I. QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
Để làm nên một văn bản, người viết cần phải thực hiện các bước sau:
- Định hướng cách viết: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?
- Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lý, thể hiện đúng định hướng trên.
- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn hoàn chỉnh (đảm bảo tính chính xác, hành văn mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau).
- Kiểm tra lại văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.
II. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
- Văn bản cần phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rõ ràng và hợp lý.
- Các điều kiện để bố cục hợp lý:
* Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
* Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải đạt được mục đích giao tiếp đặt ra.
- Văn bản gồm có ba phần:
* Mở bài
* Thân bài
* Kết bài.
III. MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
- Văn bản cần phải mạch lạc.
- Điều kiện để một văn bản mạch lạc:
* Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
* Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được hứng thú cho người đọc, người nghe.
IV. LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có ý nghĩa, dễ hiểu.
- Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng các phương tiện ngôn ngữ (từ, câu...) phù hợp.
V. CÁC THỂ LOẠI CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP LÀM VĂN 7
A. VĂN BIỂU CẢM (Trọng tâm của học kỳ I)
a. Khái niệm
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Văn biểu cảm bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút...
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét cái xấu, độc ác...)
- Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.
b. Đặc điểm của văn biểu cảm
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
- Bài văn biểu cảm gồm có ba phần:
* Mở bài
* Thân bài
* Kết bài
- Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.
c. Cách làm bài văn biểu cảm
- Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.
- Để bài văn biểu đạt được tình cảm và giàu cảm xúc, người viết phải tìm lời văn thích hợp, gợi cảm.
- Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỷ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, ước mơ tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm vừa thể hiện cảm xúc.
- Để người đọc tin và đồng cảm thì cảm xúc biểu đạt trong bài phải chân thật, tự nhiên, trong sáng.
- Muốn biểu lộ cảm xúc đối với xung quanh, ta nên kết hợp phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Tự sự và miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không phải nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc hay phong cảnh.
d. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm đó.
- Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học gồm có ba phần:
* Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
* Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
* Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
B. VĂN NGHỊ LUẬN (Trọng tâm của học kỳ II)
a. Khái niệm
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
- Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể.
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
b. Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
- Luận điểm chính là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
- Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.
- Luận cứ là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý.
c. Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận
- Bố cục bài văn nghị luận gồm ba phần:
* Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
* Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
* Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
Lưu ý: Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...
d. Lập luận chứng minh
1. Khái niệm
- Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin.
- Trong văn bản nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
2. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
* Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh
* Thân bài: Nếu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
* Kết bài: Nếu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
Lưu ý: Giữa các phần và các đoạn văn phải có phương tiện liên kết (câu, từ...)
đ. Văn lập luận giải thích
1. Khái niệm
- Trong văn nghị luận, giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, quan hệ,...cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
- Giải thích có thể sử dụng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,...của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
- Bài văn giải thích cần mạch lạc, ngôn từ dễ hiểu, trong sáng. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
2. Cách làm bài tập làm văn giải thích
* Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra hướng giải thích.
* Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng cách lập luận giải thích phù hợp.
* Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
Lưu ý: Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn có phương tiện liên kết.
C. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
- Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
- Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
* Quốc hiệu và tiêu ngữ
* Địa điểm viết văn bản và ngày tháng.
* Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản.
* Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo.
* Chữ ký và họ tên người gửi văn bản.
Theo Sách Những bài văn hay 7*
Để làm nên một văn bản, người viết cần phải thực hiện các bước sau:
- Định hướng cách viết: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?
- Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lý, thể hiện đúng định hướng trên.
- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn hoàn chỉnh (đảm bảo tính chính xác, hành văn mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau).
- Kiểm tra lại văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.
II. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
- Văn bản cần phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rõ ràng và hợp lý.
- Các điều kiện để bố cục hợp lý:
* Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
* Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải đạt được mục đích giao tiếp đặt ra.
- Văn bản gồm có ba phần:
* Mở bài
* Thân bài
* Kết bài.
III. MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
- Văn bản cần phải mạch lạc.
- Điều kiện để một văn bản mạch lạc:
* Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
* Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được hứng thú cho người đọc, người nghe.
IV. LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có ý nghĩa, dễ hiểu.
- Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng các phương tiện ngôn ngữ (từ, câu...) phù hợp.
V. CÁC THỂ LOẠI CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP LÀM VĂN 7
A. VĂN BIỂU CẢM (Trọng tâm của học kỳ I)
a. Khái niệm
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Văn biểu cảm bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút...
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét cái xấu, độc ác...)
- Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.
b. Đặc điểm của văn biểu cảm
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
- Bài văn biểu cảm gồm có ba phần:
* Mở bài
* Thân bài
* Kết bài
- Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.
c. Cách làm bài văn biểu cảm
- Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.
- Để bài văn biểu đạt được tình cảm và giàu cảm xúc, người viết phải tìm lời văn thích hợp, gợi cảm.
- Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỷ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, ước mơ tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm vừa thể hiện cảm xúc.
- Để người đọc tin và đồng cảm thì cảm xúc biểu đạt trong bài phải chân thật, tự nhiên, trong sáng.
- Muốn biểu lộ cảm xúc đối với xung quanh, ta nên kết hợp phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Tự sự và miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không phải nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc hay phong cảnh.
d. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm đó.
- Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học gồm có ba phần:
* Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
* Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
* Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
B. VĂN NGHỊ LUẬN (Trọng tâm của học kỳ II)
a. Khái niệm
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
- Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể.
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
b. Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
- Luận điểm chính là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
- Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.
- Luận cứ là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý.
c. Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận
- Bố cục bài văn nghị luận gồm ba phần:
* Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
* Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
* Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
Lưu ý: Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...
d. Lập luận chứng minh
1. Khái niệm
- Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin.
- Trong văn bản nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
2. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
* Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh
* Thân bài: Nếu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
* Kết bài: Nếu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
Lưu ý: Giữa các phần và các đoạn văn phải có phương tiện liên kết (câu, từ...)
đ. Văn lập luận giải thích
1. Khái niệm
- Trong văn nghị luận, giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, quan hệ,...cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
- Giải thích có thể sử dụng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,...của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
- Bài văn giải thích cần mạch lạc, ngôn từ dễ hiểu, trong sáng. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
2. Cách làm bài tập làm văn giải thích
* Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra hướng giải thích.
* Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng cách lập luận giải thích phù hợp.
* Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
Lưu ý: Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn có phương tiện liên kết.
C. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
- Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
- Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
* Quốc hiệu và tiêu ngữ
* Địa điểm viết văn bản và ngày tháng.
* Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản.
* Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo.
* Chữ ký và họ tên người gửi văn bản.
Theo Sách Những bài văn hay 7*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: