Dạng 1: Hai loại điện tích
- Có hai loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
- Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau và các điện tích trái dấu thì hút nhau.
- Đơn vị điện tích là Culông (C).
- Điện tích nhỏ nhất trong tự nhiên gọi là điện tích nguyên tố e.
- Điện tích của electron là điện tích âm và có độ lớn bằng e.
Dạng 2: Sự nhiễm điện của các vật
- Nhiễm điện do cọ xát: hai vật không nhiễm điện khi cọ xát với nhau – nhiễm điện trái dấu.
- Nhiễm điện do tiếp xúc: cho vật không nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện – nhiễm điện cùng dấu.
- Nhiễm điện do hưởng ứng: cho vật không nhiễm điện lại gần một vật nhiễm điện thì đầu gần vật nhiễm điện sẽ nhiễm điện trái dấu, đầu xa sẽ nhiễm điện trái dấu. Trung tam gia su
Dạng 3: Định luật Cu-lông
- Độ lớn của lực tương tác giữa 2 điện tích điểm đứng yên tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của 2 điện tích đó và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Dạng 4: Hằng số điện môi
- Đặc trưng cho tính chất điện của môi trường cách điện.
- Khi đặt các điện tích trong điện môi thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi lần so với khi đặt chúng trong chân không.
- Hằng số điện môi của chất điện môi: > 1
- Hằng số điện môi là đại lượng ko có thứ nguyên.
- Hằng số điện môi của chân không bằng 1, của ko khí bằng ~ 1. Trung tâm gia sư
Dạng 5: Thuyết electron
- Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích các điện tích trong nguyên tử bằng 0, nguyên tử trung hòa điện.
- Nếu nguyên tử mất electron thì trở thành ion dương; nếu nguyên tử nhận thêm electron thì trở thành ion âm.
- Khối lượng electron rất nhỏ nên chúng có độ linh động rất cao. Do đó electron có thể dễ dàng bứt ra khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay chuyển từ vật này sang vật khác, gọi là nhiễm điện.
- Vật nhiễm điện âm tức là thừa electron. Vật nhiễm điện dương tức là thiếu electron.
- Vật dẫn điện là vật chứa nhiều điện tích tự do, Vật cách điện (điện môi) chứa ít điện tích tự do.
Dạng 6: Định luật bảo toàn điện tích
Một hệ vật cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác, thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.