Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Hành trình nhận thức duy niệm của nhân loại
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 9455" data-attributes="member: 7"><p><strong>Hữu thể luận - Với Platon</strong></p><p></p><p style="text-align: left"><strong><span style="font-size: 15px">Phần hai: Hữu thể luận với Platon (427 - 347 trước Jesus Christ)</span></strong></p> <p style="text-align: left"><strong><span style="font-size: 15px"></span></strong></p> <p style="text-align: left"><strong><span style="font-size: 15px"></span></strong></p><p><strong>I - Toát yếu về con người và tư tưởng</strong></p><p></p><p> Platon là học trò của Socrate ông chăm chú theo dõi vụ án của thầy mình. Khi Socrate uống độc dược thì rủi thay, Platon lại không có mặt ở đó, chính thế ông càng hun đúc dựng lại sự nghiệp của mình. Socrate không viết sách. Hầu trọn sự nghiệp đối thoại triết học của ông với mọi người được Platon làm sống lại trong 25 cuốn sách và vô số thư từ đặc biệt có cuốn <em>“Biện hộ cho Socrate”</em> (Aplogie de Socrate) và Phédon khá đồ sộ và trọn vẹn chính nhờ những cuốn sách của mình, Platon đã sáng lập mái trường triết học của chính mình ở bên ngoài thành phố Athènes. Mái trường đó đã ra đời trong khu vườn mang tên người anh hùng Hy Lạp Académos nhờ thế nó có tên gọi là Académie - Viện hàn lâm. Tại viện hàn lâm của Platon, người ta giảng dạy triết học, toán học và thể dục. Tranh luận là mũi nhọn của viện hàn lâm. Bởi thế, thể loại văn học cải tiến với Platon là đối thoại.</p><p></p><p> Về vũ trụ quan nói chung, Platon chấp nhận mọi thứ có thể biến đổi nhưng ông quan niệm có một thứ bất biến vĩnh hằng, đó là khuôn mẫu của vạn vật. Chẳng hạn loài chim, loài chó, loài ngựa, các vật chất, các nguyên tử của vũ trụ có thể được ra đời từ những khuôn mẫu có trước chúng. Những khuôn mẫu đó là tinh thần, theo cách quan niệm của Kant là cái “tiên thiên” hay của Hegel là “ý niệm tuyệt đối”. Như vậy tiếp theo Socrate, Platon chủ trương nhắm tìm một thế giới của linh hồn bất tử. Ông quan niệm, con người có phần xác và phần hồn. Phần xác gắn chặt vào thế giới giác quan và có chung định mệnh với trần gian (một cái bọt xà phòng chẳng hạn). Theo đó, vì giác quan gắn với thể xác nên ít đáng tin cậy. Phần hồn là chúng ta có một linh hồn bất tử là trụ sở của lý tính. Chính vì linh hồn không có tính vật chất nên nó có thể thấy được thế giới ý tưởng.</p><p></p><p>Về tư tưởng căn bản của Socrate - lý trí - sự khôn ngoan và đức hạnh, Platon cũng phát triển tư tưởng của mình theo hành trình đó. Ông phúng dụ về “cái hang” tất yếu của nhận thức con người. Theo ông khi con người phải đi trong hang tối, họ sẽ không thể phân biệt rành rẽ để làm bất cứ điều gì. Khi họ thắp đuốc lên, họ nhìn thấy lờ mờ và họ lần mò hành động một cách lờ mờ. Chỉ khi nào ánh dương chiếu vào soi tỏ mọi thứ, lập tức giác quan của họ phân biệt chắc chắn, lý trí phân định minh bạch. Và người ta quyết định hành động một cách đàng hoàng. Khi lý trí được soi tỏ - để lựa cái tốt bỏ cái xấu - con người quyết định hành động xác đáng: đó chính là đạo đức. Về đạo đức, người Trung Hoa vẫn nói “Thiện - Hảo”, người Việt nói “Tốt - lành” là phần nào cũng hàm chứa ý nghĩa của đạo đức. </p><p></p><p> Một cách tất yếu hơn, khi mọi vật được tồn tại như sự thật về nó, khi con người được sống - phải sống như sự thật về mình: đó là chân lý - công lý - cũng là đạo đức. Người Việt vẫn nói về sự sáng tỏ của đạo đức như sau: <em>“Hai năm rõ mười”.</em> Và nói về tính công lý sáng tỏ của mọi giá trị và hành động: <em>“Thanh thiên bạch nhật”.</em> Cái trái ngụy, cái giả tạo, cái tội lỗi chỉ là cái hành động trong bóng tối (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) người ta tìm cách đánh tráo một sự thật hay một chân giá trị. </p><p></p><p> Platon nghiệm rằng cơ thể con người chia làm ba phần: đầu, mình và phần dưới cơ thể. Đầu là trung tâm của lý tính, mình của ý chí và phần dưới của những thèm muốn hoặc ước vọng. Mỗi tính chất của linh hồn (nằm theo bộ phận) tương ứng với một lý tưởng hay một đức hạnh. 1- Lý tính phải hướng đến sự khôn ngoan </p><p>2- Ý chí phải thể hiện sự dũng cảm </p><p>3- Và con ngươì phải kiềm chế ước muốn để biểu thị sự điều độ. </p><p>Trong toàn bộ triết học của Platon, triết học về Nhà nước của ông thiên về chủ nghĩa thuần lý. Một quốc gia tốt đẹp nhất thiết phải được thống trị bằng lý tính. Như cái đầu điều khiển cơ thể. Các nhà triết học phải nắm quyền điều hành xã hội. </p><p></p><p> Ông lập ra một bản sơ lược về sự tương đồng giữa ba phần cơ thể và quốc gia: </p><p> <p style="text-align: center">Cơ thể</p><p> <p style="text-align: center">Linh hồn </p><p> <p style="text-align: center">Đức hạnh </p><p> <p style="text-align: center">Quốc gia </p><p> <p style="text-align: center">Đầu</p><p> <p style="text-align: center">Lý tính</p><p> <p style="text-align: center">Khôn ngoan</p><p> <p style="text-align: center">Bảo vệ</p><p> <p style="text-align: center">Tim</p><p> <p style="text-align: center">Ý chí</p><p> <p style="text-align: center">Dũng cảm</p><p> <p style="text-align: center">Chiếm hữu</p><p> <p style="text-align: center">Bụng</p><p> <p style="text-align: center">Nhu cầu</p><p> <p style="text-align: center">Điều độ</p><p> <p style="text-align: center">Cần lao</p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p><p><strong>II - Platon và vấn đề hữu thể luận</strong></p><p></p><p> Chúng ta đang đi vào đối tượng chính yếu nhất của triết học, nó là xương sống, là hành trình xuyên suốt, là vấn đề cốt tử, là ánh sáng bao trùm của triết học. Cơ thể nói: Triết học là khoa học về hữu thể. Hữu thể là gì? Chúng ta đã bàn định ở chương I <em>“Triết học là gì”?</em> Nay chúng ta sẽ rà soát kỹ lưỡng về bản tính của hữu thể.</p><p></p><p> Nói một cách giản dị, khi chúng ta muốn bàn đến, nói đến bất kỳ một sự việc gì trên đời, trong vũ trụ thì chúng ta phải nên “cái đó” ra - đó chính là một hữu thể. Nó là: cái có, cái là. Về tầm quan trọng của hữu thể chúng ta hãy nghe các triết gia bàn định.</p><p></p><p> Trước hết người Hy Lạp cho rằng: “<em>Tất cả là hữu thể</em>” (tout est être) </p><p> Tất cả vũ trụ, cho đến đời sống của chúng ta mỗi ngọn cỏ, mỗi cá nhân, mỗi ý nghĩa… nếu không có thật - như là thật, thì có gì để bàn, để nghiên cứu, để ứng dụng? Và hữu thể cần có thật - hiện diện thật và đòi hỏi một bản tính thật cho nó, cho dù cái hão huyền có thể là giả tạo với người này hay người khác nhưng chính sự giả tạo cũng đã xuất hiện, có bản tính thật của nó, giống như một kẻ dối trá cũng hiện diện ở trên đời. Bởi thế, hữu thể là con đường tất yếu dẫn đến chân lý. </p><p> Như ngạn ngữ Latinh nói: “<em>Hữu thể và chân lý có thể đảo ngược cho nhau</em>” (Ens et verum convertunture hay l’être et le vrai sont convertibles)</p><p></p><p> Hay như Triết kinh viện nói “<em>Hữu thể và chân lý là một</em>”.</p><p></p><p> Triết gia Jean Paul Sartre nói “<em>Chẳng có gì trong nhận thức cái không phải là nhận thức về hữu thể</em>” (rien n’est dans la conscience qhi ne soit conscience d’être). (21)</p><p></p><p> Và hữu thể chính là cả trong và ngoài bản tính của chính nó. Đó là cái duy nhất chứa đựng sự thật về nó. Hegel nói: “Bản chất là phản ánh của chính nó và trong bản thân nó” (24). Còn Sartre chỉ ra: “<em>Bản tính ít ra là nguồn gốc khả chân, hữu thể về nền móng của nó, hữu thể trải qua trong bản tính</em>”(31)</p><p></p><p> Triết gia Heidegger nói về hữu thể như sau: “Con người là mục tử của hữu thể” (le berger de l’être)(4). Và “Hữu thể là chủ yếu trong chân lý” (L’êt - la est essentiellement dous la vérité)(5).</p><p></p><p> Và Platon là người hơn ai hết chủ trương <em>“Chân lý trước hết là hữu thể luận </em>(la verité est d’abord “on to logique”), vậy thì, chân lý là song hành, dựng lên từ đối thoại và hữu thể (6)</p><p></p><p> Chúng ta đã bàn đến sự thiết yếu của hữu thể. Nói đến hữu thể, nghĩa là nói đến bản tính (bản thể) và chân lý. Vậy để nắm bắt vấn đề một cách hệ thống chúng ta hãy lần trở lại với Parménide người đầu tiên xếp nền móng cho hữu thể. Để mở màn cho con đường của hữu thể, ông xác định: <em>“Trên con đường chân lý, người tuyên bố sự đồng nhất của hữu thể và tư duy</em>”(7)</p><p></p><p> Trước hết để khởi đầu cho khoa học về hữu thể, Parménide quan niệm: <em>“Không gì trở thành cái gì khác với cái nó vốn có”</em>(8)</p><p></p><p> Quan niệm này của ông không chỉ dành cho hữu thể duy niệm, hoặc tính vấn đề của hữu thể mà là dành cho hữu thể hiện thực, ông nói: <em>“Hữu thể tương ứng với thực tại” </em>(Être qui corresponde à la réalité)(9)</p><p> </p><p>Ông lý giải: Thiên nhiên mang lại những hình dạng biến đổi không ngừng. Giác quan của ông nhận ra sự biến đổi đó thế nào. Nhưng lý tính của ông lại giải thích cho ông cách khác. Và bởi khỏi phải chọn lựa giữa giác quan và lý tính, ông thích tin vào lý tính của mình hơn. Nước chẳng hạn muôn thủa vẫn là nước. Ngọn nửa cách đây triệu năm chẳng lẽ lại không mang thuộc tính gây cháy như ngày nay? </p><p></p><p> Sau ông, nhà bác học Empédocle (khoảng 490 - 430 trước Jésus Christ) cho rằng Thiên nhiên có bốn chất cơ bản, ông gọi là “rễ”. Bốn cái rễ đó là đất, không khí, lửa và nước. Tất cả những gì chuyển động trong thiên nhiên đều do sự trộn lẫn và sự tách biệt của bốn nguyên tố đó. Bốn chất không thay đổi chỉ có tỉ lệ thay đổi. Khi một cánh hoa hay một con vật chết, nguyên tố đó lại tách ra. Điều đó có thể trông thấy bằng mắt trần. Nhưng đất, không khí, lửa hoặc nước tự chúng không thay đổi, chúng bình yên vô sự trước mọi cuộc hóa thân đó, nói rằng tất cả đều biến hóa là không đúng. Thật ra không có gì thay đổi, chỉ có 4 nguyên tố hợp nhất và tách biệt nhau trước khi lại trộn lẫn vào nhau(10)</p><p></p><p> Hữu thể duy thực đã không biến đổi thì hữu thể duy niệm cũng lại càng không thể biến hình Parménide nói: <em>“Hữu thể không thể bị chia cắt, bởi vì nó là tất cả sự đồng nhất trong chính mình. Nó không chịu đựng sự gia tăng của cái gọi là trái nghịch trong sự kết hợp của nó, cũng chẳng chịu giảm đi, nhưng trong tất cả nó làm đầy hữu thể, nó cũng hoàn toàn tiếp diễn bởi vì hữu thể là tiếp cận với hữu thể</em>”(11)</p><p></p><p> Và: <em>“Hữu thể là phi tạo, không mục ruỗng bởi vì nó là hoàn hảo, bất động và vĩnh cửu bởi vì người ta chỉ có thể nói nó đã là hay nó sẽ là bởi vô cùng nó nằm trong tất cả thời khắc hiện tại, một thứ, kế tục… hữu thể không có sinh ra, cũng không có bắt đầu”</em>(12)</p><p></p><p> Để hiểu quan niệm<em> “hữu thể không có sinh ra và không có bắt đầu”</em>, chúng ta thử diễn giải: Hữu thể thời gian chẳng hạn, nó bắt đầu từ đâu? Hữu thể không gian sinh từ lúc nào? Đơn giản hơn, nếu tôi vẽ một tam giác, sự vẽ của tôi được bắt đầu nhưng cái tam giác 1800 đó luôn luôn có trước rồi, nó như một hữu thể cố định mà nếu tôi chỉ vẽ hai đường gặp nhau thì là một góc hở chứ không phải tam giác. Ánh sáng và bóng tối cũng vậy, khi tôi bật diêm tôi có thể tạo ra ánh sáng, song không thể nào làm ra hữu thể ánh sáng, vì bản thể của ánh sáng đã hằng có chủ nhân trước muôn đời. </p><p></p><p> Khi một đường thẳng bị cắt hở - gián đoạn nó sẽ tạo thành vô số đoạn thẳng chứ không phải hữu thể đường thẳng liên tục mà chúng ta muốn xem xét đó là cách mà Parménide muốn khẳng nhận hữu thể không thể bị biến dạng để không còn là chính nó ông nói: <em>“Hữu thể theo cách thức phủ định bởi một chuỗi trước từ không sáng tạo ra không kết cục, không thời gian, không giai đoạn, không trở thành” </em>(13)</p><p> Và ông xác định hữu thể không thể rằng hữu thể là vô hạn, quả vậy hữu thể nó chẳng thiếu gì cho nó, và nếu nó là vô hạn nó sẽ thiếu tất cả (14)</p><p style="text-align: center"><strong>***</strong></p> <p style="text-align: center"><strong></strong></p> <p style="text-align: center"><strong></strong></p><p>Từ nền móng Parménide chúng ta hãy xem Platon thừa kế và xây dựng quy mô nhận thức về hữu thể ra sao. Trước hết Platon quả quyết hữu thể nhận thức như các quan hệ toán học chẳng hạn, không bao giờ biến đổi. Tổng các góc trong một hình tròn phải mãi mãi là 3600 và một tam giác luôn luôn là 1800. Nhưng Platon không phải là một chuyên gia về hữu thể một chiều, ông còn là chuyên gia của mặt trái của hữu thể, tức phi hữu thể. Ông tuyên bố một câu nổi tiếng, một lời chưa từng có:<em> “Phi hữu thể tự thân cũng là hữu thể”.</em></p><p></p><p> Chúng ta hãy giả dụ, một cái ao đầy nước, trong đó có hữu thể nước. Đến một ngày cái ao cạn sạch nước nghĩa là trống rỗng nước có thể coi là hư vô của nước, hay phi hữu thể của nước, vậy sự trống rỗng đó vẫn có. Nói một cách bao hàm hơn, mọi hữu thể ở trên đời đều có, mọi thứ vô -phi hữu thể về nó vẫn có. Chẳng hạn, theo quan niệm của Sartre “Cơn khát” khi không được uống nước - nếu coi là hư vô của việc "thỏa khát" vẫn tồn tại trong con người chúng ta "đồng đẳng" với cảm giác đang uống nước. Và Platon phát biểu về phi hữu thể:<em> “Giữa hữu thể và phi hữu thể thuần lập một chuyển đổi”</em> (entre l’ être et le non-être s’etablit une sorte d’échange) (15)</p><p></p><p> Platon quan niệm, thế giới vật thể “biệt ly” ngoài ý thức của con người <em>“Vật tự thân chẳng có gì ngoài việc có thể cảm nhận bằng tư duy”</em> (ces choses en soi que nul ne pent apercevoir que par lapensé)(16). Ông tuyên bố về cách thức nhận biết hữu thể <em>“Cần thiết thấy rằng chính linh hồn là cái cảm nhận và lý trí dựa trên những tự giác trong quan hệ với hữu thể và việc sử dụng</em>”(17). Và ông là người đầu tiên xác định cấp độ của hữu thể và nhận thức:</p><p> <em></em></p><p><em>Cấp độ hữu thể: Degrés de l’ être</em> 1- Khả thị: images copies</p><p>2- Khả giác: choses sensible</p><p>3- Đối tượng toán học: objets</p><p>4- Ý tưởng: idées</p><p><em>Cấp độ của nhận thức: Degrés de la connaissance</em> 1- Phỏng đoán: Conjecture</p><p>2- Tin tưởng: Crogance</p><p>3- Suy lý: Pensée discarsive</p><p>4- Biện chứng: Pensée dialectique</p><p></p><p></p><p>Theo lộ trình ý thức của Platon thì ngay khi con người nhìn nhận bất cứ sự vật nào, đầu tiên, người ta sẽ phỏng đoán. Sau khi “Trăm nghe không bằng mắt thấy” người ta xác lập sự tin tưởng sau đó người ta trên tinh thần nguyên lý đối thoại chà sát qua chính biện và phản biện của tâm hồn. Cuối cùng người ta tự đối thoại với mình trên tinh thần biện chứng của công lý, nghĩa là con người đối thoại với mình như đối thoại với người khác để tìm giá trị phổ quát. Quá trình tư duy tiếp cận hữu thể của Platon đã được Hegel tôn sùng rằng: <em>“Platon là người đầu tiên tuyên bố rằng chỉ có ý niệm là chân thực và phổ biến và chính nó là cái cụ thể phổ biến” </em>(20)</p><p></p><p> Theo nhận định của Hegel, thì ý niệm là cái xông xáo vào hữu thể, và chẳng cái gì khác ngoài nó sẽ đo lường bản chân của hữu thể thật hay giả và chính điều kiện chân lý của nó luôn luôn phải dính mắc vào cái phổ biến - tức suy tư cách chung - cách là công lý. Bởi thế mọi người dù suy tư sự vật riêng rẽ của mình, muốn đạt tới sự thật, người ta luôn phải mật thiết liên hệ đến cái chung và tự thân luôn đóng vai “cái cụ thể phổ biến”.</p><p></p><p> Platon bàn về hữu thể tự thân: <em>“Một hữu thể thuần khiết không thể ngừng hiện hữu: một hữu thể như vậy không phải là hữu thể bị giảm trừ, ông nói, tóm lại nó chẳng thể mất dần cái gì đó thuộc hiện hữu của nó, cũng như thuộc cách thức khiến nó trôi tuột thành trống rỗng”</em> (21)</p><p></p><p> Ông quan niệm bản tính của vật thể trước hết là: Khả thị tính của nó phát giác nó cho đến khi nào yếu tính của nó lộ ra bằng thị giác <em>“Yếu tính là khả thị tính của các vật thể. Những vật thể chỉ có thể gặp gỡ được là khi yếu tính giúp nhìn được chúng”</em> (22)</p><p></p><p> Và ông là người theo Gewindment nói đã khai trương khoa siêu hình học cổ điển đầu tiên khi đưa vật thể từ khả giác qua siêu vượt: <em>“Platon là người đầu tiên đã quan niệm rằng phải suy tư về hữu thể bằng cách siêu vượt từ vật thể khả giác để vươn tới vật hữu tính của chúng”</em> (23)</p><p></p><p> Platon còn được coi là người cha của duy niệm tuyệt đối, khi tìm cách đặt lý trí và hữu thể vào trong dòng chảy về lý tưởng: <em>“Vật khả giác là tương đối hiện thực với khả trí chỉ khi nó tham dự vào một hiện thực lý tưởng và một mô thức khả trí”</em> (24) . Ông đã nói một câu nổi tiếng: <em>“Một bông hoa chỉ đẹp khi nó tham dự vào cái đẹp lý tưởng”.</em> Chúng ta đã bàn định cấp độ về hữu thể và nhận thức của Platon nay xin bàn tiếp mang tính kỹ thuật khá chi tiết sang cõi bên kia rất quan trọng của hữu thể đó là phi hữu thể. Để làm sáng tỏ phần này, tôi xin nếu ra những ý kiến quan trọng của các triết gia khác vì đây chính là lúc đề tài xuất hiện để mọi triết gia cùng bàn định (các phần khác của cuốn sách cũng viết theo lối này).</p><p></p><p> Hữu thể là <strong>être</strong>. Phi hữu thể là <strong>non-être</strong>, có nghĩa “Không là”. Phi hữu thể ở mức quan niệm nào đó đồng nghĩa với hư vô (néant), nhưng để tránh sự xa lạc nhiều người quan niệm “hư vô là cõi không có tất cả” trong cuốn <em>“Hữu thể và hư vô”</em> (l’être et le néant) của mình. Sartre minh định: không có hư vô là cõi không có tất cả, chỉ có hư vô là hư vô của hữu thể. Về điểm này, để xứng đáng là người sáng lập hữu thể và phi hữu, Platon minh giải: "Có phi hữu thể của hữu thể nhưng không phải với ý nghĩa của phủ định tuyệt đối, một hư vô, cái mà chúng ta phán xét không đẹp chỉ là cái khác liên quan đến cái đẹp. Không phải là liên quan đến bất cứ cái gì xa lạ". (25)</p><p></p><p>Từ quan điểm của Platon có thể suy diễn: hữu chiều cao chẳng hạn, phi hữu của nó có thể là chiều thấp nhưng có thể vẫn có độ dài, “giàu”chẳng hạn, phi hữu của nó có thể là “nghèo” nhưng không phải không có một xu dính túi. Để tránh lạc hướng chúng ta hãy xét thẳng vào quan niệm của Platon: Nếu hữu thể là đẹp thì cái phi hữu của nó không thể là cái nghèo, cái thô lỗ, mà là cái không đẹp xét theo hệ quy chiếu của chính cái đẹp. Về điểm này Sartre cũng bày tỏ quan điểm khá đồng tình: <em>“Hư vô là khả tính riêng rẽ của hữu thể và khả năng độc nhất của nó”</em> (26). Và <em>“Khả tính riêng rẽ của hữu thể - cái tự phát hiện trong hành động hữu vô hóa… cái vị thân (tức cái cho nó “pour soi” đó là cái tự thân (en soi) đang tự đánh mất mình để tự xây lên mình giống như ý thức"</em> (27)</p><p></p><p> Phi hữu thể là cái phi của chính hữu thể chứ không phải tất cả những gì khác nó, bên ngoài nó. Bởi thế hư vô cũng là hư vô từ đó hữu thể đi ra, chứ không phải là một hư vô trống rỗng chung chung. Platon bàn: <em>“Cái không tham dự là lý do hữu thể tối hậu của cái tham dự”</em> (the unparticipating is the ultimate raison d’être of the participating). Và triết gia kant đã nhúng vào cuộc theo cách quan niệm về một hư vô xác định. Ông nói <em>“Nhìn hư vô từ đó sự vật được rút ra”</em> (de voir le nesant d’ont il ét tiré) (28)</p><p></p><p> Sartre cũng viết: <em>“Hữu thể bởi nó hư vô đến thế giới phải là hư vô của riêng nó</em>”(29), ông bàn tiếp: <em>“Vậy thì hư vô hóa là hư vô hóa của hữu thể, thể hiện sự liên lạc nguyên nguồn giữa hữu và cái vị thân và hữu của cái tự thân”</em> (30)</p><p></p><p> Bên trên, chúng ta đã nghe Kant bàn về một hư vô từ đó sự vật được rút ra. Giờ chúng ta hãy nghe Descartes và Hegel quan niệm về hư vô.</p><p></p><p> Descartes diễn giải: <em>“Hư vô của con người là tự do”</em> (c’est la liberté) (31)</p><p></p><p> Tự do của con người là khả tính gần như tuyệt đối để con người quyết định mọi việc, và trở thành mọi sự. Vậy trước khi con người giống cái mà anh ta quyết định, tự do là một hữu vô. Từ đó, hữu thể đi ra để trở thành hữu thể. Về điểm này, Sartre quan niệm con người là diện mạo mà anh ta đã làm nên. Muốn vậy, trước hết con người phải quyết định việc sẽ làm và trước cả quyết định đó, con người phải được tự do. Mà hữu con người là hữu tự quyết, hữu hành động, hữu trở nên mình. Vì thế, hưu vô của con người phải là tự do, đó là điều kiện để con người bước ra quyết định diện mạo của chính mình.</p><p></p><p> Về điểm này, Hegel tìm cách lý giải kỹ hơn: <em>“Tự do của tinh thần, theo cách tinh thần là mực thước trung gian và có nghĩa là phủ định”</em> (Hegel affirme la liberté de l’esprit, dans la mesure ou l’esprit est la médiation, c’est-à-dire le Négatif) (32)</p><p></p><p> Theo quan điểm của Hegel, tự do nghĩa là lựa chọn, ở đó nó có thể chọn cái đó, hoặc phủ quyết chính cái đó. Nhưng quyền tối cao của tự do, khi phủ định chính một hữu thể, nó làm ra hư vô của hữu thể ấy. Như vậy, quan điểm của ông cũng khá đồng tình với Descartes, ở chỗ tự do có thể phủ định - như vậy nó là điều kiện “trái chiều” làm nên hữu thể, nó là một hư vô.</p><p></p><p> Sartre bàn về một sự phủ định như sau: <em>“Sự phủ định giống như cấu trúc của mình để xác nhận nó có phải là nguồn gốc của hư vô hoặc là trái lại, hư vô có phải là cấu trúc của cái thực, cái là nguồn gốc và nền móng của cái phủ định”</em> (33)</p><p></p><p> Để diễn giải và dễ hiểu hơn, Sartre quan sát sự vắng mặt của một con người hay một sự vật, như là một hữu thể vắng mặt, để phát giác chính nó. Chúng ta vẫn thường biết một phương ngôn nổi tiếng <em>“Chỉ khi một vật mất đi chúng ta mới nhận ra hoàn toàn nhận ra sự cần thiết của nó”</em>. Chẳng hạn một học sinh vắng mặt trong lớp học, sự vắng mặt của anh ta không phải sự vắng mặt của một sĩ số vô cảm mà là một nhân tính - một cá tính - một mối ưu tư cụ thể liên quan đến người khác (có thể một cô học trò nào đó nhớ anh ta, một bạn trai muốn rủ sau giờ học đi đá bóng hay một người muốn đòi nợ). Sự vắng mặt của anh giống như một phi hữu của chính anh liên quan mật thiết với hữu thể hiện diện của mình. Sartre nói: <em>“Sự vắng mặt cũng phát giác hữu thể bởi nó không phải là hữu thể đó, nhưng vẫn còn là hữu thể đó”</em> (34)</p><p></p><p> Ông lý giải:<em> “Trong trường hợp vắng mặt quả thực tôi tự tạo nên xác định bởi một hữu thể mà tôi không là, và là cái không là, hoặc không là đó nói lên xác định tôi giống như một lỗ hổng nhờ đó tôi sẽ gọi lên đầy ắp sự thực nghiệm của mình”</em> (35)</p><p></p><p> Sartre bàn tiếp về hữu thể: <em>“Hữu thể và hư vô là những trừu tượng trống rỗng và cái này cũng trống rỗng như cái kia ở trong cặp của nó”</em> (36).</p><p></p><p> Và:<em> “Chúng ta phải từ chối đặt hữu thể và phi hữu thể trên cùng một mặt bằng, nhưng chúng ta cũng luôn chú tâm rằng không bao giờ đặt hư vô giống như một vực thẳm nguyên ủy từ đó hữu thể đi ra”</em> (37)</p><p></p><p>Chúng ta vừa đi qua chặng đường chính yếu nhất, khó nhất, chuyên biệt nhất của triết học, đó là: Hữu thể luận, kèm theo, phi hữu thể luận. Hành trình, mở màn của Parménide. Tiếp theo, Platon là người đã có công khai nguồn hữu thể với “kỹ thuật” dùng lý trí thâm nhập hữu thể. Tiếp đó, ông khai sinh “mặt trái” của hữu thể, với phương ngôn chí tử: “Phi hữu thể tự thân cũng là hữu thể”. Và đặt nền móng cho tương quan thâm nhập lẫn nhau giữa hữu thể và phi hữu nay để kết thúc chương này thêm một lần nữa chúng ta lại rà soát thêm về hành trình gian khó nhất này qua các triết gia. </p><p></p><p> Triết gia Heidegger cho rằng: <em>“Hữu thể là ý niệm phổ quát nhất không thể định nghĩa được là một ý niệm hiển nhiên”.</em></p><p> Để tránh lạc lối vào những tư duy trừu tượng xa lánh hữu thể cần quan sát, Bakeley nói: <em>“Hữu thể là một hữu thể cầm nắm”</em> (être est un être tenu) (38)</p><p></p><p> Và Aristore thì chú mục: <em>“Hữu thể là vật thể xét theo vật thể”.</em></p><p> Hữu thể ít nhất phải mang bản tính cố hữu bất động tương đối của nó. Hữu thể thiếu chẳng hạn nó không thể vận động để làm đầy lên, cũng không thể khao khát thành đầy hơn, cũng không thể tiêu dùng mình thành thiếu thốn hơn. Sartre nói về hữu thể thiếu:<em> “Nó là cái thiếu tất cả những gì nó thiếu nhưng không phải chính sự thiếu”</em> (39)</p><p></p><p> Sartre bàn về hữu tự thân:<em> “Hữu tự thân đầy ắp chính nó và người ta không còn biết tưởng tượng nhiều hơn nữa về cái toàn thể, nó đầy đủ vẹn toàn từ nội dung đến cái chứa đựng nó, không có trống rỗng dù nhỏ trong hữu thể và một chút kẽ hở để hư vô có thể lọt qua”</em> (40)</p><p></p><p> Về phi hữu thể, Sartre cho rằng, nó đan cài và sửa soạn hạ sinh cho hữu thể đến mức: <em>“Nếu tôi đợi sự phát giác của hữu thể thì cùng lúc tôi chuẩn bị cái phi hữu thể”</em> (41)</p><p> Hữu thể - phi hữu, đó là đề tài được sửa soạn hạ sinh ngay từ trong nhận thức: <em>“Đối lập giữa hữu thể và hư vô giống như giữa tiền đề và phản đề”</em> (42) hoặc là: <em>“Nhưng cái phi hữu không phải là cái trái ngược với hữu thể mà là sự mâu thuẫn của nó”</em> (43)</p><p></p><p> Sartre chỉ rằng <em>“Chỉ có phi hữu thể hiện trên bề mặt hữu thể”</em> (44)</p><p></p><p> Một cách kỹ lưỡng hơn, Sartre bàn: <em>“Mối liên hệ của hữu thể và phi hữu thể chỉ có là nội tại. Đó là hữu thể theo cách mà hữu thể pha nổi colên trên phi hữu thể trong cái phi hữu thể thì hữu thể phải chỉ ra và điều đó không phải là một công việc, một lề luật tự nhiên mà chỉ là công cuộc nổi lên của hữu thể cái là hư vô riêng rẽ của nó về hữu thể”</em> (45)</p><p></p><p> Để kết thúc phần hữu thể và phi hữu thể tôi xin dẫn ra một câu nói rất bao trùm của Hegel: <em>“Chẳng có gì trong bầu trời và mặt đất không chứa đựng hữu thể và hư vô. Nó chỉ là ý tưởng thuần túy”</em> (Grand logic chap 1) (46)</p><p></p><p> Anh A có thể vắng mặt trong lớp học nhưng vẫn có mặt ở ngoài cuộc đời. Nghĩa là xét tổng quan trên phương diện thuộc tại tự thân anh A luôn luôn có mặt chính mình ngay cả khi ngủ. Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể như lớp học chẳng hạn, sự vắng mặt của anh A có thể được tham xét như một phi hữu của chính hoàn cảnh đó. Việc ấy rất cần thiết cho tư duy. Bởi thế dù là hữu hay phi hữu, cho dù chúng rất chìu tượng và khó nắm bắt, nhưng chí ít, chúng ta hãy nắm bắt chúng trong tư duy của mình theo cách của Hegel "Nó chỉ là ý tưởng thuần túy", một sự phân biệt duy niệm thuần lý, để chúng ta tra xét về một đề tài hữu thể của vật nào đó và cái phi hữu của chính nó khiến nó nổi lên hoặc là biến mất.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 9455, member: 7"] [B]Hữu thể luận - Với Platon[/B] [LEFT][B][SIZE=4]Phần hai: Hữu thể luận với Platon (427 - 347 trước Jesus Christ) [/SIZE][/B][/LEFT] [B]I - Toát yếu về con người và tư tưởng[/B] Platon là học trò của Socrate ông chăm chú theo dõi vụ án của thầy mình. Khi Socrate uống độc dược thì rủi thay, Platon lại không có mặt ở đó, chính thế ông càng hun đúc dựng lại sự nghiệp của mình. Socrate không viết sách. Hầu trọn sự nghiệp đối thoại triết học của ông với mọi người được Platon làm sống lại trong 25 cuốn sách và vô số thư từ đặc biệt có cuốn [I]“Biện hộ cho Socrate”[/I] (Aplogie de Socrate) và Phédon khá đồ sộ và trọn vẹn chính nhờ những cuốn sách của mình, Platon đã sáng lập mái trường triết học của chính mình ở bên ngoài thành phố Athènes. Mái trường đó đã ra đời trong khu vườn mang tên người anh hùng Hy Lạp Académos nhờ thế nó có tên gọi là Académie - Viện hàn lâm. Tại viện hàn lâm của Platon, người ta giảng dạy triết học, toán học và thể dục. Tranh luận là mũi nhọn của viện hàn lâm. Bởi thế, thể loại văn học cải tiến với Platon là đối thoại. Về vũ trụ quan nói chung, Platon chấp nhận mọi thứ có thể biến đổi nhưng ông quan niệm có một thứ bất biến vĩnh hằng, đó là khuôn mẫu của vạn vật. Chẳng hạn loài chim, loài chó, loài ngựa, các vật chất, các nguyên tử của vũ trụ có thể được ra đời từ những khuôn mẫu có trước chúng. Những khuôn mẫu đó là tinh thần, theo cách quan niệm của Kant là cái “tiên thiên” hay của Hegel là “ý niệm tuyệt đối”. Như vậy tiếp theo Socrate, Platon chủ trương nhắm tìm một thế giới của linh hồn bất tử. Ông quan niệm, con người có phần xác và phần hồn. Phần xác gắn chặt vào thế giới giác quan và có chung định mệnh với trần gian (một cái bọt xà phòng chẳng hạn). Theo đó, vì giác quan gắn với thể xác nên ít đáng tin cậy. Phần hồn là chúng ta có một linh hồn bất tử là trụ sở của lý tính. Chính vì linh hồn không có tính vật chất nên nó có thể thấy được thế giới ý tưởng. Về tư tưởng căn bản của Socrate - lý trí - sự khôn ngoan và đức hạnh, Platon cũng phát triển tư tưởng của mình theo hành trình đó. Ông phúng dụ về “cái hang” tất yếu của nhận thức con người. Theo ông khi con người phải đi trong hang tối, họ sẽ không thể phân biệt rành rẽ để làm bất cứ điều gì. Khi họ thắp đuốc lên, họ nhìn thấy lờ mờ và họ lần mò hành động một cách lờ mờ. Chỉ khi nào ánh dương chiếu vào soi tỏ mọi thứ, lập tức giác quan của họ phân biệt chắc chắn, lý trí phân định minh bạch. Và người ta quyết định hành động một cách đàng hoàng. Khi lý trí được soi tỏ - để lựa cái tốt bỏ cái xấu - con người quyết định hành động xác đáng: đó chính là đạo đức. Về đạo đức, người Trung Hoa vẫn nói “Thiện - Hảo”, người Việt nói “Tốt - lành” là phần nào cũng hàm chứa ý nghĩa của đạo đức. Một cách tất yếu hơn, khi mọi vật được tồn tại như sự thật về nó, khi con người được sống - phải sống như sự thật về mình: đó là chân lý - công lý - cũng là đạo đức. Người Việt vẫn nói về sự sáng tỏ của đạo đức như sau: [I]“Hai năm rõ mười”.[/I] Và nói về tính công lý sáng tỏ của mọi giá trị và hành động: [I]“Thanh thiên bạch nhật”.[/I] Cái trái ngụy, cái giả tạo, cái tội lỗi chỉ là cái hành động trong bóng tối (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) người ta tìm cách đánh tráo một sự thật hay một chân giá trị. Platon nghiệm rằng cơ thể con người chia làm ba phần: đầu, mình và phần dưới cơ thể. Đầu là trung tâm của lý tính, mình của ý chí và phần dưới của những thèm muốn hoặc ước vọng. Mỗi tính chất của linh hồn (nằm theo bộ phận) tương ứng với một lý tưởng hay một đức hạnh. 1- Lý tính phải hướng đến sự khôn ngoan 2- Ý chí phải thể hiện sự dũng cảm 3- Và con ngươì phải kiềm chế ước muốn để biểu thị sự điều độ. Trong toàn bộ triết học của Platon, triết học về Nhà nước của ông thiên về chủ nghĩa thuần lý. Một quốc gia tốt đẹp nhất thiết phải được thống trị bằng lý tính. Như cái đầu điều khiển cơ thể. Các nhà triết học phải nắm quyền điều hành xã hội. Ông lập ra một bản sơ lược về sự tương đồng giữa ba phần cơ thể và quốc gia: [CENTER]Cơ thể[/CENTER] [CENTER]Linh hồn [/CENTER] [CENTER]Đức hạnh [/CENTER] [CENTER]Quốc gia [/CENTER] [CENTER]Đầu[/CENTER] [CENTER]Lý tính[/CENTER] [CENTER]Khôn ngoan[/CENTER] [CENTER]Bảo vệ[/CENTER] [CENTER]Tim[/CENTER] [CENTER]Ý chí[/CENTER] [CENTER]Dũng cảm[/CENTER] [CENTER]Chiếm hữu[/CENTER] [CENTER]Bụng[/CENTER] [CENTER]Nhu cầu[/CENTER] [CENTER]Điều độ[/CENTER] [CENTER]Cần lao [/CENTER] [B]II - Platon và vấn đề hữu thể luận[/B] Chúng ta đang đi vào đối tượng chính yếu nhất của triết học, nó là xương sống, là hành trình xuyên suốt, là vấn đề cốt tử, là ánh sáng bao trùm của triết học. Cơ thể nói: Triết học là khoa học về hữu thể. Hữu thể là gì? Chúng ta đã bàn định ở chương I [I]“Triết học là gì”?[/I] Nay chúng ta sẽ rà soát kỹ lưỡng về bản tính của hữu thể. Nói một cách giản dị, khi chúng ta muốn bàn đến, nói đến bất kỳ một sự việc gì trên đời, trong vũ trụ thì chúng ta phải nên “cái đó” ra - đó chính là một hữu thể. Nó là: cái có, cái là. Về tầm quan trọng của hữu thể chúng ta hãy nghe các triết gia bàn định. Trước hết người Hy Lạp cho rằng: “[I]Tất cả là hữu thể[/I]” (tout est être) Tất cả vũ trụ, cho đến đời sống của chúng ta mỗi ngọn cỏ, mỗi cá nhân, mỗi ý nghĩa… nếu không có thật - như là thật, thì có gì để bàn, để nghiên cứu, để ứng dụng? Và hữu thể cần có thật - hiện diện thật và đòi hỏi một bản tính thật cho nó, cho dù cái hão huyền có thể là giả tạo với người này hay người khác nhưng chính sự giả tạo cũng đã xuất hiện, có bản tính thật của nó, giống như một kẻ dối trá cũng hiện diện ở trên đời. Bởi thế, hữu thể là con đường tất yếu dẫn đến chân lý. Như ngạn ngữ Latinh nói: “[I]Hữu thể và chân lý có thể đảo ngược cho nhau[/I]” (Ens et verum convertunture hay l’être et le vrai sont convertibles) Hay như Triết kinh viện nói “[I]Hữu thể và chân lý là một[/I]”. Triết gia Jean Paul Sartre nói “[I]Chẳng có gì trong nhận thức cái không phải là nhận thức về hữu thể[/I]” (rien n’est dans la conscience qhi ne soit conscience d’être). (21) Và hữu thể chính là cả trong và ngoài bản tính của chính nó. Đó là cái duy nhất chứa đựng sự thật về nó. Hegel nói: “Bản chất là phản ánh của chính nó và trong bản thân nó” (24). Còn Sartre chỉ ra: “[I]Bản tính ít ra là nguồn gốc khả chân, hữu thể về nền móng của nó, hữu thể trải qua trong bản tính[/I]”(31) Triết gia Heidegger nói về hữu thể như sau: “Con người là mục tử của hữu thể” (le berger de l’être)(4). Và “Hữu thể là chủ yếu trong chân lý” (L’êt - la est essentiellement dous la vérité)(5). Và Platon là người hơn ai hết chủ trương [I]“Chân lý trước hết là hữu thể luận [/I](la verité est d’abord “on to logique”), vậy thì, chân lý là song hành, dựng lên từ đối thoại và hữu thể (6) Chúng ta đã bàn đến sự thiết yếu của hữu thể. Nói đến hữu thể, nghĩa là nói đến bản tính (bản thể) và chân lý. Vậy để nắm bắt vấn đề một cách hệ thống chúng ta hãy lần trở lại với Parménide người đầu tiên xếp nền móng cho hữu thể. Để mở màn cho con đường của hữu thể, ông xác định: [I]“Trên con đường chân lý, người tuyên bố sự đồng nhất của hữu thể và tư duy[/I]”(7) Trước hết để khởi đầu cho khoa học về hữu thể, Parménide quan niệm: [I]“Không gì trở thành cái gì khác với cái nó vốn có”[/I](8) Quan niệm này của ông không chỉ dành cho hữu thể duy niệm, hoặc tính vấn đề của hữu thể mà là dành cho hữu thể hiện thực, ông nói: [I]“Hữu thể tương ứng với thực tại” [/I](Être qui corresponde à la réalité)(9) Ông lý giải: Thiên nhiên mang lại những hình dạng biến đổi không ngừng. Giác quan của ông nhận ra sự biến đổi đó thế nào. Nhưng lý tính của ông lại giải thích cho ông cách khác. Và bởi khỏi phải chọn lựa giữa giác quan và lý tính, ông thích tin vào lý tính của mình hơn. Nước chẳng hạn muôn thủa vẫn là nước. Ngọn nửa cách đây triệu năm chẳng lẽ lại không mang thuộc tính gây cháy như ngày nay? Sau ông, nhà bác học Empédocle (khoảng 490 - 430 trước Jésus Christ) cho rằng Thiên nhiên có bốn chất cơ bản, ông gọi là “rễ”. Bốn cái rễ đó là đất, không khí, lửa và nước. Tất cả những gì chuyển động trong thiên nhiên đều do sự trộn lẫn và sự tách biệt của bốn nguyên tố đó. Bốn chất không thay đổi chỉ có tỉ lệ thay đổi. Khi một cánh hoa hay một con vật chết, nguyên tố đó lại tách ra. Điều đó có thể trông thấy bằng mắt trần. Nhưng đất, không khí, lửa hoặc nước tự chúng không thay đổi, chúng bình yên vô sự trước mọi cuộc hóa thân đó, nói rằng tất cả đều biến hóa là không đúng. Thật ra không có gì thay đổi, chỉ có 4 nguyên tố hợp nhất và tách biệt nhau trước khi lại trộn lẫn vào nhau(10) Hữu thể duy thực đã không biến đổi thì hữu thể duy niệm cũng lại càng không thể biến hình Parménide nói: [I]“Hữu thể không thể bị chia cắt, bởi vì nó là tất cả sự đồng nhất trong chính mình. Nó không chịu đựng sự gia tăng của cái gọi là trái nghịch trong sự kết hợp của nó, cũng chẳng chịu giảm đi, nhưng trong tất cả nó làm đầy hữu thể, nó cũng hoàn toàn tiếp diễn bởi vì hữu thể là tiếp cận với hữu thể[/I]”(11) Và: [I]“Hữu thể là phi tạo, không mục ruỗng bởi vì nó là hoàn hảo, bất động và vĩnh cửu bởi vì người ta chỉ có thể nói nó đã là hay nó sẽ là bởi vô cùng nó nằm trong tất cả thời khắc hiện tại, một thứ, kế tục… hữu thể không có sinh ra, cũng không có bắt đầu”[/I](12) Để hiểu quan niệm[I] “hữu thể không có sinh ra và không có bắt đầu”[/I], chúng ta thử diễn giải: Hữu thể thời gian chẳng hạn, nó bắt đầu từ đâu? Hữu thể không gian sinh từ lúc nào? Đơn giản hơn, nếu tôi vẽ một tam giác, sự vẽ của tôi được bắt đầu nhưng cái tam giác 1800 đó luôn luôn có trước rồi, nó như một hữu thể cố định mà nếu tôi chỉ vẽ hai đường gặp nhau thì là một góc hở chứ không phải tam giác. Ánh sáng và bóng tối cũng vậy, khi tôi bật diêm tôi có thể tạo ra ánh sáng, song không thể nào làm ra hữu thể ánh sáng, vì bản thể của ánh sáng đã hằng có chủ nhân trước muôn đời. Khi một đường thẳng bị cắt hở - gián đoạn nó sẽ tạo thành vô số đoạn thẳng chứ không phải hữu thể đường thẳng liên tục mà chúng ta muốn xem xét đó là cách mà Parménide muốn khẳng nhận hữu thể không thể bị biến dạng để không còn là chính nó ông nói: [I]“Hữu thể theo cách thức phủ định bởi một chuỗi trước từ không sáng tạo ra không kết cục, không thời gian, không giai đoạn, không trở thành” [/I](13) Và ông xác định hữu thể không thể rằng hữu thể là vô hạn, quả vậy hữu thể nó chẳng thiếu gì cho nó, và nếu nó là vô hạn nó sẽ thiếu tất cả (14) [CENTER][B]*** [/B][/CENTER] Từ nền móng Parménide chúng ta hãy xem Platon thừa kế và xây dựng quy mô nhận thức về hữu thể ra sao. Trước hết Platon quả quyết hữu thể nhận thức như các quan hệ toán học chẳng hạn, không bao giờ biến đổi. Tổng các góc trong một hình tròn phải mãi mãi là 3600 và một tam giác luôn luôn là 1800. Nhưng Platon không phải là một chuyên gia về hữu thể một chiều, ông còn là chuyên gia của mặt trái của hữu thể, tức phi hữu thể. Ông tuyên bố một câu nổi tiếng, một lời chưa từng có:[I] “Phi hữu thể tự thân cũng là hữu thể”.[/I] Chúng ta hãy giả dụ, một cái ao đầy nước, trong đó có hữu thể nước. Đến một ngày cái ao cạn sạch nước nghĩa là trống rỗng nước có thể coi là hư vô của nước, hay phi hữu thể của nước, vậy sự trống rỗng đó vẫn có. Nói một cách bao hàm hơn, mọi hữu thể ở trên đời đều có, mọi thứ vô -phi hữu thể về nó vẫn có. Chẳng hạn, theo quan niệm của Sartre “Cơn khát” khi không được uống nước - nếu coi là hư vô của việc "thỏa khát" vẫn tồn tại trong con người chúng ta "đồng đẳng" với cảm giác đang uống nước. Và Platon phát biểu về phi hữu thể:[I] “Giữa hữu thể và phi hữu thể thuần lập một chuyển đổi”[/I] (entre l’ être et le non-être s’etablit une sorte d’échange) (15) Platon quan niệm, thế giới vật thể “biệt ly” ngoài ý thức của con người [I]“Vật tự thân chẳng có gì ngoài việc có thể cảm nhận bằng tư duy”[/I] (ces choses en soi que nul ne pent apercevoir que par lapensé)(16). Ông tuyên bố về cách thức nhận biết hữu thể [I]“Cần thiết thấy rằng chính linh hồn là cái cảm nhận và lý trí dựa trên những tự giác trong quan hệ với hữu thể và việc sử dụng[/I]”(17). Và ông là người đầu tiên xác định cấp độ của hữu thể và nhận thức: [I] Cấp độ hữu thể: Degrés de l’ être[/I] 1- Khả thị: images copies 2- Khả giác: choses sensible 3- Đối tượng toán học: objets 4- Ý tưởng: idées [I]Cấp độ của nhận thức: Degrés de la connaissance[/I] 1- Phỏng đoán: Conjecture 2- Tin tưởng: Crogance 3- Suy lý: Pensée discarsive 4- Biện chứng: Pensée dialectique Theo lộ trình ý thức của Platon thì ngay khi con người nhìn nhận bất cứ sự vật nào, đầu tiên, người ta sẽ phỏng đoán. Sau khi “Trăm nghe không bằng mắt thấy” người ta xác lập sự tin tưởng sau đó người ta trên tinh thần nguyên lý đối thoại chà sát qua chính biện và phản biện của tâm hồn. Cuối cùng người ta tự đối thoại với mình trên tinh thần biện chứng của công lý, nghĩa là con người đối thoại với mình như đối thoại với người khác để tìm giá trị phổ quát. Quá trình tư duy tiếp cận hữu thể của Platon đã được Hegel tôn sùng rằng: [I]“Platon là người đầu tiên tuyên bố rằng chỉ có ý niệm là chân thực và phổ biến và chính nó là cái cụ thể phổ biến” [/I](20) Theo nhận định của Hegel, thì ý niệm là cái xông xáo vào hữu thể, và chẳng cái gì khác ngoài nó sẽ đo lường bản chân của hữu thể thật hay giả và chính điều kiện chân lý của nó luôn luôn phải dính mắc vào cái phổ biến - tức suy tư cách chung - cách là công lý. Bởi thế mọi người dù suy tư sự vật riêng rẽ của mình, muốn đạt tới sự thật, người ta luôn phải mật thiết liên hệ đến cái chung và tự thân luôn đóng vai “cái cụ thể phổ biến”. Platon bàn về hữu thể tự thân: [I]“Một hữu thể thuần khiết không thể ngừng hiện hữu: một hữu thể như vậy không phải là hữu thể bị giảm trừ, ông nói, tóm lại nó chẳng thể mất dần cái gì đó thuộc hiện hữu của nó, cũng như thuộc cách thức khiến nó trôi tuột thành trống rỗng”[/I] (21) Ông quan niệm bản tính của vật thể trước hết là: Khả thị tính của nó phát giác nó cho đến khi nào yếu tính của nó lộ ra bằng thị giác [I]“Yếu tính là khả thị tính của các vật thể. Những vật thể chỉ có thể gặp gỡ được là khi yếu tính giúp nhìn được chúng”[/I] (22) Và ông là người theo Gewindment nói đã khai trương khoa siêu hình học cổ điển đầu tiên khi đưa vật thể từ khả giác qua siêu vượt: [I]“Platon là người đầu tiên đã quan niệm rằng phải suy tư về hữu thể bằng cách siêu vượt từ vật thể khả giác để vươn tới vật hữu tính của chúng”[/I] (23) Platon còn được coi là người cha của duy niệm tuyệt đối, khi tìm cách đặt lý trí và hữu thể vào trong dòng chảy về lý tưởng: [I]“Vật khả giác là tương đối hiện thực với khả trí chỉ khi nó tham dự vào một hiện thực lý tưởng và một mô thức khả trí”[/I] (24) . Ông đã nói một câu nổi tiếng: [I]“Một bông hoa chỉ đẹp khi nó tham dự vào cái đẹp lý tưởng”.[/I] Chúng ta đã bàn định cấp độ về hữu thể và nhận thức của Platon nay xin bàn tiếp mang tính kỹ thuật khá chi tiết sang cõi bên kia rất quan trọng của hữu thể đó là phi hữu thể. Để làm sáng tỏ phần này, tôi xin nếu ra những ý kiến quan trọng của các triết gia khác vì đây chính là lúc đề tài xuất hiện để mọi triết gia cùng bàn định (các phần khác của cuốn sách cũng viết theo lối này). Hữu thể là [B]être[/B]. Phi hữu thể là [B]non-être[/B], có nghĩa “Không là”. Phi hữu thể ở mức quan niệm nào đó đồng nghĩa với hư vô (néant), nhưng để tránh sự xa lạc nhiều người quan niệm “hư vô là cõi không có tất cả” trong cuốn [I]“Hữu thể và hư vô”[/I] (l’être et le néant) của mình. Sartre minh định: không có hư vô là cõi không có tất cả, chỉ có hư vô là hư vô của hữu thể. Về điểm này, để xứng đáng là người sáng lập hữu thể và phi hữu, Platon minh giải: "Có phi hữu thể của hữu thể nhưng không phải với ý nghĩa của phủ định tuyệt đối, một hư vô, cái mà chúng ta phán xét không đẹp chỉ là cái khác liên quan đến cái đẹp. Không phải là liên quan đến bất cứ cái gì xa lạ". (25) Từ quan điểm của Platon có thể suy diễn: hữu chiều cao chẳng hạn, phi hữu của nó có thể là chiều thấp nhưng có thể vẫn có độ dài, “giàu”chẳng hạn, phi hữu của nó có thể là “nghèo” nhưng không phải không có một xu dính túi. Để tránh lạc hướng chúng ta hãy xét thẳng vào quan niệm của Platon: Nếu hữu thể là đẹp thì cái phi hữu của nó không thể là cái nghèo, cái thô lỗ, mà là cái không đẹp xét theo hệ quy chiếu của chính cái đẹp. Về điểm này Sartre cũng bày tỏ quan điểm khá đồng tình: [I]“Hư vô là khả tính riêng rẽ của hữu thể và khả năng độc nhất của nó”[/I] (26). Và [I]“Khả tính riêng rẽ của hữu thể - cái tự phát hiện trong hành động hữu vô hóa… cái vị thân (tức cái cho nó “pour soi” đó là cái tự thân (en soi) đang tự đánh mất mình để tự xây lên mình giống như ý thức"[/I] (27) Phi hữu thể là cái phi của chính hữu thể chứ không phải tất cả những gì khác nó, bên ngoài nó. Bởi thế hư vô cũng là hư vô từ đó hữu thể đi ra, chứ không phải là một hư vô trống rỗng chung chung. Platon bàn: [I]“Cái không tham dự là lý do hữu thể tối hậu của cái tham dự”[/I] (the unparticipating is the ultimate raison d’être of the participating). Và triết gia kant đã nhúng vào cuộc theo cách quan niệm về một hư vô xác định. Ông nói [I]“Nhìn hư vô từ đó sự vật được rút ra”[/I] (de voir le nesant d’ont il ét tiré) (28) Sartre cũng viết: [I]“Hữu thể bởi nó hư vô đến thế giới phải là hư vô của riêng nó[/I]”(29), ông bàn tiếp: [I]“Vậy thì hư vô hóa là hư vô hóa của hữu thể, thể hiện sự liên lạc nguyên nguồn giữa hữu và cái vị thân và hữu của cái tự thân”[/I] (30) Bên trên, chúng ta đã nghe Kant bàn về một hư vô từ đó sự vật được rút ra. Giờ chúng ta hãy nghe Descartes và Hegel quan niệm về hư vô. Descartes diễn giải: [I]“Hư vô của con người là tự do”[/I] (c’est la liberté) (31) Tự do của con người là khả tính gần như tuyệt đối để con người quyết định mọi việc, và trở thành mọi sự. Vậy trước khi con người giống cái mà anh ta quyết định, tự do là một hữu vô. Từ đó, hữu thể đi ra để trở thành hữu thể. Về điểm này, Sartre quan niệm con người là diện mạo mà anh ta đã làm nên. Muốn vậy, trước hết con người phải quyết định việc sẽ làm và trước cả quyết định đó, con người phải được tự do. Mà hữu con người là hữu tự quyết, hữu hành động, hữu trở nên mình. Vì thế, hưu vô của con người phải là tự do, đó là điều kiện để con người bước ra quyết định diện mạo của chính mình. Về điểm này, Hegel tìm cách lý giải kỹ hơn: [I]“Tự do của tinh thần, theo cách tinh thần là mực thước trung gian và có nghĩa là phủ định”[/I] (Hegel affirme la liberté de l’esprit, dans la mesure ou l’esprit est la médiation, c’est-à-dire le Négatif) (32) Theo quan điểm của Hegel, tự do nghĩa là lựa chọn, ở đó nó có thể chọn cái đó, hoặc phủ quyết chính cái đó. Nhưng quyền tối cao của tự do, khi phủ định chính một hữu thể, nó làm ra hư vô của hữu thể ấy. Như vậy, quan điểm của ông cũng khá đồng tình với Descartes, ở chỗ tự do có thể phủ định - như vậy nó là điều kiện “trái chiều” làm nên hữu thể, nó là một hư vô. Sartre bàn về một sự phủ định như sau: [I]“Sự phủ định giống như cấu trúc của mình để xác nhận nó có phải là nguồn gốc của hư vô hoặc là trái lại, hư vô có phải là cấu trúc của cái thực, cái là nguồn gốc và nền móng của cái phủ định”[/I] (33) Để diễn giải và dễ hiểu hơn, Sartre quan sát sự vắng mặt của một con người hay một sự vật, như là một hữu thể vắng mặt, để phát giác chính nó. Chúng ta vẫn thường biết một phương ngôn nổi tiếng [I]“Chỉ khi một vật mất đi chúng ta mới nhận ra hoàn toàn nhận ra sự cần thiết của nó”[/I]. Chẳng hạn một học sinh vắng mặt trong lớp học, sự vắng mặt của anh ta không phải sự vắng mặt của một sĩ số vô cảm mà là một nhân tính - một cá tính - một mối ưu tư cụ thể liên quan đến người khác (có thể một cô học trò nào đó nhớ anh ta, một bạn trai muốn rủ sau giờ học đi đá bóng hay một người muốn đòi nợ). Sự vắng mặt của anh giống như một phi hữu của chính anh liên quan mật thiết với hữu thể hiện diện của mình. Sartre nói: [I]“Sự vắng mặt cũng phát giác hữu thể bởi nó không phải là hữu thể đó, nhưng vẫn còn là hữu thể đó”[/I] (34) Ông lý giải:[I] “Trong trường hợp vắng mặt quả thực tôi tự tạo nên xác định bởi một hữu thể mà tôi không là, và là cái không là, hoặc không là đó nói lên xác định tôi giống như một lỗ hổng nhờ đó tôi sẽ gọi lên đầy ắp sự thực nghiệm của mình”[/I] (35) Sartre bàn tiếp về hữu thể: [I]“Hữu thể và hư vô là những trừu tượng trống rỗng và cái này cũng trống rỗng như cái kia ở trong cặp của nó”[/I] (36). Và:[I] “Chúng ta phải từ chối đặt hữu thể và phi hữu thể trên cùng một mặt bằng, nhưng chúng ta cũng luôn chú tâm rằng không bao giờ đặt hư vô giống như một vực thẳm nguyên ủy từ đó hữu thể đi ra”[/I] (37) Chúng ta vừa đi qua chặng đường chính yếu nhất, khó nhất, chuyên biệt nhất của triết học, đó là: Hữu thể luận, kèm theo, phi hữu thể luận. Hành trình, mở màn của Parménide. Tiếp theo, Platon là người đã có công khai nguồn hữu thể với “kỹ thuật” dùng lý trí thâm nhập hữu thể. Tiếp đó, ông khai sinh “mặt trái” của hữu thể, với phương ngôn chí tử: “Phi hữu thể tự thân cũng là hữu thể”. Và đặt nền móng cho tương quan thâm nhập lẫn nhau giữa hữu thể và phi hữu nay để kết thúc chương này thêm một lần nữa chúng ta lại rà soát thêm về hành trình gian khó nhất này qua các triết gia. Triết gia Heidegger cho rằng: [I]“Hữu thể là ý niệm phổ quát nhất không thể định nghĩa được là một ý niệm hiển nhiên”.[/I] Để tránh lạc lối vào những tư duy trừu tượng xa lánh hữu thể cần quan sát, Bakeley nói: [I]“Hữu thể là một hữu thể cầm nắm”[/I] (être est un être tenu) (38) Và Aristore thì chú mục: [I]“Hữu thể là vật thể xét theo vật thể”.[/I] Hữu thể ít nhất phải mang bản tính cố hữu bất động tương đối của nó. Hữu thể thiếu chẳng hạn nó không thể vận động để làm đầy lên, cũng không thể khao khát thành đầy hơn, cũng không thể tiêu dùng mình thành thiếu thốn hơn. Sartre nói về hữu thể thiếu:[I] “Nó là cái thiếu tất cả những gì nó thiếu nhưng không phải chính sự thiếu”[/I] (39) Sartre bàn về hữu tự thân:[I] “Hữu tự thân đầy ắp chính nó và người ta không còn biết tưởng tượng nhiều hơn nữa về cái toàn thể, nó đầy đủ vẹn toàn từ nội dung đến cái chứa đựng nó, không có trống rỗng dù nhỏ trong hữu thể và một chút kẽ hở để hư vô có thể lọt qua”[/I] (40) Về phi hữu thể, Sartre cho rằng, nó đan cài và sửa soạn hạ sinh cho hữu thể đến mức: [I]“Nếu tôi đợi sự phát giác của hữu thể thì cùng lúc tôi chuẩn bị cái phi hữu thể”[/I] (41) Hữu thể - phi hữu, đó là đề tài được sửa soạn hạ sinh ngay từ trong nhận thức: [I]“Đối lập giữa hữu thể và hư vô giống như giữa tiền đề và phản đề”[/I] (42) hoặc là: [I]“Nhưng cái phi hữu không phải là cái trái ngược với hữu thể mà là sự mâu thuẫn của nó”[/I] (43) Sartre chỉ rằng [I]“Chỉ có phi hữu thể hiện trên bề mặt hữu thể”[/I] (44) Một cách kỹ lưỡng hơn, Sartre bàn: [I]“Mối liên hệ của hữu thể và phi hữu thể chỉ có là nội tại. Đó là hữu thể theo cách mà hữu thể pha nổi colên trên phi hữu thể trong cái phi hữu thể thì hữu thể phải chỉ ra và điều đó không phải là một công việc, một lề luật tự nhiên mà chỉ là công cuộc nổi lên của hữu thể cái là hư vô riêng rẽ của nó về hữu thể”[/I] (45) Để kết thúc phần hữu thể và phi hữu thể tôi xin dẫn ra một câu nói rất bao trùm của Hegel: [I]“Chẳng có gì trong bầu trời và mặt đất không chứa đựng hữu thể và hư vô. Nó chỉ là ý tưởng thuần túy”[/I] (Grand logic chap 1) (46) Anh A có thể vắng mặt trong lớp học nhưng vẫn có mặt ở ngoài cuộc đời. Nghĩa là xét tổng quan trên phương diện thuộc tại tự thân anh A luôn luôn có mặt chính mình ngay cả khi ngủ. Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể như lớp học chẳng hạn, sự vắng mặt của anh A có thể được tham xét như một phi hữu của chính hoàn cảnh đó. Việc ấy rất cần thiết cho tư duy. Bởi thế dù là hữu hay phi hữu, cho dù chúng rất chìu tượng và khó nắm bắt, nhưng chí ít, chúng ta hãy nắm bắt chúng trong tư duy của mình theo cách của Hegel "Nó chỉ là ý tưởng thuần túy", một sự phân biệt duy niệm thuần lý, để chúng ta tra xét về một đề tài hữu thể của vật nào đó và cái phi hữu của chính nó khiến nó nổi lên hoặc là biến mất. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Hành trình nhận thức duy niệm của nhân loại
Top