(2Sao) - Nếu dừng lại một phút giây nào đó, ta nhớ gì cho những thứ đã qua, mong gì cho điều đang qua và chờ đợi gì cho những cái sẽ qua trong đời?
Hai mươi năm tôi sống giữa đời, chưa đủ trải nghiệm để thấy mình trưởng thành, cũng chẳng đủ sức để làm được những điều lớn lao kì vĩ như lúc còn là trẻ con với những mơ ước thiên thần.
Ước mơ có ngày chạm đến những vì sao, ước thế giới hòa bình không chiến tranh, ước được đi nhiều nơi giúp đỡ tất cả những người nghèo khó. Ước mơ nào cũng đẹp, cũng chân chính nhưng không phải lúc nào cũng làm được. Những ước mơ tan theo cơm áo gạo tiền cùng những bước chân chập chững vào đời. Đời vẫn thường nghiệt ngã với những ước mơ thiên thần.
Lúc còn bé, tôi mong mình trở thành bác sĩ, vì nghĩ bác sĩ sẽ cứu được người khác mà trên hết, sẽ cứu được người thân của mình, sẽ không còn những khoảng trống chơi vơi khi một ai đó thân yêu lìa khỏi thế gian này. Mong ước này tồn tại đến khi nhìn lại, để thấy rằng tóc mẹ đã bạc gần trọn mái đầu, lưng ngoại cũng chẳng thể còng thêm nữa để chờ đợi ngày thành đạt của tôi. Chặng đường không dài với tuổi trẻ, nhưng đã mỏi mòn với những đấng sinh thành, giấc mơ blouse trắng để lại bên vạt cỏ cuộc đời năm tôi mười lăm tuổi.
Đôi lúc, nghĩ về một ngày không xa nào đó, khi đã là mẹ một đứa con, nhìn con mình nuôi dưỡng những ước mơ, những khát khao mà mẹ nó biết rằng khó lắm để con còn tin yêu và mơ ước.
Cảm giác bất lực đến mức không muốn có con, vì không muốn nhìn ước mơ con bị vùi tắt ngay từ khi vừa chớm, vì không dám đặt niềm tin con sẽ làm nên điều gì quá lớn lao, sợ rằng thuyền lớn thì sóng to mà mẹ nhỏ bé không thể cản nổi những bão dữ đến với đời con. Ước mơ một gia đình chưa kịp chớm đã bị những sợ hãi cản ngăn, thế nên, mười tám tuổi tôi sống bằng những bản năng rất con người.
Tôi lớn dần theo từng năm tháng, ước mơ lớn lao trong đời đổi thành những thứ nhỏ bé bình thường. Người ta cứ hay nói rằng người lớn không có can đảm ước mơ như trẻ con, tôi không tin vậy. Khi lớn, người ta biết tầm tay mình bao xa, bàn tay mình bao rộng để ước mơ những gì vừa đủ bàn tay. Tôi cũng từng mong ước bản thân sẽ làm được những điều phi thường lớn lao, đôi khi. Ngày ấy, tưởng lấp sông đào núi là phi thường, ngỡ đoạt giải Nobel là lớn lao kì vĩ, đến ngày tôi hai mươi tuổi, tôi biết mình lầm.
Ngày tôi nhìn thấy mẹ rạng rỡ khi tôi nói : “Mẹ để quần áo con giặt cho”, nhìn niềm hạnh phúc trong mắt mẹ, tôi biết điều lớn lao ấy là gì. Lớn lao với mẹ không phải là tôi cứu nhân độ thế, đoạt giải thưởng Trí tuệ Việt Nam, lớn lao với mẹ là tôi biết tự chăm sóc cho mình, thế là đủ. Vì tấm lòng một người mẹ, sợ khi không còn mình nữa sẽ không ai lo lắng cho con. Mất gần một phần ba đời người để tôi hiểu tấm lòng mẹ.
Một ngày, tôi đau khi thấy ngoại khóc. Khi đó, tôi hiểu tôi trưởng thành không phải khi người xa lạ làm tôi đau, mà là khi tôi đau vì nỗi đau của những người thân yêu. Nỗi đau của sự bất lực vì bàn tay có thể lau nước mắt, nhưng chẳng thể xoa dịu một vết thương.
Những giờ phút ấy, tôi thấy mình lớn lên.
Tôi không thể trở thành bác sĩ để chữa lành cơn đau cho người khác, nên tôi chỉ mong mình không làm người khác đau. Tôi không cần trở thành bác học, đoạt giải Nobel, cống hiến cho nhân loại mới thấy mình thành công. Tôi thành công khi tôi có thể tự chăm sóc cho mình, cho những người mình yêu thương. Tôi không thể đi nhiều nơi, giúp đỡ tất cả người nghèo khó, nhưng tôi sẽ đưa một bàn tay cho một bàn tay, một bờ vai cho một sự gục ngã, chỉ cần tôi có thể.
Mỗi một ngày qua đi, mỗi một năm qua đi, tôi biết ơn cuộc sống này vì những điều giản dị nhất tôi trải qua. Chỉ một giọt nước mắt, một niềm vui, một nỗi đau rất đời thường cũng đủ để chúng ta trưởng thành. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm nên một hành trình cuộc sống, miễn rằng chúng ta có một cái tâm để cảm và còn một tấm lòng để suy.
Cuộc sống này dạy tôi biết ước mơ và cũng dạy tôi biết cách từ bỏ ước mơ, dạy tôi thành công và cho tôi biết thất bại. Nhưng trên hết, tôi cảm ơn cuộc sống này cho tôi còn những bình minh rất đẹp, những ngày nắng rất trong, những mùa đông rất lạnh để tôi còn được sống, được yêu thương và biết được thương yêu….
2sao.vietnamnet.vn
Hai mươi năm tôi sống giữa đời, chưa đủ trải nghiệm để thấy mình trưởng thành, cũng chẳng đủ sức để làm được những điều lớn lao kì vĩ như lúc còn là trẻ con với những mơ ước thiên thần.
Ước mơ có ngày chạm đến những vì sao, ước thế giới hòa bình không chiến tranh, ước được đi nhiều nơi giúp đỡ tất cả những người nghèo khó. Ước mơ nào cũng đẹp, cũng chân chính nhưng không phải lúc nào cũng làm được. Những ước mơ tan theo cơm áo gạo tiền cùng những bước chân chập chững vào đời. Đời vẫn thường nghiệt ngã với những ước mơ thiên thần.
Lúc còn bé, tôi mong mình trở thành bác sĩ, vì nghĩ bác sĩ sẽ cứu được người khác mà trên hết, sẽ cứu được người thân của mình, sẽ không còn những khoảng trống chơi vơi khi một ai đó thân yêu lìa khỏi thế gian này. Mong ước này tồn tại đến khi nhìn lại, để thấy rằng tóc mẹ đã bạc gần trọn mái đầu, lưng ngoại cũng chẳng thể còng thêm nữa để chờ đợi ngày thành đạt của tôi. Chặng đường không dài với tuổi trẻ, nhưng đã mỏi mòn với những đấng sinh thành, giấc mơ blouse trắng để lại bên vạt cỏ cuộc đời năm tôi mười lăm tuổi.
Đôi lúc, nghĩ về một ngày không xa nào đó, khi đã là mẹ một đứa con, nhìn con mình nuôi dưỡng những ước mơ, những khát khao mà mẹ nó biết rằng khó lắm để con còn tin yêu và mơ ước.
Cảm giác bất lực đến mức không muốn có con, vì không muốn nhìn ước mơ con bị vùi tắt ngay từ khi vừa chớm, vì không dám đặt niềm tin con sẽ làm nên điều gì quá lớn lao, sợ rằng thuyền lớn thì sóng to mà mẹ nhỏ bé không thể cản nổi những bão dữ đến với đời con. Ước mơ một gia đình chưa kịp chớm đã bị những sợ hãi cản ngăn, thế nên, mười tám tuổi tôi sống bằng những bản năng rất con người.
Tôi lớn dần theo từng năm tháng, ước mơ lớn lao trong đời đổi thành những thứ nhỏ bé bình thường. Người ta cứ hay nói rằng người lớn không có can đảm ước mơ như trẻ con, tôi không tin vậy. Khi lớn, người ta biết tầm tay mình bao xa, bàn tay mình bao rộng để ước mơ những gì vừa đủ bàn tay. Tôi cũng từng mong ước bản thân sẽ làm được những điều phi thường lớn lao, đôi khi. Ngày ấy, tưởng lấp sông đào núi là phi thường, ngỡ đoạt giải Nobel là lớn lao kì vĩ, đến ngày tôi hai mươi tuổi, tôi biết mình lầm.
Ngày tôi nhìn thấy mẹ rạng rỡ khi tôi nói : “Mẹ để quần áo con giặt cho”, nhìn niềm hạnh phúc trong mắt mẹ, tôi biết điều lớn lao ấy là gì. Lớn lao với mẹ không phải là tôi cứu nhân độ thế, đoạt giải thưởng Trí tuệ Việt Nam, lớn lao với mẹ là tôi biết tự chăm sóc cho mình, thế là đủ. Vì tấm lòng một người mẹ, sợ khi không còn mình nữa sẽ không ai lo lắng cho con. Mất gần một phần ba đời người để tôi hiểu tấm lòng mẹ.
Một ngày, tôi đau khi thấy ngoại khóc. Khi đó, tôi hiểu tôi trưởng thành không phải khi người xa lạ làm tôi đau, mà là khi tôi đau vì nỗi đau của những người thân yêu. Nỗi đau của sự bất lực vì bàn tay có thể lau nước mắt, nhưng chẳng thể xoa dịu một vết thương.
Những giờ phút ấy, tôi thấy mình lớn lên.
Tôi không thể trở thành bác sĩ để chữa lành cơn đau cho người khác, nên tôi chỉ mong mình không làm người khác đau. Tôi không cần trở thành bác học, đoạt giải Nobel, cống hiến cho nhân loại mới thấy mình thành công. Tôi thành công khi tôi có thể tự chăm sóc cho mình, cho những người mình yêu thương. Tôi không thể đi nhiều nơi, giúp đỡ tất cả người nghèo khó, nhưng tôi sẽ đưa một bàn tay cho một bàn tay, một bờ vai cho một sự gục ngã, chỉ cần tôi có thể.
Mỗi một ngày qua đi, mỗi một năm qua đi, tôi biết ơn cuộc sống này vì những điều giản dị nhất tôi trải qua. Chỉ một giọt nước mắt, một niềm vui, một nỗi đau rất đời thường cũng đủ để chúng ta trưởng thành. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm nên một hành trình cuộc sống, miễn rằng chúng ta có một cái tâm để cảm và còn một tấm lòng để suy.
Cuộc sống này dạy tôi biết ước mơ và cũng dạy tôi biết cách từ bỏ ước mơ, dạy tôi thành công và cho tôi biết thất bại. Nhưng trên hết, tôi cảm ơn cuộc sống này cho tôi còn những bình minh rất đẹp, những ngày nắng rất trong, những mùa đông rất lạnh để tôi còn được sống, được yêu thương và biết được thương yêu….
2sao.vietnamnet.vn