Hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt như thế nào?

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
VĂN BẢN PHÁP LUẬT THAM CHIẾU:

Nghị định số 98/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/06/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (viết tắt là Nghị định số 98/2007/NĐ-CP).


Ý KIẾN PHÁP LÝ:

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận thì còn bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau (Điều 14 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP):

1. Phạt tiền 01 (một) lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;

Đối với trường hợp nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá 90 (chín mươi) ngày so với thời hạn quy định, nhưng vẫn trong thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thì không xử phạt về hành vi trốn thuế mà xử phạt vi phạm về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định.

b. Không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp hoặc cung cấp sau thời hạn quy định đối với hàng hoá vận chuyển trên đường;

c. Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán trị giá hàng hoá, nguyên liệu đầu vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, được hoàn;

d. Lập thủ tục, hồ sơ huỷ vật tư, hàng hoá không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;

e. Lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ sai về số lượng, giá trị để khai thuế thấp hơn thực tế;

f. Sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn đã hết hạn sử dụng, hoá đơn của cá nhân, tổ chức khác để bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và khai không đầy đủ số thuế phải nộp;

g. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

h. Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

i. Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán khống giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế miễn, số tiền thuế giảm, số tiền thuế được hoàn;

j. Sử dụng hàng hoá được miễn thuế (bao gồm cả hàng hoá thuộc diện không chịu thuế) không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế;

k. Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế miễn, số tiền thuế được giảm;

l. Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế miễn, giảm;

m. Sử dụng hoá đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn.

2. Phạt tiền 1,5 (một phẩy năm) lần tính trên số thuế trốn, gian lận đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi nêu tại mục 1, trong các trường hợp: vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.

3. Phạt tiền 02 (hai) lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi nêu tại mục 1, trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ.

4. Phạt tiền 2,5 (hai phẩy năm) lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi nêu tại mục 1, trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.

5. Phạt tiền 03 (ba) lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi nêu tại mục 1, trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

Lưu ý:

i. Các hành vi vi phạm nêu trên bị phát hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nhưng không làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế miễn, giảm thì chỉ bị xử phạt về hành vi phạm về thủ tục thuế.

ii. Việc xác định số tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ để áp dụng mức phạt tiền quy định tại mục 2, 3, 4, 5 trên đây thực hiện theo nguyên tắc sau (điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP):

- Phạt theo số tiền tuyệt đối đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế, mức phạt tối đa không quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm về thủ tục thuế là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

- Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu còn một tình tiết tăng nặng và một tình tiết giảm nhẹ thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và thái độ khắc phục hậu quả của đối tượng vi phạm, người có thẩm quyền xử lý xem xét áp dụng mức phạt tiền đối với trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc trường hợp không có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung tiền phạt.

Nguồn: Luatvietnam.vn
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top