Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Cơ Sở
LỚP 9
Ngữ văn 9
Hãy phân tích bài Ngắm trăng.
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Thandieu2" data-source="post: 143326" data-attributes="member: 1323"><p><span style="font-family: 'arial'"><strong>* GỢI Ý PHÂN TÍCH:</strong></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><strong></strong></span></p><p><span style="font-family: 'arial'">Bác Hồ là người rất mực yêu thiên nhiên, khát khao hoà hợp với thiên nhiên, trong đó trăng chiếm một địa vị xứng đáng trong tâm hồn Bác và thơ Bác. Có cả một chuỗi ngọc thơ trăng Hồ Chí Minh mà bài nào cũng long lanh sáng đẹp : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đối trăng... Trong lòng thi nhân luôn toả sáng một vầng trăng rực rỡ, một nàng thơ trăng tri âm tri kỉ :</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"></span></p><p><span style="font-family: 'arial'">Trăng vào cửa sổ đòi thơ</span></p><p><span style="font-family: 'arial'">Việc quân đang bận xin chờ hôm sau</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"> (Tin thắng trận)</span></p><p><span style="font-family: 'arial'">- Gió khuya ngon giấc, bên song trăng nhòm</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"> (Đối trăng)</span></p><p><span style="font-family: 'arial'">- Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"> (Rằm tháng giêng)</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"></span></p><p><span style="font-family: 'arial'">Chính vì thế, không chỉ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, khi Bác là người tự do đang chèo lái con thuyền kháng chiến của dân tộc đi đến bến bờ vinh quang, trăng mới tràn đầy thơ Người ; mà ngay cả khi bị giam cầm đầy đoạ cực khổ trong nhà tù, trăng vẫn lấp lánh toả sáng trong những vần thơ của Bác, như ánh sáng chiếu rọi từ tâm hồn lớn của người tù cách mạng. Trong nhiều bài thơ như thế, « Ngắm trăng » được xem như là một bài thơ hay nói về cuộc ngắm trăng thật đặc biệt của Bác- ngắm trăng trong nhà tù. </span></p><p><span style="font-family: 'arial'"></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Vọng nguyệt</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Ngục trung vô tửu diệc vô hoa</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Đối thử lương tiêu nại nhược hà</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Nguyệt tòng song khích khán thi gia</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em></em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><strong><em><u>1. Về đề tài ngắm trăng và phân tích hai câu đầu</u></em></strong></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><strong><em><u></u></em></strong></span></p><p><span style="font-family: 'arial'">- Vọng nguyệt (hay « khán minh nguyệt, đối nguyệt »), tức là « ngắm trăng », là một thi đề phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu ra uống trước hoa để thưởng trăng ; như thế cuộc thưởng trăng mới mười phần mĩ mãn, thú vị.</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Khi chén rượu, khi cuộc cờ</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'">( Nguyễn Du – TK)</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'">(Nguyễn Trãi)</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"></span></p><p> <span style="font-family: 'arial'">Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng trong hoàn cảnh thảnh thơi, tâm hồn thoải mái, thư thái. Ở đây, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt : trong nhà tù ! Người ngắm trăng ở đây đang trong cảnh ngục tù. Bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đó đang là một tù nhân bị đầy đoạ vô cùng cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của nhà tù tàn bạo dã man mà tù nhân phải sống cuộc sống « khác loài người ». Cuộc sống đó làm sao phù hợp với việc « thưởng nguyêt", lấy đâu ra rượu và hoa để thưởng trăng. Nhưng câu thơ không mang ý nghĩa phê phán chế độ nhà tù mà chủ yếu để nói về tâm trạng của Bác. Trước cảnh đêm trăng đẹp, Người khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu và hoa. Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù khắc nghiệt đã cho thấy người tù ấy không hề vướng bận bởi gánh nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp.</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"> Nhưng vì sao câu thơ thứ hai lại có một chút bối rối đọng lại trong ba chữ « nại nhược hà » của nguyên tác ? « Nại nhược hà » là biết làm thế nào ?Cả câu thơ « đối thử lương tiêu nại nhược hà ?» có nghĩa là trước cảnh đẹp đẽ, trong lành đêm nay biết làm thế nào ? Tác giả dịch thành « cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ » là đã bỏ đi cái xốn xang bối rối rất nghệ sĩ của Bác được thể hiện ở lời tự hỏi « nại nhược hà » ( biết làm thế nào). Dịch là « khó hững hờ » thì thấy nhân vật trữ tình có vẻ bình thản, hững hờ chứ không rung cảm mạnh mẽ như trong thơ chữ Hán. Đây là một tâm hồn nghệ sĩ đích thực nên mới bối rối vì « trong tù không rượu cũng không hoa » để đón trăng bởi Người rất yêu trăng, và hơn thế nữa, còn coi trăng như người bạn tri âm tri kỉ ? Đón một người bạn như thế mà không có rưọu và hoa theo phong cách tao nhã của thi nhân muôn đời Phương Đông thì coi sao tiện ? Trong tù, thiếu thốn mọi bề, làm sao có rưọu, có hoa được ? Người thừa biết điều ấy nhưng vẫn nhắc đến trong câu thơ với hai lần nhấn mạnh chữ « không » như một lời tạ lỗi với trăng, với người bạn tâm tình mà Người rất yêu quý và trân trọng. Đó là cái bối rối, băn khoăn rất nghệ sĩ của nhà thơ Hồ Chí Minh mà không phải ai cũng có được như Bác- nhất là trong hoàn cảnh thưởng trăng đặc biệt ở chốn ngục tù. Bởi chỉ có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu thương, biết xúc cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên thì trước « cảnh đẹp đêm trăng trong tù mới có niềm xúc động ấy, mới có nỗi băn khoăn ấy. Và ta hiểu, người nghệ sĩ ấy, sau này trong hoàn cảnh tự do, lại thả hồn trong ánh « trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa » hay đắm mình vào cảnh « khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền » Ở bài thơ này, bên cạnh cái hiện thực trơ trụi của nhà tù thì niềm băn khoăn nghệ sĩ ấy càng bộc lộ một bản lĩnh vững vàng của con người, bất chấp cái gian khổ của đời sống ngục tù để giữ nguyên vẹn một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động với mọi cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc đời.</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><strong><em><u></u></em></strong></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><strong><em><u>2. Sau cái phút băn khoăn bối rối ban đầu là một mối giao hoà tuyệt đẹp giữa người với trăng, giữa thi nhân với bạn tâm tình :</u></em></strong></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><strong><em><u></u></em></strong></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em></em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'">Đây là một mối giao hoà thầm lặng mà thiết tha sâu lắng biết bao giữa Người và trăng. Rượu, hoa không có, chỉ có tấm lòng của đôi bạn tâm giao thu vào một chữ « ngắm » : họ nhìn nhau đăm đắm qua chấn song sắt nhà tù. Và chính tấm lòng của họ đã chiến thắng cái song sắt nhà tù thô bạo và ghê tởm kia. Tấm lòng ấy, sự chiến thắng ấy được thể hiện tài tình trong nghệ thuật đối rất sáng tạo của câu thơ chữ Hán :</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Nguyệt tòng song khích khán thi gia</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em></em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'">Ở đây có đối giữa hai câu trên, dưới theo luật thơ Đường (nhân hướng>< nguyệt tòng ; minh nguyệt>< thi gia) ; lại đối ở chữ đầu và cuối của mỗi câu thơ ( nhân- nguyệt , nguyệt - thi gia) khiến cho trăng và người quấn quýt với nhau trong một mối tâm giao tri kỉ. Kết cấu đó tạo một hiệu quả nghệ thuật riêng. Hai câu thơ dịch làm mất đi cấu trúc đó, giảm đi phần nào sức truyền cảm. Ngoài ra 2 từ « nhân », « ngắm » chưa cô đúc và nhất là chữ « nhòm » e chưa được nhã.</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"></span></p><p><span style="font-family: 'arial'">Hình thức và cấu trúc câu thơ chữ Hán đã thể hiện mối giao hoà đặc biệt giữa người và trăng. Hình thức và cấu trúc câu thơ đã hiện rõ cảnh ngắm trăng trong tù ; hai đầu là Người và Trăng, giữa là song sắt nhà tù nổi lên thô bạo như chướng ngại vật ngăn cách. Song người đã thả hồn ra ngoài cửa sắt để ngắm trăng sáng, giao hoà với vầng trăng tự do đang toả mộng giữa trời và vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ trong tù. Cả trăng và người đều chủ động tìm đến, giao hoà cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán làm nổi bật tình cảm song phương giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hoá đã khiến trăng trở nên như con người, có gương mặt, có linh hồn, có ánh mắt. Trăng trở thành người bạn tri âm tri kỉ của người tù khiến cho phút giao hoà thầm lặng ấy thêm thấm thía. Hai câu thơ của Bác cho thấy trăng yêu người cũng ngang với người yêu trăng. Không chỉ Người hướng tới cái đẹp của trăng mà mà trăng cũng phát hiện ra cái đẹp ở cõi Người, thấy ở người tù một nhà thơ. Phút giao cảm ấy khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù, cả cái song sắt nhà tù kia như biến mất, tâm hồn con người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm, thăng hoa :tù nhân thoắt biến thi nhân. Không còn tù ngục, không còn tù nhân, chỉ có nhà thơ và vầng trăng tri kỉ. Hoàn cảnh là trói buộc, giam cầm, nhưng sức sống của con người là vô hạn. Bởi thế, « ngắm trăng » không chỉ là bài thơ nói lên lòng yêu thiên nhiên, yêu trăng của Bác, mà còn cho thấy một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng HCM. Và trong chốn ngục tù, Người hướng đến ánh trăng sáng phải chăng cũng là hướng tới tự do như nỗi khát khao cháy bỏng của Người :</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em></em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'">Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc mạnh mẽ, một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Đằng sau những câu thơ rất thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên ngục tù tàn bạo. Người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở.... của chế độ nhà tù khủng khiếp, bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng, để tìm đến đối diện đàm tâm với vầng trăng tri kỉ, hướng tới cái đẹp, khát khao tự do. Bài thơ là sự minh hoạ sinh động cho hình tượng HCM- người khách tiên trong ngục, là một minh chứng sinh động cho câu thơ Bác viết ở ngoài bìa tập NNKTTT:</span></p><p><span style="font-family: 'arial'"></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Thân thể ở trong lao</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em>Tinh thần ở ngoài lao.</em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'"><em></em></span></p><p><span style="font-family: 'arial'">*Tóm lại : chỉ là một bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng « Ngắm trăng » đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn vừa rất nghệ sĩ, vừa có đủ bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại. Bài thơ đã cho thấy nét đặc sắc của thơ trữ tình HCM, vừa có màu sắc cổ điển (thể hiện ở đề tài « vọng nguyệt », ở thi liệu « rượu, hoa, trăng », cấu trúc đăng đối trong hai câu thơ sau ; đặc biệt nhất là hình ảnh của chủ thể trữ tình ung dung giao cảm đặc biệt với thiên nhiên) vừa mang hồn của thời đại (một hồn thơ lạc quan, luôn hướng về phía cuộc sống, vừa mang tinh thần thép vừa giản dị, hồn nhiên, vừa hàm súc.</span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Thandieu2, post: 143326, member: 1323"] [FONT=arial][B]* GỢI Ý PHÂN TÍCH: [/B] Bác Hồ là người rất mực yêu thiên nhiên, khát khao hoà hợp với thiên nhiên, trong đó trăng chiếm một địa vị xứng đáng trong tâm hồn Bác và thơ Bác. Có cả một chuỗi ngọc thơ trăng Hồ Chí Minh mà bài nào cũng long lanh sáng đẹp : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đối trăng... Trong lòng thi nhân luôn toả sáng một vầng trăng rực rỡ, một nàng thơ trăng tri âm tri kỉ : Trăng vào cửa sổ đòi thơ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau (Tin thắng trận) - Gió khuya ngon giấc, bên song trăng nhòm (Đối trăng) - Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền (Rằm tháng giêng) Chính vì thế, không chỉ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, khi Bác là người tự do đang chèo lái con thuyền kháng chiến của dân tộc đi đến bến bờ vinh quang, trăng mới tràn đầy thơ Người ; mà ngay cả khi bị giam cầm đầy đoạ cực khổ trong nhà tù, trăng vẫn lấp lánh toả sáng trong những vần thơ của Bác, như ánh sáng chiếu rọi từ tâm hồn lớn của người tù cách mạng. Trong nhiều bài thơ như thế, « Ngắm trăng » được xem như là một bài thơ hay nói về cuộc ngắm trăng thật đặc biệt của Bác- ngắm trăng trong nhà tù. [I]Vọng nguyệt[/I] [I]Ngục trung vô tửu diệc vô hoa[/I] [I]Đối thử lương tiêu nại nhược hà[/I] [I]Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt[/I] [I]Nguyệt tòng song khích khán thi gia [/I] [B][I][U]1. Về đề tài ngắm trăng và phân tích hai câu đầu [/U][/I][/B] - Vọng nguyệt (hay « khán minh nguyệt, đối nguyệt »), tức là « ngắm trăng », là một thi đề phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu ra uống trước hoa để thưởng trăng ; như thế cuộc thưởng trăng mới mười phần mĩ mãn, thú vị. [I]Khi chén rượu, khi cuộc cờ[/I] [I]Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên[/I] ( Nguyễn Du – TK) [I]Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén[/I] (Nguyễn Trãi) Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng trong hoàn cảnh thảnh thơi, tâm hồn thoải mái, thư thái. Ở đây, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt : trong nhà tù ! Người ngắm trăng ở đây đang trong cảnh ngục tù. Bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đó đang là một tù nhân bị đầy đoạ vô cùng cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của nhà tù tàn bạo dã man mà tù nhân phải sống cuộc sống « khác loài người ». Cuộc sống đó làm sao phù hợp với việc « thưởng nguyêt", lấy đâu ra rượu và hoa để thưởng trăng. Nhưng câu thơ không mang ý nghĩa phê phán chế độ nhà tù mà chủ yếu để nói về tâm trạng của Bác. Trước cảnh đêm trăng đẹp, Người khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu và hoa. Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù khắc nghiệt đã cho thấy người tù ấy không hề vướng bận bởi gánh nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp. Nhưng vì sao câu thơ thứ hai lại có một chút bối rối đọng lại trong ba chữ « nại nhược hà » của nguyên tác ? « Nại nhược hà » là biết làm thế nào ?Cả câu thơ « đối thử lương tiêu nại nhược hà ?» có nghĩa là trước cảnh đẹp đẽ, trong lành đêm nay biết làm thế nào ? Tác giả dịch thành « cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ » là đã bỏ đi cái xốn xang bối rối rất nghệ sĩ của Bác được thể hiện ở lời tự hỏi « nại nhược hà » ( biết làm thế nào). Dịch là « khó hững hờ » thì thấy nhân vật trữ tình có vẻ bình thản, hững hờ chứ không rung cảm mạnh mẽ như trong thơ chữ Hán. Đây là một tâm hồn nghệ sĩ đích thực nên mới bối rối vì « trong tù không rượu cũng không hoa » để đón trăng bởi Người rất yêu trăng, và hơn thế nữa, còn coi trăng như người bạn tri âm tri kỉ ? Đón một người bạn như thế mà không có rưọu và hoa theo phong cách tao nhã của thi nhân muôn đời Phương Đông thì coi sao tiện ? Trong tù, thiếu thốn mọi bề, làm sao có rưọu, có hoa được ? Người thừa biết điều ấy nhưng vẫn nhắc đến trong câu thơ với hai lần nhấn mạnh chữ « không » như một lời tạ lỗi với trăng, với người bạn tâm tình mà Người rất yêu quý và trân trọng. Đó là cái bối rối, băn khoăn rất nghệ sĩ của nhà thơ Hồ Chí Minh mà không phải ai cũng có được như Bác- nhất là trong hoàn cảnh thưởng trăng đặc biệt ở chốn ngục tù. Bởi chỉ có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu thương, biết xúc cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên thì trước « cảnh đẹp đêm trăng trong tù mới có niềm xúc động ấy, mới có nỗi băn khoăn ấy. Và ta hiểu, người nghệ sĩ ấy, sau này trong hoàn cảnh tự do, lại thả hồn trong ánh « trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa » hay đắm mình vào cảnh « khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền » Ở bài thơ này, bên cạnh cái hiện thực trơ trụi của nhà tù thì niềm băn khoăn nghệ sĩ ấy càng bộc lộ một bản lĩnh vững vàng của con người, bất chấp cái gian khổ của đời sống ngục tù để giữ nguyên vẹn một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động với mọi cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc đời. [B][I][U] 2. Sau cái phút băn khoăn bối rối ban đầu là một mối giao hoà tuyệt đẹp giữa người với trăng, giữa thi nhân với bạn tâm tình : [/U][/I][/B] [I]Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ[/I] [I]Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ [/I] Đây là một mối giao hoà thầm lặng mà thiết tha sâu lắng biết bao giữa Người và trăng. Rượu, hoa không có, chỉ có tấm lòng của đôi bạn tâm giao thu vào một chữ « ngắm » : họ nhìn nhau đăm đắm qua chấn song sắt nhà tù. Và chính tấm lòng của họ đã chiến thắng cái song sắt nhà tù thô bạo và ghê tởm kia. Tấm lòng ấy, sự chiến thắng ấy được thể hiện tài tình trong nghệ thuật đối rất sáng tạo của câu thơ chữ Hán : [I]Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt[/I] [I]Nguyệt tòng song khích khán thi gia [/I] Ở đây có đối giữa hai câu trên, dưới theo luật thơ Đường (nhân hướng>< nguyệt tòng ; minh nguyệt>< thi gia) ; lại đối ở chữ đầu và cuối của mỗi câu thơ ( nhân- nguyệt , nguyệt - thi gia) khiến cho trăng và người quấn quýt với nhau trong một mối tâm giao tri kỉ. Kết cấu đó tạo một hiệu quả nghệ thuật riêng. Hai câu thơ dịch làm mất đi cấu trúc đó, giảm đi phần nào sức truyền cảm. Ngoài ra 2 từ « nhân », « ngắm » chưa cô đúc và nhất là chữ « nhòm » e chưa được nhã. Hình thức và cấu trúc câu thơ chữ Hán đã thể hiện mối giao hoà đặc biệt giữa người và trăng. Hình thức và cấu trúc câu thơ đã hiện rõ cảnh ngắm trăng trong tù ; hai đầu là Người và Trăng, giữa là song sắt nhà tù nổi lên thô bạo như chướng ngại vật ngăn cách. Song người đã thả hồn ra ngoài cửa sắt để ngắm trăng sáng, giao hoà với vầng trăng tự do đang toả mộng giữa trời và vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ trong tù. Cả trăng và người đều chủ động tìm đến, giao hoà cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán làm nổi bật tình cảm song phương giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hoá đã khiến trăng trở nên như con người, có gương mặt, có linh hồn, có ánh mắt. Trăng trở thành người bạn tri âm tri kỉ của người tù khiến cho phút giao hoà thầm lặng ấy thêm thấm thía. Hai câu thơ của Bác cho thấy trăng yêu người cũng ngang với người yêu trăng. Không chỉ Người hướng tới cái đẹp của trăng mà mà trăng cũng phát hiện ra cái đẹp ở cõi Người, thấy ở người tù một nhà thơ. Phút giao cảm ấy khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù, cả cái song sắt nhà tù kia như biến mất, tâm hồn con người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm, thăng hoa :tù nhân thoắt biến thi nhân. Không còn tù ngục, không còn tù nhân, chỉ có nhà thơ và vầng trăng tri kỉ. Hoàn cảnh là trói buộc, giam cầm, nhưng sức sống của con người là vô hạn. Bởi thế, « ngắm trăng » không chỉ là bài thơ nói lên lòng yêu thiên nhiên, yêu trăng của Bác, mà còn cho thấy một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng HCM. Và trong chốn ngục tù, Người hướng đến ánh trăng sáng phải chăng cũng là hướng tới tự do như nỗi khát khao cháy bỏng của Người : [I]Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt[/I] [I]Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu [/I] Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc mạnh mẽ, một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Đằng sau những câu thơ rất thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên ngục tù tàn bạo. Người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở.... của chế độ nhà tù khủng khiếp, bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng, để tìm đến đối diện đàm tâm với vầng trăng tri kỉ, hướng tới cái đẹp, khát khao tự do. Bài thơ là sự minh hoạ sinh động cho hình tượng HCM- người khách tiên trong ngục, là một minh chứng sinh động cho câu thơ Bác viết ở ngoài bìa tập NNKTTT: [I]Thân thể ở trong lao[/I] [I]Tinh thần ở ngoài lao. [/I] *Tóm lại : chỉ là một bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng « Ngắm trăng » đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn vừa rất nghệ sĩ, vừa có đủ bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại. Bài thơ đã cho thấy nét đặc sắc của thơ trữ tình HCM, vừa có màu sắc cổ điển (thể hiện ở đề tài « vọng nguyệt », ở thi liệu « rượu, hoa, trăng », cấu trúc đăng đối trong hai câu thơ sau ; đặc biệt nhất là hình ảnh của chủ thể trữ tình ung dung giao cảm đặc biệt với thiên nhiên) vừa mang hồn của thời đại (một hồn thơ lạc quan, luôn hướng về phía cuộc sống, vừa mang tinh thần thép vừa giản dị, hồn nhiên, vừa hàm súc.[/FONT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Cơ Sở
LỚP 9
Ngữ văn 9
Hãy phân tích bài Ngắm trăng.
Top