Do hoàn cảnh lịch sử để lại nên quá trình phát xít hoá ở Nhật cũng mang những đặc điểm riêng biệt.Khác với Đức quá trình phát xít diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.còn ở Nhật do có sẳn chế độ chuyên chế Thiên Hoàng (do vậy nó đã mang sẳn tính chất quân phiệt hiếu chiến)
Do cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra, nước Nhật lại thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu, do vậy trong xu thế chung Nhật phải phát xít hoá bộ máy nhà nước, phải thực hiện quân sự hoá đất nước.
Quá trình phát xít hoá ở nước Nhật diễn ra tương đối chậm chạp và kéo dài 10 năm từ (1929 -1939) chia làm hai giai đoạn 1929-1936; 1936 -1939. Còn ở Đức thì quá trình phát xít diễn ra nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn Hitler đã lên cầm quyền.
Sự đấu tranh của nhân dân Nhật bản chống lại đường lối của bọn phát xít đồng thời chúng cũng đã bị nhân dân Trung Quốc giáng một đòn mạnh do đó các chính phủ phát xít lien tục bị sụp đổ,chính phủ sau thay chính phủ trước phản động hơn. Đó chính là các nguyên nhân khiến cho chế độ quân phiệt ở Nhật chậm hơn.
Chủ nghĩa phát xít Nhật do bọn quân Phiệt thực hiện và cầm quyền nên đặc điểm của chủ nghĩa quân phiệt Nhật là lợi dụng rộng rãi bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ Nhật.
Trong quá trình thiết lập chế độ quân phiệt thì bọn quân phiệt không ngừng đấu tranh nội bộ lẫn nhau giữa hai tập đoàn có đường lối xâm lược khác nhau còn ở Đức Hitler đã tự xây dựng cho mình một đội quân mạnh và tiến hành can thiệp vũ trang liên tiếp ra bên ngoài.
Giai cấp cầm quyền và các tập đoàn lũng đoạn đã dựa vào các thế lực quân phiệt để thực hiện mưu đồ của chúng.một mặt chúng gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài,mặt khác chúng thực hiện hàng loạt những cuộc đảo chính đẩm máu liên tiếp trong nước đặc biệt là sự kiện 26-2-1936 cuộc đảo chính của phái sĩ quan trẻ đã sát hại 80 chính khách đã đánh dấu việc hoàn thành việc phát xít hoá ở Nhật.
(Tham Khảo)