• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hãy phát biểu ý kiến về mục đích học tập mà UNESCO đề xướng :“Học để biết”

Bạch Việt

New member
Xu
69
Hãy phát biểu ý kiến về mục đích học tập mà UNESCO đề xướng :“Học để biết”


Hãy phát biểu ý kiến về mục đích học tập mà UNESCO đề xướng :“Học để biết”

BÀI LÀM

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình ". Và ở đây hơn cả là việc học thế nào để có thể biết và vận dụng tốt được những lý thuyết đã được học,đã được truyền thụ. Chính vì lí do trên mà mục đích “Học tập để biết” có lẽ được đề cao hơn cả. Vậy chúng ta hãy cùng làm rõ vấn đề trên.

Mục đích học tập mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà còn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng hai yêu cầu: tiếp thu kiến thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Từ xưa đến nay con người không ngừng học hỏi, tiếp thu tri thức của nhân loại. Vậy “học là gì” và có ý nghĩa to lớn như thế nào mà ta lại đề cao việc ấy như vậy.

Học ở đây có thể hiểu ngắn gọn và chính xác nhất như một quá trình tiếp thu, học hỏi tri thức, kĩ năng. Đó là những kiến thức, cách hiếu biết, vận dụng, các kĩ năng mềm thiết yếu mà ta đã được trang bị, tiếp thu ở trường,lớp, gia đình, qua các thế hệ đi trước trong gia đình, bạn bè, qua ti vi, báo chí, phim ảnh, từ thầy cô giáo bạn bè trên tư liệu sách vở và học ở ngoài cuộc sống. Kiến thức nhân loại vô cùng phong phú khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển cố nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được chúng ta giải quyết và tiếp thu. Ta có thể học được ở mọi nơi, mọi lúc, mọi chỗ, nếu như ta có ý thức học tập một cách tự giác. Tuy nhiên những điều ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ trong khi đó điều ta chưa biết lại là biển cả rộng lớn bao la. Vì vậy còn có nhiều miền tri thức cần được chúng ta khám phá học hỏi. Thế nên việc học trước hết là hướng đến mục đích học để biết nhiều miền kiến thức ấy để thế giới xung quanh mở ra một cách sáng tỏ trước mắt bạn lật mở mọi vấn đề mọi khía cạnh của cuộc sống muôn màu. Có vậy chúng ta mới có thể không lạc hậu với thời đại và yêu cầu ngày càng cao của xã hội.Và rộng hơn nữa chính là cách ta “học để biết”.Thế thì “học để biết” là gì, có điều gì khác hơn hay lạ hơn, mới hơn việc học đơn thuần không?

Tính chất về nội dung của câu đề xướng được chia ra từng khía cạnh và cấp độ khác nhau, ở đây “học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức. Nó còn là biết về kiến thức chuyên môn khoa học kỹ thuật – biết về đối nhân xử thế - biết về mọi chuẩn mực đạo đức của con người. Trong mặt tiếp thu kiến thức thì có những phép tắc xã hội, gia đình, bản thân, cuộc sống và bên trong đó thì lại có như cái khác như cách chào hỏi, lễ nghĩa khi gặp người lớn tuổi, trong gia đình thì có cách cư xử đúng mực, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, còn trong cuộc sống thì lại có những kiến thức tổng quát về khoa học, xã hội, tự nhiên mà tất cả ta đều phải học để biết sao cho người khác có thể thấy một cái nhìn cơ bản nhất, toàn diện nhất về chính con người ta, về những gì ta thể hiện. Không những chỉ có bấy nhiêu những lý thuyết khô khan cứng nhắc ấy mà ta còn phải tự trang bị, rèn luyện cho mình những kĩ năng mềm cơ bản nhất như kĩ năng sống, giao tiếp, ứng xử, quản lí,… Sau khi được thõa mãn được “dấu chẩm hỏi” trong đầu chúng ta, chúng ta có thể tự đặt ra cho mình những mục tiêu cao hôn, xa hơn, hay tự tìm tòi để trả lời những câu hỏi như tại sao lại có mưa, tại sao lại có Mặt Trời...

Có thể nói vì ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học kĩ thuật công nghệ thông tin ngày một nâng cao. Trong xã hội đó ấy, làm việc gì cũng cần phải có hiểu biết, có trí thức. Vì vậy việc học là rất cần thiết và có vai trò ý nghĩ vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Tuy nhiên việc học là một quá trình tích luỹ kiến thức lâu dài mà tri thức nhân loại lại là vô bờ bến. Thế nên chúng ta cần có một sự tập trung ý chí và xác định thật đúng đắn mục đích học tập của mình. Vậy nên chúng ta đã có thể , mở mang vốn hiểu biết nhỏ bé của mình và làm được những điều to lớn làm thay đổi cả thế giới. Phương châm trên đã giúp ta vừa đề cập được học để nâng cao, tiếp thu kiến thức lý thuyết, vừa áp dụng những kĩ năng đó để thực hành vào cuộc sống, vừa đặt ra yêu cầu đối với những kiến thức được tích lũy từ thế hệ trước vừa khẳng định vai trò quan trọng của việc làm ra sản phẩm trong hiện tại và tương lai. Mục đích học tập trên nhất là “học để biết” tuy có hơi thiên về, đặt nặng và yêu cầu cao về những lý thuyết sách vở nhưng tổng thể thì nó vừa hướng đền quyền lợi chung của cộng đồng,tập thể, vừa tạo ra điều kiện để mỗi người khẳng định cái tôi bản lĩnh trong cuộc sống thông qua những gì đã học. Dẫn chứng đơn giản nhất là trong việc học tập của chúng ta. Chúng ta phải biết tin vào chính mình, phải chiến thắng được bản thân, tin rằng mình sẽ làm được và cố gắng học tập và rồi kết quả chúng ta đạt được là những điểm mười đỏ chói trong tập, là những lời khen của thầy cô và ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bè.

Để thực hiện tốt mục đích học tập trên chúng ta sẽ còn phải cần thêm yếu tố nào nữa? Thật vậy, muốn đạt được mục đích trên một cách toàn diện nhất ta phải tự xạy dựng cho mình lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp vì có những điều đó ta mới có thể bằng chính đôi tay mình tạo ra những sản phẩm phục vụ cho người, cho đời, có như thế ta mới đem đến một cuộc sống tốt đẹp hơn nếu không thì với một bộ óc không được rèn luyện, một bàn tay không thuần thạo những thao tác, kỹ thuật, một kĩ năng không được trui rèn, mài giũa thì dù có tài giỏi đến đâu cũng chỉ đem đến sự phiền toái, sự hư hại, hao tổn sức người, sức của cho người khác. Hay tệ hơn là những người đem mục đích học tập của bản thân để làm hại đến nhân loại, con người thì thật không nên, đáng bị trừng phạt, phê phán, lên án để làm tấm gương cho mọi người. Họ sẽ phải trả giá bằng cả sự nghiệp hay tệ hơn là cả cuộc sống hiện tại. Đồng thời ta cũng phải dựa trên sự đề xướng của UNESCO để lên án những người không xác định được mục đích học tập rõ ràng, chính đáng điều đó sẽ dẫn đến sự sai lầm không đáng có, quá trình học tập sẽ kém hiệu quả, bản thân sẽ không học thêm được kiến thức, không vận dụng được vào cuộc sống, từ đó sẽ khó có thể phát triển xã hội. Không chỉ dừng lại ở đó, sự học vốn là mênh mông, không có bến bờ vì thế nếu như một ngày ta không tự tích lũy, góp nhặt, siêng năng học hỏi thì vốn hiểu biết của ta cũng sẽ ngày càng mai một, thui chột, dần dần sẽ không còn lại gì để giúp ta khẳng định mình. Cũng như dân gian ta đã có câu : “ Một người biết lo bằng kho người hay làm” ở đây ông bà ta thật tinh ý khi khéo léo khuyên con cháu đời sau hãy cố gắng học tập, học để nâng cao tri thức, để giữ lại những tinh hoa của thế hệ đi trước truyền thụ cho đời sau.Qua đó cũng tỏ thái độ đúng, cứng rắn hơn nữa đối với nhũng hành vi học vẹt, trầm chương tích cú học để kiếm bằng cấp, học để đối phó, hợp thức hóa với địa vị hiện có của mình.

Chúng ta cần nhận thức rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế của phương châm “học để biết” từ đó tự vạch ra cho mình một hướng đi phù hợp nhất để dung hòa hai yếu tố trên. Ví như lúc nhỏ ta sẽ chú ý đến việc học kiến thức,kĩ năng, cách làm thông qua sự quan sát, theo dõi rồi cải tiến, sáng tạo hơn để chứng minh thục lực của cá nhân mình. Nhưng khi ta lớn lên thì cần phải chú ý đến việc cân dụng những lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống muôn mặt, nhận thức, chung sống hòa hợp với thiên nhiên , với mọi người.

Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta phải xác định rõ ta học vì ai, vì cái gì để ta còn có thể giúp ích cho bản thân chúng ta, làm thay đổi cuộc sống, làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn. Ngoài ra, mục đích của học tập giúp ta thành công, đạt được nhiều điểm tốt, nắm bắt được kiến thức bổ ích quý giá để áp dụng trong thực tế cuộc sống, xây dựng đất nước phát triển đi lên ngang tầm với cái cường quốc trên thế giới.

Nhà văn Lép Tôn-xtôi đã từng nói: “Lí tưởng là một ngọn đèn chỉ đường, soi sáng ”, việc xác định mục đích học tập của mỗi người cũng quan trọng như việc xác định lí tưởng sống.Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định huớng học tập dẽ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như 1 cái thang dài vô tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!



Sưu tầm​
 
Suy nghĩ của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”


1. Mở bài:

- Con người ai cũng trải qua việc học, nhưng không phải ai cũng có ý thức xác định mục đích và mục đích đúng đắn của việc học.

- Mỗi thời đại, con người có mục đích học tập không giống nhau. Tổ chức UNESCO đã đề xướng… nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu.

2. Thân bài:


a. Giải thích và làm rõ từng nội dung trong đề xướng của UNESCO:


- Học để biết:

+ Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống “trường đời”.

+ “Học để biết” là mục đích đầu tiên của việc học. “Biết” là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống…

+ Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc…

+ Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, “biết người”, “biết mình”, biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho “Đắc nhân tâm”…

- Học để làm:

+ “Học để làm” là mục đích tiếp theo của việc học. “Làm” là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – “Học đi đôi với hành”.

+ Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội.

+ Ví dụ: Người nông dân, kĩ sư, bác sĩ… đều mang kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

+ Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.

- Học để chung sống:

+ Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. “Chung sống” là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử… để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Đây là hệ quả tất yếu của việc “biết”, “làm”.

+ Bởi lẽ, “con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.

- Học để tự khẳng định mình:


+ Là mục đích sau cùng của việc học. “Tự khẳng định mình” là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống.

+ Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất…

b. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:


- Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn diện.
- Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay. Mục đích này không chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên mà còn dành cho tất cả những ai là người học. Vì thế, có thể coi đây là mục đích học tập chung, có tính chất toàn cầu.

- Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình. Ví dụ: Học sinh không biết viết đơn xin nghỉ học đúng quy cách; kĩ sư giỏi, được đào tạo bài bản mà không chế tạo được những công cụ trong sản xuất nông nghiệp; có học vị, bằng cấp nhưng cách ứng xử thì vụng về, lối sống lại thiếu văn hóa…

c. Bài học về nhận thức và hành động của bản thân:

- Mục đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học: không chỉ học ở một giai đoạn mà phải học suốt đời; không chỉ học trong nhà trường mà cần phải học ngoài xã hội; người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy “làm người”…

- Mục đích học tập này giúp người học:
+ Xác định rõ mục đích, động cơ và thái độ học tập.
+ Ra sức học tập và rèn luyện, trang bị kiến thức về mọi mặt để có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng hội nhập quốc tế.
+ Học phải đi đôi với hành để khẳng định mình. Sống có ích cho cuộc đời và cho gia đình, xã hội.

3. Kết bài:

- Khẳng định vai trò của học tập: học để không bị ngu dốt, nghèo nàn và lạc hậu. Học để khẳng định sự thành đạt của cá nhân và sự tiến bộ của nhân loại.
- Liên hệ bản thân: Đã xác định được mục đích đúng đắn cho việc học của mình chưa? Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu ấy?


Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top