất [bị phủ định], nhưng các yếu tố của nó đồng thời vẫn được [B]bảo lưu[/B] lại và cái bị mất đi chỉ là ở chỗ các yếu tố ấy [đã] hiện diện ở đây như là các yếu tố [B]tự-mình[/B]. Cái tồn tại [thuần túy] (das Sein) của việc “cho rằng” [xác tín cảm tính], tính cá biệt và tính phổ biến đối lập lại với nhau của tri giác, cũng như cái Bên trong trống rỗng của giác tính đều [B]không còn[/B] tồn tại như các cái bản chất [có thực thể] nữa, mà chỉ như là [B]các yếu tố của Tự-Ý thức[/B], nghĩa là chỉ như là các sự trừu tượng hay các sự phân biệt đồng thời không có tính thực tại (nichtig) [B]cho [/B]bản thân ý thức, hay nói khác đi, chúng không hề là các sự phân biệt và đều là các cái bản chất tiêu biến đi một cách thuần túy.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Vậy, dường như chỉ có bản thân yếu tố [B]chủ yếu[/B] là bị mất đi, đó là sự tự tồn (das Bestehen) độc lập, đơn giản [của các yếu tố] [B]cho[/B] ý thức. Nhưng, trong thực tế, Tự-ý thức là sự phản tư từ cái tồn tại [đơn thuần] của thế giới cảm tính của giác quan và của tri giác và, về bản chất, là sự quay trở ngược lại chính mình từ cái [B]tồn-tại-khác[/B]. [B]Với tư cách là Tự-ý thức, nó là tiến trình vận động[/B]. | Nhưng, vì cái nó phân biệt với chính nó [B]chỉ là chính nó như là chính nó[/B], nên sự phân biệt, như một cái tồn tại khác, bị vượt bỏ một cách trực tiếp [B]đối với[/B] nó; sự phân biệt [B]không [/B]tồn tại, và Tự-ý thức chỉ là sự lặp thừa [Tautologie: trùng ngôn] [B]không có vận động[/B] của cái “[B]Tôi Là Tôi”[URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn3"](303)[/URL][/B]. | Đối với Tự-ý thức, khi sự phân biệt không có [B]hình thái của sự tồn tại (die Gestalt des Seins) [/B]thì nó [B]không[/B] phải là Tự-Ý thức. Vậy là, [B]cho[/B] Tự-ý thức, cái [B]tồn-tại-khác[/B] phải hiện diện như là một cái [B]Tồn tại [/B][một sự kiện] hay như yếu tố được [B]phân biệt rõ ràng[/B]; nhưng [B]cho [/B]ý thức cũng còn có sự thống nhất của bản thân nó với sự phân biệt này như là [B]yếu tố thứ hai được phân biệt rõ ràng[/B]. Với yếu tố thứ nhất, Tự-ý thức mang hình thức của [B]Ý-thức [/B]và toàn bộ phạm vi của thế giới cảm tính được bảo tồn [như là đối tượng] cho nó, nhưng đồng thời chỉ như là trong [B]mối quan hệ [/B]với yếu tố thứ hai, [tức với] sự thống nhất của Tự-ý thức với chính nó. | Và do đó, thế giới cảm tính được Tự-ý thức xem như là có một sự tự tồn (ein Bestehen), tuy nhiên, sự tự tồn này chỉ như là [B]hiện tượng [/B](Erscheinung = thế giới cảm tính), hay như là sự phân biệt mà về mặt [B]tự-mình[/B] (an sich) [B]không [/B]có sự tồn tại nào cả. Tuy nhiên, sự đối lập này giữa hiện tượng và tính chân lý của nó chỉ tìm thấy bản chất của nó ở trong sự thật, đó [B]là sự thống nhất của Tự-ý thức với chính nó. | Sự thống nhất này phải trở thành có tính bản chất đối với Tự-Ý thức, có nghĩa là, Tự-Ý thức là sự HAM MUỐN (BEGIERDE) nói chung. Từ nay[/B], Ý thức – với tư cách là Tự-ý thức, có một [B]đối tượng nhị bội[/B] [nhân đôi]: thứ nhất là đối tượng [B]trực tiếp [/B]của sự xác tín cảm tính và của tri giác nhưng ở đây nó lại có tính cách của cái [B]phủ định[/B] [B]cho[/B] Tự-ý thức; còn đối tượng thứ hai là [B]chính bản thân nó [/B][ý thức], là cái bản chất đúng thật nhưng thoạt đầu chỉ hiện diện như là đối lập lại với đối tượng thứ nhất. [B]Ở đây, Tự-ý thức tự biểu hiện ra như tiến trình vận động, qua đó sự đối lập này được khắc phục [được vượt bỏ – aufgehoben] và sự ngang bằng [đồng nhất] (Gleichheit) của mình với chính mình sẽ hình thành [trở thành minh nhiên] cho bản thân Tự-ý thức.[/B][/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 168[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][II. Sự Sống:][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4][B]Cho ta[/B][người quan sát] hay là [B]tự-mình[/B], đối tượng – yếu tố phủ định [đối lập, được phân biệt] đối với Tự-ý thức – về phía nó cũng đã quay ngược về trong chính nó giống như ý thức cũng đã làm như thế về phía mình. [B]Thông qua sự phản tư này vào trong chính nó, đối tượng đã biến thành SỰ SỐNG [/B]([B]LEBEN[/B]: sự vật có đời sống thực). Vì thế, cái được Tự-ý thức phân biệt với chính mình như cái gì có sự tồn tại (seiend) [độc lập] nơi chính nó thì – trong chừng mực nó được thiết định như là tồn tại – không [còn] đơn thuần là [đối tượng] theo phương cách của sự xác tín cảm tính và của tri giác, trái lại, là một [B]tồn tại[/B] đã được phản tư vào trong chính nó và [do đó], đối tượng của [B]sự ham muốn trực tiếp [/B]là một [B]cái gì sống thực (ein Lebendiges)[/B]. Vì lẽ cái [B]tự mình (das Ansich)[/B] – hay kết quả chung [phổ biến] của mối quan hệ giữa giác tính với cái Bên trong của các sự vật – là sự phân biệt của cái gì [B]không[/B] thể được phân biệt, hay nói cách khác, là [B]nhất thể [/B]của cái gì đã bị phân biệt. Tuy nhiên, cái nhất thể này, như ta đã thấy, cũng giống như là sự đẩy lùi của chính nó ra khỏi chính nó và Khái niệm [về nhất thể] này tự phân đôi thành sự đối lập giữa [B]Tự-ý thức[/B] và [B]sự sống[/B]: cái trước là nhất thể mà sự thống nhất vô tận của các sự dị biệt tồn tại [B]cho[/B] cái nhất thể ấy; còn cái sau chỉ là bản thân cái nhất thể khiến cho nó [B]không[/B] phải đồng thời là tồn tại [B]cho[/B] chính nó. Vậy, trong chừng mực ý thức là [B]độc lập tự chủ[/B], thì đối tượng của nó cũng thế, tuy chỉ là một cách [B]tự mình[/B] [mặc nhiên] mà thôi. Do đó, [B]Tự ý thức[/B] – là cái [B]cho mình[/B] một cách tuyệt đối và biểu thị đối tượng của mình một cách trực tiếp bằng tính cách của cái phủ định, hay, trước hết là [B]sự ham muốn[/B] – [B]sẽ thực sự trải qua kinh nghiệm về sự độc lập-tự chủ của đối tượng này[URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn4"](304)[/URL][/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 169[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Sự xác định về [nguyên tắc] [B]SỰ SỐNG (LEBEN)[URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn5"](305)[/URL][/B] – rút ra từ Khái niệm hay từ kết quả chung đã đạt được khi ta bước vào lãnh vực [B][mới mẻ][/B] này –, thiết tưởng là đủ để biểu thị về nó mà không cần triển khai thêm về bản tính tự nhiên của nó từ Khái niệm ấy. | Vòng tròn của nó tự hoàn tất trong các yếu tố sau đây: [B]Cái bản chất [/B][của Sự sống] là [B]tính vô tận[/B] như là [B]tình trạng đã[/B] [B]vượt bỏ[/B] (das Aufgehobensein) mọi sự phân biệt, là sự vận động thuần túy xoay quanh trục của nó, sự tự yên nghỉ của bản thân nó như là tính vô tận tuyệt-đối-không-yên-nghỉ; còn bản thân sự độc lập-tự chủ, trong đó các sự phân biệt [xuất hiện ra] trong tiến trình vận động đều được giải thể, là cái bản chất đơn giản của Thời gian nhưng trong sự tự-đồng nhất với chính mình, lại có được hình thái vững chắc của Không gian. Tuy nhiên, các sự phân biệt đều cũng hiện diện [B]như là[/B] các sự phân biệt ở trong môi trường [B]phổ biến đơn giản [/B]này, vì cái dòng chảy phổ biến này có bản tính phủ định của nó chỉ trong khi là sự vượt bỏ các phân biệt này; nhưng nó không thể vượt bỏ chúng nếu chúng không có một sự tự tồn (ein Bestehen). Chính bản thân một tính trôi chảy như thế – như là sự độc lập tự chủ ngang bằng với chính mình – là sự [B]tự tồn[/B] hay là [B]bản thể[/B] (thực thể – die Substanz) của các sự phân biệt ấy, cái bản thể trong đó chúng hiện diện như là các mắt xích được phân biệt, và là các bộ phận tồn tại [B]cho mình[/B]. “Tồn tại” [B]không còn[/B] có ý nghĩa của sự tồn tại trừu tượng, còn tính bản chất thuần túy của chúng cũng [B]không còn[/B] theo nghĩa của tính phổ biến trừu tượng nữa; trái lại, sự tồn tại của chúng bây giờ [B]chính [/B]là cái bản thể [thực thể] đơn giản, trôi chảy của sự vận động thuần túy bên trong chính nó. Tuy nhiên, sự phân biệt, xét như sự phân biệt, của các mắt xích bộ phận này đối với nhau, nói chung, không ở trong tính quy định nào khác hơn là trong tính quy định của các yếu tố của tính vô tận hay của bản thân sự vận động thuần túy[/SIZE][/FONT][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn6"][B][FONT=Arial][SIZE=4](306)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 170[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Các bộ phận độc lập tự chủ tồn tại [B]cho-mình[/B]; nhưng sự tồn-tại-cho-mình này thực ra cũng [B]trực tiếp[/B] là sự phản tư của chúng vào trong cái nhất thể, cũng như cái nhất thể này là sự phân hóa thành những hình thái độc lập. Cái nhất thể đã bị phân hóa bên trong nó, vì nó là nhất thể tuyệt đối phủ định hay là nhất thể [B]vô tận[/B]; và bởi nó là cái gì [B]tự tồn [/B]nên sự phân biệt cũng chỉ có sự độc lập tự chủ ở bên trong nó. Tính độc lập tự chủ này của hình thái xuất hiện ra như cái gì [B]được xác định[/B], [B]cho-cái-khác[/B], bởi hình thái là cái gì bị phân hóa bên trong chính nó; và việc vượt bỏ sự phân hóa này, theo đó, chỉ diễn ra [B]thông qua[/B] một cái khác. Nhưng hành động vượt bỏ sự phân hóa này cũng nằm ngay trong bản thân mỗi hình thái, bởi chính cái dòng chảy ấy là bản thể của các hình thái độc lập tự chủ. | Tuy nhiên, bản thể này là vô tận, vì thế, hình thái, trong chính sự tự tồn của nó, là một sự phân hóa bên trong chính mình hay là sự vượt bỏ chính cái tồn tại-cho-mình của nó[/SIZE][/FONT][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn7"][B][FONT=Arial][SIZE=4](307)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 171[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Nếu ta phân biệt chính xác hơn các yếu tố được chứa đựng ở đây, ta thấy rằng, ta có yếu tố đầu tiên là sự tự tồn của các hình thái độc lập tự chủ, hay là sự đè nén (Unterdrückung) đối với cái gì là sự phân biệt tự-mình, nghĩa là, các hình thái không có sự tồn tại tự-mình, không có sự tự tồn. Nhưng, yếu tố [B]thứ hai[/B] là sự phục tùng (Unterwerfung) của sự tự-tồn ấy trước tính vô tận của sự phân biệt. Trong yếu tố thứ nhất, đó là hình thái [hay phương cách] tự tồn [ổn định]; và do tính chất tồn tại-[B]cho mình[/B] hay là do sự tồn tại trong tính quy định là bản thể vô tận, nó xuất hiện đối lập lại với bản thể [B]phổ biến[/B], phủ nhận tính trôi chảy và sự liên tục với bản thể này và tự khẳng định như là cái gì không bị tan rã trong cái phổ biến này, trái lại, [B]tự duy trì[/B] chính mình nhờ vào việc [B]tách rời[/B] của nó ra khỏi bản tính tự nhiên vô cơ này của nó và tiêu thụ (Aufzehren) cái bản tính tự nhiên vô cơ này[/SIZE][/FONT][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn8"][B][FONT=Arial][SIZE=4](308)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4]. Sự sống ở trong cái môi trường trôi chảy phổ biến, một sự phơi bày[B]yên tĩnh[/B] [B][thụ động][/B] (ein ruhiges Auseinanderlegen der Gestalten) những hình thái [hết sức đa tạp], – chính nhờ thông qua hoạt động này – mà trở thành [B]sự vận động của những hình thái[/B] nói trên hay là trở thành [B]Sự sống như là tiến trình (Leben als Prozess)[/B]. [Ở đây], cái dòng chảy phổ biến, đơn giản là cái tồn tại [B]tự-mình (das Ansich)[/B], còn cái [B]“khác”[/B] là sự phân biệt của các hình thái. Nhưng, bản thân dòng chảy này [cái môi trường trôi chảy này] trở thành “cái khác” là nhờ vào chính sự phân biệt nói trên, bởi vì, bây giờ, nó hiện hữu [B]cho[/B] [hay trong quan hệ] với sự phân biệt ấy; sự phân biệt là tự-mình và cho-mình và do đó, là sự vận động bất tận [không kết thúc], qua đó cái môi trường yên tĩnh kia bị tiêu thụ [do đó, cái tồn tại được phân biệt trở thành]: [B]sự sống như là cái sống thật (das Leben als Lebendiges)[/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Tuy nhiên, [B]sự đảo ngược [/B]này [của vị trí], chính vì lý do đó, lại là tính bị đảo ngược [B]trong chính nó[URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn9"](309)[/URL][/B]. | Cái bị tiêu thụ là cái bản chất: [B]tính cá thể[/B] tự duy trì bản thân mình trênsự hao tổn của cái phổ biến và tự mang lại cho mình cảm giác thống nhất của chính mình với chính mình thì, khi làm như thế, cũng đồng thời thủ tiêu sự đối lập của nó với cái khác; sự đối lập mà nhờ đó cá thể hiện hữu [B]cho-mình[/B]. | Sự thống nhất với chính mình, – được cá thể tự mang lại cho mình – cũng chính là tính liên tục trôi chảy của các sự phân biệt, hay là sự [B]giải thể phổ biến (allgemeine Auflưsung)[/B] của chúng. Nhưng ngược lại, [B]sự thủ tiêu [cái chết] của sự tự tồn cá thể cũng đồng thời là sự [tái] tạo ra sự tự-tồn [mới][/B]. Vì lẽ [B]bản chất [/B]của hình thái cá thể – sự sống phổ biến –, và cái gì tồn tại-cho-mình đều là cái bản thể đơn giản tự-mình, khi bản thể này thiết định cái “khác” bên trong chính nó, nó thủ tiêu tính đơn giản hay bản chất này của riêng nó, nghĩa là, nó phân chia tính đơn giản này; và sự phân chia của dòng chảy liên tục không có sự phân biệt này chính là cái gì thiết định nên tính cá thể. Như thế, [B]bản thể đơn giản của sự sống là sự phân hóa của chính nó thành những hình thái, và đồng thời là sự giải thể của các sự phân biệt đang tự tồn này; và sự giải thể của sự phân hóa (Auflưsung der Entzweiung) cũng chính là [tiến trình] phân hóa [giới tính] hay là một tiến trình tạo ra những thành viên (ein Gliedern).[/B] Với việc này, cả [B]hai[/B] phương diện của toàn bộ tiến trình đã được phân biệt trước đây: một bên là việc thiết định cái hình thái cá thể nằm tách rời nhau một cách thụ động trong môi trường phổ biến của sự tồn tại độc lập tự chủ, và bên kia là tiến trình của sự sống [B]nhập chung lại với nhau[/B]. | Cái sau cũng lại chính là sự kiến tạo hình thái cũng như là sự thủ tiêu [một] hình thái [đã có]; và cái trước – việc thiết định hình thái – cũng chính là một sự thủ tiêu giống như khi nó là [tiến trình] tạo ra những thành viên [những hình thái cá thể ấy]. Cái yếu tố liên tục, trôi chảy thì bản thân chỉ là [B]sự trừu tượng [/B]của cái bản chất, hay nói cách khác, nó chỉ là [B]hiện thực[/B] [khi nó xuất hiện] như là [một] hình thái [nhất định]; và nó tự phân chia thành những thành viên là khi nó là một sự phân hóa của cái đã được phân chia thành hình thái hay là một sự giải thể của hình thái này. Toàn bộ vòng tròn vận hành này tạo ra [B]Sự sống[/B]. | Nó không phải là sự liên tục [B]trực tiếp[/B] và sự bền chắc của bản chất của nó như được trình bày [B]lúc đầu[/B], cũng không phải là hình thái tự tồn [ổn định] và cái yếu tố riêng biệt tồn tại cho-mình, cũng không phải là tiến trình thuần túy của những hình thái này và cũng không phải là sự kết hợp đơn giản của tất cả những yếu tố ấy. | Trái lại, tiến trình của Sự sống là [B]cái toàn bộ tự phát triển, giải thể [/B]sự phát triển của chính mình và [B]bảo tồn [/B]chính mình một cách đơn giản ngay trong toàn bộ tiến trình vận động này[/SIZE][/FONT][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn10"][B][FONT=Arial][SIZE=4](310)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 172[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4][III. Cái Tôi và sự Ham muốn:][/SIZE][/FONT][/B][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Vì lẽ [ta] đã xuất phát từ cái nhất thể đầu tiên, trực tiếp và thông qua các yếu tố của việc kiến tạo hình thái và của cả tiến trình vận động dẫn đến sự thống nhất của hai yếu tố này để [B]quay trở lại[/B] với bản thể đơn giản đầu tiên, [ta thấy rằng] sự thống nhất [nhất thể] [B]được phản tư[/B] này là một sự thống nhất [B]khác[/B] với cái ban đầu. Đối lập lại với cái nhất thể [B]trực tiếp[/B], hay với cái nhất thể được phát biểu như một cái [B]tồn tại[/B] (ein Sein) [đơn thuần] thì cái nhất thể [B]thứ hai[/B] này là nhất thể [B]phổ biến [/B]bao hàm bên trong nó tất cả mọi yếu tố [B]đã được vượt bỏ (aufgehoben) [/B]ở đây. Cái nhất thể [phổ biến] này là [B]LOÀI đơn giản (die einfache Gattung)[/B], không hiện hữu [B]bên trong tiến trình vận động của bản thân Sự sống[/B] một cách [B]cho-mình[/B] như là cái đơn giản này;trái lại, ở trong [B]Kết quả[/B] này, Sự sống chỉ ra một cái gì khác với bản thân nó, tức, hướng đến[B]Ý thức[/B] mà Sự sống – như là cái nhất thể này, hay là như [B]LOÀI[/B] – tồn tại [B]cho[/B] Ý thức[/SIZE][/FONT][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn11"][B][FONT=Arial][SIZE=4](311)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 173[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Tuy nhiên, [B]Sự sống khác[/B] này – chính là [B]Tự-Ý thức[/B] – là cái mà Loài, xét như Loài, tồn tại [B]cho[/B] nó và bản thân nó là Loài tồn tại [B]cho[/B] chính mình, – thoạt đầu chỉ hiện hữu cho Tự-ý thức như là cái bản chất đơn giản này và lấy [B]chính nó[/B] – với tư cách là “[B]cái Tôi” thuần túy[/B] – làm đối tượng. | Trải qua tiến trình kinh nghiệm – mà ta sẽ khảo sát sau đây – đối tượng [B]trừu tượng này[/B] sẽ tự phát triển phong phú hơn lên cho nó [cho “cái Tôi”][/SIZE][/FONT][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn12"][B][FONT=Arial][SIZE=4](312)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4] và sẽ chứa đựng [B]sự triển khai (Ent-faltung) [/B]như ta đã thấy trong Sự sống.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 174[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]“Cái Tôi” đơn giản [sẽ] là Loài này hay là cái phổ biến đơn giản, và đối với nó các sự phân biệt đều [B]không[/B] phải là các sự phân biệt chỉ khi cái Tôi này là bản chất [B]phủ định[/B] đối với các yếu tố đã được hình thành như các hình thái độc lập-tự chủ. | Và như vậy, Tự-ý thức chỉ tự [B]xác tín về chính mình thông qua việc thủ tiêu cái khác này[/B], tức thủ tiêu cái xuất hiện ra cho Tự-ý thức như là có sự sống độc lập; [và chính vì thế], [B]Tự-ý thức là sự ham muốn (Begierde)[URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn13"](313)[/URL][/B]. Xác tín về tính hư vô [tính có thể bị thủ tiêu, bị tiêu thụ] của cái-khác này, Tự-ý thức khẳng định minh nhiên [B]cho-mình [/B]rằng tính hư vô ấy là sự thật [tính chân lý] của cái khác này; nó tiêu hủy [phủ định bằng cách tiêu thụ] đối tượng độc lập-tự chủ đi và qua đó tự mang lại [B]sự xác tín về chính mình [/B]như là [B]sự xác tín đúng thật[/B], một sự xác tín đã trở thành minh nhiên cho bản thân Tự-ý thức [B]trong một thể cách khách quan[/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 175[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Thế nhưng, trong sự thoả mãn [ham muốn] này, Tự-ý thức [sẽ] trải nghiệm sự độc lập-tự chủ [B]của đối tượng[/B] của nó. Sự ham muốn và sự xác tín về chính mình đạt được từ sự thoả mãn ham muốn là bị [B]điều kiện hóa[/B] bởi đối tượng [của ham muốn], bởi lẽ sự tự-xác tín hiện hữu thông qua việc thủ tiêu cái khác này, và để cho việc thủ tiêu có thể thực hiện được thì cái khác này phải tồn tại đã. Vậy, thông qua mối quan hệ phủ định, Tự-ý thức không thể thủ tiêu được đối tượng, [B]nó chỉ lại càng tạo ra đối tượng cũng như tạo ra ham muốn [mới][/B] bởi chính mối quan hệ này. Trong thực tế, một cái khác với Tự-ý thức mới là cái bản chất của sự ham muốn; và qua kinh nghiệm này, sự thật ấy trở thành hiển nhiên đối với Tự-ý thức[/SIZE][/FONT][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn14"][B][FONT=Arial][SIZE=4](314)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4]. Nhưng, đồng thời, Tự-ý thức cũng giống như thế, là tuyệt đối [B]cho-mình[/B] và nó chỉ là cho-mình qua việc thủ tiêu đối tượng và nó phải đi đến [cảm nhận] sự thoả mãn vì đó là sự thật [tính chân lý]. Vì thế, do sự độc lập tự chủ của đối tượng, Tự-ý thức chỉ có thể đạt được sự thoả mãn khi bản thân đối tượng này thực hiện sự phủ định ngay bên trong bản thân nó. | Đối tượng phải tiến hành sự phủ định này đối với bản thân nó trong chính nó, vì [B]tự-mình (an sich)[/B] đối tượng là cái gì có tính phủ định và phải tồn tại như là tồn tại [B]cho cái-khác[/B]. Vì đối tượng là sự phủ định nơi bản thân nó và trong khi tồn tại như vậy, nó đồng thời là độc lập-tự chủ, nên đối tượng là [B]Ý-thức[/B]. Trong lãnh vực [B]Sự sống[/B], – là đối tượng của sự ham muốn –, sự phủ định [B]hoặc[/B] nằm trong [B]một cái khác[/B], đó là trong sự ham muốn; [B]hoặc[/B] có hình thái của một cái gì được xác định đối lập lại với một hình thái [cá thể bên ngoài] dửng dưng đối với nó; [B]hoặc là[/B] xuất hiện ra như [bản tính] tự nhiên vô cơ phổ biến của nó [của Sự sống này]. Nhưng, [bản tính] tự nhiên độc lập phổ biến này – trong đó sự phủ định hiện diện như là sự phủ định [B]tuyệt đối[/B] – là [B]Loài[/B] xét như Loài hay Loài với tư cách là [B]Tự-ý thức. TỰ-Ý THỨC CHỈ ĐẠT ĐƯỢC SỰ THOẢ MÃN TRONG MỘT TỰ-Ý THỨC KHÁC[URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn15"](315)[/URL][/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 176[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4][B]Khái niệm[/B] về Tự-ý thức chỉ hoàn tất trọn vẹn trong ba yếu tố sau đây:[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]a) “Cái Tôi” thuần túy, chưa được phân biệt là đối tượng trực tiếp đầu tiên của nó;[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]b) Nhưng bản thân tính trực tiếp này là [B]sự trung giới[/B] tuyệt đối; nó chỉ [B]tồn tại [/B]như là sự thủ tiêu đối tượng độc lập-tự chủ, hay nói cách khác, nó là [B]sự ham muốn[/B]. Sự thoả mãn ham muốn đúng là sự phản tư của Tự-ý thức vào trong chính nó, hay là, [B]sự xác tín[/B] đã trở thành [B]sự thật[/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]c) Nhưng, sự thật của sự xác tín này đúng ra là sự phản tư nhị bội [nhân đôi, hai lần], là [B]sự nhân đôi (Verdopplung)[/B] của Tự-ý thức. Tự-ý thức là một đối tượng cho Ý thức, một đối tượng thiết định nơi chính mình cái tồn tại-khác của mình hay thiết định sự phân biệt như là một sự phân biệt không có thật và khi làm như thế, đối tượng là độc-lập-tự chủ. Còn hình thái được phân biệt, chỉ đơn thuần [B]sống thực[/B] [“sinh thể hữu cơ”] đúng là cũng nhất định sẽ thủ tiêu tính độc lập-tự chủ của nó trong tiến trình của Sự sống, nhưng cùng với sự phân biệt của nó, nó ngưng không còn là chính nó. | Tuy nhiên, [trong khi đó], đối tượng của Tự-ý thức vẫn có tính độc lập-tự chủ ở trong tính phủ định này của chính nó, và vì thế, nó là Loài [B]cho[/B] chính nó, là dòng chảy phổ biến [hay sự liên tục] trong tính riêng biệt của sự hiện hữu tách rời của nó: nó [cũng] là một Tự-ý thức [B]sống thực[/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [CENTER][FONT=times new roman][B][FONT=Arial][SIZE=4]§ 177[/SIZE][/FONT][/B][/FONT][/CENTER] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4][Vậy là] [B]có một Tự-ý thức hiện hữu cho một Tự-ý thức[/B]. Chỉ như thế và chỉ khi ấy, Tự-ý thức mới là Tự-ý thức trong thực tế; bởi chỉ bằng cách này, sự thống nhất của chính nó trong [B]cái tồn-tại-khác của nó [/B]mới trở thành minh nhiên cho nó. “Cái Tôi” – là đối tượng của Khái niệm về cái Tôi – trong thực tế không phải là [B]“đối tượng”[/B]. Nhưng, đối tượng của sự ham muốn chỉ độc lập tự chủ bởi nó là cái bản thể phổ biến [B]không thể nào tiêu hủy được[/B], là cái bản chất trôi chảy ngang bằng với chính mình[/SIZE][/FONT][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn16"][B][FONT=Arial][SIZE=4](316)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4]. [B]Khi một Tự-ý thức là đối tượng, thì đối tượng vừa là “cái Tôi” vừa là “đối tượng”.[/B][/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Với điều này, [B]đã[/B] hiện diện ở đây [B]cho ta[/B] [B]Khái niệm về TINH THẦN (der Begriff des GEISTES)[/B]. Những gì tiếp tục diễn ra cho Ý thức sẽ là [B]kinh nghiệm[/B] về việc: [B]TINH THẦN là gì ?[/B]; tức về [B]cái Bản thể tuyệt đối[/B] này, đó là [B]sự Thống nhất[/B] của [B]những [/B]Tự-ý thức độc lập khác nhau, được hưởng sự tự do và độc lập hoàn hảo [B]ở trong sự đối lập giữa chúng với nhau[/B]: [B]cái TÔI là cái CHÚNG TA và cái CHÚNG TA là cái TÔI[URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftn17"]([/URL]317). Chỉ ở trong Tự-ý thức – như là trong Khái niệm về TINH THẦN – mà ý thức lần đầu tiên mới có được BƯỢC NGOẶT, đó là, ý thức rời bỏ cái vỏ ngoài (Schein) đầy màu sắc sặc sỡ của cái Bên này cảm tính [cái “Ở đây” và “Bây giờ” của xác tín cảm tính và tri giác] vượt qua bóng đêm trống rỗng của cái Bên kia siêu-cảm tính [của giác tính] để thẳng bước tiến vào ánh sáng ban ngày rạng rỡ TINH THẦN của Hiện Tại.[/B][/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4](còn nữa)[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4][/SIZE][/FONT][FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Nguồn: Georg Wilhelm Friedrich Hegel. 2006. [I]Hiện tượng học tinh thần (Phänomenologie des Geistes)[/I]. Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải. Hà Nội: Nxb. Văn học. Bản điện tử của dịch giả Bùi Văn Nam Sơn. Bản đăng trên triethoc.edu.vn có sự cho phép của dịch giả.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4][/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref1"] [B][FONT=Arial][SIZE=4](301)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4][B]“Tự-ý thức” (Selbstbewußtsein) [/B]là biết về chính mình, hay đúng hơn, biết về cái mình biết. (Xem: Chú giải dẫn nhập: 6.1.1). Trần Đức Thảo (“Hạt nhân duy lý trong triết học Hegel”, Tập san Đại học (Văn khoa), số 6-7, 1956: 18-36) dịch là [B]“ý thức bản ngã”[/B].[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref2"][B][FONT=Arial][SIZE=4](302)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4]Đối với ý thức (chưa phải là Tự-ý thức), đối tượng là một cái khác tuyệt đối. Còn Tự-ý thức là biết về cái mình biết (Tôi biết về tôi), thì tuy có sự phân biệt nhưng cái Tôi sau cũng là cái Tôi, không phải là cái khác. (Xem: Chú giải dẫn nhập: 6.1.1).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref3"][B][FONT=Arial][SIZE=4](303)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4][B]“Tôi là Tôi” (“Ich bin Ich”)[/B]: Trong sách này, Hegel dùng hình thức “Tôi là Tôi” hay “Tôi = Tôi” thường để chỉ “Nguyên lý” đầu tiên trong “Học thuyết khoa học” của [B]Fichte[/B]. Xem: [B]Fichte[/B]: “Grundlage der Wissenschaftslehre” (Cơ sở của Học thuyết khoa học), 8, §1, Nguyên lý thứ 1.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][FONT=Arial][SIZE=4]Ngụ ý phê phán Fichte, Hegel cho rằng: Tự-ý thức là chân lý của ý thức, là sự quay trở lại của ý thức vào trong chính mình từ cái tồn tại-khác, nên nó là một tiến trình vận động. Nhưng, nếu Tự-ý thức chỉ là sự lặp thừa của Tôi = Tôi, nếu cái tồn tại-khác bị thủ tiêu trực tiếp, tức thủ tiêu cả ý thức trong chính mình, Tự-ý thức không còn là sự vận động, không còn là Tự-ý thức. Do đó, cái tồn tại-khác (thế giới cảm tính và tri giác) được bảo lưu (yếu tố thứ nhất), đồng thời bị phủ định và Tự-ý thức là sự vận động trở về với chính mình thông qua sự phủ định này (yếu tố thứ hai). Hegel sẽ gọi Tự-ý thức là [B]sự Ham muốn[/B], vì đối tượng của sự ham muốn (“Hiện tượng” = thế giới cảm tính) vừa tồn tại (được bảo lưu) vừa bị phủ định (để thỏa mãn sự ham muốn).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref4"][B][FONT=Arial][SIZE=4](304)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4]Cho ta, đối tượng đã trở thành Sự sống. Sự sống không chỉ là một quy định của đối tượng mà còn là điều kiện sinh tồn, là môi trường phát triển của Tự-ý thức. Điều Tự-ý thức ham muốn là cái gì sống thực và sự đối lập mới ở cấp độ này là giữa Sự sống và Tự-ý thức. Tự-ý thức là [B]sự thật[/B] của Sự sống: Sự sống là nhất thể, là cái toàn bộ [B]cho[/B] Tự-ý thức; nhưng Sự sống – với tư cách là nhất thể, là điều kiện cho Tự-ý thức – chưa biết chính mình là nhất thể. Vì thế, ý thức sẽ trải qua kinh nghiệm về sự độc lập tự chủ của đối tượng của nó, tức của Sự sống. (Xem: Chú giải dẫn nhập: 6.1.3).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref5"][B][FONT=Arial][SIZE=4](305)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4]Xem thêm: [B]Hegel[/B]: “[B]Khoa học Lô-gíc[/B]”, Phần II: Lô-gíc học chủ quan (Học thuyết về Khái niệm), Chương 3: Ý niệm, Tiết 1: “[B]Sự sống[/B]”. Xem thêm: chú thích 6.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref6"][B][FONT=Arial][SIZE=4](306)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4]Sự sống được xác định ở đây như là [B]tính vô tận (Unendlichkeit) [/B]đã nói ở Chương trước (chú thích 290). Nó vừa là sự tự tồn, là nguồn suối cho những yếu tố độc lập, vừa là sự vận động vượt bỏ những sự phân biệt này vì chúng luôn ra đời mỗi khi bị mất đi: do đó, nó vừa là sự không yên nghỉ của Thời gian, vừa – xét như tính toàn thể – lại có “hình thái vững chắc của không gian”. Quan niệm về Sự sống như là tính vô tận hòa giải thuyết nhất nguyên và thuyết đa nguyên. Bây giờ, những bước đi đầu tiên có tính bản năng của sự Ham muốn là một sự xung đột giữa tính độc lập tự chủ của Sự sống phổ biến này với tính độc lập tự chủ của Tự-ý thức. (Xem: Chú giải: 6.1.3).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref7"][B][FONT=Arial][SIZE=4](307)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4]Văn tối nhưng ý rõ: ta có thể đi từ Sự sống xét như cái toàn bộ (natura naturans) rồi đi đến những cá thể độc lập (natura naturata); hoặc cũng có thể đi từ cá thể và tìm thấy trong đó tính toàn thể của Sự sống. Vì thế, cá thể độc lập, tách rời [B]tưởng[/B] như có tính toàn thể của Sự sống ở bên ngoài mình và việc vượt bỏ sự phân hóa [B]tưởng[/B] như là công việc của “cái khác”, nhưng cá thể này chỉ tự tồn bên trong Sự sống; Sự sống tồn tại bên trong nó, là bản thể của nó; và vì thế, “nó tự tiêu thụ chính mình – thủ tiêu tính thực tại vô cơ của mình –, tự tự nuôi dưỡng chính mình, tự tổ chức trong chính mình” (Realphilosophie, bản Hoffmeister, II, 116). Vậy, hành động phủ định là bản thân sự hiện hữu của hình thái độc lập, tách rời: “Cá thể chỉ tồn tại với tư cách là tính toàn thể của Sự sống được chia nhỏ ra từng mảnh: tức cá thể một bên và tất cả phần còn lại là một bên khác; [nhưng] nó chỉ tồn tại với tư cách không phải là một bộ phận nào cả và không có gì được tách rời khỏi nó” (System-Fragment, Nohl, tr. 346) (dẫn theo J.H).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref8"][B][FONT=Arial][SIZE=4](308)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4]Thoạt đầu, hình thái độc lập, được phân biệt hay có thể tự khẳng định như là đối lập với tất cả những gì ở ngoài nó (bản tính vô cơ của nó).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref9"][B][FONT=Arial][SIZE=4](309)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4][B]“Tính bị đảo ngược” (die Verkehrtheit):[/B]Sự sống vô tận, như là bản thể, đã trở thành cái “khác” đối với cá thể sống thực; nhưng sự đảo ngược này, tới lượt nó, lại tự đảo ngược vì bản thân cá thể sống thực cũng trở thành vận động của Sự sống và tự phủ định chính mình (phủ định của phủ định hay quay trở lại với cái toàn bộ).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref10"][B][FONT=Arial][SIZE=4](310)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4][B]Nhớ lại câu[/B]: “Cái đúng thật là đám rước cuồng nhiệt thần rượu Bacchus, nơi đó không thành viên nào là không say khướt...” (§47 và chú thích 108).[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref11"][B][FONT=Arial][SIZE=4](311)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4][B]“Loài đơn giản”[/B]và [B]“Loài tồn tại “cho” Ý thức”[/B]: xem: Chú giải dẫn nhập: 6.1.3.2.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref12"][B][FONT=Arial][SIZE=4](312)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4][B]“Cho nó”[/B]: “wird sich [B]ihm[/B] dieser abstrakte Gegenstand bereichern...”: bản tiếng Pháp của J. Hyppolite dịch là: [B]“pour elle” [/B](không rõ “cho” cái gì); bản tiếng Anh của Baillie dịch là: “this abstract object will grow in richness...”, vậy “nó” là “đối tượng trừu tượng này”, (tức cái Tôi). Bản của Miller dịch rõ là “for the “I” ” (“cho cái “Tôi” ”). Tôi thấy cách dịch của Miller rõ ràng hơn. Về ý nghĩa, Tự-ý thức mới xuất hiện ở đây một cách trực tiếp; đối tượng của nó – cái Tôi – chỉ mới là một đối tượng trừu tượng (Tôi = Tôi). Đối tượng này còn phải tự phát triển và thể hiện tất cả sự phong phú của tiến trình biện chứng trước đây. Sự phát triển này sẽ diễn ra khi Tự-ý thức có đối tượng là một Tự-ý thức khác (sự nhân đôi của Tự-ý thức), xem: §§175-176.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref13"][B][FONT=Arial][SIZE=4](313)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4][B]Sự ham muốn/Begierde[/B]: xem: Chú giải dẫn nhập: 6.1.2.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref14"][B][FONT=Arial][SIZE=4](314)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4]Tự-ý thức trải nghiệm rằng mình bị điều kiện hóa bởi đối tượng mà mình phủ định. Bản chất của sự ham muốn xuất hiện ra cho Tự-ý thức như một “cái khác”.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref15"][B][FONT=Arial][SIZE=4](315)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4] Xem: Chú giải dẫn nhập” 6.1.2.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref16"][B][FONT=Arial][SIZE=4](316)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4]Theo một cách lý giải (xem: Chú giải dẫn nhập: 6.1.4), bản chất của sự ham muốn là bản thân bản thể của Sự sống. Nhưng chỉ có Tự-ý thức mới vừa là cái Tôi, vừa là Bản thể ấy; cho nên Tự-ý thức chỉ tìm được thỏa mãn ở trong một Tự-ý thức sống thực [một Tự-ý thức khác “ngang bằng với chính mình”], bởi nếu không, đối tượng hoặc là cái khác tuyệt đối hoặc cái Tôi trừu tượng không phải là đối tượng.[/SIZE][/FONT][/FONT] [FONT=Arial][SIZE=4] [/SIZE][/FONT] [FONT=times new roman][URL="https://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=410:hin-tng-hc-tinh-thn-phn-4&Itemid=5#_ftnref17"][B][FONT=Arial][SIZE=4](317)[/SIZE][/FONT][/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=4][B]Tinh thần[/B]mới hiện diện ở đây “cho ta”, đó là sự thống nhất của [B]những[/B] Tự-ý thức trong những sự dị biệt giữa chúng. “Tinh thần” này sẽ là “Tinh thần khách quan” ở trong cộng đồng xã hội; điều này mới được báo hiệu và sẽ trở thành sự thật trong Chương VI. (Xem: §438 và tiếp; Chú giải dẫn nhập: 8.1).[/SIZE][/FONT][/FONT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học phương Đông
Hegel- hiện tượng học tinh thần
Top