Hãy quên (Puskin)

NgocVinh

New member
Xu
0
Cả hai chúng mình chẳng có lỗi gì đâu
Khi tình yêu đã một lần tan vỡ
Đã yêu nhau mà lại thành dang dở
Cả hai chúng mình chẳng có lỗi gì đâu

Cả hai chúng mình đều có lỗi với nhau
Anh đã quên em để mơ hồ kẻ khác
Em muốn quên đi cho tình ta phai nhạt
Đâu ngờ còn lại vết thương đau

Nhức nhối nhiều bởi đã từ rất lâu
Trái tim ai lại bắt đầu nồng cháy
Anh muốn nói với em những lời xưa ấy
Đổ vỡ rồi đâu còn được lành nguyên

Có bao giờ hàn gắn một trái tim
Anh đừng nói cho lòng em thổn thức
Em biết anh đã qua nhiêu day dứt
Anh buồn em còn buồn nhiều hơn

Trước em buồn vì đã để mất anh
Nay em buồn vì anh khơi chuyện cũ
Làm sao lấy lại niềm tin đã sụp đổ
Hãy quên và đừng nói yêu em
 
Giới phê bình coi nhiều tác phẩm của ông là kiệt tác, chẳng hạn như bài thơ Kỵ sĩ đồng và vở kịch Vị khách bằng đá - câu chuyện về sự sa ngã của Don Juan. Vở kịch ngắn bằng thơ Mozart và Salieri là nguồn truyền cảm hứng cho tác phẩm của Peter Shaffer cũng như cung cấp lời nhạc kịch (gần như nguyên văn) cho vở opera Mozart và Salieri của Rimsky-Korsakov. Pushkin cũng nổi tiếng với thể loại truyện ngắn. Cụ thể, Tập truyện về Ivan Petrovich Belkin quá cố, trong đó có truyện "Phát súng", được đón nhận nồng nhiệt. Bản thân Pushkin yêu thích tiểu thuyết thơ Eugene Onegin hơn. Tác phẩm ông dành cả đời để sáng tác này khởi xướng một truyền thống cho các tiểu thuyết vĩ đại Nga: đi theo một vài nhân vật trọng tâm nhưng đa dạng về tông và trọng điểm.

Onegin là một tác phẩm phức tạp, đến mức tuy chỉ dày khoảng 100 trang mà dịch giả Vladimir Nabokov cần đến hai tập sách lớn để có thể truyền tải đầy đủ ý nghĩa sang tiếng Anh. Bởi khó dịch đến vậy, nên thơ của Pushkin vẫn ít quen thuộc với độc giả Anh ngữ. Ngay cả vậy, Pushkin vẫn có sức ảnh hưởng sâu đậm đến các nhà văn phương Tây như Henry James. Truyện Con đầm pích của Pushkin được đưa vào Black Water (Nước đen) - một tuyển tập đồ sộ các truyện ngắn của nhiều tác giả lớn, do Alberto Manguel biên soạn.

Trứ tác Pushkin cung cấp một mảnh đất màu mỡ cho các nhà soạn nhạc Nga. Ruslan và Lyudmila của Glinka là một trong những vở opera quan trọng đầu tiên chịu nhận cảm hứng từ Pushkin, đó là một cột một trong truyền thống âm nhạc Nga. Các vở opera Eugene Onegin (1879) và Con đầm pích (La Dame de Pique, 1890) của Tchaikovsky nổi tiếng ở nước ngoài hơn cả chính tác phẩm nguyên tác của Pushkin. Vở Boris Godunov đồ sộ của Mussorgsky (hai phiên bản, 1868-9 và 1871-2) nằm trong số những vở opera nguyên bản nhất và đặc sắc nhất của Nga. Một số vở opera Nga khác dựng dựa trên các tác phẩm của Pushkin bao gồm Rusalka và Vị khách bằng đá của Dargomyzhsky; Mozart và Salieri, Câu chuyện về vua Saltan và Con gà trống vàng của Rimsky-Korsakov; Tù nhân Caucasus, Yến tiệc trong thời bệnh dịch và Con gái viên đại úy của César Cui; Mazeppa của Tchaikovsky; các vở opera một hồi Aleko (dựa trên tác phẩm Người Gypsy) và Hiệp sĩ hà tiện của Rachmaninoff; Mavra của Stravinsky; Dubrovsky của Nápravník.

Không chỉ vậy, nhiều vở ba lê, cantata cũng như vô số bài hát, ra đời dựa theo thơ của Pushkin (bao gồm cả các bài thơ tiếng Pháp của Pushkin, thể hiện trong tập bài hát "Caprice étrange" của Isabelle Aboulker). Suppé, Leoncavallo và Malipiero cũng sáng tác opera dựa trên trước tác của Pushkin. The Desire of Glory, which has been dedicated to Elizaveta Vorontsova, was set to music by David Tukhmanov (Vitold Petrovsky – The Desire of Glory on YouTube), as well as Keep Me, Mine Talisman – by Alexander Barykin (Alexander Barykin – Keep Me, Mine Talisman on YouTube) and later by Tukhmanov.

Pushkin được coi là đại diện chính chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Nga. Các nhà phê bình Nga từ lâu cho rằng tác phẩm của ông đại diện cho một con đường từ trường phái Tân cổ điển, đi qua trường phái Lãng mạn để tới trường phái Hiện thực. Một đánh giá khác cho rằng "ông có khả năng tán thành những điều trái ngược mà về nguồn gốc có vẻ như thuộc về phái Lãng mạn, nhưng cuối cùng lại phá vỡ tất cả những quan điểm cố định, tất cả những cách nhìn riêng, bao gồm cả Trường phái Lãng mạn" và rằng "ông vừa là người theo phái Lãng mạn, lại vừa không phải".

Theo Vladimir Nabokov, thi pháp Pushkin tổng hòa tất cả yếu tố tiếng Nga thời bấy giờ, kết hợp với những điều ông học từ Derzhavin, Zhukovsky, Batyushkov, Karamzin và Krylov.

Giọng thơ và siêu hình vẫn còn tồn tại ở dạng ngôn ngữ Slav Nhà thờ và thành ngữ.
Từ mượn từ tiếng Pháp rất phong phú và tự nhiên
Thành ngữ thông tục sử dụng trong cuộc sống thường ngay theo phong cách riêng của ông
Cách nói bình dân được cách điệu hóa, bằng cách tạo nên một hỗn hợp của ba phong cách nổi tiếng (thấp, trung bình và cao) thân thuộc với từ cổ kinh điển giả hiệu và bổ sung thêm một nhúm thơ nhại cho trường phái lãng mạn Nga.
Pushkin có công rất lớn trong sự phát triển của văn học Nga. Ông đã xây dựng mức độ sắc thái ngôn ngữ cao độ mà về sau trở thành đặc trưng của văn học Nga sau thời Pushkin. Ông cũng là người nâng tầm kho từ vựng tiếng Nga lên đáng kể. Bất cứ khi nào Pushkin nhận thấy lỗ hổng trong từ vựng tiếng Nga, ông liền áp dụng cách dịch sao phỏng. Kho từ vựng dồi dào cùng phong cách vô cùng nhạy cảm của Pushkin đã trở thành nền tảng của văn học Nga hiện đại. Thành tự của ông đặt một cột mốc mới cho sự phát triển của ngôn ngữ và văn hóa Nga. Ông chính là cha đẻ của văn học Nga thế kỷ 19, ghi dấu đỉnh cao sự nghiệp vào thế kỷ 18 và khởi xướng sự tiến triển của văn học thế kỷ 19. Ông giúp nước Nga làm quen với các thể loại văn học phương Tây cũng như với những nhà văn Tây Âu. Ông dùng cách biểu đạt tự nhiên và ảnh hưởng ngoại quốc để tạo nên nền thơ ca Nga hiện đại. Dù cuộc đời ngắn ngủi, ông vẫn kịp để lại tác phẩm mẫu cho gần như mọi thể loại tồn tại lúc bây giờ: thơ trữ tình, thơ tự sự, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, nghị luận phê bình và còn cả thư cá nhân.

Với tư cách là nhà phê bình và nhà báo, tác phẩm của ông đánh dấu sự ra đời của nền báo chí Nga, trong đó phải nhắc tới công sức sáng lập và dày công đóng góp cho một trong số những tạp chí văn học có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất thế kỷ 19, tờ Sovremennik (Современник, Người đương thời). Pushkin truyền nguồn cảm hứng cho truyện dân gian và thể loại của nhiều tác giả khác như Leskov, Yesenin và Gorky. Cách ông sử dụng tiếng Nga hình thành nên phong cách nền tảng của nhiều tiểu thuyết gia lớn như Ivan Turgenev, Ivan Goncharov và Lev Tolstoy, cũng như của các thi sĩ trữ tình đời sau như Mikhail Lermontov. Tác phẩm của Pushkin được học trò và người kế tục sự nghiệp của ông, Nikolai Gogol, cùng nhà phê bình vĩ đại người Nga Vissarion Belinsky, chú tâm phân tích. Belinsky cũng hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc nhất, toàn diện nhất, nhưng vẫn vô cùng xác đáng về các trước tác của Pushkin.

^ Vào những năm 1830, Puskin soạn cuốn tiểu thuyết về ngoại tổ phụ Abram Petrovich Gannibal, có nhan đề là Người nô lệ da đen của Pyotr đại đế. Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết này đã không được hoàn thành vì ông bất ngờ tạ thế sau vụ đọ súng với Georges d'Anthes.
^ Lyceum hoàng gia là trường dành cho các ấm sinh quý tộc Nga từ cấp tiểu học cho tới trung học; học sinh theo học Lyceum thường có độ tuổi từ 8 tới 17.
^ Yevgeny Onegin là trứ tác dài nhất và nổi tiếng nhất của Puskin. Ông đã dày công viết trong gần tám năm (1823-1830). Sau Pyotr Tchaikovsky đã chuyển thể vở opera cùng tên.

Theo Wiki
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top