Hãy nêu những biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông và vùng biển nước ta.

heokononly

New member
Xu
0
HÃY NÊU NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA CỦA BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN NƯỚC TA.

Những biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông và vùng biển nước ta:

a)Biển Đông là 1 biển rộng và tương đối kín:
-Với diện tích 3,447 triệu km vuông đứng thứ 2 về diện tích trong các biển của Thái Bình Dương và đứng thứ 3 trong các biển trên Thế Giới.
-Biển Đông có 2 vịnh lớn: vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
-Vùng biển nước ta là 1 bộ phận của Biển Đông, bao gồm cả 1 phần của 2 vịnh trên.Bao quanh biển Đông là 1 phần đất liền của nước ta Trung Quốc và các quần đảo Philippin, Inđônễia, Brunây, Malaixia, Singapo, Campuchia, Thái Lan.
Từ biển Đông ra Thái Bình Dương, Ấn Đọ Dương phải thông qua 1 số eo biển. Vì thế Biển Đông là biển tương đối lớn.

b)Biển Đông-biển nhiệt đới gió mùa:
-Biển Đông nằm trong phạm vi từ chí tuyến Bắc (trên eo biển Đài Loan) đến xích đạo (vùng biển thuộc Inđônêxia). Vì vậy biển Đông nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
-Nhiệt độ trung bình của biển Đông là 25 độ C. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chế độ gió mùa, nhất là tính chất lạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa Đông nên tính chất nhiệt đới giảm bớt (nhất là vùng biển phía Bắc nước ta) nhiệt độ trung bình trên 25 độ C (nhiệt độ cao dần từ BẮc vào Nam).
-Độ muối trung bình từ 30-33 phần nghìn, biến đổi theo mùa và theo khu vực.
-Sóng biển cũng chịu ảnh hưởng gió mùa. Sóng mạnh lên vào thời kì gió mùa Đông Bắc, trái lại vào mùa gió Tây Nam sóng có thể yếu hơn. Sóng biển cũng tùy thuộc vào khu vực. Nơi nhiều sóng và sóng lớn hơn là duyên hải Trung Bộ. Trong các vịnh, đặc biệt là vịnh Thái Lan có ít sóng và sóng nhỏ nhất.
-Thủy triều:chế độ thủy triều ven biển nước ta có sự phân hóa theo khu vực từ Móng Cái đến Hà Tiên. Thủy triều có ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên vùng ven biển và đồng bằng Châu Thổ. Mực nước triều cường cao hơn bề mặt các đồng bằng ven biển vì thế dễ nhiễm mặn nước sông và đất tròng ở các đồng bằng, đặc biệt là ở đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. Ở duyên hải miền trung, thủy triều ảnh hưởng ít hơn.
-Hải lưu:do biển Đong tương đối kín nên các dòng hải lưu cũng chảy thành vòng tương đối kín. Hướng chảy của hải lưu chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa:
+Trong mùa Đông gió mùa Đông Bắc thịnh hành, hải lưu trên biển Đông làm thành vòng tròn, chảy ngược chiều kim đồng hồ (hải lưu hướng Đông Bắc-Tây Nam chảy dọc theo đường bờ biển Việt Nam); còn phía Đông của biển Đông chảy theo hướng Đông Nam lên Tây Bắc.
+Về mùa hạ: gió mùa Tây Nam hình thành trên biển Đông, hải lưu chảy theo hướng ngược lại hướng hải lưu về vào mùa Đông (chảy thuận chiều kim đồng hồ).
+Trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan cũng hình thành các vòng hải lưu nhưng nhỏ hơn và tốc độ lớn hơn trên Biển Đông.
-Sinh vật trên biển Đông nói chung là phong phú đa dạng nhưng cũng phân hóa từ Bắc vào Nam, từ ven biển ra ngoài khơi và theo mùa trong năm:
+Cá là nguồn hải sản quan trọng nhất của Biển Đông. Ngoài ra còn nhiều laoij hait sản khác như: tôm, mực, các loại thân mềm, rong biển, san hô.
+Sinh vật có sự phân hóa trong không gian có thể chia thành: vùng biển Miền Bắc (thuộc vịnh Bắc Bộ); vùng biển Miền Trung và vùng biển miền Nam (bao gồm phía Tây của Nam Bộ tức vịnh Thái Lan)


 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top