Hệ thống ngữ âm tiếng Việt

bichngoc

Moderator
HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT

1- Hệ thống phụ âm đầu

1.1-Ðặc trưng ngữ âm tổng quát của các âm đầu :


Các âm tiết tiếng Việt khi phát âm về mặt cấu âm bao giờ cũng mở đầu bằng một động tác khép lại , dẫn đến chỗ cản trở không khí hoàn toàn hoặc bộ phận . Ðó là cách phát âm của các âm tiết như : bút , mai, .... Còn những âm tiết như Aên , uống …mặc dù trên chữ viết chúng ta nhìn thấy phụ âm vắng mặt nhưng thực tế chúng cũng phải bắt đầu bằng một động tác khép kín khe thanh , sau đó mở ra đột ngột gây nên một tiếng động . Thực chất động tác này cũng giống như : [ b , t , h ] .

Sự khác nhau của hai cách bắt đầu âm tiết này chỉ là ở câu âm : một đằng không khí bị cản trở ở một vị trí cụ thể nào đó , còn một đằng không khí bị cản trở ở thanh hầu . Hiện tượng này là hiện tượng tắc thanh hầu chung cho những âm tiết như : Am ,Oâi,...

Như vậy phẩm chất ngữ âm chung của âm đầu là tính phụ âm .

1.2- Các tiêu chí khu biệt phụ âm đầu :

a-Tiêu chí phương thức phát âm

Về phương thức cấu âm : Gồm có các phương thức : Tắc , xát
Về thanh tính : Phụ âm ồn , phụ âm vang , vô thanh , hữu thanh,...

b- Tiêu chí bộ vị câu âm :

Có các bộ vị câu âm dùng phân biệt các phụ âm đầu như: Môi , lưỡi, răng, mặt lưỡi , họng,...


c - Tiêu chí khu biệt bằng tính chất âm học :

Trầm --- bổng .
Gắt ---- không gắt .

1.3- Phụ âm đầu tiếng Việt :

* Số lượng : ( Biến thể của các âm đầu )
* Chứùc năng :
* Ðiều kiện kết hợp :
* Sự thể hiện chính tả:

2- Hệ thống âm đệm

2.1- Các đặc trưng ngữ âm :


Trong âm tiết tiếng Việt sự mở đầu khác nhau không chỉ căn cứ vào phụ âm đầu mà có thể căn cứ vào hiện tượng tròn môi ( hoặc môi- ngạc mềm hóa ) . Ví dụ toàn và tàn , giữa hai âm tiết này có động tác cấu âm khác nhau do âm tiết toán có sự tham gia của một âm lướt .Sự đối lập giữa âm tiết toàn và tàn là sự đối lập giữa đặc trưng cấu âm tròn môi và không tròn môi .

Những đặc trưng đó là nét khu biệt làm nên hiện thực của hai âm vị : Một âm vị là bán nguyên âm môi ( có hai tiêu điểm môi- ngạc mềm) , Ghi bằng / - u - /, hay
/ - w- / ; một âm vị khác có nội dung tiêu cực , đó là âm vị / zero /

Ví dụ: so sánh hai phát ngôn : Cụ ạ và quạ .
Qúa và của .

2.2- Tính chất nước đôi của âm đệm :

Âm đệm có vị trí khá đặc biệt trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt , đó là tính chất nước đôi của nó ;


Về vị trí : nó có thể nghiêng về phần vần , nhưng cũng có thể nghiêng về phấn phụ âm đầu .

Về ngữ âm học : khi nghiên cứu mối quan hệ giữa âm đệm và âm cuối , Gordina nhận th\ấy: Trong nhiều trường hợp , sự có mặt của yếu tố bán nguyên âm không kéo dài trường độ của cả tổ hợp .trong khi những trường hợp khác thì trường độ lại tăng lên qúa rõ so với trường độ của ngyuên âm không có /- u-/ .

Chính vì tính chất nước đôi này mà có tác giả xem âm đệm là thuộc tính của âm đầu , có tác giả xem âm đệm là thuộc tính của phần vần. Tuỳ theo cách giải quyết khác nhau ( những căn cứ dùng để xác định ) mà người ta có những mô hình âm tiết khác nhau .

Âm đệm luôn có mặt trong phương ngữ Bắc Bộ nhưng lại vắng mặt trong phương ngữ Nam Bộ , vì thế cấu trúc âm tiết của một âm tiết trong phương ngữ Nam Bộ chỉ có : Phụ âm đầu- âm chính âm cuối và thanh điệu . Sự vắng mặt âm đệm đã ảnh hưởng đến sự biến đổi âm đầu và âm chính .

2.3- Âm đệm :

* Số lượng :
* Sự thể hiện chính tả :
* Ðiều kiện kết hợp:
* Chức năng :

3- Hệ thống âm chính

3.1- Tiêu chí khu biệt các âm vị nguyên âm :


Trong âm tiết tiếng Việt bộ phận mang âm sắc chủ yếu của âm tiết là nguyên âm . Nguyên âm trong âm tiết có thể là nguyên âm đơn hay nguyên âm đôi , Chính vì vậy đỉnh của âm tiết bao giờ cũng xảy ra ở nguyên âm . Trong tiếng Anh : một từ table có hai âm tiết , âm tiết thứ hai chỉ gồm hai phụ âm / bl / nghĩa là / l / có thể là đỉnh của âm tiết , trong tiếng Việt điều này không bao giờ xảy ra . Vì thế khi nói về các tiêu chí khu biệt nguyên âm người ta có thể có các tiêu chí sau :

a- Tiêu chí khu biệt phẩm chất :

Trong hai âm tiết sau bán và bún , các nguyên âm / a/ và /u / đối lập nhau ở chỗ / u / có âm sắc trầm và âm lượng nhỏ còn /a/ có âm sắc trung hòa và âm lượng lớn . Ðó là sự đối lập về phẩm chất . Trong khi đó hai âm tiết bán và bắn sự đối lập giữa / a / và / ă / laị không phải ở âm sắc và âm lượng ( vì cả hai cùng có âm sắc và âm lượng như nhau ) mà khác nhau chính là ở độ dài các nguyên âm ( tức là âm lượng độ vang ).

* Về tiêu chí âm sắc ( tức bổng/ trầm ):

- Ðặc trưng bổng / trầm .

Loại bổng : Gồm các nguyên âm hàng trước .
Loại trầm vừa : Gồm các nguyên hàng sau không tròn môi
Loại trầm : Gồm các nguyên âm hàng sau tròn môi.
- Tính cố định và không cố định của âm sắc .

Những nguyên âm có âm sắc cố định thường là các nguyên âm đơn dài . Những nguyên âm có âm sắc không cố định : là những nguyên âm đôi

* Về tiêu chí âm lượng : Tức là tiêu chí tương liên về độ mở , xét về cấu âm

Chúng ta có các nguyên âm đối lập nhau theo hai bậc âm lượng lớn nhỏ . Như vậy toàn bộ các nguyên âm chia ra thành các âm lượng :

Âm lượng cực lớn : e, a ( khi có ch và nh) , a, ă, o, ô.
Âm lượng lớn vừa : e, ơ, â, o.
Âm lượng nhỏ vừa : iê, ươ, uô.
Âm lượng nhỏ : i , ư, u.

Nếu chia các âm vị thành hai nhóm : nguyên âm đơn và nguyên âm đôi thì các nguyên âm đơn bao giờ cũng thuộc về các âm lượng : cực lớn , lớn vừa và nhỏ. Còn nguyên âm đôi không có thế đối lập về âm lượng .

b- Tiêu chí khu biệt về lượng .

Ðây là tiêu chí khu biệt về trường độ thế đối lập này chỉ xảy ra ở các nguyên âm đơn . Trong tiếng Việt có 4 âm vị nguyên âm ngắn đối lập với 4 âm vị nguyên âm dài.

3.2- Âm chính :

* Số lượng :
* Ðiều kiện kết hợp .
* Chức năng .
* Sự thể hiện chính tả và cách ghi kí hiệu .

3.3- Sự thể hiện nguyên âm trong các tiếng địa phương .

Trong phương ngữ Nam Bộ các nguyên âm đôi / ie , ươ, uô, /khi kết hợp với các âm cuối / u, i, m , p /sẽ được thể hiện là các nguyên âm đơn / i , ư , u, /

Ví dụ : chuối , bưởi, tiếp,... Ðược phát âm thành Chúi , bửi, típ .

Ở một vài địa phương khác thuộc phương ngữ Trung Bộ các nguyên âm đôi được thể hiện thành các nguyên âm cùng dòng có độ mở rộng .

Ví dụ : Phương ngữ Bắc Bộ:
Người
Ruột
miếng
Phương ngữ Trung Bộ:
Ngài
rọt
mánh ( méng )

4- Hệ thống âm cuối

4.1- Các tiêu chí khu biệt :

các âm tiết tiếng Việt thường đối lập bằng những cách kết thúc nhau . Có âm tiết kết thúc bằng sự kéo dài và giữ nguyên . Ví dụ : Má , đi , cho,....còn các âm tiết khác kết thúc bằng cách biến đổi âm sắc của âm tiết ở phần cuối do sự đóng lại của các âm cuối tham gia . Ví dụ như : một , mai , màng,.... Trong trường hợp đầu ta có các âm cuối là âm vị / zero/ , tromg trường hợp sau ta có các âm cuối là những âm vị bán âm , phụ âm. Các âm vị được thể hiện trên chữ viết của hệ thống âm cuối có các nét khu biệt như sau :

* Tiêu chí ồn vang : Oàn : / p, t, k /
Vang / m , n , nh , ng ,/ và hai bán âm / u /, / i /
* Tiêu chí mũi- không mũi: Các âm mũi / n , m , n /
Các âm không mũi : hai bán âm / u / , / i /

4.2- Âm cuối :

* Số lượng .
* Chức năng .
*Sự thể hiện trên chữ viết .
* Ðiều kiện kết hợp .

4.3- Sự thể hiện của các phụ âm cuối trong các tiếng địa phương :

Hai phụ âm cuối / n , t / được thể hiện thành / ng , k / trong phương ngữ Nam Bộ khi chúng đi sau các nguyên âm đôi trừ / i , e /

Ví dụ : Bắc Trung Bộ:
Ðen đét
man mát
lon lót

Nam Bộ:
Ðeng đéc
mang mác
loong loóc

Hai âm vị phụ âm cuối / k- ng / khi kết hợp với các nguyên đơn hàng trước không tròn môi thì lại được thể hiện thành phụ âm / n , t / . Sự phát âm của các âm tiết có chứa các nguyên âm / i , e,/ thường được chuyển đổi. Ví dụ: Mít , chín … mứt chứn(theo Hoàng Thị ChâuTiếng Việt trên các miền đất nước1989, tr.180 ).

5- Thanh điệu

Trong tiếng Việt có hiện tưiợng ngữ âm mang chúc năng xã hội mà chữ viết biểu thị bằng các dấu huyền, hỏi, sắc, nặng,... được gọi là thanh điệu

5.1- Ðịnh nghĩa :

Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị .

Tiếng Việt hiện đại bao gồm 6 thanh điệu .

5.2- Những nét khu biệt của thanh điệu :

* Nét khu biệt dựa vào đặc trưng điệu tính :
Ðặc trưng Âm vực :
Ðặc trưng âm điệu .

* Nét khu biệt dựa vào đặc trưng phi điệu tính : Ðó là những đặc trưng còn lại như : cường độ , trường độ, hiện tượng yết hầu hóa .

5.3- Thanh điệu trong phương ngữ Bắc Bộ ( Phần này chủ yếu dựa vào kết qủa nghiên cứu của Gordina , 1984 )

*Thanh 1 : không dấu
* Thanh 2 : dấu huyền
* Thanh 3 : Dấu ngã
* Thanh 4 : Dấu hỏi
* Thanh 5 : Dấu sắc
* Thanh 6 : Dấu nặng

5.4- Thanh điệu trong các phương ngữ khác :

Trong phương ngữ Trung Bộ thanh điệu bao gồm 5 thanh ( thanh 3 và thanh 4 trùng nhau ) , riêng vùng Nghệ An thường có 4 thanh ( Thanh 2 và thanh 5 trùng nhau; thanh 3 và thanh 6 trùng nhau theo Bùi Văn Nguyên ,1977 )

Trong phương ngữ Nam Bộ có 5 thanh điệu (thanh 3 và thanh 4 trùng làm một )

5.5- Sự phân bố thanh điệu trong các loại hình âm tiết :

Sự phân bố thanh điệu trong các loại hình âm tiết có thể tóm tắt trong sơ đồ sau :

Thanh điệu

Âm tiết
Không
dấu
1 huyền

2 Ngã

3 Hỏi

4 sắc

5 nặng

6

Âm tiết khép
- - - - + +

Không khép
+ + + + + +



6- Ngữ điệu

Trong chuỗi lời nói , mỗi câu được thể hiện như một chỉnh thể trọn vẹn về ngữ âm, được tách ra giữa hai chỗ ngừng giọng . Hình thức ngữ âm của câu được gọi là ngữ điệu câu.

(Sưu tầm)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top