Hãy giải thích câu tục ngữ: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
BÀI LÀM

Ca dao tục ngữ là một kho tàng kiến thức phong phú và quý báu của dân tộc Việt Nam. Nó được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn mà ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu đời sau. Một trong những kinh nghiệm quý báu mà người xưa để lại cho chúng ta, đó là kinh nghiệm về lao động sản xuất, trong đó có câu:

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

Câu tục ngữ sử dụng từ Hán Việt để chỉ kinh nghiệm nuôi trồng của ông cha ta. Theo người đi trước, muốn làm giàu, đầu tiên phải kể đến "nhất canh trì" tức là nghề nuôi cá. Tại sao nghê nuôi cá lại được ưu tiên hàng đầu? Trước tiên ta có thể thấy Việt Nam ta từ xưa tới nay vẫn là đất nước sống chủ yếu là nhờ vào nông nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đất nước ta có bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam. Đây là một vị trí địa lý hiếm hoi không phải nước nào cũng có được. Do đó, nó thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản. Thực tế cho thấy, ngành nuôi trồng thủy sản đã đem lại giá trị kinh tế to lớn cho xã hội. Ngày nay, khắp nơi ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là ở các tỉnh miền trung, nghề đánh bắt cá đã phát triển từ rất lâu đời. Người dân vùng biển đã biết đóng những chiếc tàu to hàng chục tấn để đánh bắt cá. Ở những vùng sông nước miền Tây, nhiều hộ dân cũng phát triển mạnh mẽ nghề nuôi tôm, nuôi cá basa...Rất nhiều gia đình đã trở thành triệu phú, tỉ phú từ nghề này.

Sau "nhất canh trì" là "nhị canh nông" tức nghề làm vườn. Nghề làm vườn ở đây muốn nói đến việc trồng rau hay trồng các loại cây ăn trái. Việt Nam ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thích hợp cho việc trồng cây hoa màu, cây ăn trái. Ngày nay, chúng ta có thể tự cung tự cấp lương thực thực phẩm. Với tiến bộ khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ đem đến cho nông dân những giống cây cho năng suất cao, giúp con người trồng trọt ngày càng hiệu quả.

Cuối cùng phải kể đến đó là nghề làm ruộng (tam canh điền). Làm ruộng là nghề lâu đời nhất, có từ khi cha ông ta mới khai sinh lập địa. Nhưng vì nghề làm ruộng phải bỏ ra nhiều công sức mà kết quả thu được chẳng là bao nên nó không phải là nghề được ưu tiên hàng đầu. Nó được xếp vị trí thứ ba, sau nghề nuôi cá và nghề làm vườn.

Có thể thấy ông cha ta thật có lí khi phân hạng nghề nghiệp. Tuy nhiên, ta không nên áp dụng lời dạy ấy một cách máy móc mà phải biết linh hoạt, sáng tạo. Thứ tự ưu tiên không luôn luôn đúng với mọi nơi, mọi vùng. Có những nơi chỉ phát triển được nghề làm vườn mà không thể nuôi trồng thủy sản. Hoặc có những nơi chỉ thích hợp cho nghề làm ruộng mà không phải nghề làm vườn hay nuôi cá...Với tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày nay, con người có thể sản xuất hiệu quả ở mọi ngành nghề. Tuy nhiên, nếu địa hình địa lí thuận lợi và phong phú, ta vẫn nên áp dụng câu "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền" để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất.

Lời khuyên của ông cha ta dù đã có từ lâu đời nhưng vẫn còn có giá trị đến ngày nay. Ngành thủy sản đã mang lại giá trị to lớn cho nhân dân và xã hội. Việt Nam đã tự cung cấp được lương thực thực phẩm không những nuôi sống được xã hội mà còn có thể xuất khẩu sang các nước khác. Có được thành quả ấy là nhờ ta biết áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo lời dạy bảo của người xưa.

Theo Những bài văn hay 7*
 
BÀI LÀM 2

Ngay từ xưa, con người đã nhận thức được rằng: "Để có thể tồn tại và phát triển thì mỗi cá nhân phải không ngừng lao động cần cù, chăm chỉ". Có thể nói, từ bao đời nay nhân dân ta đã gắn bó lâu đời với nền nông nghiệp. Vì thế mà những người dân quê thường có nhiều kinh nghiệm trong phát triển các nghề để tìm kế sinh nhai. Áp dụng vào thực tế đó, người xưa đã đúc kết và rút ra câu tục ngữ: "Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền".

Vâng! Nhất, nhị tam theo thứ bậc thăng tiến của số thứ tự một, hai, ba. Canh có nghĩa là canh tác. Trì, viên, điền lần lượt nói đến các nghề nuôi cá, làm vườn và làm ruộng. Câu tục ngữ trên khuyên dạy chúng ta nên đào ao, nuôi cá làm đầu. Tiếp đến làm vườn và cuối cùng là làm ruộng. Từng cung bậc tạo ra của cái được diễn đạt trong câu tục ngữ. Tuy nhiên, thành quả cao hay thấp đều nhờ vào bàn tay của mỗi người mà có được. Ở đây, ta chỉ xét các nghề thuộc lĩnh vực nghề nông nghiệp. Nếu so với công thương nghiệp, dịch vụ...Thì các nghề trên chưa hẳn đã tạo ra nguồn thu nhập lớn. Nhưng nếu xét về một khía cạnh nào đó, khía cạnh về nông nghiệp thì câu tục ngữ ấy lại có giá trị. Bởi lẽ, đó là kinh nghiệm mà nhân dân rút ra từ thực tế của mình, đúc kết được trong quá trình lao động vất vả.

Tuy vậy, đào ao nuôi cá chưa hẳn đem về cho chúng ta lợi nhuận lớn. Nếu biết đầu tư, biết kinh doanh, thích mạo hiểm thì đây quả là ngành bạn có thể lựa chọn. Hằng năm, nhiều người thu về cho mình hàng tỉ đồng từ công việc này. Nhưng nếu không biết gì về nghề này, không biết chăm sóc cá như thế nào, không lựa chọn được vị trí thích hợp thì nguy cơ phá sản chỉ còn là ngày một ngày hai. Thử hỏi, trên các vùng núi cao, việc đào ao nuôi cá có phù hợp không? Chính vì thế, chúng ta cần phải biết lựa chọn cho mình một nghề thích hợp. Đúng mục đích, đúng yêu cầu, đúng khả năng của bản thân. Một con người thiên về làm vườn, trông cây cảnh thì việc đào ao nuôi cá sẽ chẳng đem về kết quả thắng lợi nào.

Trồng cây cảnh, làm vườn...có thể là thú vui tao nhã của một số người. Thế nhưng đa phần, nghề làm vườn luôn được mọi người áp dụng để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhiều hơn cả. Hiện nay, nghề làm vườn đang trở thành một nghề rất được ưa chuộng ở nước ta. So với đào ao nuôi cá, lợi nhuận mà công việc này mang lại cũng không nhỏ. Một khu vườn đủ rộng có thể trồng các loại cây hoa màu, cây ăn quả...Vừa cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho gia đình, vừa góp phần phát triển kinh tế. Quả là có lợi. Có thể nói làm vườn là nghề khá chắc chắn. Nếu biết đầu tư đúng lúc thì nó sẽ đem về cho bản thân mỗi người một nguồn lợi nhuận khá lớn.

Tuy nhiên, nghề nghiệp ổn định, khá chắc chắn vẫn là làm ruộng. Nhân dân ta từ xưa đến nay cần cù, tháo vát. Quen với việc cày sâu, cuốc bẫm, việc tạo ra bát cơm hàng ngày là công việc thường xuyên. Một mặt lúa gạo là nguồn thức ăn chính cho mỗi gia đình. Mà hầu như trong tất cả các bữa ăn, cơm đa phần không thể thiếu. Mặt khác, làm ruộng để xuất khẩu gạo ra thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Nhằm nâng cao chất lượng của người dân không những thu về lợi nhuận mà chúng ta còn đưa tên tuổi Việt Nam quảng bá ra thị trường thế giới. Đã có năm Việt Nam đứng nhất về sản lượng lúa gạo. Đây quả là một nghề đáng hoan nghênh. Mặc dù, công việc tạo ra hạt lúa đó là cả một quá trình vất vả. Thế nhưng, "có công mài sắt, có ngày nên kim", hơn nữa với công nghệ khoa học phát triển nông nghiệp ngày nay cũng không còn vất vả như trước nên có tiềm năng rất lớn. Thiết nghĩ, với ưu thế về nông nghiệp, đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc thì nghề làm ruộng quả là phù hợp với nước ta. Có thể nói, mỗi nghề đều khác nhau về phương pháp và cách thực hiện. Nhưng cuối cùng cũng tạo ra một vai trò tương đối lớn như nhau. Đem lại một thành quả lao động nhất định cho con người.

Kinh tế ngày một đi lên, con đường hội nhập cùng với thế giới đang ngày càng tiến xa hơn và ngành nông nghiệp thì lại suy giảm đi rất nhiều. Việc đào ao nuôi cá, làm vườn, làm ruộng ít được người dân chú tâm nhiều như trước. Chính vì thế chúng ta hãy góp phần giữ gìn các ngành nghề truyền thống của chúng ta, áp dụng câu tục ngữ ông bà ta dạy đúng nơi thì với các nghề này chúng ta vẫn có thể đưa nền kinh tế nước ta phát triển đi lên cùng thế giới.

Theo Những bài văn hay 7*

Xem thêm:

Những cách sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp

Bữa tiệc sắc màu của những chiếc kẹp bướm

Dạy cho trẻ đặt mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện bằng cách nào?
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top