Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không k

vu_thao29

New member
Xu
0
Nhân dịp nhà trường tổ chức sang nghĩa trang liệt sĩ thắp hương lúc đó tôi đã gặp một người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã hi sinh vì tổ quốc. Tôi và người sĩ quan này trò chuyện rất vui và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, trên những con đường huyết mạch nối giữa miền Bắc-Nam là nơi ác liệt nhất .Bom đạn của giặc Mĩ ngày đêm dội xuống những chặn đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện giữa miền Bắc-Nam. Trong những ngày đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực,thực phẩm, vũ khí... Trên con đường Trường Sơn này. Bom đạn của kẻ thù đã làm cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa nghe anh kể, tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ mà người lính đã phải chịu đựng ngày đêm. Nhưng không phải vì điều đó mà họ lùi bước họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường. Họ nhìn thấy đất, thấy trời thấy cả ánh sao đêm, cả những cánh chim sa họ nhìn thẳng về phía trước, nơi đó là những tương lai của đất nước được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no, tự do. Anh lái xe kể với tôi rằng xe không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn chịu đựng lái xe ngày đêm, những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc đen xanh trở thành trắng xóa như người già,họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! sao tiếng cười của họ nhẹ nhõm làm sao.

Gian khổ ác liệt bom đạn của kẻ thù đâu đâu cũng có cũng không làm cho họ rờn lòng. Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận, gặp mưa thì phải ướt áo thôi. Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cố gắng lái thêm vài trăm cây số nữa, vượt qua những chặn đường bom đạn, ác liệt, bảo đảm cho an toàn những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng, gió sẽ lùa rồi áo sẽ mau khô thôi. Khi đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính tôi nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có trong các nhân vật truyện cổ tích, bài thơ vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp, được trò chuyện với những người lái xe năm xưa tôi mới hiểu rõ hơn về họ.Họ vẫn vui tươi tinh nghịch,những tiếng bom đạn ngày đêm vẫn luân nổ bên tai, phá huỷ con đường cái chết luân rình rập bên họ nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời.

Anh lái xe kể với tôi nghe những con đường vận chuyển, họ còn được gặp những đồng đội của mình,có cả những người lính đã hi sinh... Những phút giây gặp lại hiến hoi đó cái bắt tay qua cửa kính đã vỡ đã làm cho tình cảm của họ trở lên thấm thía hơn rồi những bữa cơm trên bến Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe Trường Sơn. Rồi những phút giây nghỉ ngơi trên những chiếc võng đu đưa. Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết chiếc xe không những không có kính mà xe còn không có đèn, không có mui xe thùng xe có xước những thiếu thốn này không ngăn cản được họ những chiếc xe băng băng đi về phía trước vì miền Nam ruột thịt họ đầy dũng cảm, lạc quan nhưng họ vẫn sống và chiến đấu vì tổ quốc vì nhân dân. Những chuyến hàng của họ đã góp phàn tạo nên chiến thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền nam đất nước thống nhất.

Tôi và anh lái xe chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ đó và nói chuyện rất vui.tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước, ý chí kiên cường của họ, chúng ta luân ghi nhớ công lao to lớn của họ, chúng ta càn phải phấn đấu nhiều hơn nữa.
 
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Yêu cầu


- Kể chuyện tưởng tượng sáng tạo dựa trên một bài thơ có yếu tố tự sự.

- Cần bám sát nội dung “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” để xây dựng một câu chuyện thích hợp.

- Bài viết cần vận dụng được các thao tác làm bài văn tự sự, kể chuyện linh hoạt, bố cục hợp lý. Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt bổ trợ: biểu cảm, nghị luận, các yếu tố miêu tả nói chung, miêu tả nội tâm…

- Câu chuyện phải làm rõ chủ đề của bài thơ: ca ngợi những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trẻ trung, dung cảm, lạc quan đã vượt qua gian khổ, khó khăn để thực hiện nguyện vọng của dân tộc – thống nhất đất nước.

- Trước khi làm bài học sinh cần đọc kĩ, hiểu bài thơ về những chi tiết cũng như chủ đề.

- Để “nhân vật kể chuyên” gặp được nhân vật người lính lái xe cách đây đã hơn ba mươi năm cần tạo được tình huống truyện hợp lý.

- Có thể dựa theo bài thơ mà tách thành nhiều cảnh nhỏ để cho dễ kể và dễ thể hiện nhân vật. Ví dụ: cảnh xe trên đường ra trận với gian khổ, hiểm nguy; cảnh những người lính lái xe gặp nhau, thành đoàn xe không kính; cảnh lái xe quay quần nơi bãi nghỉ…

Dàn ý tham khảo


a.
Mở bài

Tình huống để các nhân vật gặp gỡ:

- Đến thăm gia đình thương binh, thăm bảo tàng quân đội, thăm nghĩa trang liệt sĩ… gặp được người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn năm xưa.

- Hoặc có thể tưởng tượng đến Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ và gặp các chiến sĩ lái xe.

(Lưu ý: tình huống cần tự nhiên, có tác dụng làm rõ tính cách nhân vật người lái xe).

b.
Thân bài

- Người lính lái xe Trường Sơn kể chuyện.

- Nhân vật “tôi” giữ vai trò gợi chuyện, đánh giá làm rõ ý nghĩa câu chuyện.

Cần làm rõ những ý sau:

+ Những gian khổ mà người lính lái xe phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, kính xe vỡ, xe bị hư hỏng nặng nề, bị méo mó, bị biến dạng hoàn toàn… (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả).

+ Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, lạc quan và có chút ngang tàn của nghề nghiệp, trẻ trung nhưng sống có lí tưởng, có trách nhiệm với Tổ Quốc. (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm, biểu cảm, nghị luận)

+ Sự khâm phục, yêu mến, kính trọng của nhân vật “tôi”. (Sử dụng kết hợp yếu tố độc thoại nội tâm, biểu cảm, nghị luận).

c. Kết bài: (Sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận).

Kết thúc cuộc nói chuyện:

- Chia tay người lính lái xe.

- ấn tượng của nhân vật “tôi”.

- Suy nghĩ về người lính lái xe, về thế hệ cha anh.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top