• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm

lamlaitue

New member
Xu
0
PHẦN A

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài


Thế kỉ XVI, với sự thăng trầm của đời sống chính trị, chế độ phong kiến Việt Nam đang bước nhanh sang thời kỳ suy thoái, giai cấp phong kiến không còn tác dụng tích cực đối với lịch sử dân tộc, các mâu thuẫn trong xã hội ngày càng bộc lộ rõ, cùng với nó là sự bất lực của nhà nước phong kiến. Đặc điểm thời đại đó đã tác động mạnh vào tầng lớp nho sĩ trí thức đương thời, đặt họ trước những trăn trở lựa chọn dữ dội về nhân cách, lối sống. Điều này chi phối và tạo nên diện mạo riêng, phong phú, đa dạng và phức tạp của thơ văn thế kỷ XVI.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), huý là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, thường gọi là Trạng Trình, danh sĩ nổi tiếng, tác gia lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Đỗ Trạng nguyên 1535 dưới triều Mạc, làm quan tới chức Thượng thư, Thái phó tước Trình Tuyền hầu, cuối cùng gia phong Trình quốc công. Khi thấy triều chính ngày một xấu đi, Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ xin chém mười tám lộng thần nhưng không được chấp nhận, bèn cáo bệnh về quê. Tại quê nhà, ông dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ, xây chùa, mở trường dạy học bên bờ sông Tuyết Hàn, học trò tôn xưng ông là Tuyết Giang Phu Tử. Tiếng là ẩn dật nhưng ông vẫn ở vị thế “làm quan tại nhà”, triều Mạc trọng thị như một đại thần cố cựu, thường tới hỏi kế sách, hoặc vời lên kinh bàn chính sự. Nhân dân tôn ông là bậc tiên tri, tiên giác, gọi ông là Trạng Trình, lưu truyền nhiều sấm trạng và nhiều truyền thuyết về ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người thông minh, đa tài không chỉ là một tên tuổi lớn trong lịch sử văn học mà còn là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc.

Vì vậy nên em chọn đề tài này, nhằm đề cao vai trò của nhà thơ nổi tiếng qua tác phẩm tiêu biểu Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Trên cơ sở những gợi ý và những kết quả đã đạt được của các nhà nghiên cứu đi trước, em nghĩ cần phải có một cái nhìn chuyên sâu và hệ thống hơn nữa về tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt là tính chất đa chủ đề của tập thơ này. Đây là lý do chủ yếu khiến em quyết định chọn vấn đề: “Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình.

Chọn đề tài Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt do nhu cầu bản thân em muốn tìm về với vốn văn học cổ dân tộc; mặt khác đề tài sẽ góp phần phục vụ tốt việc giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, đặc biệt là giảng dạy học phần Văn học Trung đại theo tiến trình phát triển của thể loại, phù hợp với chương trình mới trong sách giáo khoa hiện nay.

II. Lịch sử vấn đề

Bạch Vân quốc ngữ thi tập tác phẩm lớn viết bằng chữ nôm. Tập thơ thể hiện tất cả những tâm tư tình cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm được sáng tác từ khi ông về nghỉ hưu ở quê nhà, đây là tập thơ có giá trị rất quan trọng trong tiến trình văn học Việt Nam. Dựa trên những tư liệu hiện còn, đây là thi phẩm lớn thứ ba trong dòng thơ Nôm Việt Nam thời kỳ trung đại, sau Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Hồng Đức. Chính vì vậy, Bạch Vân quốc ngữ thi tập đã trở thành đối tượng tìm hiểu của không ít nhà nghiên cứu, công chúng yêu văn học. Đã có nhiều công trình lớn được công bố liên quan đến tác phẩm nhưng số lượng công trình đề cập đến vấn đề chủ đề trong thơ ông một cách có hệ thống lại tương đối ít. Trong cuốn Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm do hai tác giả Trần Thị Băng Thanh – Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu đã tập hợp một cách khá đầy đủ các bài viết của một số nhà nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các bài viết này phần nào đã đề cập đến vấn đề chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập nhưng các công trình nghiên cứu đó mới chỉ tìm hiểu hoặc giới thiệu sơ lược một số khía cạnh chủ đề chứ chưa đi sâu nghiên cứu và hệ thống hóa thành nhóm một cách đầy đủ các chủ đề nổi bật của tác phẩm này. Tìm hiểu về vấn đề này còn có Lê Trí Viễn, tác giả Lê Trí Viễn khi tìm hiểu tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong cuốn sách này tác giả đã tập trung đi sâu nghiên cứu toàn bộ tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập từ nội dung, nghệ thuật biểu hiện đến tư tưởng của từng bài thơ… Và tác giả cũng đã có sự quan tâm đến vấn đề “hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập” ông đã nhấn mạnh: “Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập tất cả đều không có đầu đề, nhưng xét chung thì xoay quanh một số đề tài nhất định: Sự suy tàn của đạo đức phong kiến, cuộc đời nhàn dật, phong cảnh thiên nhiên, ý nghĩ về bổn phận với vua với nước”. Chỉ ra được một số đề tài chủ yếu trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập, tác giả Lê Trí Viễn đã bước đầu tìm hiểu một cách khái quát về các chủ đề này. Theo Lê Trí Viễn, sở dĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tư tưởng ấy là do nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ sự khủng khoảng của chế độ làm cho sự phân hoá trong hàng ngũ phong kiến ngày càng sâu sắc, có rất nhiều tác giả có tư tưởng thoát ly, lẩn tránh nên tìm đến học thuyết Lão Trang, hoặc những tư tưởng ưu du, nhàn phóng coi nhẹ cuộc đời, vui với thiên nhiên, với rượu… và Lê Trí Viễn đã phát hiện ra: “Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, ảnh hưởng của những tư tưởng ấy khá rõ rệt”. Chính vì vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rút lui khỏi vòng danh lợi, đã đi vào cuộc đời ẩn dật, không muốn đua chen, chỉ muốn xa lánh chốn phồn hoa để sống một cuộc đời giản dị, thanh bạch. Đó là cảnh “vô sự”, của một tâm hồn trong sáng luôn khát khao hoà cảm với thiên nhiên: “Một điểm nổi bật trong cảnh sống ấy là lòng yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả”. Tác giả bài viết cũng chỉ rõ rằng Bạch Vân quốc ngữ thi tập bên cạnh những tư tưởng nhàn tản, tiêu cực còn có một xu hướng tích cực là lòng lo lắng đến nước nhà. Chính tiểu sử của tác giả cũng là minh chứng cho thơ văn bởi vì tuy về sống ẩn dật nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn giúp cho nhà Mạc trong những việc lớn, vẫn dạy học trò theo giáo lý Khổng Mạnh để gánh vác việc đời. Trong tấm lòng thanh thản của ông già “Tóc đã thưa, răng đã mòn” ấy, tưởng chừng như không bao giờ sôi nổi một điều gì nhưng thực ra ông không hề dửng dưng trước việc đời, việc nước. Cũng trong bài viết đó, tác giả Lê Trí Viễn đã khẳng định: “Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nặng phần tư tưởng hơn phần cảm xúc. Vì thế có tính chất giáo huấn rõ rệt”. Tuy có nói thêm điều này, song tác giả lại không đi sâu phân tích, lý giải. Kết thúc bài viết, Lê Trí Viễn khẳng định giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Bạch Vân quốc ngữ thi tập và tấm lòng tha thiết vì nước vì dân của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có thể thấy rằng, tác giả Lê Trí Viễn đã bước đầu giới thiệu được với bạn đọc một cách khá chi tiết về những chủ đề nổi bật cũng như những tư tưởng, nghệ thuật chủ yếu của Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Các chủ đề nổi bật của Bạch Vân quốc ngữ thi tập thực sự rất đáng quý đối với các nhà nghiên cứu cũng như độc giả nói chung. Cũng như các tác giả trên, tác giả Trần Thị Băng Thanh đã tỏ ra sắc sảo trong việc nhận diện nội dung chủ đề lẫn hình thức nổi bật của Bạch Vân quốc ngữ thi tập cho nên đã kiến giải tương đối thành công những đóng góp cũng như “tiến bộ” của Bạch Vân quốc ngữ thi tập so với các tác phẩm thơ trước đó và cùng thời. Tuy nhiên, do mục đích yêu cầu riêng của bài viết, những chủ đề tác giả quan tâm, đề cập đến cũng chỉ mang tính chất “điểm xuyết” cho quan niệm của mình. Cũng trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm”, các tác giả như: Đặng Thanh Lê, Phan Ngọc, Đào Thản, Hà Như Chi, Phạm Văn Diêu, Phạm Thế Ngũ, Bùi Văn Nguyên…Mặc dù cuốn sách này chỉ tập hợp những bài viết nghiên cứu đến cuộc đời, con người sự nghiệp làm quan cũng như sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng cũng đã có những bài viết khá sắc sảo về những đóng góp ở phương diện nội dung chủ đề cũng như hình thức nghệ thuật của Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Nhưng nhìn chung vẫn dừng ở mức lược điểm hoặc khái quát sơ bộ. Ngoài những bài nghiên cứu về nội dung của Bạch Vân quốc ngữ thi tập trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia tác phẩm”, còn khá nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này như: Đinh Gia Khánh trong Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, năm 1983; Đinh Gia Khánh trong Văn học Việt Nam ( thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII), năm 2005; Bùi Văn Nguyên trong Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tập 1, năm 1989; …Hai tác giả trên tuy mục đích chính không bàn đến chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà chỉ bàn về nội dung và nghệ thuật thơ nhưng cũng đã đề cập tới một số khía cạnh của vấn đề này. Vì vậy trên cơ sở của bài tiểu luận em sẽ đưa ra những đánh giá của bản thân em về vị trí Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tiến trình thơ Trung đại ở phương diện hệ thống chủ đề nhằm xác định rõ hơn đóng góp và tầm vóc Nguyễn Bỉnh Khiêm trong nền văn chương dân tộc.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Như trên đã nói, vấn đề văn bản tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm đến nay vẫn còn tiếp tục được khảo sát, nghiên cứu. Do số lượng tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm rất phong phú mà phạm vi bài tiểu luận lại có hạn nên ở đây em chỉ chọn đi sâu nghiên cứu hệ thống chủ đề trong tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

IV. Mục đích nghiên cứu

Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu trên ba vấn đề quan trọng sau: Giới thuyết về khái niệm chủ đề văn học và đặt Nguyễn Bỉnh Khiêm dưới góc nhìn văn hoá làm cơ sở nghiên cứu các chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông.
Tìm hiểu hệ thống chủ đề trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm và giá trị nội dung tư tưởng các chủ đề.

Tìm hiểu và đánh giá về nghệ thuật thể hiện chủ đề trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

V. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, em sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

Phương pháp khảo sát, thống kê em sẽ khảo sát toàn bộ 177 bài thơ trong Bạch Vân quốc ngữ thi để từ đó thống kê phân loại các bài thơ theo hệ thống chủ đề làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá.

Phương pháp so sánh, đối chiếu Bạch Vân quốc ngữ thi với thơ Nguyễn Trãi để thấy được những đóng góp cũng như hạn chế của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Phần A: Phần mở đầu

I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV. Mục đích nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu

Phần B: Phần nội dung

Chương I:Tiền đề của hiện tượng đa chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Chương II: Các chủ đề chính trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm .
Chương III: Nghệ thuật biểu hiện chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Phần C: Kết luận

Tài liệu tham khảo


PHẦN B
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

TIỀN ĐỀ CỦA HIỆN TƯỢNG ĐA CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

1.1 Khái niệm chủ đề


Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì chủ đề là: “Vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học”. Còn theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) có định nghĩa chủ đề là: “Vấn đề chủ yếu được quán triệt trong nội dung một tác phẩm văn học nghệ thuật, theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định”
Như vậy, chủ đề là vấn đề được xem là vấn đề quan trọng trong hệ thống nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học, nó xác định nội dung chính, nội dung cơ bản được tác giả tập trung tâm huyết để thể hiện trong tác phẩm. Nó thể hiện mối quan tâm đặc biệt của người nghệ sĩ vào một phương diện nào đấy trong đời sống hằng ngày. Bởi vậy, qua chủ đề, người đọc có thể nhận thức được khả năng thâm nhập vào đời sống, chiều sâu tư tưởng, đặc sắc tư duy nghệ thuật, hoàn cảnh và thời đại tác giả ấy đang sống.

Nếu như đề tài là khái niệm chỉ phạm vi hiện thực mà nhà văn miêu tả phản ánh trong tác phẩm thì chủ đề lại chỉ ra mối quan tâm đặc biệt của nhà văn về những vấn đề nào đó trong cái phạm vi hiện thực kia. Nếu đề tài trả lời câu hỏi: “ Tác phẩm viết về ai?” thì chủ đề giải quyết câu hỏi: “Tác phẩm đang nói về cái gì?”. Chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên và đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm. Cùng với tư tưởng, chủ đề là hạt nhân cơ bản của tác phẩm văn học. Nó bao giờ cũng được hình thành và được thể hiện trên cơ sở đề tài, song nó khác với đề tài.
Chính vì vậy, chủ đề có vị trí vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn học. Đây chính là điều khiến cho chủ đề là một trong những điều quan trọng nhất tạo nên giá trị độc đáo và tầm vóc của tác phẩm để khẳng định đóng góp riêng của mỗi người nghệ sĩ.

Ví dụ có hàng chục thậm chí hàng trăm tác giả viết về đề tài nông dân, đề tài trí thức nhưng thành công đặc sắc thì lại rất ít. Điều đó hoàn toàn do chủ đề, tư tưởng của tác phẩm tạo ra. Qua chủ đề, ta có thể hiểu được chiều sâu, sự độc đáo của con đường tư duy nghệ thuật cũng như sự nhạy cảm đặc biệt của nhà văn. Do đó, trong nghiên cứu văn học, chủ đề được xem là một tiêu chuẩn để đánh giá giá trị tác phẩm. Trong nghiên cứu văn học hiện đại, chủ đề còn được xem là phạm vi quan tâm của nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lý của nhà văn, gắn với quan niệm thế giới của tác giả.

1.2. Nguồn gốc của hiện tượng đa chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
1.2.1. Vài nét về Nguyễn Bỉnh Khiêm và tập thơ nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập.
1.2.1.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ông sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, tức năm Hồng Đức thứ 22 (1491) tại làng Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là làng Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định; thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lân, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã tiếp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.
Ông khôi ngô, tuấn tú, tư chất khác thường, một tuổi ông đã nói sõi, lên năm tuổi được mẹ dạy cho kinh sách, truyền miệng cho thơ văn chữ Nôm, ông học đâu nhớ đấy, không quên chữ nào. Lớn lên ông theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Ông sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên được thầy rất khen ngợi. Thời bấy giờ trong nước biến loạn, ông không muốn xuất đầu, lộ diện, đành ở ẩn một nơi. Năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời vua Mạc Đăng Doanh lúc 45 tuổi, ông mới đi thi và đậu Trạng nguyên. Vua Mạc cất ông lên làm Tả Thị lang Đông các Học sĩ. Vì ông đỗ Trạng nguyên và được phong tước Trình Tuyền hầu nên dân gian gọi ông là Trạng Trình. Làm quan được tám năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan năm 1542.
Sau khi về trí sĩ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mở trường dạy học, dựng am Bạch Vân, quán Trung Tân cạnh sông Hàn Giang, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ và học trò gọi ông là "Tuyết Giang Phu tử". Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như: Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà ngoại giao lỗi lạc; Nguyễn Dữ, tác giả "Truyền kỳ mạn lục"; Lương Hữu Khánh, Lễ bộ Thượng thư của triều Lê Trung hưng; Giáp Hải, Trạng nguyên của triều Mạc; Nguyễn Quyện, danh tướng của triều Mạc; Trương Thời Cử, Trương Thời Trung, Nguyễn Mãn, Đinh Bá Lộc, Nguyễn Văn Chính ... đều là những nhân tài kiệt xuất một thời. Ngay cả khi đã lui về dạy học, cụ vẫn được các vua Mạc đến vời ra giúp hoặc hỏi về mưu lược. Mặc dù Nguyễn Bỉnh Khiêm tôn phù nhà Mạc nhưng chúa Trịnh, chúa Nguyễn đều kính phục và vấn kế.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như tập thơ Bạch Vân, gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán (còn lưu lại) và hai tập Trình Quốc công Bạch vân thi tập và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi tập, (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm) hiện còn lưu lại được một quyển của Bạch Vân thi tập gồm 100 bài và 23 bài thơ trong tập Bạch Vân Gia Huấn mang nhiều chất hiện thực và triết lý sâu xa, thể hiện đạo lý đối nhân xử thế lấy đức bao trùm lên tất cả, mục đích để răn dạy đời.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Tài năng và nhân cách của ông có ảnh hưởng mạnh sẽ trong suốt thế kỷ XVI. Ông nổi tiếng là người thầy, nhà tiên tri, bậc hiền triết được mọi người yêu quý và kính trọng. Cũng như Nguyễn Trãi, thời đại mà Nguyễn Bỉnh Khiêm sống là thời đại chìm trong loạn lạc, suy vong. Ông sinh ra dưới triều Lê Thánh Tông (1460 – 1497), thời thơ ấu của ông nằm trong giai đoạn được coi là thịnh trị nhất của nhà nước phong kiến theo thể chế Nho giáo ở Việt Nam. Khi ông 13 tuổi, Lê Hiến Tông (1497- 1503) qua đời. Thời kì hoàng kim của nhà Lê vụt tắt. Nhà Lê bắt đầu suy thoái, tình hình chính trị rối ren, vua quan ăn chơi sa đọa. Nhất là dưới triều vua Lê Uy Mục (1505 – 1509) và Lê Tương Dực (1510-1516). Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình phong kiến xuất hiện. Nội bộ triều đình phong kiến cũng liên tiếp xảy ra những cuộc thoán đoạt quyền vị tạo nên một cục diện chính trị vô cùng rối ren. Lịch sử ghi nhận đây là thời kỳ “đen tối” của chế độ phong kiến Việt Nam. Mác đã từng nói: “Ý thức con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Như vậy, mỗi con người đều là sản phẩm của lịch sử, của thời đại. Cuộc đời và con người Nguyễn Bỉnh Khiêm không nằm ngoài quy luật đó. Chỉ có điều, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một thiên tài, một con người thông minh, tuy sống trong cảnh xã hội rối ren, trắng đen thật giả lẫn lộn nhưng ông vẫn trở thành một nhà tư tưởng văn hóa lớn tiêu biểu cho mọi thời đại.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là sản phẩm văn hóa điển hình của thế kỷ XVI. Trên nhiều phương diện, ông đã trở thành thước đo thực trạng đời sống tinh thần dân tộc ở một chặng đường lịch sử. Và ông đã trở thành cây đại thụ tỏa bóng xuống cả thế kỷ. Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc kiểu nhân cách nhà Nho mang chí hướng hành đạo. Các sáng tác thơ văn của ông hàm chứa tính phức hợp của nhiều thế ứng xử văn hóa. Điều này thể hiện trước hết ở thái độ sống:

Yên đòi phận dầu tự tại,
Lành , dữ, khen, chê cũng mặc ai.

( bài số 12)

Hay

Song hiên ngỏ cửa ngồi xem sách,
Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng.

(bài số 66)

Nguyễn Bỉnh Khiêm mang tư thế một con người ung dung tự tại, một triết nhân, một bậc thầy. Vì lẽ đó mà từ vua chúa đến kẻ sĩ hay người ở giai cấp dưới trong xã hội đương thời đều tôn ông là phu tử. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thành biểu tượng cho phần lương thức tốt đẹp của tầng lớp trí thức trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Phần lương thức ấy chính là động lực để họ không bị buộc chặt vào vòng danh lợi. Nhìn nhận cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm trên nhiều góc độ khác nhau, chúng ta nhận thấy con người ông đơn giản một chiều: là nhà Nho nhưng ông không câu nệ vào quan niệm “chính thống” khi ra làm quan với nhà Mạc; ra với nhà Mạc nhưng ông không thật dành cho Mạc một sự toàn tâm toàn ý; trở về ở ẩn, ông lại cũng không phải là người quên hết thế sự, chỉ biết có an lạc, hoặc cố tìm cách giấu mình... Ở con người ông tỏa ra một cốt cách mà cốt cách đó không thể hiện ở hành vi trực tiếp cứu đời mà ở tấm lòng băn khoăn cứu thế, ở bản lĩnh biết làm chủ sự suy nghĩ. Sau này, khi quyết định từ quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không băn khoăn quá nhiều giữa xuất và xử bởi thâm tâm ông thực sự muốn hướng tới chữ “nhàn”: Triết lý sống “nhàn” ấy không hề mâu thuẫn với tấm lòng yêu nước thương dân của ông. Chữ “nhàn” trong thơ ông chính là hình thức biểu hiện của sự ung dung tự tại, của lối sống hồ hởi, phong khoáng với thiên nhiên tạo vật. “Nhàn” theo phương thức này cũng là cách khai phóng nội tâm, thoát khỏi những ràng buộc do chính mình tạo ra:

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dù ai vui thú nào.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Thơ Nôm, bài số 79)

Qua thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thể hiện một cái nhìn sắc sảo về đời sống tâm lí xã hội. Đối với đạo đức xã hội đương thời, ông đứng ở tầm cao của một nhà tư tưởng mà phê phán những kẻ hám lợi. Ông chủ trương sống “nhàn” nhưng kì thực là để thâm nhập và hiểu sâu sắc hơn đời sống xã hội.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là bậc cao sĩ được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam. Sinh ra và lớn lên giữa lúc nhà Lê đã suy đốn và bị nhà Mạc cướp ngôi. Tuy là người rất tài trí nhưng thời trẻ Nguyễn Bỉnh Khiêm không tham gia vào con đường thi cử - hoạn lộ. Do nhiều người khuyên nhủ nên năm 45 tuổi ông mới đi thi và đỗ Trạng nguyên (Năm 1535). Sau đó, ông ra làm quan cho nhà Mạc. Ông là người trung chính, liêm khiết, không chịu bó buộc luồn cúi, không chịu sa vào vòng danh lợi. Làm quan được 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên ông “ lánh đục về trong” cáo quan về ở ẩn năm 1542. Do thời thế vô cùng rối ren, phức tạp, dù có lương tâm, ý chí và học vấn nhưng ông vẫn không thể góp phần xoay chuyển được cục diện chính trị để đem lại hòa bình, thống nhất cho đất nước và cuộc sống an lạc cho nhân dân. Ông dồn mọi nỗ lực vào sự tu dưỡng phẩm chất trong sạch cho bản thân giữa một xã hội mà ông cho là “lầm đục”. Treo ấn từ quan, nhà thơ đã tìm về với cuộc sống yên bình nơi thôn quê, ông đã tìm thấy sự thanh thản, tĩnh lặng của tâm hồn. Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm thấy được thú vui ở cuộc sống nơi thôn quê. Ông luôn làm bạn với thiên nhiên, với gió trăng mà Thư ởng thức “thi tửu”. Ông đã sống những ngày ẩn dật vui vẻ biết chừng nào. Tuy cuộc sống có đạm bạc nhưng ông lại thấy đầy lạc thú:

Bàn cờ, cuộc rượu vầy hoa trúc,
Bó củi cần câu trốn nước non
Nhàn được thú vui hay mấy nả,
Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon.

(Bài số 32)

Ngoài những lúc nhàn dật bầu bạn với thiên nhiên, những thú chơi tao nhã, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất quan tâm đến cuộc sống thường nhật của người dân quê. Ông sống hòa mình với làng quê, với nếp sinh hoạt của họ. Những ngày sống ẩn dật là những ngày vui vẻ thư thái của nhà thơ. Nhưng Ông vẫn luôn quan tâm đến việc chính sự và sẵn sàng tham dự vào công việc chính sự nếu thời cuộc cần đến. Đây chính là một nét rất riêng của ẩn sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dù đi ở ẩn nhưng ông không ngoảnh mặt lại với cuộc đời, vẫn rất quan tâm và sẵn sàng làm mọi thứ nếu “đời” cần đến. Chỉ cần không phải lao vào vòng danh lợi, không làm hoen ố thanh danh của một nhà nho chí sĩ thì ông sẵn sàng làm mọi thứ để giúp ích cho đời. Với nhân cách và phẩm chất cao đẹp của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là bậc cao sĩ muôn đời được ca tụng.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà văn hoá lớn, nhà thơ triết lý,bậc cao sĩ, nhà hiền triết thông kim bác cổ, tài danh lỗi lạc "tác giả lớn của văn học thế kỷ XVI và của cả giai đoạn văn học thế kỷ XVI, XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII" (Từ điển Văn học Việt Nam). Ông đã để lại tập thơ chữ Nôm "Bạch Vân Quốc ngữ thi tập" "có cả ngàn bài" theo lời "Bài tựa" của chính ông, và nhiều bài thơ chữ Hán. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến nhiều vấn đề hiện thực xã hội, là tiếng nói về đạo lý ở đời. Vũ Khâm Lân đã khen "văn chương của tiên sinh thường bộc lộ cái tấc dạ ưu thời mẫn thế, không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà ý vị, câu câu đều có ngụ ý răn đời" "ý nghĩa thanh cao mà siêu thoát", Phan Huy Chú thì cho rằng đọc qua thơ ông, dù nghìn năm sau còn tưởng như trăng trong, gió mát".

Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: "Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở". La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp khi về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài thơ Quá Trình tuyền mục tự (Qua thăm đền cũ Trình tuyền) đã xem Trình tuyền là người có tài "Huyền cơ tham tạo hóa" (nắm được huyền vi của tạo hóa). Tiến sĩ thời nhà Hậu Lê Vũ Khâm Lân đã làm bia ở đền Trạng Trình và nói rằng danh tiếng Trạng Trình “ như núi Thái sơn, sao Bắc Ðẩu / nghìn năm sau như vẫn một ngày/. Đạo Cao Đài đã suy tôn ông là một trong ba vị Thánh cùng với Tôn Trung Sơn và Victor Hugo.

1.2.1.2. Tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi tập

Trong nền văn học trung đại, tiếp sau Nguyễn Trãi, có thể nói Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác gia tiêu biểu và có nhiều đóng góp hơn cả. Ông là một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Tài năng và nhân cách của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến gần suốt cả thế kỷ XVI - thế kỷ với những biến động lớn lao trong lịch sử đất nước. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri, người thầy, người mà các vua chúa đương thời phải kính sợ tôn là bậc phu tử. Là người Việt có lẽ ít ai không biết đến đại danh Trạng Trình - Ông trạng giỏi việc chính sự, giáo dục và tinh thông lý số. Nhưng trước hết phải khẳng định rằng, nổi bật trên tất cả, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ, người đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học dân tộc ta thế kỷ XVI. Ông đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như: Tập thơ Bạch Vân (gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán còn lưu lại) và hai tập: Trình quốc công Bạch vân thi tập và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi tập (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm, nay còn sót lại 177 bài). Thơ ông giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc. Ông phê phán gay gắt bọn tham quan ô lại hút máu, hút mủ của dân. Thơ ông còn truyền đạt cho đời một đạo lý đối nhân xử thế và triết lý sâu xa, thể hiện đạo lý đối nhân xử thế lấy đức bao trùm lên tất cả, mục đích để răn dạy đời. Như: đạo vua tôi, cha con và quan hệ bầu bạn, hàng xóm láng giềng. Đọc thơ ông ta thấy cả một tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết với đạo lý: "Tiên thiên hạ chi ưu phi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Điều đó thể hiện rất rõ ở trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Bạch Vân quốc ngữ thi tập là tập thơ được viết bằng chữ nôm hiện nay còn sót lại 177 bài viết theo thể Đường luật, xen một số bài trường thiên cổ thể, một số bài kí văn và văn tế. Tập thơ được viết theo quan niệm "thi ngôn chí"; "chí" ở đây là "sự nhàn dật", là quan niệm "hành tàng", "xuất xử", là tấm lòng ưu thời mẫn thế của nhà thơ. Đề tài chủ yếu là vịnh thiên nhiên, vịnh sự vật, nói đạo lí, cũng có bài lấy đề tài xã hội, ghi thoáng qua hành trạng nhà thơ, hoặc trực tiếp thể hiện thái độ của nhà thơ trước hiện thực của một xã hội đầy biến động. Nhà thơ thường nhìn đời một cách bình thản, có tình nghĩa; thông cảm với nỗi khổ của dân, phê phán những tệ lậu của chế độ phong kiến; mỉa mai, trào phúng thói đời đảo điên, đen bạc; khuyên răn người đời. Thơ sử dụng nhiều ám dụ triết lí, đạo đức, chính trị; nội dung có phần khô khan, ước lệ nhưng âm hưởng chung là giản dị, lời lẽ trong thơ gần gũi với lối nói của nhân dân. Chứng tỏ ông là người sống cạnh nhân dân hiểu những phong tục tập quán của nhân dân và là một người đôn hậu, chứa chan tình cảm chân thành.

Trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy ông không đề tên tiêu đề cho mỗi bài thơ nhưng tài năng thiên phú về nghệ thuật làm thơ với lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên, cách nói ẩn ý sâu sắc, biểu trưng hoá đối tượng miêu tả thì hầu hết tất cả các bài thơ này đều thể hiện rất rõ các chủ đề, cảm xúc mà ông muốn gửi gắm vào thơ như: chủ đề nhàn dật,chủ đề thiên nhiên, chủ đề thế sự, chủ đề khuyên răn con người phải sống theo đạo lý. Các vấn đề mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến trong tập thơ này ít nhiều chịu ảnh hưởng của các khuynh hướng sáng tác trước đó và cùng thời như: vấn đề chính sự, lý tưởng sống của các bậc nho sĩ ưu thời, mẫn thế… . của một con người lỗi lạc có phong cách thanh cao của một bậc danh sĩ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phần nào hoàn thiện và làm phong phú hơn hệ thống chủ đề mà thơ văn giai đoạn trước đã đề cập đến, góp phần mở ra những phương diện phản ánh cuộc sống và con đường tư duy nghệ thuật mới mẻ cho các tác giả giai đoạn sau.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa xứng đáng tryền thống thơ Lê Thánh Tông, đặc biệt là thơ Nguyễn Trãi và bổ sung vào đó, đậm đặc hơn, chất triết lý, suy tưởng và giáo huấn, để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ con người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng sâu sắc lẽ đời, với cái nhìn khái quát của một triết gia, trong đó có những chiêm nghiệm từng trải của cá nhân ông. Giàu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hướng sâu sắc tới tận ngày hôm nay, cả về tư tưởng và nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân cách của một nhà thơ.



CHƯƠNG 2
CÁC CHỦ ĐỀ NỔI BẬT TRONG BẠCH VÂN
QUỐC NGỮ THI TẬP CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
2.1 Chủ đề nhàn dật


Trong các sách lịch sử văn học Việt Nam, các tác giả thường xem Nguyễn Bỉnh Khiêm là người tiêu biểu của khuynh hướng ẩn dật trong các thế kỷ XVI, XVII. Đọc lại thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta thấy đúng là có nhiều bài ca ngợi cuộc sống nhàn tản trong cảnh trăng thanh gió mát, với bầu rượu túi thơ, còn “ sự đời mặc ai trái, ai phải chẳng nói đến làm gì”. Khuynh hướng ấy được thể hiện rất rõ nét trong tập “Bạch vân quốc ngữ thi tập” của tác giả.

Triết lý nhàn dật đã có một lịch sử khá lâu đời, xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc và trở thành một kiểu ứng xử của các nhà Nho không thỏa mãn với hiện thực. Có thể họ bất mãn với thể chế chính trị, chán ghét xã hội đầy rẫy sự xấu xa giả dối; cũng có thể họ mang trong mình một khát vọng sống riêng biệt, không màng tới công danh phú quý, cho nên họ chọn cách sống cô đơn, khép kín để được thanh nhàn, để giữ gìn sự trong sạch của tâm hồn. Những tên tuổi như: Bá Di, Thúc Tề, Đào Tiềm…là những nhân vật tiêu biểu cho triết lí nhàn dật theo kiểu “lánh đục về trong”. Nền văn hóa nước ta chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung Hoa. Suốt thời kỳ trung đại, chúng ta không chỉ chịu sự tác động mạnh mẽ của những tư tưởng chính thống Nho giáo mà còn có sự du nhập các quan niệm hành xử của Nho sĩ Trung Hoa trước sự thay đổi của thời cuộc. Từ đó, đưa đến một hệ quả, tầng lớp Nho sĩ Việt thường có hai kiểu ứng xử cơ bản: một loại Nho sĩ hành đạo, tích cực hoạt động để thay đổi chính sự; một loại Nho sĩ chọn con đường ẩn dật, cao đạo, giữ gìn danh tiết. Thế kỷ XVI, với sự thăng trầm của đời sống chính trị, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái, giai cấp phong kiến không còn tác dụng tích cực đối với lịch sử dân tộc, các mâu thuẫn xã hội ngày càng bộc lộ rõ, cùng với nó là sự bất lực của nhà nước phong kiến. Đặc điểm thời đại đó tác động mạnh vào tầng lớp nho sĩ trí thức đương thời, đặt họ trước những trăn trở lựa chọn dữ dội của nhân cách, lối sống. Điều này chi phối và tạo nên diện mạo riêng, phong phú, đa dạng và phức tạp của thơ văn thế kỷ XVI. Là nhà thơ lớn của giai đoạn này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại một sự nghiệp văn chương tiêu biểu cho khuynh hướng “ẩn dật”, mà từ trong đó toát lên chiều sâu của triết lý chữ “Nhàn”. Trong các chủ đề chính mà Bạch Vân quốc ngữ thi tập đề cập đến, số lượng các tác phẩm đề cập đến triết lý “nhàn” xuất hiện nhiều hơn cả (khoảng 50 bài). Điều đó cho thấy chữ “nhàn” trong triết lý “nhàn dật” chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập nói riêng và trong thơ văn cũng như tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung. Xét trong tiến trình văn học trung đại, Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là người đầu tiên quan tâm đến triết lý “nhàn dật” và đưa chữ “nhàn” vào trong thơ của mình. Nhưng cho đến Nguyễn Bỉnh Khiêm thì chữ “nhàn” xuất hiện trong thơ ông với một sắc thái biểu hiện rõ nét, sâu sắc hơn cả, soi sáng quan niệm sống của một nhà Nho ưu thời mẫn thế, muốn đem “cái tài” của mình hành đạo cứu đời nhưng không thực hiện được. Thế kỷ XVI, nền Nho học nước ta ảnh hưởng và mang dấu ấn của Tống Nho một cách sâu sắc. Thế giới quan và nhân sinh quan đạo Nho, đạo Lão hoà trộn, đặc biệt là trong tư tưởng của những nhà nho ẩn dật, lánh đời. Sự thể hiện phong phú và phức tạp của triết lý “nhàn dật” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và trong thơ Nôm nói riêng đã thể hiện điều đó. Sống gần trọn một thế kỷ giữa đất nước điêu tàn vì nội chiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải chứng kiến thế sự vùn vụt đổi thay, thiên hạ đại loạn, muôn dân lầm than. Năm 45 tuổi ông mới ra ứng thí, thi đỗ Trạng Nguyên, tiếp theo làm quan tám năm với khát vọng “kiêm kế thiên hạ”, nhưng cục diện xã hội đã không thể cứu vớt. Vua trẻ Mạc Đăng Doanh mất sớm, thời kỳ tương đối ổn định kéo dài không được bao lâu đã bị phá vỡ. Trước tình hình đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về ở ẩn để giữ được mình, “lánh đục về trong”, thảnh thơi vui thú với thiên nhiên nhưng kỳ thực đáy lòng không bao giờ yên tĩnh.
Trước hết cái “nhàn” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm hướng tới ca tụng chính là một hình thức của thái độ vô vi trong đạo Lão. Nguyễn Bỉnh Khiêm “nhàn” là để thuận theo cái đạo của tự nhiên và xã hội. Cuộc đời làm quan với nhà Mạc, chứng kiến bao cuộc đổi thay có lẽ đã giúp ông ngộ ra rằng: thế sự thăng trầm là sự tất nhiên, không ai có thể thay đổi được, cho nên ông về ở ẩn để:

Thấy dặm thanh vân bước ngại chen,
Thanh nhàn ta sẽ dưỡng thân nhàn.

(Bài số 8)

Dửng dưng mọi sự nay ngoài hết,
Nhàn một ngày là tiên một ngày.

(Bài số 10)

Nhưng khi xem xét kĩ, cái “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm không có nội dung hoàn toàn trùng khớp với tính chất vô vi của Lão Tử. Cái “nhàn” của nhà thơ là sự chờ đợi của một người am hiểu việc đời và biết cách hành động để giữ gìn đạo “hiếu trung” chờ thời cơ đến:

Vàng bạc thua người nên chúng rẻ,
Áo cơm kén bạn có ai nhường.
Thanh nhàn ta miễn yêu đời chốn,
Mặc kẻ khôn ngoan, kẻ đảm đương.

(Bài số 92)

Nhưng sau khi cáo quan về ở ẩn, ông vẫn luôn trăn trở, canh cánh một nỗi lo đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tự nói về mình Ái ưu vằng vặc trăng in nước Cho nên Mới hay nhàn, bỗng phải lo. Lo là lo cho đất nước đang còn trong cảnh rối ren loạn lạc, quan lại thì ăn chơi sa đoạ, đảo lộn kỉ cương, không màng đến cuộc sống của nhân dân.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đến với chữ “nhàn” còn là đến với một niềm vui sống thực sự, có sự hòa hợp giữa thể xác và tâm hồn, giữa nhà thơ với thiên nhiên trên cơ sở hiểu được cội nguồn cái đẹp chân chất của sự sống: Triết lý “nhàn dật” theo quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn gắn liền với cuộc sống giản dị thanh bạch, làm bạn với sách vở, với thơ rượu trong tập thơ ông đã có 21 lần nhắc đến rượu và việc uống rượu, xa lánh chốn phồn hoa đua chen. Cảnh nhàn chính là cảnh “vô sự”, vui hưởng lạc thú của thiên nhiên:

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dù ai vui thú nào.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Bài số 79)

Như vậy, trước thế cục rối ren, triều chính nhũng loạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lấy “nhàn” để thể hiện thái độ phản ứng của mình. Nhưng phản ứng của ông khác xa với cái phản ứng của Bá Di, Thúc Tề. Hai người đó lánh đời là để chăm lo cái danh tiết của mình, cái tiếng “trung” của mình chứ không phải lo cho muôn dân bách tính. Nguyễn Bỉnh Khiêm không “trung” với một ông vua cụ thể nào, ai làm vua không quan trọng, miễn là dân được no ấm, yên vui. Ông mong mỏi một minh quân nhưng tâm nguyện không thực hiện được nên ông mới quyết định chọn lối sống ẩn dật. Chính vì vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm không lánh vào núi cao rừng sâu, mà ở ẩn ngay giữa đồng bằng, lập am Bạch Vân, dựng quán Trung Tân, ngày ngày sống gắn bó với nhân dân, vui cái vui đời thường của dân chúng. Thế nên không chỉ so mình “nhàn” với những người “vất vả công danh”, ông còn so mình “nhàn” với những người “gồng gánh, lầm than” nữa:

Người gồng gánh kẻ lầm than
Ta biết so ta kể thực nhàn.

(Bài số 151)

Chữ “nhàn” trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập tiêu biểu cho triết lý “nhàn dật” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triết lý ấy bắt đầu bằng sự hiểu biết của ông về quy luật tự nhiên, quy luật vận động của xã hội (theo quan điểm của nền lý học Tống Nho). Và tiếp đó là sự biểu hiện của tư tưởng “nhàn” mà từ lâu ông hằng ấp ủ, sau nữa ông tìm đến triết lý “nhàn” như một cách thức để giữ cho mình niềm tin tưởng, mong chờ sự trở lại của thời Nghiêu Thuấn, “tôi hiền, chúa thánh minh”. Chọn cho mình chữ “nhàn” nhưng ông vẫn canh cánh: “Tấm lòng lo trước thiên hạ đến già chưa thôi” (Tự thuật, bài số 5). Cho nên cái triết lý “nhàn dật” ấy ít có màu sắc tiêu cực mà phần nhiều thể hiện những băn khoăn, trăn trở đầy trách nhiệm với dân với nước, là nỗi đau xót của nhà thơ trước cuộc đời. Nội dung triết lý “nhàn dật” trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập nói riêng cũng như thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung tự nó đã là một giá trị đích thực xác định rõ cá tính sáng tạo của một nhà thơ không chỉ am tường vốn văn hoá cổ mà còn có những nét riêng mới mẻ so với các nhà thơ khác.

2.2 Chủ đề phong cảnh thiên nhiên
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.

(Nhật ký trong tù)

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của các thi sĩ xưa. Đã là nhà thơ lớn – có tên tuổi, hầu như ai cũng phải có thơ thiên nhiên, thơ tả cảnh. Chả thế mà khi nói tới nhà thơ nào đó, người ta thường chú ý đến thơ thiên nhiên, thơ phong cảnh. Thiên nhiên vừa là đối tượng miêu tả vừa làn đối tượng tâm sự của thi nhân. Trong cuộc sống con người, có hai quan hệ chính: quan hệ với xã hội và quan hệ với thiên nhiên. Quan hệ với xã hội thường đem đến cho người ta sự ưu tư, buồn chán khi phát hiện ra những điều xấu xa giả dối ở quanh mình. Quan hệ với thiên nhiên làm tâm hồn nhà thơ lắng lại trong sự yên lành đẹp đẽ đến hồn nhiên. Chủ đề thiên nhiên vì thế thuộc chủ đề vĩnh cửu trong thi ca dân tộc. Chính vì vậy trong số những bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm – cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm mà ngày nay chúng ta còn lưu giữ được, các bài thơ viết về đề tài thiên nhiên chiếm số lượng khá lớn. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của thiên nhiên trong cuộc sống nhà thơ. Riêng trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập, lồng vào các bài thơ viết về chủ đề nhàn dật, khuyên răn con người hay thế sự thường là những hình ảnh thiên nhiên. Không những thế, xen vào nội dung các bài thơ thuộc các chủ đề khác thì những vần thơ về thiên nhiên cũng chính là phương tiện để tác giả truyền tải thông điệp tư tưởng của mình khi viết về chủ đề đó. Chẳng hạn, viết về cái “nhàn” thì cái “nhàn” ấy cũng bắt nguồn từ thiên nhiên, con người sống hòa hợp với tự nhiên. Và qua thiên nhiên bình dị, gần gũi trong thơ ông chúng ta mới hiểu phần nào triết lý “nhàn dật” của ông. Như vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không nằm ngoài cái quy luật mà chúng ta đã nói ở trên: đã là nhà thơ lớn thì ắt có thơ viết về thiên nhiên. Không những thế, còn phải là những người viết rất hay, rất gợi cảm nữa. Tuy nhiên, mỗi thi nhân đều có một con đường nghệ thuật riêng để đến với thiên nhiên. Do hoàn cảnh sống, tính cách và quan niệm nghệ thuật khác nhau, mỗi nhà thơ sẽ tạo ra một hình tượng thiên nhiên độc đáo để qua đó gửi gắm tiếng lòng sâu thẳm của mình. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh thiên nhiên trong Bạch Vân quốc ngữ thi lại thường là những cảnh sắc bình dị, gần gũi với đời sống hàng ngày của nhân dân.

Thèm, nỡ phụ canh cua rốc
Lạnh đà quen đắp ổ rơm

(Bài 33)

Vì vua không nghe theo lời của ông chém đầu những lộng thần triều đình nên ông đã từ quan về ở ẩn từ đây ông có điều kiện thả lòng mình vui với thiên nhiên, sống cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã sống những ngày ung dung tự tại

Cây tĩnh, chim về xanh loáng khói,
Ao thanh, cá lội nước tuôn là.
Han chữ cũ, ba thằng nhỏ,
Chực am không, một mụ già…

(Bài số 117)

Hình ảnh con người ẩn dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn chặt với hình ảnh quê hương đất nước. Ông vui với cảnh thiên nhiên sẵn có, có khi là đơn sơ, tầm thường nhưng với nhà thơ đó lại là cái đẹp, là niềm vui thú hồn nhiên:

Bến nguyệt, thuyền kề hai bãi mía
Am mây cửa khép một cần pheo
Cá tôm tối chác bên kia bến
Củi đuốc ngày mua mé nọ đèo.

(Bài số 35)

Các cụ xưa ngoài thú vui ngâm vịnh, thưởng trăng, còn có thú vui làm bạn với sông nước. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng lấy sông nước làm thú vui cho cuộc đời ẩn dật của mình. Ông đã nhiều lần đắm chìm trong cảnh sắc của thiên nhiên, yêu quý đến tiếc thương cái đẹp mong manh của một làn hương hoa, một bóng trăng vàng:

Trăng thanh gió mát là tương thức
Nước biếc non xanh ấy cố tri

(Bài số 84)

Ông viết nhiều và viết rất sinh động về những hình ảnh dân dã vốn gắn bó và tiêu biểu của đồng quê:

Ruộng năm bảy khóm trồng cây lúa
Tằm chín mười nong để giống ngài

(Bài số 121)

Bức tranh về người ẩn sĩ gắn bó với thiên nhiên là bức tranh ta vẫn gặp trong thơ cổ. Nhưng ở Bạch Vân quốc ngữ thi tập, người ẩn sĩ đã có thêm đàn cò, bầy hạc, chim âu làm bạn để tạo ra nét mới trong thú vui ẩn sĩ nơi thôn dã. Con cò, con hạc vốn là những hình ảnh quen thuộc trong ca dao tục ngữ, qua thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, những con vật bình dị ấy đã trở nên thân thiết và gắn bó với thế giới tâm hồn bậc tao nhân mặc khách. Dường như nhà thơ đã thổi hồn mình vào chúng để chúng trở nên có tình, có ý với con người, đưa tâm hồn thanh cao của nhà thơ bay xuống cuộc đời bình dị. Thiên nhiên trong thơ ông còn là nguồn nuôi sống con người - mà có lẽ chính nhờ “thiên chức” cao cả này mà bà mẹ thiên nhiên bao đời vẫn được các nhà thơ ca tụng. Đi sâu vào Bạch Vân quốc ngữ thi tập, ta bắt gặp những vần thơ mộc mạc, thanh khiết về những sản vật, những món ăn bình dị, dân dã mà thiên nhiên trao tặng cho con người. Con người đến với thiên nhiên là đến với niềm vui sống, an hưởng những lạc thú “nho nhỏ” ở đời. Vì thế mà cuộc sống trở nên có ý nghĩa và đáng sống biết bao:
Nhá rau lại tiếc mùi canh ngọt,

Nếm ếch còn thèm có giống măng

(Bài số 89)

Hay:

Bếp chè hâm đã, sôi măng trúc,
Nương cỏ cày thôi, vãi hạt muồng.
Cửa vắng ngựa xe không quýt ríu,
Cơm no tôm cá kẻo thèm thuồng.

(Bài số 38)

Và nhất là mùa nào thức nấy “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”. Không chỉ có vậy, còn thú nào hơn cái thú “Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”; “Khát, uống chè mai, hơi ngọt ngọt”, “Sốt, kề hiên nguyệt, gió hiu hiu”. Có lẽ sau thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, đến chúng ta và cả thế hệ sau này, những câu thơ trên vẫn là minh chứng “sống” cho chân lý thiên nhiên là bà mẹ vĩnh hằng đối với các thi sĩ xưa, đến với thiên nhiên là đến với tất cả những gì tươi mát và bình yên nhất…Dư âm đó có lẽ là lý do lớn nhất để ngày nay chúng ta không chỉ nhớ đến mà còn yêu quý mảng thơ viết về thiên nhiên trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2.3 Chủ đề thế sự


Cũng như Nguyễn Trãi, trước khi ra làm quan, khi đã ra làm quan và khi về ở ẩn, điều mà Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn trăn trở chính là hai chữ “thái bình, thịnh trị”. Tự thấy mình không thể bàng quan trước chính sự rối ren, đời sống nhân dân lầm than khổ cực nên dù đã 45 tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn quyết định đi thi và ra làm quan, những mong có thể đem sức mình “giúp dân”. Ông đã hợp tác và làm quan nhà Mạc được tám năm và sau đó xin về ở ẩn. Bởi vì ý nguyện làm quan vì dân vì nước của ông không thể thực hiện được. Xã hôi phong kiến lúc bấy giờ đang mục nát và thối rữa sau thời gian dài thịnh vượng. Ông dâng sớ xin vua chém đầu 18 lộng thần nhưng không được chấp nên ông đã xin từ quan về ở ẩn. Nguyễn Bỉnh khiêm đã thú nhận bất lực trong việc “ phò nghiêng đỡ lệch”, Mặc dù đã về ở ẩn nhưng ông luôn xót xa trước cảnh dân lầm than cực khổ, đất nước đang trong cảnh rối ren loạn lạc.

Quãng thời gian tham gia chính sự, có dịp chứng kiến bao cảnh ngang tai, trái mắt, bao sự đổi thay, tráo trở của lòng người cộng với tài năng sẵn có, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “ghi chép” lại một cách rất khách quan, chân thực và có chiều sâu tình hình thế sự đương thời. Về phương diện này, có thể nói Bạch Vân quốc ngữ thi tập là tập “nhật ký” chất chứa đầy tâm sự về những “cảnh đời thị phi” mà bậc cao sĩ họ Nguyễn đã từng mắt thấy, tai nghe.

Có thưở được thời mèo đuổi chuột
Đến khi thất thế kiến tha bò

(Bài số 75)

Khi quyết định treo mũ từ quan trở về quê cũ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thực hiện tiếp cái chí nguyện còn dang dở lập quán xây chùa, mở trường dạy học, dựng am Bạch Vân và lấy đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Phải chăng đến lúc này, cái vốn kinh lịch trải đời, suy nghiệm mọi lẽ đời mới đủ độ kết tinh trong những vần thơ thế sự và triết lý thế sự. Bằng những trải nghiệm thực tế của mình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhận ra những biến thiên dữ dội của thời cuộc khiến cho các giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn, con người trở nên vị kỷ hơn, vụ lợi hơn. Ông đau đời, phê phán thế thái nhân tình, đạo lý suy vi:

Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi.
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

(Bài số 71)

Bên cạnh chủ đề nhàn dật, chủ đề thiên nhiên, có thể nói trong Bạch Vân quốc ngữ thi điều mà Nguyễn Bỉnh Khiêm hướng tới phản ánh tập trung hơn cả còn là vấn đề thế sự. Ông đặc biệt quan tâm đến những mối quan hệ xã hội quay quắt, tráo trở giữa những con người thời đại xung quanh “đồng tiền”. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy rằng những: nhân, tín, nghĩa, tiết, hiếu…dưới sức mạnh của đồng tiền trở nên “nhẹ tênh”, con người sống với nhau bằng “của”, bằng “mặt” chứ không phải bằng “tình”, bằng tấm lòng:

Trước đến tay không, nào thốt hỏi,
Sau vào gánh nặng, lại vui cười.
Anh anh, chú chú, cười hơ hải,
Rượu rượu, chè chè, thiết tả tơi.
Người, của lấy cân ta thử nhắc,
Mới hay rằng của nặng hơn người.

(Bài số 74)

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đứng trên tầm cao của một nhà tư tưởng, một triết nhân mà soi rọi, phê phán những con người hám lợi, chạy theo xu nịnh kẻ giàu sang. Đồng thời ông cũng chỉ ra “chân tướng” của những kẻ đó. Lợi ích, bổng lộc dễ làm người ta tối mắt, nảy lòng tham, thậm trí làm điều ác. Xã hội bất an, chiến tranh loạn lạc cũng chỉ vì một chữ “tiền”. Cái tâm lý “tham phú phụ bần” đã nảy sinh từ rất lâu và đã có rất nhiều người phản ánh. Đến thời Nguyễn Bỉnh Khiêm dường như nó càng có cơ hội “nẩy nở”, “phát triển” hơn nữa:

Tiền ròng bạc chảy tưng bừng đến,
Nhà khó tay không linh lỉnh đi.

(Bài số 102)

Hoặc:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

(Bài số 71)

Không chỉ có vậy, xã hội ấy với những con người ấy bên cạnh cái tráo trở còn là sự giả dối vô liêm sỉ:

Miệng nói sau lưng như dao nứa,
Lưỡi đưa trước mặt tựa kim chì.

(Bài số 110)

Cái lợi, công danh phú quý có một sức mạnh ghê gớm, khiến cho con người đua nhau chạy theo:

Thớt có tanh tao ruồi đậu đến,
Ang không mật mỡ kiến bò chi.

(Bài số 65)

Như vậy, với tư cách một ngòi bút ghi chép thế sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phản ánh chân thực, sâu sắc khá nhiều mặt đời sống tâm lý xã hội thời ông. Điều đó thể hiện sự gắn bó một cách sâu nặng với cuộc sống cũng như năng lực quan sát tinh nhậy của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không phải là người sống “nhàn” như quan niệm thông tục xưa nay vẫn nghĩ. Bởi từ chỗ hiểu cặn kẽ tâm lý người đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiến hành phanh phui và nắm bắt được những mâu thuẫn trong xã hội. Chính những mâu thuẫn phức tạp của cả một xã hội, một thời đại mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhìn ra một cách tinh tế và nghệ thuật hóa những mâu thuẫn, đối lập, những thay đổi thành giá trị đạo đức.

2.4 Chủ đề khuyên răn con người sống theo đạo lý.

Ở lành có đức hơn ở dữ,
Yêu nhau chăng đã một luân thường.
Nhắn bảo bao nhiêu người ở thế,
Làm người hãy giữ đạo thường thường.

(Bài số 57)

Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn nổi tiếng tinh thông lý học, am hiểu mọi lẽ tương sinh tương khắc, tuy ẩn dật mà vẫn quan tâm đến cuộc đời. Thơ ông nói nhiều đến thời - thế. Nhà thơ muốn dùng đạo lý để giải thích những biến động xã hội và giáo dục, cải tạo con người, tác động đến thời cuộc. Vì vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng triết lý để thuyết giải về đạo đức trong thơ mình. Mặt khác phong vị riêng của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu là ở tính triết lý và giáo huấn. Một bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm thường mang một ý tứ về lẽ biến dịch, lẽ tương sinh, tương khắc, một sự răn dạy, một sự mỉa mai, chê trách, một quan niệm nhân sinh. Khi sử dụng vốn hiểu biết về lý học để giải thích thời thế, khuyên răn con người, Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng những tư tưởng triết học của Nho giáo, Lão giáo…đồng thời, cũng tiếp thu lối suy nghĩ, những tri thức thực tiễn, kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân, trong đó có kho tàng tục ngữ, thành ngữ và ca dao. Trong khi biên soạn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tác giả đã dành một mục riêng ở cuối tập thơ để tập hợp trọn vẹn những bài thơ răn dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm có kèm theo tiêu đề cho mỗi bài. Không chỉ có vậy, rải rác trong suốt tập thơ, lồng vào nội dung thế sự hay triết lý nhàn dật, ít nhiều ta đều thấy chủ đề khuyên răn con người sống theo đạo lý đã được nhà thơ đề cập đến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ở chủ đề thế sự, tác giả cho ta thấy con người trong xã hội lúc bấy giờ đã bắt đầu chạy theo danh lợi tiền tài mà dần quên đi những chuẩn mực đạo đức truyền thống. Là một người xuất thân từ nho giáo mang trong mình hoài bão đem nhân nghĩa ra tái tạo lại xã hội trong một phần nào đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh những bài thơ phản ánh thực tại xã hội đương thời, ông còn có những bài thơ khuyên răn giáo huấn con người những mong họ có thể sống tốt hơn, hoàn thiện hơn. Trước hết, ông khuyên mọi người sống nên lấy trung hiếu làm trọng, bởi phải giữ được tấm lòng trung, sự hiếu thảo với cha mẹ mới xứng đáng là người quân tử:

Tôi hết ngay chầu trực chúa,
Con hằng thảo, kính thờ cha.

(Bài số 145)

Từ xưa đến nay, nhân đức vẫn được coi là cái gốc của đạo lý làm người. Sống ở đời, đối đãi với người khác phải có nhân đức, lánh xa điều gian ác như vậy mới tạo phúc về sau:

Ở lành có đức hơn ở dữ,
Yêu nhau chăng đã một luân thường.
Nhắn bảo bao nhiêu người ở thế,
Làm người hãy giữ đạo thường thường.

(Bài số 57)

Ở những bài khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng khuyên răn mọi người cách sống nhân ái lương thiện ngay từ trong gia đình rồi ra ngoài xã hội: Phận làm con nên kính thờ cha mẹ (Tử sự phụ mẫu), là anh em không nên tranh giành nhau (Khuyến huynh đệ vật cạnh tranh), nghĩa vợ chồng phải yêu thương nhường nhịn (Khuyến phu đãi thê), họ hàng nên yêu thương nhau, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn (Khuyến đãi tông tộc), bạn bè phải giữ chữ tín, không rủ rê nhau cờ bạc rượu chè (Khuyến đãi bằng hữu); đối với hàng xóm láng giềng phải giữ bề lương thiện, không tham lam, không điêu ngoa, không cậy sang mà kiêu ngạo, cậy giàu mà khinh nghèo (Giới dĩ phú lăng bần); ông còn khuyên người ta đừng “sùng Phật vô ích” (Giới sùng Phật vô ích)…Như vậy, đối với từng mối quan hệ cụ thể, từng chức phận của mỗi người, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều có nội dung khuyên, cách khuyên phù hợp, thấu tình đạt lý. Không chỉ có vậy, theo ông, tranh đua không phải là việc tốt, nó trái với lối sống tự nhiên của con người, vì nó đưa con người đến chỗ tham lam, không làm được điều thiện, tốt nhất nên lấy lòng thương người mà đối đãi với đồng loại hơn là việc hằn học, tranh giành:

Dầu được dầu thua ai mặc ai

(Bài số 40)

Sống ở đời còn phải biết “dĩ hòa vi quý”, nên hòa hợp hơn là đối đầu:

Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu,
Làm chi cho có sự đôi co.
Chữ rằng: nhân dĩ hòa vi quý,
Vô sự là hơn kẻo phải lo.

(Bài số 72)

Con người còn phải biết bình tĩnh chịu đựng trước những sự thăng trầm, thử thách của thời thế. Bởi chính trong sự “Khó khăn mới biết người quân tử”, và trong “Nghèo hiểm mới hay tiết trượng phu”. Riêng đối với người quân tử, phải giữ cho mình trong sạch để có một cuộc sống thanh thản, bình lặng:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Bài số 73)

Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, lẽ nhân sinh cũng như lẽ tự nhiên hễ đã có biến thì có dịch, có biến thì có hóa, không có điều gì là vĩnh cửu bất biến ngoài đạo trời:

Mới biết doanh hư đà có số,
Ai từng dời được đạo trời?

(Bài số 48)

Người quân tử nên chủ động làm điều lành cho mọi người, không nên tham tiếc công danh, bạc tiền bởi vinh hoa phú quý chỉ là vật ngoài thân, có rồi lại không, không rồi lại có:

Có chẳng giữ giàng, không chẳng lụy,
Được chăng háo hức, mất chăng âu.

(Bài số 28)

Cái cốt nhất cần giữ lại ở đời là sự thanh thản, nhàn nhã trong tâm hồn:

Dửng dưng mọi sự nay ngoài hết,
Nhàn một ngày là tiên một ngày!

(Bài số 10)

Bạch Vân quốc ngữ thi tập là tập thơ tiêu biểu cho sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thấm đẫm chất giáo huấn. Đó cũng là một dụng ý của ông. Bởi với “tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi”, ông luôn luôn trăn trở trước thế sự đổi thay, những giá trị đạo đức “dần dần mất thiêng”. Ông muốn giữ gìn thế đạo, muốn đưa dân chúng trở lại với phong tục tốt đẹp mà bao đời nay các thế hệ đã gìn giữ. Những vần thơ khuyên răn của ông không khiến chúng ta có cảm giác “lên gân” mà như lời tâm sự của người đi trước với người đi sau, nhẹ nhàng đấy mà vẫn đầy sức nặng. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thẳng vào lòng người, gợi mở cho độc giả biết bao ngẫm ngợi, suy tư về quy luật tồn sinh của tạo hóa, về lẽ sống, lẽ đời. Ông đã thắp sáng tâm hồn con người bằng ngọn lửa của chiều sâu triết lý, chiêm nghiệm, bằng khát vọng sống “nhàn tâm hướng thiện”. Lời khuyên răn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đến tận hôm nay vẫn còn âm vọng trong tâm hồn bạn đọc.

Từ những vấn đề trên cho ta thấy rằng thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm là thơ văn của một nhà Nho yêu nước, thương dân, quan tâm sâu sắc đến thời cuộc đồng thời chứa chan và sâu nặng tình yêu thiên nhiên cảnh vật. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung, Bạch Vân quốc ngữ thi nói riêng đã phản ánh một phần nào đó tình trạng bế tắc của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI cũng như thể hiện cái chí cái tâm của một ông Trạng vốn nổi tiếng “tinh thông mọi điều”. Trên bình diện một nhà thơ, ông là tác gia quan trọng của nền văn học trung đại. Ông đã đưa vào văn học những nội dung vừa có tính chất hiện thực thể hiện thái độ phê phán những điều xấu xa của xã hội phong kiến vừa có tính chất lý tưởng thể hiện tấm lòng tha thiết với cảnh vật đất nước và nguyện vọng về một nền chính trị tốt đẹp, một cuộc sống thái bình an lạc cho nhân dân. Bạch Vân quốc ngữ thi tập là một tập thơ đa chủ đề. Ở đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm quan tâm nhiều đến nhân tình thế thái, những sự đổi thay của cảnh đời, lòng người. Trước thói đời đen bạc, con người cầu công danh, chạy theo tiền tài, địa vị mà dần đánh mất đi những chuẩn mực đạo đức vốn có, ông đã viết lên những vần thơ để khuyên răn giáo huấn con người với mong muốn họ sẽ sống “tốt nết” hơn. Tập thơ còn là nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi gắm tư tưởng nhàn tản, ưu tư cũng như tình yêu thiên nhiên, niềm vui, niềm hạnh phúc khi được sống giữa thiên nhiên. Ngày nay, khi nhìn nhận lại thơ quốc âm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta không chỉ kính phục phẩm cách, trí tuệ, tấm lòng của một con người mà còn thấy được những đóng góp quan trọng của ông cả về phương diện nội dung chủ đề lẫn phương diện ngôn ngữ đối với nền văn học Nôm của dân tộc.



CHƯƠNG 3

NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

3.1 Sử dụng lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên


Vếu váo câu thơ cũ rích
Khề khà chến rượu hăng xì

(Bài số 84)

Một trong những yếu tố tạo nên phong cách riêng, dấu ấn riêng của tác giả chính là việc sử dụng thành công lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên thể hiện trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Vì có quãng thời gian dài sống ẩn dật nơi thôn dã nên nhà thơ có nhiều điều kiện tiếp xúc với nhân dân. Điều đó giúp ông hiểu được tâm tư, tình cảm cũng như những phong tục tập quán sinh hoạt của họ. Không chỉ có vậy, ông còn là một nhà thơ có tấm lòng yêu nước thương dân nên không chờ đến khi đã ở ẩn ông mới gần gũi với dân, học tập ngôn ngữ của nhân dân. Ngay từ đầu, những nếp sống, cách suy nghĩ của người dân, cùng với lời ăn tiếng nói của họ đã đi vào thơ ông một cách rất tự nhiên. Trước Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có nhiều nhà thơ sử dụng lối nói khẩu ngữ, bình dị, tự nhiên vào thơ văn làm cho tính chất quan trong thơ văn của tầng lớp trên giảm xuống, tính chất dân dã được gia tăng, từ đó văn thơ bác học trở nên gần gũi hơn với cuộc sống thường ngày. Ta có thể bắt gặp cách làm thơ như trên trong nhiều sáng tác của Nguyễn Trãi hay Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn, nhất là trong thơ Nôm của họ. Bạch Vân quốc ngữ thi tập đã kế tục và phát huy những thành công về mặt ngôn ngữ của thơ Nôm thời Hồng Đức, của Nguyễn Trãi ở thời kỳ trước. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cho thấy sự thâm nhập sâu sắc của ngôn ngữ bình dân qua cách ông đã sử dụng lối nói khẩu ngữ rất thành công. Khẩu ngữ là một dạng ngôn ngữ nói của quần chúng. Khẩu ngữ biểu hiện nếp nghĩ của quần chúng trong việc giao tiếp hàng ngày. Khẩu ngữ cung cấp cho ngôn ngữ thơ những cách nói giản dị, mộc mạc như lối nói hàng ngày của nhân dân. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không cầu kỳ mà dễ hiểu như tiếng nói hàng ngày, mang đậm phong vị của ngôn ngữ quần chúng chính là vì vậy. Chính nhờ việc sử dụng lối nói khẩu ngữ mộc mạc tự nhiên mà thơ Nôm của ông đã phản ánh được đậm nét đời sống nhân dân:

Thèm nỡ phụ canh cua rốc,
Lạnh đà quen đắp ổ rơm.

(Bài số 33)

Lạnh thuở đông, hằng nhờ bếp
Nồng mùa hạ, kẻo đắp chăn.

(Bài số 56)

Ngôn ngữ trong thơ ông là sự tiếp nhận từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân. Ngay cả những thứ bình dị nhất trong đời sống thường nhật cũng được ông đưa vào thơ một cách tự nhiên. Từ những sản vật quê hương đến lối ăn, lối mặc, nếp nghĩ của con người Việt cũng trở nên rất “đậm đà” thân thiết. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vận dụng khẩu ngữ và biến nó thành ngôn ngữ văn học. Chính điều đó đã tạo cho thơ ông một nét độc đáo riêng.

Rặng thông vắt cẳng hát nghêu ngao

(Bài số 143)

Khi nhắc đến thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân quốc ngữ thi tập), người ta thường so sánh với thơ Nôm Nguyễn Trãi (Quốc âm thi tập) và nói tới sự giống nhau về mặt phong cách của hai thi sĩ này. Song Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có nét riêng của mình. Ngay cả việc sử dụng lối nói khẩu ngữ trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có ít nhiều sự khác biệt so với Nguyễn Trãi. Người ta nhận thấy, trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tiếng Việt đã thuần thục, sáng sủa hơn nhiều, những chữ dùng hầu hết là những chữ thông thường, gắn với đời sống hàng ngày của người dân. Với thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể khẳng định sự giản dị, thuần thục và thanh thoát của ngôn ngữ văn học dân tộc. Rất nhiều từ, nhiều câu nói bình dị của nhân dân được đưa vào một cách tự nhiên mà vẫn mang đậm tính chất nghệ thuật, ví dụ: Bội bạc, đắn đo, ấm cật, tanh tao, nghêu ngao, nấn ná, rủ rê, chốc mồng, …

Thơ ông rất ít dùng những từ cổ kính, nếu có dùng thì cũng thường là những từ dễ hiểu. Có thể thấy ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm quen thuộc, gắn bó với đời sống của người dân lao động. Đó là thứ ngôn ngữ mà nhân dân vốn quen dùng, giản dị và dễ hiểu. Việc sử dụng lối nói khẩu ngữ trong thơ chứng tỏ tác giả là người gần gũi với nhân dân nên mới am hiểu và vận dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân thành thạo đến như vậy. Đưa khẩu ngữ vào sáng tác văn học có tác dụng khẳng định tiếng nói của nhân dân, làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ nghệ thuật dân tộc. Một khía cạnh nữa của lối nói khẩu ngữ bình dị tự nhiên trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập chính là việc tác giả đã học tập ca dao, tục ngữ, thành ngữ và vận dụng một cách thành thục theo dụng ý nghệ thuật của mình: Giàu ba bữa khó ba niêu (thành ngữ giàu ba bữa khó đỏ lửa ba lần, bài số 3); Người ta bằng mặt chẳng bằng lòng ( bằng mặt chẳng bằng lòng, bài số 127). Vì vậy, tuy là nhà thơ triết lý, đạo lý nhưng thơ quốc âm Nguyễn Bỉnh Khiêm lại đậm đà màu sắc dân tộc, đậm đà phong vị ca dao tục ngữ. Nhờ đó, thơ ông dễ đi vào lòng người, dễ được truyền tụng rộng rãi.

Hình tượng trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự vận dụng sáng tạo hình tượng của ngôn ngữ văn học dân gian. Hình ảnh con ong cái kiến mà ta hay gặp trong ca dao tục ngữ đã trở thành hình tượng của ngôn ngữ thơ ông, nhưng nó không mang tính trữ tình như trong ca dao dân ca mà dược dùng để phê phán xã hội:

Nhị kết, hoa thơm, ong đến đỗ,
Mỡ bùi, mật ngọt, kiến nào đi.

(Bài số 82)

Hoặc:

Thớt có tanh tao, ruồi đậu đến,
Thất thế hương lư ngảnh mặt đi.

(Bài số 53)

Nhà thơ đã dùng những hình tượng của thiên nhiên để nói lên các vấn đề nhức nhối của xã hội. Với những hình ảnh thơ quen thuộc, cách dùng khẩu ngữ bình dị khiến cho thơ của ông dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Tuy sử dụng lối nói khẩu ngữ nhưng ta vẫn tìm được trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm những câu thơ giàu hình ảnh, đậm sắc thái văn chương:
Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua,

Một năm xuân tới một phen già.

(Bài số 99)

Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sử dụng rất nhiều từ láy có giá trị biểu cảm cao, làm cho hình tượng thơ thêm nhịp nhàng, cân đối, uyển chuyển, gợi tả, sinh động:

Anh anh, chú chú, mừng hơ hải,
Rượu rượu, chè chè, thết tả tơi.

(Bài số 74)

Hoặc:

Cửa trúc vỗ tay cười khúc khích,
Hiên mai vắt cẳng hát nghêu ngao.

(Bài số 83)

Bạch Vân quốc ngữ thi là tập thơ đa chủ đề. Hầu hết các nhà chuyên môn qua những công trình nghiên cứu về Bạch Vân quốc ngữ thi tập đều cơ bản cho rằng các chủ đề chính của tập thơ này bao gồm: Chủ đề nhàn dật, chủ đề phong cảnh thiên nhiên, chủ đề thế sự, chủ đề khuyên răn con người. Các chủ đề trên dù ít hay nhiều đều có sử dụng lối nói khẩu ngữ bình dị tự nhiên. Cách làm đó của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang lại cho tập thơ một sức sống mới. Chủ đề thiên nhiên nhờ lối sử dụng khẩu ngữ mà toát lên vẻ đẹp giản dị hồn nhiên. Chính là vì với ngôn ngữ dân tộc, nhà thơ có điều kiện phản ánh những cảnh sắc mang hồn Việt, những cảm nghĩ của nhân dân lao động cho nên lời thơ đằm thắm, cảm xúc thơ chân thành, hình tượng thơ lay động lòng người.

3.2 Cách nói ẩn ý sâu sắc

Thơ văn là những giá trị tinh túy của tâm hồn - những trăn trở, nghĩ suy, cảm nhận về cuộc sống, đôi khi rất mơ hồ nhưng thể hiện sự nhạy cảm, thăng hoa của tâm hồn mới trở thành thơ. Toàn bộ sự nghiệp thơ văn nói chung, Bạch Vân quốc ngữ thi tập nói riêng là kết tinh của tất cả những tư tưởng, quan điểm cũng như tài năng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phần lớn các vấn đề mà Bạch Vân quốc ngữ thi tập đề cập đến là các vấn đề thế sự, nhân sinh và quan niệm sống “nhàn” gắn với thiên nhiên, tạo vật. Ngoài lối nói khẩu ngữ, bình dị tự nhiên gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, ở tập thơ này ông còn sử dụng phổ biến lối nói ẩn ý thâm trầm và sâu sắc. Mới nghe qua dường như có sự mẫu thuẫn: Bình dị, tự nhiên thì khó đạt được “độ sâu” cũng như “sức nặng” mang chứa nghĩa đằng sau những ấn tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, và cũng chính điều này là một trong những lý do khiến cho thơ văn ông sống mãi đó chính là: bên cạnh và thậm chí bên trong cái khẩu khí tự nhiên “nói ra là thành thơ” của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại chứa đựng những triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc. Nó thể hiện đúng “con người” ông ở trong thơ. Ta có thể thấy phần lớn thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là thơ ít nhiều có tính chất triết lý, mang ý nghĩa nói “chí” hoặc giáo huấn sâu sắc nhưng bằng tài năng của mình rất ít khi ông dùng giọng quyền uy, ồn ào theo lối lên gân hội, những khúc quanh hiểm hóc của lòng người, thói đời hay khuyên răn con người sống theo đạo lý thánh hiền, ca ngợi cái thú “nhàn dật”, “an bần lạc đạo”, “lánh đục về trong” thì ông đều thể hiện một cách hết sức kín đáo theo lối ẩn ý thâm trầm và sâu sắc. Trước hết, lối nói ẩn ý thâm trầm được tác giả vận dụng trong việc thể hiện chủ đề thế sự mà lồng vào đó là ngụ ý khuyên răn cũng như phơi bày thực trạng xã hội, xoáy sâu bản chất tham lam, bội bạc của một số kẻ hám lợi cũng như những kẻ cơ hội. Không nặng lời giáo huấn với riêng cho một hạng người nào, cứ thủng thẳng nhẹ nhàng những vần thơ của ông làm như không khuyên ai mà thành ra khuyên tất cả mọi người:

Tay kia khéo nắm còn hơn mở,
Miệng nọ hay cười có lúc ho.
Có thuở được thời mèo đuổi chuột,
Đến khi thất thế kiến tha bò.

(Bài số 75)

Nguyễn Bỉnh Khiêm cho đến năm 45 tuổi mới ra làm quan và đã hai lần lui về ở ẩn. Điều ấy giúp chúng ta phần nào hiểu được thái độ của ông với triều đình. Ông đã mạnh dạn bóc trần chân tướng của xã hội phong kiến, nhất là giai cấp thống trị nhưng lại qua một cách nói hết sức mơ hồ, bóng gió. Bộ mặt thật của những kẻ quý tộc, quan lại, gian thần nhân lúc xã hội loạn lạc mà tranh thủ “kiếm chác”, ra oai được tác giả khắc họa một cách gián tiếp qua những hình ảnh: mèo, chuột, kiến, bò, ruồi, cáo, hùm,…

Có thuở được thời mèo đuổi chuột,
Đến khi thất thế kiến tha bò.

(Bài số 75)

Hay:

Cáo đội oai hùm mà nhát giống,
Ruồi nương đuôi ký luống khoe người.

(Bài số 91)

Cuộc đời đầy những đua tranh lợi lộc, công danh khiến cho nhiều kẻ tối mắt sống tráo trở, lật lọng. Cái hiện thực đó Nguyễn Bỉnh Khiêm không nói một cách quá gay gắt, “lộ liễu” như cụ Tú Xương sau này. Những câu thơ của ông nhẹ nhàng mà như một chân lý:

Đắc thời thân thích chen chân đến,
Thất thế, hương lân ngoảnh mặt đi.
Thớt có tanh tao ruồi đậu đến,
Ang không mật mỡ kiến bò chi.

(Bài số 53)

Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn nhìn sự vật hiện tượng hết sức biện chứng. Ông thấy sự vật hiện tượng không chỉ ở mặt biểu hiện tĩnh tại mà còn thấy mặt phát triển, mặt tương lai của nó. Cái triết lý “giàu tìm đến, khó tìm đi” của dân gian đã được ông cụ thể hóa và nhằm vào một đối tượng không thể khác được - giai cấp thống trị, những kẻ có thể đặt lợi ích lên trên tất cả. Điều đó chứng tỏ sự phê phán, thái độ bất bình của ông đối với tầng lớp trên vẫn hết sức ý nhị, kín đáo. Mặt khác, nếu như xem những câu thơ trên là sự phản ánh thói thường của người đời thì cái ẩn ý mà ông gửi gắm trong đó thể hiện sự cám cảnh về nhân tình thế thái cũng hết sức sâu sắc.

Đọc Bạch Vân quốc ngữ thi, nhiều khi ta bắt gặp những lời thơ đạt đến tính hàm xúc rất cao vì chữ ít mà nhiều ý, gợi mở biết bao ngẫm ngợi, suy tư. Câu thơ, ý thơ gọn gàng, thích đáng nên có một dáng dấp rắn rỏi, sắc nét, nhiều khi giống như một châm ngôn:

Đời này nhân nghĩa tựa vàng mười,
Có của thì hơn hết mọi lời…
Người, của lấy cân ta thử nhắc,
Mới hay rằng của nặng hơn người.

(Bài số 74)

Lời thơ trên thể hiện ý khinh bạc có phần mỉa mai về lẽ đời, sự đổi thay của lòng người, thời thế. Có lẽ đây là kinh nghiệm đúc rút từ cuộc đời làm quan cũng như những va vấp thực tế của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nghe sao ngậm ngùi và chua xót. Không chỉ có vậy, ta còn thường gặp những câu thơ hàm ý châm biếm nhẹ nhàng nhưng vẫn thấm thía xiết bao:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

(Bài số 71)

Không những thế, sự đời khi giàu sang thì thiên hạ khối kẻ đến cầu cạnh luồn cúi nhưng đâu phải vì phẩm giá thanh cao hay tốt đẹp của chủ nhân mà chính là vì kẻ đó có của đó thôi “nhị kết hoa thơm; mỡ bùi mật ngọt”. Giả sử người nghèo khó thì lấy ai “náo nức”? Thế mới thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm có cái nhìn sắc sảo và lối nói thâm thúy biết bao về những điều hiểm hóc và sâu kín của lòng người. Bạch Vân quốc ngữ thi là tập thơ tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Giống như các nhà thơ khác, ông làm thơ chữ Nôm khi tâm hồn đã thực sự thư thái, làm thơ là để nói những điều gần gũi, giản dị, những mơ ước đời thường nhưng vô cùng chính đáng, cao quý. Về phương diện này, ta thấy trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập những lời tâm sự kín đáo thể hiện quan điểm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà vì thời cuộc ông không thể “nói to” lên được.

3.3. Biểu trưng hóa đối tượng miêu tả


Đến thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ vịnh vật đã phát triển và đạt đến độ phong phú, đa dạng. Ngay trong thơ chữ Hán của ông, chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều những vần thơ vịnh vật. Và có thể nói, chưa tác giả thơ chữ Hán nào vịnh sự vật nhiều như Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập có cả một tập hợp những bài thơ vịnh vật với những chủ đề về bầu trời, về thời tiết khí hậu, về mặt đất, về nơi ở của người, về cầm thú, về cây cối hoa quả và thậm chí về cả các loại sự vật và đồ vật thường dùng…Cho đến trước thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ vịnh vật đã có sự thay đổi nhiều cả về hình thức lẫn nội dung so với thời kỳ khởi thủy của nó. Khi mới bắt đầu xuất hiện, thơ vịnh vật thường miêu tả dáng vẻ bề ngoài của cảnh vật để làm nền cho tiếng nói của sự vật và vẻ đẹp bên ngoài sự vật vẫn được chú ý nhiều hơn bản chất bên trong. Sự miêu tả ấy thường cũng rất chân thực theo lối “tả chân” sự vật, hiện tượng. Nhưng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, giống như một số tác giả khác, ông thường mượn sự vật trong thiên nhiên và đồ vật trong sinh hoạt hằng ngày để ngụ một tư tưởng triết học nào đó.

Bạch Vân quốc ngữ thi là tập thơ chứa đựng nhiều tư tưởng, quan điểm cũng như triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để thể hiện điều đó, ông sử dụng phổ biến lối biểu trưng hóa đối với đối tượng miêu tả. Khi tiếp xúc với sự vật, hiện tượng dường như Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có xu hướng nắm bắt cái thần thái, cái bản chất của chúng rồi mới ghi lại những nét phác họa nhưng vô cùng xác đáng vào trong thơ. Chỉ cần những nét rất nhỏ ấy cũng đã bộc lộ rõ bản chất của sự vật hiện tượng. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn dùng những khái quát về các sự vật hiện tượng để biểu hiện một ý nghĩa khác mà chúng ta thường dùng thuật ngữ ẩn dụ để chỉ hiện tượng này. Trước hết, khi miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường chú ý ghi lại những nét đơn sơ nhất, bình dị nhất nhưng lại có sức gợi nhất. Đó có thể là một làn hương, một bóng hoa, một vầng trăng làm bạn đối ẩm:

Đêm đợi trăng cài bóng trúc,
Ngày chờ gió thổi tin hoa.

(Bài số 17)

Hoặc:

Bến nguyệt thuyền kề hai bãi mía,
Am mây cửa khép một cần pheo.

(Bài số 35)

Tất cả những ấn tượng mơ hồ, những cảnh đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh ấy đã được tác giả khắc họa thành hình hài và chuyển thành những ý thơ đầy chất lãng mạn: nào là “ Đợi trăng cài bóng trúc”, “chờ gió thổi tin hoa”,“bến nguyệt - am mây”... Chính nhờ nghệ thuật biểu trưng hóa đối tượng miêu tả mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “thơ hóa” những ấn tượng rất lãng mạn, bay bổng ẩn sâu trong tâm thức của mình thành những hình ảnh giàu sức gợi tả, đáng yêu. Động từ “cài”, “thổi” đã khiến thiên nhiên như người bạn tâm tình đem đến niềm vui, tin vui chia sẻ, gần gũi với con người. Không chỉ có vậy, “bến nguyệt”, “am mây” đã trở nên có hình hài khi có thêm “ thuyền kề” bến ấy, “cửa” ấy!

Nghệ thuật biểu trưng hóa đối tượng miêu tả còn được tác giả sử dụng rất thành công khi đi vào khai thác các chủ đề cụ thể khác: Khi nói về cái thú “nhàn”, hình ảnh nhàn của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khéo léo ghi lại những chi tiết “đắt giá” nhất, tiêu biểu nhất, có tính chất khái quát nhất nhưng thể hiện đầy đủ, ấn tượng về một cách sống, một triết lý sống của mình:

Tóc đã thưa, răng đã mòn,
Việc nhà đã phó mặc dâu con.
Bàn cờ, cuộc rượu vầy hoa trúc,
Bó củi, cần câu chốn nước non.
Nhàn được thú vui hay nấn ná,
Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon.
Chín mươi thì kể xuân đã muộn,
Xuân ấy qua thì xuân khác còn.

(Bài số 32)

Chỉ qua vài nét “chấm phá”, ông đã ghi lại một cách chân thực hình dáng “tóc thưa, răng mòn” nhưng vẫn vô cùng lạc quan, yêu đời của một con người sống trọn vẹn với triết lý nhàn, tìm niềm vui trong cảnh vật “bàn cờ, cuộc rượu, bó củi, cần câu,” “chốn nước non”. Một vài nét đó thôi nhưng đã thấy cả một niềm vui sống, ham sống, lạc quan sống: “Xuân ấy qua thì xuân khác còn”!

Ở đây nghệ thuật biểu trưng hóa tỏ ra rất đắc dụng trong việc lột tả tâm trạng, lối sống và quan niệm sống của một con người. Đi vào chủ đề thế sự, khuyên răn con người, nghệ thuật biểu trưng hóa càng có cơ hội phát huy và đây cũng là điểm đặc sắc tạo nên cái khúc triết, sâu sắc của Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Khi viết về những kẻ tham lam, xu phụ, chạy theo đồng tiền dần đánh mất những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đã gìn giữ bao đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khéo léo sử dụng những hình ảnh có tính chất biểu trưng cao. Do đó, chỉ cần ông nói ít mà lại gợi rất nhiều:

Tiền ròng bạc chảy, tưng bừng đến,
Nhà khó tay không, linh lỉnh đi.
Miệng nói sau lưng như dao nứa,
Lưỡi đưa trước mặt giống kim chì.

(Bài số 102)

Cách biểu trưng hóa khái niệm giàu sang thành những hình ảnh cụ thể: “tiền ròng, bạc chảy” và thói đời xu phụ thành hình ảnh “tưng bừng đến”; tâm lý “tham phú, phụ bần” thành “nhà khó tay không, linh lỉnh đi”, đặc biệt là cách sử dụng từ láy “ tưng bừng”, “linh lỉnh” đã khắc họa vô cùng rõ nét bộ mặt những kẻ hám lợi, trở mặt như trở bàn tay. Không chỉ có vậy, những kẻ xu nịnh: Trước mặt thì thơn thớt nói cười ra sức bợ đỡ nhưng sau lưng lại mưu mô nham hiểm còn được tác giả “biểu trưng hóa” thành những hình ảnh cụ thể, chính xác trên cơ sở đối lập: “sau lưng”/ “trước mặt”, “dao nứa/ “kim chì”. Chỉ cần bằng ấy từ, bằng ấy câu nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm với tài năng độc đáo của mình đã lột tả sâu sắc bộ mặt của những kẻ tham lam, nịnh hót, tráo trở trong xã hội lúc bấy giờ. Qua những ví dụ trên, chúng ta có thể thấy, một trong những nghệ thuật đặc sắc mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng thành công khi thể hiện các chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi chính là nghệ thuật biểu trưng hóa đối tượng miêu tả. Nhờ sử dụng rất thành công nghệ thuật này mà sự khắc họa của ông đối với đối tượng miêu tả trở nên sắc nét, có chiều sâu hơn, có sức gợi hơn, đảm bảo “lời ít” mà “ý nhiều”, hình ảnh thơ cũng trở nên gần gũi, dễ hiểu.

Ta có thể thấy rằng thơ quốc âm của Nguyễn Bỉnh Khiêm có một nội dung phong phú, đa dạng, sâu sắc gắn liền với sự phong phú, đa dạng và sâu sắc của hệ thống vấn đề cơ bản mà ông quan tâm, chú ý phản ánh trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Để thể hiện hệ thống vấn đề đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm cho thơ mình những nghệ thuật biểu hiện không những phù hợp mà còn rất đặc sắc so với các tác giả khác, từ đó tạo nên “chất thơ” thâm trầm, sâu lắng nhưng vẫn vô cùng gần gũi, dễ hiểu. Những hình thức nghệ thuật cơ bản mà ông dùng trong Bạch Vân quốc ngữ thi có thể kể đến đó là: nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: thơ ông vừa có lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên vừa có cách nói ẩn ý sâu kín; nghệ thuật miêu tả biểu trưng hóa đối tượng miêu tả.Chính vì lẽ đó, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn được xếp vào hàng thơ hay, bản thân ông cũng là một nhà thơ vào loại lớn của dân tộc. Tầm vóc lớn của thơ ông- cả về nội dung lẫn hình thức vẫn mãi là một cái mốc đẹp không thể thay thế và làm say mê nhiều trái tim yêu công chúng văn học.



PHẦN C
KẾT LUẬN


Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhân vật tương đối đặc biệt trong lịch sử phát triển của xã hội phong kiến đương thời cũng như đời sống tâm linh, văn hoá của dân tộc. Nguyễn Bỉnh Khiêm là cây đại thụ của nền văn hoá trung đại nói riêng và dân tộc ta nói chung. Ở con người ông có sự hoà trộn giữa cốt cách của một nhà Nho chính thống với những nét tinh túy của đạo Lão; giữa phẩm chất, tài năng của một nhà thơ lớn với bản lĩnh, tầm trí tuệ ưu trội của một nhà chính trị có tài. Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là một trong những nhân vật nổi bật, có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền quốc trị của chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI. Cái đức chi phối và làm nên thành công trong toàn bộ sự nghiệp của ông chính là lòng yêu nước, thương dân, ý thức dân tộc và tinh thần trách nhiệm trước giang sơn xã tắc. Dù là khi làm quan hay đã về ở ẩn thì điều mà Nguyễn Bỉnh Khiêm quan tâm, trăn trở vẫn là những vấn đề nhân sinh, thế sự liên quan đến cuộc sống của con người. Tất cả những yếu tố trên đã trở thành cơ sở, nền tảng để Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành cây bút sắc sảo trong việc phát hiện các vấn đề nhân sinh, thế sự cũng như việc tự bộc lộ quan niệm, lối sống và đưa chúng vào trong thơ của mình. Nói cách khác, chính tầm trí tuệ uyên bác, tài năng thơ văn thiên bẩm cùng với sự nhạy cảm và tấm lòng rộng mở với cuộc đời, con người, thiên nhiên đã trở thành cơ sở của hiện tượng đa chủ đề trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Với tư cách một nhà thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến như một tác gia tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam bên cạnh những tên tuổi khác như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ, và các thiền sư thời Lý - Trần… Ông sáng tác cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Các sáng tác của ông phong phú về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật. Ở thể loại nào ông cũng gặt hái được những thành công nhất định. Đặc biệt với tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có những đóng góp trên rất nhiều phương diện. Trước tiên phải kể đến việc ông đã xây dựng rất thành công một hệ thống các chủ đề trong tập thơ này. Nổi bật hơn cả là các chủ đề: nhàn dật, phong cảnh thiên nhiên, thế sự và khuyên răn con người. Tuy các chủ đề mà ông quan tâm, phản ánh trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập không nhiều mới mẻ so với thơ văn trước đó, song khi đi vào thơ ông, chúng đã có một diện mạo khác hẳn: phong phú, đa dạng, thống nhất, qua đó thể hiện sâu sắc các vấn đề nhân sinh thế sự cũng như thể những trăn trở, suy nghĩ; quan điểm sống và niềm vui sống của bản thân ông. Có thể nói, khi Bạch Vân quốc ngữ thi tập ra đời thì thơ văn trung đại đã có thêm một hệ thống các chủ đề, hơn nữa lại được phản ánh một cách hoàn chỉnh, phong phú, tập trung, đặc sắc trong một tác phẩm.

Ngoài ra, những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm về mặt nghệ thuật trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập cũng rất đáng kể. Để thể hiện cho các chủ đề như đã nói ở trên, trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập, tùy từng nội dung cụ thể, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vận dụng rất linh hoạt, thành công giữa lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên với cách nói ẩn ý thâm trầm, sâu sắc. Điều đó khiến cho thơ ông vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân vì thế mà trở nên dễ hiểu; đồng thời vẫn có được chiều sâu trí tuệ mà càng đọc ta càng vỡ lẽ ra nhiều điều thú vị hay tự mình chiêm nghiệm về bản thân, về lẽ đời.

Không những ta kính phục cái phẩm cách của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm mà ta còn phải nhìn nhận cái địa vị rất cao và rất xứng đáng của cụ trong văn học nước nhà. Cuốn “ Bạch Vân quốc ngữ thi tập” của cụ là một sự tiến bộ đầu tiên rất rõ rệt của nền văn Nôm. Thơ của cụ ít dùng điển tích, ít dùng chữ Hán, chất phác, hồn hậu, tư tưởng lại thanh cao, tình cảm rất chừng mực, điều hoà. Vừa mới từ giã những bài văn Nôm cổ kính nặng nề của các thi sĩ đời Hồng Đức, ta gặp những bài thơ sáng sủa, dễ dàng của cụ tự nhiên có cảm giác nhẹ nhàng khoan khoái như cái khoan khoái thấm nhuần tâm hồn cụ khi ở Bạch Vân am nay lại thoát ra khỏi lời thơ mà ảnh hưởng đến ta vậy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Hồ Như Sơn, Bùi Duy Tân (1997), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Hoàng Phê (chủ biên) (1994), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học Nxb Khoa học xã hội.
3. Lã Nhâm Thìn (Viết chung), (2001), Phân tích, bình giảng văn học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Kiều Văn (biên soạn), 2000, Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Đồng Nai.
5. Nguyễn Phạm Hùng 2001, Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
6. Trần Thị Băng Thanh – Vũ Thanh (2001), Nguyễn Bỉnh Khiêm- về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Viện KHXH, Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm (2002), Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hoá dân tộc, Nxb Đà Nẵng.
8. Vũ Tiến Quỳnh, 1991, Phê bình bình luận văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Tổng hợp Khánh Hoà.
9. Vũ Tiến Quỳnh, 1995, Phê bình bình luận văn học Nguyễn Trãi, Nxb Văn nghệ.

Trang web

1. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Bỉnh
_Khiêm.
2…http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=14B2aWQ9Mjg4MTUmZ3JvdXBpZD0yNSZraW5kPSZrZXl3b3JkPQ==&page=1
3. http://thivien.net/viewauthor.php?ID=108
4. http://danhnhanviet.blogspot.com/2008/01/nguyn-bnh-khim.html
5. http://onthi.com/?a=OT&ot=LT&hdn_lt_id=641
6. http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Van-
Hoa/Trang_Trinh_Nguyen_Binh_Khiem_cuoc_doi_thanh_cao/
7. http://newvietart.com/index4.816.html
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top