Đề bài: Hãy chứng minh rằng: Xuân Diệu – nhà thơ có tình yêu tha thiết với thiên đường nơi trần thế qua bài thơ “Vội vàng”.
Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu bộc lộ cái “tôi” cá nhân, cái “tôi” yêu đời ham sống:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Giữa cuộc sống đời thường, Xuân Diệu hiện lên như một hiện tượng đặc biệt, thu hút sự chú ý của mọi người về sự sống. Cái tôi yêu đời với ánh mắt nhìn mới mẻ ấy đã phả vào từng câu chữ làm nên sự sôi nổi, hăm hở, nhịp tim hối hả, dồn dập trước vũ trụ bao la, trước cuộc sống đậm đà hương sắc. Nhân vật trữ tình muốn tắt nắng để giữ sắc cho hoa và cũng là sắc màu tươi non của cuộc sống mơn mởn, có sức mời gọi mọi người tận hưởng cho hết hương vị của cuộc đời. Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió” để ướp hương cho nhụy – hương sắc của cuộc đời thơm lành ấy dường như sẽ lưu đọng mãi trong thơ Xuân Diệu để thúc giục những ai yêu đời, ham sống. Là người trần mắt thịt, vậy mà nhà thơ muốn đoạt quyền Tạo hóa, muốn chế ngự thiên nhiên để bảo tồn, gìn giữ, chăm chút cuộc sống. Bởi vì dường như ẩn trong ham muốn ấy, nhà thơ nhận rõ sự công phá bền bỉ của thời gian. Vẫn biết rằng hướng tới cái không thể, cho dù thi sỹ muốn mình có sức mạnh của thần thánh, song Tạo hóa thì vô cùng còn đời người thì hữu hạn. Dù sao trong cái không thể, người đọc vẫn tìm thấy cái có thể, cái có thể ấy chính là khả năng tận hưởng cuộc sống này. Điệp ngữ “tôi muốn” được láy lại như một nốt nhạc của bài ca yêu đời, nhấn mạnh sâu đậm hơn nữa vào ham muốn của một người nghệ sỹ đa tình – một người “không muốn đi mãi mãi ở vườn trần”. Cũng từ một người luôn chăm chút, gọt dũa, nâng niu hết thảy sự sống nên “Ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu đã phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất”
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;”
Thiên đường mà thi sỹ phát hiện ra là một khu vườn xuân tràn trề nhựa sống; mạch sống tràn lan ra từng kẽ lá, nhành hoa, ngon cây. Khu vườn quy tụ muôn hoa khoe sắc, ong bướm, chim muông rộn ràng, dập dìu sắc xuân. Khu vườn ấy chẳng khác gì bữa tiệc với đầy đủ thực đơn quyến rũ đê chiều lòng người. Cảnh tượng mùa xuân như một bức tranh sơn mài rực rớ, sóng sánh sắc màu. Bức tranh ấy không phải được tô vẽ bằng chất liệu sơn dầu mà được điểm tô bằng nhịp sống rộ ràng đang vọng lên từ trái tim Xuân Diệu, được mài bóng bằng chất liệu ngôn từ. Vườn trần ấy đẹp lắm! Đáng sống lắm! Mà nếu như ai cảm nhận cuộc sống một cách hời hợt, nhìn cuộc sống bằng trái tim già nua, cằn cỗi thì khó lòng mà phát hiện ra. Nhà thơ đã dùng nội lực của trái tim yêu đời, khắc ghi triệt để cái nhìn để khám phá ra thiên đường đáng sống ấy mà mời gọi, quy tụ mọi người trở về giữa trần thế. Nếu như đạo Phật quan niệm rằng: cuộc sống này là sống tạm cõi Niết Bàn, Tòa sen mới là cuộc sống cực lạc hay đạo Thiên Chua cho rằng: cuộc sống hiện tại chỉ là sống gửi, cõi thiên đàng mới là cuộc sống vĩnh hằng. Thì với Xuân Diệu: việc gì phải đi tìm cuộc sống ở những nơi xa xăm, mông lung, mờ ảo, mà Thiên đàng chính là cuộc sống hôm nay, cuộc sống hiện tại. Nó tồn tại ngay giây phút này đây, bên ta và quanh ta. Hãy sống, hãy tận hưởng hết mình. Hãy ngắm nhìn, ôm ấp ngay đi còn chần chừ gì nữa? Cuộc sống này mới thật là đáng sống. Đây là cái nhìn nhân sinh quan thật mới mẻ, đã thoát khỏi hệ thống ước lệ, phi ngã của văn chương cổ. Người có cặp mắt xanh non trong làng Thơ mới ấy, động vào đâu là nơi ấy nảy lên sự sống, động vào đâu là nơi ấy hiện lên cái đẹp, cái tươi non, cái gì cũng trẻ, cũng mê, cũng say. Thế Lữ đã từng khuyên mọi người: “Hãy từ bỏ chốn trần gian lên sống cùng tiên đồng Ngọc Lữ, chốn bồng lai tiên cảnh, Xuân Diệu đã đốt chốn bồng lai mà xua mọi người về hạ giới. Hãy về đi mà nhìn ong bướm đang rập rờn, đang say sưa ngây ngất trong men say tình ái giữa khu vườn xuân trong chuỗi ngày tháng mật. Đâu chỉ ong bướm mới tìm đến hạnh phúc, mới tận hưởng hương vị ngọt ngào trong lành của mùa xuân. Ý thơ như một tín hiệu đánh thức con người hãy tìm về cuộc sống, tìm về hạnh phúc lứa đôi, tận hưởng những tháng ngày mà sắc xuân tràn về. Về giữa vườn trần để ngắm nhìn sự sống, để thấy hoa cỏ, chồi non lộc biếc đang rộn ràng từng bước chỗi dậy sau một giấc ngủ dài: “hoa của đồng nội xanh rì” – đó là hoa của mùa xuân đua nở - đó là màu xanh mỡ màng tươi non của cuộc sống đang trải dài đến vô tận. Quay trước, ngoảnh sau, trông lên, nhìn xuống, đâu đâu cũng là sự sống. Lòng người không thể lặng thinh mà cũng tấu lên khúc ca của cuộc sống mới hòa cùng thiên nhiên. Đại từ “này đây” được điệp lại nhiều lần như phơi bày, như mời mọc, như giục giã, nhắc nhở con người hãy nhìn cho tường tận những hình ảnh của mùa xuân mà nâng niu, trân trọng. Dưới cái nhìn của Xuân Diệu, những nhành cây, lá non như đang đong đưa làm duyên với ngọn gió mùa xuân như những sợi tơ tình giăng mắc, quấn quýt cả mình xuân, vấn vít cả lòng người. Đó là sản phẩm của một tâm hồn yêu đời đã từng khao khát.
Sự sống với Xuân Diệu mỗi ngày trôi qua không phải là sự lặp lại mà một ngày mới mang theo nhiều điều mới. Niềm vui như gõ cửa từng nhà và ban tặng cho từng người. Để rồi khép lại đoạn thơ là hình ảnh thật táo bạo, nó gần gũi thân thiết mà ta có thể đón nhận một cách dễ dàng:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
Có lẽ nhà thơ đa thả vào đó chất phong tình lãng mạn để hóa hình cho mùa xuân. Hay Tạo hóa là thế đó, như một bà mẹ toàn năng ban tặng cho con người cuộc sống này. Nó gần gũi, nó trong trẻo tinh khôi mà ta có thể nhìn thấy và thậm chí ngả mình vào mùa xuân để tận hưởng. Chốn địa đàng trần thế không chỉ đẹp mà “ngon” còn có vị. Đó chẳng phải là kết quả của lòng yêu đời, ham sống đến tột bậc khiến nhà thơ có thể cảm nhận được vị của mùa xuân, hương của mùa xuân. Xuân đã thành giai nhân được bao luyến trong tấm lòng rộng mở “sẵn lòng ân ái với cuộc đời” của người tình nhân – thi sĩ. Cái nhìn ấy đã trẻ hóa thế giới cũ kĩ, già nua, làm cho nó mới mẻ, đầy bất ngờ, ngạc nhiên như lần đầu tiên được khám phá bởi đôi mắt chập chững sáng nơi tâm hồn con trẻ. Đấy là cái bỡ ngỡ hơn người của Xuân Diệu.
Như vậy mười ba câu thơ đầu đã thể hiện trọn vẹn mạch cảm xúc căng trào bằng cách sống hết mình, sống vội vàng thực sự là con đường đi đến hạnh phúc và cũng là cách để tận hưởng hạnh phúc. Hạnh phúc nhất chính là tình yêu thiên nhiên của thi sĩ với thiên nhiên nơi trần thế.
Bài làm
“Vội vàng” là một tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ, phong cách thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám, in trong tập “Thơ thơ”. Tác phẩm thể hiện một quan niệm sống, một cái nhìn nhân sinh quan mới mẻ, một trái tim yêu đời, căng tràn nhựa sống cùng tận hưởng. Tác phẩm như một bức thông điệp mà Xuân Diệu muốn gửi tới những người trẻ tuổi, nhất là trẻ lòng hãy biết trân trọng cuộc sống hiện tại, và cuộc sống này là thiên đường, là niềm vui, nguồn sống cho con người.Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu bộc lộ cái “tôi” cá nhân, cái “tôi” yêu đời ham sống:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Giữa cuộc sống đời thường, Xuân Diệu hiện lên như một hiện tượng đặc biệt, thu hút sự chú ý của mọi người về sự sống. Cái tôi yêu đời với ánh mắt nhìn mới mẻ ấy đã phả vào từng câu chữ làm nên sự sôi nổi, hăm hở, nhịp tim hối hả, dồn dập trước vũ trụ bao la, trước cuộc sống đậm đà hương sắc. Nhân vật trữ tình muốn tắt nắng để giữ sắc cho hoa và cũng là sắc màu tươi non của cuộc sống mơn mởn, có sức mời gọi mọi người tận hưởng cho hết hương vị của cuộc đời. Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió” để ướp hương cho nhụy – hương sắc của cuộc đời thơm lành ấy dường như sẽ lưu đọng mãi trong thơ Xuân Diệu để thúc giục những ai yêu đời, ham sống. Là người trần mắt thịt, vậy mà nhà thơ muốn đoạt quyền Tạo hóa, muốn chế ngự thiên nhiên để bảo tồn, gìn giữ, chăm chút cuộc sống. Bởi vì dường như ẩn trong ham muốn ấy, nhà thơ nhận rõ sự công phá bền bỉ của thời gian. Vẫn biết rằng hướng tới cái không thể, cho dù thi sỹ muốn mình có sức mạnh của thần thánh, song Tạo hóa thì vô cùng còn đời người thì hữu hạn. Dù sao trong cái không thể, người đọc vẫn tìm thấy cái có thể, cái có thể ấy chính là khả năng tận hưởng cuộc sống này. Điệp ngữ “tôi muốn” được láy lại như một nốt nhạc của bài ca yêu đời, nhấn mạnh sâu đậm hơn nữa vào ham muốn của một người nghệ sỹ đa tình – một người “không muốn đi mãi mãi ở vườn trần”. Cũng từ một người luôn chăm chút, gọt dũa, nâng niu hết thảy sự sống nên “Ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu đã phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất”
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;”
Thiên đường mà thi sỹ phát hiện ra là một khu vườn xuân tràn trề nhựa sống; mạch sống tràn lan ra từng kẽ lá, nhành hoa, ngon cây. Khu vườn quy tụ muôn hoa khoe sắc, ong bướm, chim muông rộn ràng, dập dìu sắc xuân. Khu vườn ấy chẳng khác gì bữa tiệc với đầy đủ thực đơn quyến rũ đê chiều lòng người. Cảnh tượng mùa xuân như một bức tranh sơn mài rực rớ, sóng sánh sắc màu. Bức tranh ấy không phải được tô vẽ bằng chất liệu sơn dầu mà được điểm tô bằng nhịp sống rộ ràng đang vọng lên từ trái tim Xuân Diệu, được mài bóng bằng chất liệu ngôn từ. Vườn trần ấy đẹp lắm! Đáng sống lắm! Mà nếu như ai cảm nhận cuộc sống một cách hời hợt, nhìn cuộc sống bằng trái tim già nua, cằn cỗi thì khó lòng mà phát hiện ra. Nhà thơ đã dùng nội lực của trái tim yêu đời, khắc ghi triệt để cái nhìn để khám phá ra thiên đường đáng sống ấy mà mời gọi, quy tụ mọi người trở về giữa trần thế. Nếu như đạo Phật quan niệm rằng: cuộc sống này là sống tạm cõi Niết Bàn, Tòa sen mới là cuộc sống cực lạc hay đạo Thiên Chua cho rằng: cuộc sống hiện tại chỉ là sống gửi, cõi thiên đàng mới là cuộc sống vĩnh hằng. Thì với Xuân Diệu: việc gì phải đi tìm cuộc sống ở những nơi xa xăm, mông lung, mờ ảo, mà Thiên đàng chính là cuộc sống hôm nay, cuộc sống hiện tại. Nó tồn tại ngay giây phút này đây, bên ta và quanh ta. Hãy sống, hãy tận hưởng hết mình. Hãy ngắm nhìn, ôm ấp ngay đi còn chần chừ gì nữa? Cuộc sống này mới thật là đáng sống. Đây là cái nhìn nhân sinh quan thật mới mẻ, đã thoát khỏi hệ thống ước lệ, phi ngã của văn chương cổ. Người có cặp mắt xanh non trong làng Thơ mới ấy, động vào đâu là nơi ấy nảy lên sự sống, động vào đâu là nơi ấy hiện lên cái đẹp, cái tươi non, cái gì cũng trẻ, cũng mê, cũng say. Thế Lữ đã từng khuyên mọi người: “Hãy từ bỏ chốn trần gian lên sống cùng tiên đồng Ngọc Lữ, chốn bồng lai tiên cảnh, Xuân Diệu đã đốt chốn bồng lai mà xua mọi người về hạ giới. Hãy về đi mà nhìn ong bướm đang rập rờn, đang say sưa ngây ngất trong men say tình ái giữa khu vườn xuân trong chuỗi ngày tháng mật. Đâu chỉ ong bướm mới tìm đến hạnh phúc, mới tận hưởng hương vị ngọt ngào trong lành của mùa xuân. Ý thơ như một tín hiệu đánh thức con người hãy tìm về cuộc sống, tìm về hạnh phúc lứa đôi, tận hưởng những tháng ngày mà sắc xuân tràn về. Về giữa vườn trần để ngắm nhìn sự sống, để thấy hoa cỏ, chồi non lộc biếc đang rộn ràng từng bước chỗi dậy sau một giấc ngủ dài: “hoa của đồng nội xanh rì” – đó là hoa của mùa xuân đua nở - đó là màu xanh mỡ màng tươi non của cuộc sống đang trải dài đến vô tận. Quay trước, ngoảnh sau, trông lên, nhìn xuống, đâu đâu cũng là sự sống. Lòng người không thể lặng thinh mà cũng tấu lên khúc ca của cuộc sống mới hòa cùng thiên nhiên. Đại từ “này đây” được điệp lại nhiều lần như phơi bày, như mời mọc, như giục giã, nhắc nhở con người hãy nhìn cho tường tận những hình ảnh của mùa xuân mà nâng niu, trân trọng. Dưới cái nhìn của Xuân Diệu, những nhành cây, lá non như đang đong đưa làm duyên với ngọn gió mùa xuân như những sợi tơ tình giăng mắc, quấn quýt cả mình xuân, vấn vít cả lòng người. Đó là sản phẩm của một tâm hồn yêu đời đã từng khao khát.
Sự sống với Xuân Diệu mỗi ngày trôi qua không phải là sự lặp lại mà một ngày mới mang theo nhiều điều mới. Niềm vui như gõ cửa từng nhà và ban tặng cho từng người. Để rồi khép lại đoạn thơ là hình ảnh thật táo bạo, nó gần gũi thân thiết mà ta có thể đón nhận một cách dễ dàng:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
Có lẽ nhà thơ đa thả vào đó chất phong tình lãng mạn để hóa hình cho mùa xuân. Hay Tạo hóa là thế đó, như một bà mẹ toàn năng ban tặng cho con người cuộc sống này. Nó gần gũi, nó trong trẻo tinh khôi mà ta có thể nhìn thấy và thậm chí ngả mình vào mùa xuân để tận hưởng. Chốn địa đàng trần thế không chỉ đẹp mà “ngon” còn có vị. Đó chẳng phải là kết quả của lòng yêu đời, ham sống đến tột bậc khiến nhà thơ có thể cảm nhận được vị của mùa xuân, hương của mùa xuân. Xuân đã thành giai nhân được bao luyến trong tấm lòng rộng mở “sẵn lòng ân ái với cuộc đời” của người tình nhân – thi sĩ. Cái nhìn ấy đã trẻ hóa thế giới cũ kĩ, già nua, làm cho nó mới mẻ, đầy bất ngờ, ngạc nhiên như lần đầu tiên được khám phá bởi đôi mắt chập chững sáng nơi tâm hồn con trẻ. Đấy là cái bỡ ngỡ hơn người của Xuân Diệu.
Như vậy mười ba câu thơ đầu đã thể hiện trọn vẹn mạch cảm xúc căng trào bằng cách sống hết mình, sống vội vàng thực sự là con đường đi đến hạnh phúc và cũng là cách để tận hưởng hạnh phúc. Hạnh phúc nhất chính là tình yêu thiên nhiên của thi sĩ với thiên nhiên nơi trần thế.