Hầu như tất cả mọi điều tâm trí làm phụ thuộc vào cơ thể

rubi_mos2002

New member
Xu
0
The Body in the Mind
Almost everything the mind does depends on the body.
Published on August 27, 2012 by John Montgomery, Ph.D. in The Embodied Mind

1 niềm tin phổ biến trong suốt lịch sử phương Tây là tâm trí chúng ta tách rời khỏi, và ưu việt hơn cơ thể của chúng ta. Tâm trí từng được xem như phần cao quý của lý trí, bản sắc và sự tinh khiết về tâm hồn, trong khi cơ thể, với những cảm xúc không được chế ngự và những thôi thúc thô thiển, thường bị xem là cái phần 'động vật' thấp kém của chúng ta. Nhưng điều mà các nhà nghiên cứu khoa học thần kinh và khoa học nhận thức đã phát hiện ra, trong những khám phá thực sự có tính cách mạng, đó làsự phân chia giữa tâm trí và cơ thể hầu như hoàn toàn là ảo tưởng. Tâm trí thực sự không thể bị tách rời hoàn toàn khỏi cơ thể, vì cơ thể dường như đóng 1 vai trò toàn vẹn trong hầu hết mọi điều tâm trí làm. Trong khi bộ não về phương diện giải phẫu có thể được tập trung ở vùng đầu - nơi chúng ta thường xem 'cái tôi' của chúng ta, hoặc ý thức về cái tôi, là hầu hết mọi điều tâm trí làm, bao gồm việc lập kế hoạch, đưa ra các quyết định, và tư duy trừu tượng, dường như phụ thuộc (1 cách quan trọng và không thể tránh khỏi) vào cơ thể. Không có cơ thể thì rõ ràng không có tâm trí.

Chúng ta cảm nhận với cơ thể của mình, vì tất cả chúng ta đều trải nghiệm về những khao khát và cảm xúc dường như nảy sinh từ cơ thể: những ham muốn tình dục và những cơn đói. Điều khó khăn hơn để chúng ta nhận ra - vì những chức năng mâu thuẫn với những niềm tin của chúng ta và cũng thường là vô thức - đó là cơ thể cho phép chúng ta đưa ra những quyết định tốt.

Bộ não từ lâu đã được biết đến là chứa đựng 1 loạt những 'bản đồ' địa hình cơ thể, có thể vừa phản ứng lại và kích hoạt mỗi cm của cơ thể. Khi chúng ta quyết định về 1 hoạt động - cho dù là 1 chuyến du lịch, dành thời gian với ai đó, hoặc làm 1 công việc nhất định - chúng ta mô phỏng kinh nghiệm đó, hoạt động đó có thể cảm nhận như thế nào trong cơ thể chúng ta, và những cảm giác cơ thể đó là 1 yếu tố quan trọng trong quyết định của chúng ta về hoạt động tốt nhất để tiến hành. Khi chúng ta nhìn 1 ai đó đang làm 1 việc nào đó - bơi lội, ăn, đọc báo - chúng ta cũng mô phỏng với những bản đồ cơ thể trong bộ não chúng ta về hoạt động đó có thể cảm thấy như thế nào đối với chúng ta.

Các bản đồ cơ thể cơ bản giống nhau và những mạch não cho phép cảm giác và chuyển động trong tổ tiên động vật đầu tiên của chúng ta dường như cũng bắt đầu được sử dụng trong quá trình tiến hóa của con người đối với tư duy trừu tượng. Suy nghĩ là một hành động, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư duy sử dụng những mạch trong một phần của bộ não (vỏ não vận động) cũng chịu trách nhiệm để tạo ra các chuyển động cơ thể .

Cơ thể của chúng ta luôn luôn là 1 phần của những suy nghĩ của chúng ta. Nhưng chúng ta có thể trở nên, với những mức độ khác nhau, "ngưng kết nối" với cơ thể của chúng ta.

Sự không kết nối đó với cơ thể, xuất hiện phổ biến và đột ngột theo sau những sang chấn nghiêm trọng như bị lạm dụng tình dục thời thơ ấu. 1 đáp ứng trong vô thức rất phổ biến đối với kiểu sang chấn này là đứa trẻ làm cho cơ thể của nó trở nên rất cứng nhắc. Cơ thể căng cứng này xảy ra 1 phần để làm giảm nỗi đau cảm xúc trầm trọng mà đứa trẻ sẽ không tránh khỏi phải cảm nhận. Nhưng trong khi ngắt kết nối khỏi cơ thể có thể làm giảm nỗi đau cảm xúc tạm thời, thì nó sẽ có những hậu quả nghiêm trọng nếu nó trở thành 1 thói quen. Khi đứa trẻ bắt đầu trải nghiệm bất kỳ cảm xúc mạnh mẽ nào, cảm xúc đó thường sẽ bị kìm nén vì nó sợ rằng những cảm xúc đau đớn khác, dường như không thể kiểm soát được từ quá khứ cũng sẽ bị kích hoạt. Đứa trẻ trở nên sợ cơ thể của chúng và những cảm xúc đau đớn mà cơ thể có thể truyền tải và tăng cường.

Những sang chấn tinh vi hơn, ví dụ như những mối quan hệ loạn chức năng với bố mẹ hoặc những quan hệ bị tổn thương với bạn bè, cũng có thể tạo ra sự mất kết nối tương tự. Và không may là, gần như tất cả chúng ta đều trải qua những sang chấn có thể dẫn chúng ta đến sự mất kết nối khỏi cơ thể mình.

Các nghiên cứu cho thấy, những người bị rối loạn ăn uống thường có 1 lịch sử bị sang chấn, có thể trở nên mất kết nối với trải nghiệm về mặt cơ thể của họ và thường có khó khăn trong việc xác định và mô tả những cảm xúc của họ - 1 tình trạng được biết đến như là chứng mất hiểu biết (alexithymia). Khi 1 bộ phim tình cảm gây ra sự lo lắng ở người có chứng alexithymia, họ thường không ý thức được sự lo lắng đó - họ nói họ không cảm thấy rất lo lắng, nhưng cảm biến điện tử phát hiện thấy những thay đổi trong nhịp tim và hệ thần kinh của họ rõ ràng cho thấy họ quả thực đang lo lắng. Họ chỉ không kết nối, không ý thức được về những gì đang xảy ra trong cơ thể họ.

Khi cơ thể bị mất kết nối, nó sẽ muốn vui chơi và di chuyển tự do. Nó muốn sống và vui vẻ. Khi cơ thể không có đủ vui vẻ, khi nó không được sống trọn vẹn và sống động, nó chắc chắn sẽ bù đắp vào những thời điểm nhất định bằng cách có 1 chút niềm vui quá mức. Bằng cách này hay cách khác, những quyết định không may sẽ được đưa ra - chúng ta sẽ ăn quá nhiều món tráng miệng, uống quá nhiều rượu, hoặc quan hệ tình dục với đối tượng không phù hợp.

Không hoàn toàn ý thức được về cơ thể của chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ thực sự chắc chắn được những gì chúng ta đang cảm nhận. Và khi những cảm xúc của chúng ta được thiết kế để nói cho ta biết những gì quan trọng nhất đối với chúng ta - những gì thực sự có ý nghĩa với chúng ta - khi chúng ta mất kết nối khỏi cơ thể và những cảm xúc của mình, chúng ta có thể đánh mất 1 cảm nhận về ý nghĩa trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta có thể phát hiện thấy bản thân đang tập trung vào những điều có rất ít giá trị thực sự đối với chúng ta.


Đọc thêm:

1. Johnson, M. 2007. The meaning of the body. Chicago: The University of Chicago Press

2. Damasio, A. 2003. Looking for Spinoza: Joy, sorrow, and the feeling brain. New York: Harcourt

3. Stone, L. A. & Nielson, K. A. (2001). Intact physiological response to arousal with impaired emotional recognition in alexithymia. Psychotherapy and Psychosomatics 70, 92-102

4. Van der Hart, O., Nijenhuis, E., Steele, K. & Brown, D. (2004). Trauma-related dissociation: conceptual clarity lost and found. Australian and New Zealand Journal of Psychiatry 38, 906-914.



Nguồn: PsychologyToday

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top