Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Hành trình nhận thức duy niệm của nhân loại
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 9454" data-attributes="member: 7"><p><strong>Nhận thức luận - với Socrate</strong></p><p></p><p style="text-align: center"> <span style="font-size: 15px"><strong>Chương III: Nhận thức luận, hữu thể luận, đồng nhất luận, tam đoạn luận, phép loại suy với Socrate, Platon và Aristote</strong></span></p> <p style="text-align: center">--------------------------</p><p></p><p>Một cách chính yếu, triết học lấy Socrate làm khởi điểm cho lịch sử triết học. Triết học tiền Socrate, ngoại trừ Parménide đặt ra vấn đề của <em>hữu thể luận</em>, các nhà bác học khác, như Thalès, Anaximène, hay Héraclite…thiên về nghiên cứu thế giới tự nhiên hay vật lý. Như chính Aristote đã diễn giải, khởi nguồn, tất yếu nhận thức con người nhằm tìm hiểu sự vận động của vũ trụ, đó là vật lý. Nhưng nếu người ta phải bàn về một bản chất của sự vật trước khi nó vận động - nghĩa là môn bản thể luận ra đời - cũng là hữu thể luận, thì môn triết học sẽ phải chào đời. Socrate được xem là ông tổ của <em>nhận thức luận </em>(Espistémology), là người đầu tiên đưa “con người là thước đo vạn vật” vào chân lý của nhận thức để tìm kiếm sự thật. Platon là người dùng thước đo đó, tiếp theo Parménide, bàn định nhà nghề hóa rộng hơn - cao hơn - ý nghĩa hơn về <em>hữu thể luận</em> (Outologie). Còn Aristote là người khởi xây kỹ thuật nhà nghề cho triết học với <em>luật Đồng nhất</em> (Le principe d’Identite) và <em>Tam đoạn luận</em> (Syllogisme).</p><p></p><p> Ba triết gia vĩ đại nhất này đã tạo nên nền móng căn bản cho môn triết học. Có thể nói lịch sử triết học bản thể luận chính thống chỉ là sự khởi nguồn chảy tiếp từ ba mạch nước này. Và mọi cuộc cách mạng của triết học hiện đại cũng không thoát khỏi dấu vết tìm cách nhảy qua ba bức tường trên. Cho dù, sau này Descartes có tuyên ngôn một luồng gió mới cho cái tôi chủ trị Cogito <em>“Tôi tư duy nghĩa là tôi hiện hữu” </em>thì vẫn có bóng dáng của nguyên lý <em>“Hãy tự hiểu mình”.</em> Hay Kant thiết lập hệ thống <em>lý trí thuần lý</em> (raison pure) thì vẫn còn đó tính suy lý thuần khiết của Socrate hay luật đồng nhất của Aristote. Hoặc Husserl phát minh ra hiện tượng luận, chỉ là cách bóc vỏ bản thể luận mà thôi…Về tầm vóc của ba triết gia này, chính con người đầy phá phách như Nietzsche đã phải thốt lên: <em>“Chúng ta chẳng làm được gì nhiều hơn so với công cuộc các tổ sư đã làm”.</em></p><p></p><p> Chính bởi nền móng căn bản, bao trùm, xuyên suốt và liên đới mật thiết của ba triết gia này, mà tôi có ý định sắp xếp họ vào chung một chương.</p><p></p><p> <strong><em>Phần một: Nhận thức luận - Với Socrate (470 - 399 trước Jésus-christ)</em></strong></p><p></p><p> <strong>I- Socrate - Con người là thước đo chân lý</strong></p><p></p><p> Trước Socrate, phương Đông cũng như phương Tây chưa hình thành một thước đo cụ thể nào khả dĩ để tiến bước. Chẳng hạn, tư duy phương Đông lúc nào cũng đang chìm ngập trong một màn sương tương đối. Hòn đá ư? Tưởng nó nhỏ à, so với con sâu cái kiến nó có thể là cả một quốc gia lớn. Đỉnh núi ư? Con người thấy nó lớn nhưng so với con chim Bằng đầu chạm đỉnh trời đuôi tận cùng đất thì hòn núi có khác nào hòn sỏi. Và ông Hà Bá tưởng có thể vỗ ngực về những dòng sông mênh mông tràn lũ mùa mưa, nhưng than ôi bé bỏng làm sao khi những con sông của ông bị nuốt chửng vào giữa lòng biển cả.</p><p></p><p> Bùn lạnh ư? Những con Trạch vui vẻ chui luồn sâu trong đó có thấy lạnh đâu! Tuyết lạnh ư? Những con gấu Bắc Cực xát tuyết lên làn da nào có thấy gì. Người Trung Hoa còn có câu chuyện nổi tiếng về hai học giả lớn. Bên bờ sông Hào, Trang Tử nói: <em>“Đàn cá xanh bơi lội thung dung, cá vui đó”.</em> Huệ Tử hỏi: <em>“Ông không phải là cá, sao biết cá vui</em>”? Trang Tử nói: <em>“Ông không phải tôi, sao biết tôi không biết…!”</em></p><p></p><p> Nếu lên không khí này để thấy, nếu con người không đặt nền móng duy niệm tuyệt đối (cuộc sống có thể không có tuyệt đối, nhưng con người có thể tạo ra quan niệm tuyệt đối của mình) thì chẳng thể nào vận hành lý trí. Trước Socrate, Protagoras (khoảng 285 - 410 trước Jésus - Christ) đã nói: <em>“Con người là thước đo vạn vật”</em> (L’homme est la mesure de terctes choses). Con người là một chủ tri, là người duy nhất công bố ý nghĩa của thế giới, con người không thể nhân danh ai khác ngoài nó để nhận thức vũ trụ. So với tầm vóc con người, hòn sỏi được coi là nhỏ, và đỉnh núi được coi là lớn, tuyết lạnh so với khả năng, khả giác của con người chứ không thể so với bộ lông dầy của gấu Bắc Cực, nước sôi dù có thể mới là nhiệt độ thích hợp cho nhiều loại vi trùng, nhưng với làn da con người đó là nhiệt độ gây bỏng…</p><p></p><p>Khi con người khởi sự xác định <em>“</em>con người là thước đo vạn vật” thì là lúc con người khai sinh mình lần thứ hai, vượt qua sự sinh đẻ bản năng của thế giới tự nhiên, đặt mình vào trung tâm vũ trụ với thước đo từ mình. Và cái giờ phút khai sinh lần hai đó, có tên là Socrate. Bởi ông không chỉ tái sinh thước đo của Protagoras, mà còn phát triển cả một hệ thống thước đo, lấy con người công lý làm trung tâm. Muốn biến chính mình trở thành thước đo, Socrate, đã tìm đến châm ngôn ghi trên khung cửa đền Delphes: <em>“Hãy tự hiểu mình” </em>(connais - toi toi même).</p><p></p><p> “<em>Tự hiểu mình</em>”, đó là lúc con người dò tìm khả năng đầu tiên của chính mính, là thái độ phản tỉnh đầu tiên của nhận thức, là phút đầu tiên con người tạm quay mặt không ngắm nhìn vũ trụ nữa, mà ngắm nhìn chính mình, để xác định thước đo khởi thủy. Chính giây phút ấy, Socrate đã quan niệm: Vũ trụ luận thì không giúp ích gì cho tâm hồn con người, còn ngụy luận thuyết thì tuy có thực hiện được nhiều điều vĩ đại bằng cách nêu lên những tra vấn, thắc mắc những cách thức đặt vấn đề của họ lại đẩy nó lạc vào một kiến thức khác sai lạc (1). </p><p></p><p> Chính sự phản tỉnh đầu tiên của “Hữu chủ tri tự hiểu mình”, Aristote đã tấn phong Socrate là nhà tri thức luận đầu tiên: <em>“Socrate không triết lý về vũ trụ thiên nhiên theo toàn diện như các triết gia Tonierrs đã làm. Họ thì chú trọng đến tri thức thể chất, ngược lại Socrate theo lối tra vấn của phương pháp luận lý, như ngày nay chúng ta tiến tới tri thức khắt khe và chính xác. Vì thế Socrate quả là một lý thuyết gia về tri thức luận đầu tiên và đồng thời là một triết gia thời nay”(2).</em></p><p> Tầm vóc của Socrate, theo Nietzche đó là bản lề duy nhất đầu tiên mở vào lịch sử triết học. Ông nói: <em>“Socrate là khúc quanh quyết liệt và then chốt của lịch sử thế giới”.</em> Tại sao vậy? Chúng ta đã bàn, nhận thức đầu tiên của con người, giá trị đầu tiên của thế giới là chân lý. Bởi một lẽ hiển nhiên, nếu toàn thể vũ trụ này, mặt quả đất, mặt trời, mặt trăng, những vì sao, những dòng sông, không có thật, chỉ là ảo ảnh thì vũ trụ sẽ vô nghĩa, vô giá trị biết bao. Bởi thế, muốn tiến hành nhận biết chân lý về thế giới, chính Socrate đã thực thi mình như bản mẫu chân lý đầu tiên khơi từ mình - con người - hữu chủ tri vạn vật. Cuộc đời Socrate là bản mẫu chân lý đến mức, suốt ngày ông tiến ra quảng trường, phố xá, nơi công cộng để cùng mọi người vấn hỏi giải đáp những vấn đề ở tầm công lý. Những vẻ ngụy biện căm ghét những luận lý chính đáng đanh thép của ông. Năm 399 (Trước Jesus Christ), ông bị nhà cầm quyền kết tội <em>“dẫn nhập những thần linh mới”</em> và <em>“làm hư hỏng thanh niên”.</em> Lẽ ra ông có thể xin ân xá, nhưng ông vui vẻ chọn cái chết như chọn một bằng chứng chân lý, coi lương tâm và chân lý lớn hơn cái chết. Ông cầm bát thuốc độc vui vẻ nói: “Quý vị đừng tưởng tiếng hót của những con chim thiên nga là tiếng hót của đau đớn, là con cái của thần Apollon chúng là những tiên tri nên chúng tiên đoán được những hạnh phúc mà chúng sẽ được hưởng thụ ở cõi đời sau, sở dĩ chúng vui hót trước khi chết hơn khi nào hết là vì chúng vui mừng sẽ gặp lại được vị thần chúng phụng sự. Thì đối với tôi cũng vậy, tôi phụng sự thần Apollon, và tôi cũng được đặc ân tiên đoán không kém gì chúng, vì thế cũng như chúng, tôi phải vui mừng trước khi chết” (Phé don 84-d-85b)(3)</p><p></p><p> Chính Socrate đã khởi xây vị trí xuất phát đầu tiên của con người. Một khi điểm cốt tử như Pie- tơ rô - A rê ti nô đã thấu hiểu: <em>“Tất cả đều là vô nghĩa, trừ khi ta dám là ta”</em> (4) (84 - 21). Dám là ta, dám chịu trách nhiệm về ta, dám phản tỉnh ta, dám đo lường ta: đó hẳn là thước đo chính đáng đầu tiên của con người trước khi đem vào thế giới. Socrate đã dám làm vậy. Là con người đầu tiên làm vậy và ông đã trở thành bản mẫu chân lý tự thân đầu tiên theo cách mà Saint Augustine quan niệm: <em>“Làm cho chính mình trở thành chân lý” </em>(Vé rum tacere se ipsum)</p><p></p><p> Để trở thành con người công chính, con người của công lý và chân lý, chính Socrate là người đã tuyên xứng một lối sống hất bỏ lòng mưu lợi đổi lấy lương tâm công chính, ông nói: <em>“Chịu đựng sự bất công còn hơn phạm sự bất công, khi đã phạm sự bất công thì đền bù tội lỗi còn hơn là không đều bù tội lỗi”.</em></p><p></p><p> Chính tinh thần công chính của Socrate mà Platon người học trò kế tục tinh thần đó đã nói: <em>“Công chính là mẹ đẻ của mọi đức hạnh”</em> (la justice comme la mè re de tontes les nertus)(4). Và ông đã đổ khuôn cái thước của thầy: <em>“Người nào nhận biết lẽ công chính thì mới đo được sự vật”</em> (L’homme qui voit la juste mesure des choses)(5).</p><p></p><p>Socrate đã không ngừng giảng giải về phẩm chất của người công chính. Phẩm chất đó phải có trong mọi người dù một kẻ chăn cừu, một bác sĩ, hay một người lính. Người chăn cừu, chẳng hạn, việc chăn nuôi của anh ta không phải ngay tức thời ngắm đến túi tiền của những người mua thịt, mà trước mắt anh ta phải chăn nuôi chúng một cách chu đáo, cho ăn no, giữ ấm, và phòng bệnh cho tốt. Khi đàn cừu của anh vừa béo vừa sinh sôi nhiều, thì tự nhiên đó là nguồn lợi. Nguồn lợi đó tất nhiên không rót thẳng vào túi anh ta, mà nó chỉ rót qua đức tính chu đáo, cần mẫn, nhân lành, tận tâm tận lực của anh ta phủ trên mỗi đầu gia súc. </p><p></p><p>Một bác sĩ tài giỏi, giàu có cũng vậy. Bác sĩ giỏi - vì có chuyên môn cao. Nhưng phải có nhân đức thì mới đưa chuyên môn của mình vào mọi tế bào mạch máu cần chăm sóc của người bệnh. Vị bác sĩ đó nổi danh, vì tay nghề của ông, còng đức nhân ái của ông dành cho người bệnh, và một kết quả tất yếu sẽ đến, những người bệnh sẽ đền công ông xứng đáng-trả ơn những gì ông gieo cho họ. Trái lại, nếu vị bác sĩ đó chưa chữa bệnh, vừa nhìn thấy bệnh nhân đã nghĩ ngay đến cách moi tiền, chuyên môn không được lưu tâm sẽ kém cỏi, nhân đức chỉ tìm cách rót qua lỗ đồng xu sẽ chẳng thể nào lớn được. Rút cục sẽ chẳng ai đến thăm và khám bệnh.</p><p></p><p> Làm nghề thầy giáo cũng vậy. Khi chuyên tâm truyền đạt kiến thức cho học sinh, thì vừa được chuyên môn, vừa được kính trọng, vừa được đền đáp xứng đáng. Trái lại, chưa dạy đã nghĩ đến cách lấy tiền học trò, rút cục trở thành kẻ buôn mấy chữ quèn.</p><p></p><p> Đó là đức nghề nghiệp của mỗi chuyên môn, tự thân mỗi nghề nghiệp đó đã phải chứa đựng nhân đức giành cho người khác. Người chăn cừu phải nhân đức với cừu thì đàn cừu mới sinh trưởng đông đúc và đó chính là mối lợi. Người bác sĩ phải chạy chữa bệnh nhân bằng nhân đức “lương y như từ mẫu” mới mong chữa lành họ. Và người thầy phải trao cho học trò chữ nghĩa của nhân đức mới mong học trò tiến bộ. Học trò tiến bộ thì thầy mới được xem như thầy giỏi.</p><p></p><p> Đặc biệt về lẽ công chính, Socrate đã khẩu chiến quyết liệt với những con người vụ lợi. Theo họ thì, cái gì có lợi là tốt, cái gì có hại là xấu. Cái gì của ta là tốt, mọi cái của kẻ thù thì xấu. Socrate đã minh định rõ ràng: Nhiều cái có lợi là xấu, vì giống vị bác sĩ kia chẳng hạn có thể lấy tiền mà vẫn thiếu trách nhiệm với bệnh nhân, hay thầy giáo dạy không hết mình nhưng vẫn lấy đủ tiền của học trò. Và rất nhiều cái có hại cho mình, nhưng vì danh dự, vì lương tâm, vì mọi người, vì lợi ích chung, vì công lý ta vẫn phải làm. Còn về quân thù, Socrate chỉ ra, ở phía kẻ thù có thể vẫn có những đức tính tốt như: trung thực với nhau, đùm bọc lẫn nhau, khoan hồng với tù binh đối phương. Ngược lại, quân ta không có nghĩa là không còn dối trá, coi tội của đồng đội là công của mình, tàn sát tù nhân đối phương…Rút cục, ông kết luận, công lý không phụ thuộc vào lợi hay hại, quân ta hay quân địch. Mà công lý tồn tại trên lương tri và chân lý. Và có lợi cho mình mà hại đến công lý thì vẫn không làm, ngược lại có hại đến mình mà sáng tỏ công lý thì vẫn làm - làm bằng mọi giá.</p><p></p><p> Socrate là người luôn tin chắc: chân lý là yếu tố qui tụ loài người lại với nhau. Loài người không thể qui tụ lại với nhau bằng ý thích, số này thích ăn thịt lợn, số khác lại kiêng như những người theo đạo Hồi chẳng hạn. Số này muốn mưu lợi giành chiến lợi phẩm từ thắng trận, số khác cũng muốn thế và tiến hành mọi thủ đoạn chống lại. Ra chợ, người bán cá khuyên người ta ăn cá thì bổ, người bán thịt khuyên ăn thịt có nhiều ca-lo, người bán rau thì lại chê bai thịt lẫn cá đều mắc chứng khó tiêu. Như người Trung Hoa bảo: Cùng làm thợ mộc, người đóng xe mong người ta giàu, kẻ đóng quan tài mong người ta chết. Than ôi, cùng một nghề mà con khác nhau đến vậy. <em>“Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”…</em> nhưng đứng trước sự thật, thì từ quan tòa, đến nạn nhân, từ người làm chứng đến kẻ cướp không thể nào chối cãi. Và chính Socrate đã tạo dựng hạt nhân chân lý được sản sinh từ lý trí: <em>“Theo tôi cái phải là chân lý phải là chính nghĩa, đó là tinh thần của tinh thần tôi. Nhưng cái mà tinh thần tạo ra từ bản thân nó như vậy, thì cái đó phải sinh ra từ tinh thần như là từ cái phổ biến, như là tinh thần hoạt động với tính cách là cái phổ biến, chứ không phải từ những dục vọng, lợi ích, hứng thú, ngông tưởng, sở thích, mục đích, khuynh hướng của nó” (6)</em></p><p></p><p> Theo Socrate, chỉ có tinh thần mới là cái chính nghĩa- mới đến được cái phổ quát- nghĩa là công lý- và chỉ có vậy nó mới đạt đến chân lý. Trái lại tất cả những dục vọng, hứng thú, mục đích chỉ là những cái vị kỷ, qui về lợi ích cá nhân không thể nào đạt tới chân lý. Theo ông, đó cũng là cách mà các triết gia sau này nhìn nhận. Spinoza nói: <em>“Trực cảm là nguồn gốc của lầm lạc”(7)</em>. Mortaux viết: “<em>Cảm giác không phải là khoa học vì trong những hoàn cảnh giác quan khác nhau tạo cho chúng ta những cảm giác khác nhau</em>”(8). Còn Hegel thì xác định, cảm giác chỉ là thứ bị động không thể bước lên ranh giới chủ tri để thâu hái chân lý: <em>“Không nghi ngờ gì cả “tính bị động” tồn tại trong cảm giác”(9).</em></p><p> Từ khởi điểm<em> “Hữu chủ tri tự hiểu mình”,</em> Socrate đã dựng lên con đường của tinh thần - cái sẽ tìm đến sự phổ quát - nơi hội tụ cùng chân lý. Cuộc hành trình cốt tử này sẽ được chúng ta tìm tòi tiếp ở phần sau, nay để nhấn mạnh tầm quan trọng của Hữu chủ tri, tôi xin trích dẫn. Lê-nin đã nói về Socrate như sau: <em>“Socrate coi con người như một sinh vật đang tư duy, là thước đo vạn vật” (10) .</em> Và triết gia Kierkégaard đã tái nhìn nhận tầm vóc của chủ thể tư duy như sau: <em>“Tư duy phải là tư duy của chủ thể: người tư duy là người tư duy chủ quan. Và nhiệm vụ của người tư duy chủ quan bao gồm tự hiểu mình trong tồn tại”</em>(11) HM142.</p><p></p><p></p><p>II- Socrate, người nghĩ ra công thức nhân văn cốt tử lý trí = Đức hạnh = Hạnh phúc</p><p></p><p> Theo công thức nổi tiếng này, Socrate quan niệm, chỉ có lý trí mới nhắm đến cái phổ biến, chỉ có đức hạnh mới nhắm đến người khác, vì đức hạnh cho bản thân là một đức hạnh vô nghĩa, và chỉ khi lý trí cầm giữ được bản năng như điều khiển con thuyền không đắm giữa dòng sông cuộc đời, con người mới được xem như hạnh phúc.</p><p> Ông giải thích cụ thể, nếu con người không biết cầm giữ mình khi ăn uống sẽ mắc chứng tháo chảy, không những đào thải mọi cái mình ăn, còn đau ốm, gầy mòn. Trong khoái lạc tình dục cũng vậy, nếu con người không biết cân bằng giữa lạc thú và việc giữ gìn sức khỏe cường tráng, thì ngay cả thú vui đó sẽ chóng tiêu vong vào bệnh tật.</p><p> Phái ngụy biện gia, đã ào ào phản ứng, họ cho rằng: Ăn kiêng khem là khẩu hiệu của một chiếc dạ dày yếu đuối. Trong khi đó, với những con người hùng mạnh là ăn, cắn xé nhồm nhoàm những gì ngon, uống xả láng những nguồn men trong tiếng la hoan hỉ, đó, đó mới là sống, mới là thưởng thức hết cỡ hương vị cuộc đời, mới là hạnh phúc. Còn lạc thú ái ân cũng vậy, nếu không biết tận hưởng sắc đẹp - khoái lạc một cách nồng cháy thì chỉ là cách sống của mấy kẻ còm nhom bạc nhược.</p><p></p><p>Socrate luận chứng, cứ cho rằng, con người như một chiếc thùng, càng đựng được nhiều nước thì càng hạnh phúc.</p><p> </p><p>Phái ngụy biện: đồng ý.</p><p></p><p> Vậy mọi chiếc thùng đều có giới hạn, và muốn đựng thêm nước thì người ta phải đục thủng thành thùng để nước chảy vọt ra (đó cũng là hình ảnh phóng thể của khoái lạc). Và càng đục thủng nhiều lỗ, nước chảy ra càng nhiều (khoái lạc càng nhiều), thì càng đựng được nhiều hơn nước đổ vào.</p><p> Phái ngụy biện: đồng ý</p><p> Và Socrate bảo: như vậy một chiếc thùng không đáy là chiếc thùng đựng được nhiều nước nhất. Nước đổ vào bao nhiêu tùy ý, đổ vào bao nhiêu ra bấy nhiêu. Và một chiếc thùng không đáy không còn là một chiếc thùng nữa.</p><p></p><p> Phái ngụy biện: im lặng</p><p></p><p> Socrate phát triển tiếp. Một con người cũng không còn là người nữa khi anh ta phóng thế tất cả những gì mình có để trở thành trống rỗng tuyệt đối. Vì thế, con người có lý trí, là kẻ cân bằng được lượng nước đổ vào với những vòi chảy ra. Làm sao để nước trong thùng luôn luôn còn. Một kẻ không lý trí, nhìn thấy miếng ăn, đã ăn hết mình, đến mức tháo chảy, làm hỏng dạ dày, lần sau nhìn thấy miếng ăn đã sợ, là kẻ ăn ít nhất, chứ không phải ăn nhiều. Kẻ tham khoái lạc tình dục cũng vậy, không biết giữ thân, chỉ là kẻ chóng suy tàn, yểu mệnh. Cuộc đời con người như một con đò, không những cần bánh lái của lý trí, mà còn cần lý trí điều tiết cân bằng giữa dục vọng và sự sống còn. Đó mới là hạnh phúc, sao có thể coi một con đò là hạnh phúc, ngay khi hạ thủy. Vì thiếu lý trí đã chiêm nghiệm ngay giữa thác ghềnh dục vọng?</p><p> Socrate được coi là người tiên phong mở màn tạo đạo đức duy lý. Bởi, trước ông mọi đạo đức được các tôn giáo, các lề luật các quy tắc xã hội áp đặt như những chuẩn mực võ đoán, ép buộc. Trái lại, Socrate dùng chính dục vọng để tìm kiếm đạo đức. Ở đó, khi con người muốn duy trì sống, hưởng thụ nhiều dục vọng hơn, thì con người phải tìm ra nguyên lý tồn tại của nó - nguyên lý đó là lý trí - lý trí đó là đạo đức. Nietzsche đã loan báo về con người duy lý Socrate như sau:<em> “Socrate là tiêu biểu con người không có tính cách thần bí”</em> (Socrate st le type de l shomme non mystque ) (la naissance de l tragadie,tr 71)(12)</p><p></p><p> Về lý thuyết Socrate quan niệm: trí thức là nhân đức (la science vertu) ông cho rằng <em>“người ta không thể muốn làm người ác nếu người ta có trí thức chính xác về điều thiện” </em>(on ne fent pas vanloir son mal quand on sait de scien certaine que est le lien)(13) </p><p></p><p> Theo Socrate thì con người không thể sống tạo đức nếu không dựa trên nền móng của chân lý. Như chiếc thuyền kia muốn nói, muốn vận động thì phải nắm bắt tuân thủ những nguyên lý thật của tự nhiên về trọng lực sức đẩy của nước, bánh lái và động lực. Mà chân lý, là cái mà chỉ có tinh thần mới đạt đến. Bởi thế mà ông đã thiết lập <em>“tinh thần là lý tính của vạn vật”.</em> Ông lý giải: <em>“Tinh thần là nguyên nhân xếp đặt mọi sự và tôi rất hoan hỉ về bài học cao siêu ấy và thầm nghĩ rằng: nếu là nguyên nhân xếp đặt mọi sự một cách hoàn hảo hơn hết đặt để mọi sự vật vào vị trí hoàn hảo nhất. Và tôi lý luận rằng: nếu muốn khám phá ra nguyên nhân gây ra sinh trưởng hay hủy diệt hay tồn tại của một sự vật gì người ta đều phái khám phá phá ra trạng thái tồn tại hay hoạt động hay đau khổ nào hoàn hảo nhất cho sự vật ấy” </em>(phé don 96a – 99d)(14).</p><p></p><p> Chưa dừng ở mức tinh thần là cái xếp đặt mọi sự. Socrate còn đẩy tinh thần lên rất cao. Ông cho rắng: <em>“Linh hồn tham dự vào đời sống thần minh và con người phải nhận thức linh hồn mình là tinh thần và như thế nó tương tự với thần minh</em>”(15). Và “Con người phải nhận thức linh hồn mình là tinh thần và như thế nó tương tự với thần minh”(16)</p><p> Lý trí tìm đến sự thiện và chỉ có sự thiện mới là hạnh phúc đó là công thức Socrate muốn nhắc đi nhắc lại sao giảng ở mọi lúc mọi nơi ông khuyên mọi người: <em>“Phải tự lo lắng cho mình và tìm kiếm nhân đức, sự khôn ngoan hơn là tìm kiếm lợi ích riêng tư”.</em> Ông trình bày: <em>“Chỉ trong linh hồn tức lý trí cuả ta mới khám phá ra được chân lý mà chân lý cùng sự thiện”(17).</em></p><p></p><p> </p><p>Và chính Socrate là bản mẫu kiệt cùng của chân lý và sự thật đến mức vào lúc ông chết, người học trò của Platon của ông đã khơi lời chảy và miệng ông trôi theo lời độc dược: <em>“Một người suốt đời thực hiện nhân đức thì sẽ chết trong hy vọng tràn ngập.”</em></p><p></p><p> Và Nietzsche đã khao khát reo lên: <em>“Không! Không phải bát thuốc độc được trao cho Socrate mà chính Socrate đã trao mình cho thuốc độc </em>một cái chết thật đẹp, chết như bông lúa của ánh sáng ươm mần cho cả vụ mùa. Lịch sử nhận thức chân lý của nhân loại chết như cái chết tuần nạn của chúa ZESUS đóng đinh trên thập giá mong cứu chuộc cả linh hồn nhân loại ra khỏi cõi u mê lầm lạc tiến về vương chiều ánh sáng.<em>”</em></p><p> <strong></strong></p><p><strong>III - Socrate người đầu tiên tạo ra nhận thức luận cái là ý thức thuần lý</strong> </p><p></p><p> Không ai khác chính Aristote cho rằng <em>“Socrate là một lý thuyết gia về tri thức luận đầu tiên”.</em> Tại sao vậy? Khác hẳn những nhà bác học trước và cùng thời với ông chỉ chú tâm nghiên cứu tìm hiểu vũ trụ, trái lại ông là người ông là người đầu tiên quay vào trong chính tinh thần mình cùng mọi người tra vấn, rút từ tinh thần bên trong ra những chân lý đó là cách ông đã dựng nên khoa biện chứng pháp. Ông luôn luôn bắt đầu từ điểm xuất phát <em>“Người thông minh nhất là người biết mình không biết gì cả”</em>. Ông cũng cần buộc mọi người bắt đầu từ điểm ấy và ông quan niệm: “<em>Cái biết thực sự là từ ở bên trong”.</em> Bởi thế trong tranh luận ông tự thú mình như một người thực hành nghề hộ sinh của mẹ ông thực hiện đỡ đẻ những ý tưởng của người khác cho đến khi họ nhận ra vấn đề bằng chính cơn đau đẻ sinh ra hài nhi ý tưởng cuả mình ông gọi đó là nghệ thuật <em>“sản ý”.</em> Đó là cách sống cho trí tuệ. Về mặt lý thuyết ông được đánh giá rất vĩ đại qua hai công trình chính:</p><p></p><p> 1- Nhiệm vụ đặc biệt của linh hồn là tri thức như khoa học, tức là, trí thức có tính cách suy lý. Tri thức đó có tính cách bẩm sinh (inné) trong linh hồn. Đó là cách thể hiện chính bản tính của linh hồn có lý trí. Trí thức không thể từ ngoại tại mà đến được, trái lại nó phải được tiềm chứa trong nội tại của linh hồn ngay từ nguyên thủy, như một sản phẩm của thần thánh.</p><p></p><p> Theo nhiều triết gia, việc Socrate coi đặc tính căn bản nhất của tri thức bẩm sinh, đã làm cho Socrate trở thành người sáng lập ra triết lý có tính cách sang lý vĩ đại nhất, vì theo chủ trương ấy trong tác động trí thức trí khôn không lệ thuộc những sự vật ngoại tại mà lại tiềm chứa trong chính mình nguyên tắc của chân lý.</p><p></p><p> Lý thuyết ấy của Socrate đã được Platon khai triển rồi được Dercartes, Leibniz, Kant lập lại với nhiều hình thức.</p><p></p><p> Do đó có thể nói rằng lý thuyết ấy đã chi phối tất cả quá trình triết lý xưa nay (Charles Werner Pr.Gr.tr52)(19). </p><p></p><p> 2-Tri thức phải có đối tượng là cái phổ biến nói khác đối tượng của tri thức không thể là những sự vật đặc thù mà phải là yếu trình chung cho tất cả những sự vật nào thuộc về cùng một chủng loại qua như sau này Aristote thiết định: chỉ có tri thức về cái gì tổng quát, chứ không có trí thức về những gì đặc thù (De science que du général, il n’ya pas de science du particulier)(20)</p><p></p><p> Trở lại tinh thần suy lý tại sao khi Socrate coi tri thức là bẩm sinh lại trở thành triết lý có cách suy lý vĩ đại nhất? Bởi đó chính là lúc mở màn khoa lý luận cùng như tiến trình suy lý thuấn khiết của nhân loại đó cũng chính là lý do đầu tiên ta mở màn đi vào đề tài chuyên luận của cuốn sách này: Hành trình nhận thức duy niệm. Để xác định tính thuần lý cốt tử của tư duy, sau này Descarte cho rằng những chân lý toán học là tuyệt đối, chẳng hạn một tam giác không thể tương đối thành tứ giác, hoặc 2+2=4 không có gì tương đối ở đó. Còn Kant cũng xác lập nền tảng mở màn triết học của ông là không có tính thuần khiết không thể có tự do khoa học chẳng hạn khi khoa học nghiên cứu một giọt rượu thì đó đích xác phải là giọt rượu, chứ không thể coi trong rượu có 50% nước, để đem một giọt nước vẩn đục một nửa vào nghiên cứu.</p><p></p><p> Suy lý bẩm sinh của Socrate là vĩ đại nhất, vì ông là người loại bỏ cái ngoại tại của thế giới bên ngoài, để tạo dựng khả năng thuần lý của tư duy. Nói một cách dễ hiểu, tư duy con người như cái thước, muốn đo vạn vật thì trước hết nó phải thẳng. Và việc thiết định nên nó thẳng là việc đào luyện chỉnh đốn đầu tiên của chính cái thước. Ông luận lý rằng: </p><p>Xưa nay, nhìn một người thấp, chúng ta luôn bảo, anh ta thấy vì so với những người cao, chúng ta liền bảo anh ta gầy vì so với người béo thì gầy. Và cụ thể hơn, chúng ta luôn chứng minh 6 nhỏ hơn 8, bằng cách đem 8 – 6 = 2. Thế là thay vì chứng minh 6 nhỏ hơn 8 hai đơn vị, chúng ta luôn chứng minh 8 lớn hơn 6. </p><p></p><p> (Bên trên chúng ta đã đề cập, phương Tây trước Socrate và phương Đông sau nhiều thế kỷ không phát triển được tư duy khoa học khi luôn luôn lùng nhùng trong suy lý duy niệm tương đối).</p><p></p><p> Socrate phát triển tiếp một người thấp so với người cao coi như là thấp vậy người cao so với đỉnh tháp sẽ thấp hay cao? Và đỉnh tháp so với các vì sao thì sẽ thế nào? Nếu cứ so sánh mãi vậy chúng ta chẳng đi đến kết quả nào. Vậy giờ chúng ta nên nghĩ người thấp - bị coi là thấp - bởi vì nhân danh cái thấp anh ta thấp. Người cao được coi là cao - vì nhân danh cái cao - anh ta cao và 6 nhỏ hơn 8, vì nhân danh cái nhỏ, số 6 nhỏ hơn và 8 lớn hơn 6, vì nhân danh cái lớn hơn, 8 lớn hơn.</p><p></p><p> Chính quá trình thuần khiết tuyệt đối này đã có công giúp Aristote sau đó xác định lập tính độc nhất tuyệt đối A = A. A là A vì chính nó là nó trong tận căn đế cũng như mọi cái thuộc về nó, chứ không phải so với cái gì khác nó ngoài nó. Và chính nguyên lý đồng nhất này đã đặt nhận thức nhân loại lên khởi điểm đầu tiên để hành trình tiến về phía trước. Và Aristote đã ghi công trạng cho Socrate rằng: Socrate đã ghi được hai điểm quan trọng một là những chứng lý diễn dịch, hai là những định nghĩa tổng quát và phổ biến (21) .</p><p></p><p> Và để hiểu rõ thêm về Socrate chúng ta hãy nghe E.Boutroux nhận định: </p><p></p><p> <em>“Kỳ cùng, tuy Socrate thất bại phần nào trong công việc ông đã khởi sự, nhưng đối với ông, không phải là một công trạng nhỏ bé khi là người đầu tiên, ông đã am hiểu rằng một tri thức đạo đức phải như thế nào và đặt những viên đá đầu tiên cho tòa nhà mà các môn đệ trứ danh của ông sẽ hoàn tất. </em></p><p></p><p> <em>Như thế cũng đủ để nói lên vì sao Socrate đã chiếm một chỗ đứng vĩ đại trong lịch sử tinh thần của nhân loại và sự thán phục của biết bao thế hệ liên tiếp đối với ông”</em><em>(</em>22)</p><p></p><p> Và chúng ta hãy nghe người học trò vĩ đại nhất Platon nói về người thầy vĩ đại nhất: <em>“Socarte là người thông thái nhất trong thời đại của mình. Tôi có thể nói chắc chắn rằng tất cả những con người mà tôi biết cùng thời ông, ông là người thông thái nhất, công chính nhất và tốt nhất”</em> (il 'etait le plus sage, le plus just, et le meilleur)(23)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 9454, member: 7"] [B]Nhận thức luận - với Socrate[/B] [CENTER] [SIZE=4][B]Chương III: Nhận thức luận, hữu thể luận, đồng nhất luận, tam đoạn luận, phép loại suy với Socrate, Platon và Aristote[/B][/SIZE][/CENTER] [CENTER]--------------------------[/CENTER] Một cách chính yếu, triết học lấy Socrate làm khởi điểm cho lịch sử triết học. Triết học tiền Socrate, ngoại trừ Parménide đặt ra vấn đề của [I]hữu thể luận[/I], các nhà bác học khác, như Thalès, Anaximène, hay Héraclite…thiên về nghiên cứu thế giới tự nhiên hay vật lý. Như chính Aristote đã diễn giải, khởi nguồn, tất yếu nhận thức con người nhằm tìm hiểu sự vận động của vũ trụ, đó là vật lý. Nhưng nếu người ta phải bàn về một bản chất của sự vật trước khi nó vận động - nghĩa là môn bản thể luận ra đời - cũng là hữu thể luận, thì môn triết học sẽ phải chào đời. Socrate được xem là ông tổ của [I]nhận thức luận [/I](Espistémology), là người đầu tiên đưa “con người là thước đo vạn vật” vào chân lý của nhận thức để tìm kiếm sự thật. Platon là người dùng thước đo đó, tiếp theo Parménide, bàn định nhà nghề hóa rộng hơn - cao hơn - ý nghĩa hơn về [I]hữu thể luận[/I] (Outologie). Còn Aristote là người khởi xây kỹ thuật nhà nghề cho triết học với [I]luật Đồng nhất[/I] (Le principe d’Identite) và [I]Tam đoạn luận[/I] (Syllogisme). Ba triết gia vĩ đại nhất này đã tạo nên nền móng căn bản cho môn triết học. Có thể nói lịch sử triết học bản thể luận chính thống chỉ là sự khởi nguồn chảy tiếp từ ba mạch nước này. Và mọi cuộc cách mạng của triết học hiện đại cũng không thoát khỏi dấu vết tìm cách nhảy qua ba bức tường trên. Cho dù, sau này Descartes có tuyên ngôn một luồng gió mới cho cái tôi chủ trị Cogito [I]“Tôi tư duy nghĩa là tôi hiện hữu” [/I]thì vẫn có bóng dáng của nguyên lý [I]“Hãy tự hiểu mình”.[/I] Hay Kant thiết lập hệ thống [I]lý trí thuần lý[/I] (raison pure) thì vẫn còn đó tính suy lý thuần khiết của Socrate hay luật đồng nhất của Aristote. Hoặc Husserl phát minh ra hiện tượng luận, chỉ là cách bóc vỏ bản thể luận mà thôi…Về tầm vóc của ba triết gia này, chính con người đầy phá phách như Nietzsche đã phải thốt lên: [I]“Chúng ta chẳng làm được gì nhiều hơn so với công cuộc các tổ sư đã làm”.[/I] Chính bởi nền móng căn bản, bao trùm, xuyên suốt và liên đới mật thiết của ba triết gia này, mà tôi có ý định sắp xếp họ vào chung một chương. [B][I]Phần một: Nhận thức luận - Với Socrate (470 - 399 trước Jésus-christ)[/I][/B] [B]I- Socrate - Con người là thước đo chân lý[/B] Trước Socrate, phương Đông cũng như phương Tây chưa hình thành một thước đo cụ thể nào khả dĩ để tiến bước. Chẳng hạn, tư duy phương Đông lúc nào cũng đang chìm ngập trong một màn sương tương đối. Hòn đá ư? Tưởng nó nhỏ à, so với con sâu cái kiến nó có thể là cả một quốc gia lớn. Đỉnh núi ư? Con người thấy nó lớn nhưng so với con chim Bằng đầu chạm đỉnh trời đuôi tận cùng đất thì hòn núi có khác nào hòn sỏi. Và ông Hà Bá tưởng có thể vỗ ngực về những dòng sông mênh mông tràn lũ mùa mưa, nhưng than ôi bé bỏng làm sao khi những con sông của ông bị nuốt chửng vào giữa lòng biển cả. Bùn lạnh ư? Những con Trạch vui vẻ chui luồn sâu trong đó có thấy lạnh đâu! Tuyết lạnh ư? Những con gấu Bắc Cực xát tuyết lên làn da nào có thấy gì. Người Trung Hoa còn có câu chuyện nổi tiếng về hai học giả lớn. Bên bờ sông Hào, Trang Tử nói: [I]“Đàn cá xanh bơi lội thung dung, cá vui đó”.[/I] Huệ Tử hỏi: [I]“Ông không phải là cá, sao biết cá vui[/I]”? Trang Tử nói: [I]“Ông không phải tôi, sao biết tôi không biết…!”[/I] Nếu lên không khí này để thấy, nếu con người không đặt nền móng duy niệm tuyệt đối (cuộc sống có thể không có tuyệt đối, nhưng con người có thể tạo ra quan niệm tuyệt đối của mình) thì chẳng thể nào vận hành lý trí. Trước Socrate, Protagoras (khoảng 285 - 410 trước Jésus - Christ) đã nói: [I]“Con người là thước đo vạn vật”[/I] (L’homme est la mesure de terctes choses). Con người là một chủ tri, là người duy nhất công bố ý nghĩa của thế giới, con người không thể nhân danh ai khác ngoài nó để nhận thức vũ trụ. So với tầm vóc con người, hòn sỏi được coi là nhỏ, và đỉnh núi được coi là lớn, tuyết lạnh so với khả năng, khả giác của con người chứ không thể so với bộ lông dầy của gấu Bắc Cực, nước sôi dù có thể mới là nhiệt độ thích hợp cho nhiều loại vi trùng, nhưng với làn da con người đó là nhiệt độ gây bỏng… Khi con người khởi sự xác định [I]“[/I]con người là thước đo vạn vật” thì là lúc con người khai sinh mình lần thứ hai, vượt qua sự sinh đẻ bản năng của thế giới tự nhiên, đặt mình vào trung tâm vũ trụ với thước đo từ mình. Và cái giờ phút khai sinh lần hai đó, có tên là Socrate. Bởi ông không chỉ tái sinh thước đo của Protagoras, mà còn phát triển cả một hệ thống thước đo, lấy con người công lý làm trung tâm. Muốn biến chính mình trở thành thước đo, Socrate, đã tìm đến châm ngôn ghi trên khung cửa đền Delphes: [I]“Hãy tự hiểu mình” [/I](connais - toi toi même). “[I]Tự hiểu mình[/I]”, đó là lúc con người dò tìm khả năng đầu tiên của chính mính, là thái độ phản tỉnh đầu tiên của nhận thức, là phút đầu tiên con người tạm quay mặt không ngắm nhìn vũ trụ nữa, mà ngắm nhìn chính mình, để xác định thước đo khởi thủy. Chính giây phút ấy, Socrate đã quan niệm: Vũ trụ luận thì không giúp ích gì cho tâm hồn con người, còn ngụy luận thuyết thì tuy có thực hiện được nhiều điều vĩ đại bằng cách nêu lên những tra vấn, thắc mắc những cách thức đặt vấn đề của họ lại đẩy nó lạc vào một kiến thức khác sai lạc (1). Chính sự phản tỉnh đầu tiên của “Hữu chủ tri tự hiểu mình”, Aristote đã tấn phong Socrate là nhà tri thức luận đầu tiên: [I]“Socrate không triết lý về vũ trụ thiên nhiên theo toàn diện như các triết gia Tonierrs đã làm. Họ thì chú trọng đến tri thức thể chất, ngược lại Socrate theo lối tra vấn của phương pháp luận lý, như ngày nay chúng ta tiến tới tri thức khắt khe và chính xác. Vì thế Socrate quả là một lý thuyết gia về tri thức luận đầu tiên và đồng thời là một triết gia thời nay”(2).[/I] Tầm vóc của Socrate, theo Nietzche đó là bản lề duy nhất đầu tiên mở vào lịch sử triết học. Ông nói: [I]“Socrate là khúc quanh quyết liệt và then chốt của lịch sử thế giới”.[/I] Tại sao vậy? Chúng ta đã bàn, nhận thức đầu tiên của con người, giá trị đầu tiên của thế giới là chân lý. Bởi một lẽ hiển nhiên, nếu toàn thể vũ trụ này, mặt quả đất, mặt trời, mặt trăng, những vì sao, những dòng sông, không có thật, chỉ là ảo ảnh thì vũ trụ sẽ vô nghĩa, vô giá trị biết bao. Bởi thế, muốn tiến hành nhận biết chân lý về thế giới, chính Socrate đã thực thi mình như bản mẫu chân lý đầu tiên khơi từ mình - con người - hữu chủ tri vạn vật. Cuộc đời Socrate là bản mẫu chân lý đến mức, suốt ngày ông tiến ra quảng trường, phố xá, nơi công cộng để cùng mọi người vấn hỏi giải đáp những vấn đề ở tầm công lý. Những vẻ ngụy biện căm ghét những luận lý chính đáng đanh thép của ông. Năm 399 (Trước Jesus Christ), ông bị nhà cầm quyền kết tội [I]“dẫn nhập những thần linh mới”[/I] và [I]“làm hư hỏng thanh niên”.[/I] Lẽ ra ông có thể xin ân xá, nhưng ông vui vẻ chọn cái chết như chọn một bằng chứng chân lý, coi lương tâm và chân lý lớn hơn cái chết. Ông cầm bát thuốc độc vui vẻ nói: “Quý vị đừng tưởng tiếng hót của những con chim thiên nga là tiếng hót của đau đớn, là con cái của thần Apollon chúng là những tiên tri nên chúng tiên đoán được những hạnh phúc mà chúng sẽ được hưởng thụ ở cõi đời sau, sở dĩ chúng vui hót trước khi chết hơn khi nào hết là vì chúng vui mừng sẽ gặp lại được vị thần chúng phụng sự. Thì đối với tôi cũng vậy, tôi phụng sự thần Apollon, và tôi cũng được đặc ân tiên đoán không kém gì chúng, vì thế cũng như chúng, tôi phải vui mừng trước khi chết” (Phé don 84-d-85b)(3) Chính Socrate đã khởi xây vị trí xuất phát đầu tiên của con người. Một khi điểm cốt tử như Pie- tơ rô - A rê ti nô đã thấu hiểu: [I]“Tất cả đều là vô nghĩa, trừ khi ta dám là ta”[/I] (4) (84 - 21). Dám là ta, dám chịu trách nhiệm về ta, dám phản tỉnh ta, dám đo lường ta: đó hẳn là thước đo chính đáng đầu tiên của con người trước khi đem vào thế giới. Socrate đã dám làm vậy. Là con người đầu tiên làm vậy và ông đã trở thành bản mẫu chân lý tự thân đầu tiên theo cách mà Saint Augustine quan niệm: [I]“Làm cho chính mình trở thành chân lý” [/I](Vé rum tacere se ipsum) Để trở thành con người công chính, con người của công lý và chân lý, chính Socrate là người đã tuyên xứng một lối sống hất bỏ lòng mưu lợi đổi lấy lương tâm công chính, ông nói: [I]“Chịu đựng sự bất công còn hơn phạm sự bất công, khi đã phạm sự bất công thì đền bù tội lỗi còn hơn là không đều bù tội lỗi”.[/I] Chính tinh thần công chính của Socrate mà Platon người học trò kế tục tinh thần đó đã nói: [I]“Công chính là mẹ đẻ của mọi đức hạnh”[/I] (la justice comme la mè re de tontes les nertus)(4). Và ông đã đổ khuôn cái thước của thầy: [I]“Người nào nhận biết lẽ công chính thì mới đo được sự vật”[/I] (L’homme qui voit la juste mesure des choses)(5). Socrate đã không ngừng giảng giải về phẩm chất của người công chính. Phẩm chất đó phải có trong mọi người dù một kẻ chăn cừu, một bác sĩ, hay một người lính. Người chăn cừu, chẳng hạn, việc chăn nuôi của anh ta không phải ngay tức thời ngắm đến túi tiền của những người mua thịt, mà trước mắt anh ta phải chăn nuôi chúng một cách chu đáo, cho ăn no, giữ ấm, và phòng bệnh cho tốt. Khi đàn cừu của anh vừa béo vừa sinh sôi nhiều, thì tự nhiên đó là nguồn lợi. Nguồn lợi đó tất nhiên không rót thẳng vào túi anh ta, mà nó chỉ rót qua đức tính chu đáo, cần mẫn, nhân lành, tận tâm tận lực của anh ta phủ trên mỗi đầu gia súc. Một bác sĩ tài giỏi, giàu có cũng vậy. Bác sĩ giỏi - vì có chuyên môn cao. Nhưng phải có nhân đức thì mới đưa chuyên môn của mình vào mọi tế bào mạch máu cần chăm sóc của người bệnh. Vị bác sĩ đó nổi danh, vì tay nghề của ông, còng đức nhân ái của ông dành cho người bệnh, và một kết quả tất yếu sẽ đến, những người bệnh sẽ đền công ông xứng đáng-trả ơn những gì ông gieo cho họ. Trái lại, nếu vị bác sĩ đó chưa chữa bệnh, vừa nhìn thấy bệnh nhân đã nghĩ ngay đến cách moi tiền, chuyên môn không được lưu tâm sẽ kém cỏi, nhân đức chỉ tìm cách rót qua lỗ đồng xu sẽ chẳng thể nào lớn được. Rút cục sẽ chẳng ai đến thăm và khám bệnh. Làm nghề thầy giáo cũng vậy. Khi chuyên tâm truyền đạt kiến thức cho học sinh, thì vừa được chuyên môn, vừa được kính trọng, vừa được đền đáp xứng đáng. Trái lại, chưa dạy đã nghĩ đến cách lấy tiền học trò, rút cục trở thành kẻ buôn mấy chữ quèn. Đó là đức nghề nghiệp của mỗi chuyên môn, tự thân mỗi nghề nghiệp đó đã phải chứa đựng nhân đức giành cho người khác. Người chăn cừu phải nhân đức với cừu thì đàn cừu mới sinh trưởng đông đúc và đó chính là mối lợi. Người bác sĩ phải chạy chữa bệnh nhân bằng nhân đức “lương y như từ mẫu” mới mong chữa lành họ. Và người thầy phải trao cho học trò chữ nghĩa của nhân đức mới mong học trò tiến bộ. Học trò tiến bộ thì thầy mới được xem như thầy giỏi. Đặc biệt về lẽ công chính, Socrate đã khẩu chiến quyết liệt với những con người vụ lợi. Theo họ thì, cái gì có lợi là tốt, cái gì có hại là xấu. Cái gì của ta là tốt, mọi cái của kẻ thù thì xấu. Socrate đã minh định rõ ràng: Nhiều cái có lợi là xấu, vì giống vị bác sĩ kia chẳng hạn có thể lấy tiền mà vẫn thiếu trách nhiệm với bệnh nhân, hay thầy giáo dạy không hết mình nhưng vẫn lấy đủ tiền của học trò. Và rất nhiều cái có hại cho mình, nhưng vì danh dự, vì lương tâm, vì mọi người, vì lợi ích chung, vì công lý ta vẫn phải làm. Còn về quân thù, Socrate chỉ ra, ở phía kẻ thù có thể vẫn có những đức tính tốt như: trung thực với nhau, đùm bọc lẫn nhau, khoan hồng với tù binh đối phương. Ngược lại, quân ta không có nghĩa là không còn dối trá, coi tội của đồng đội là công của mình, tàn sát tù nhân đối phương…Rút cục, ông kết luận, công lý không phụ thuộc vào lợi hay hại, quân ta hay quân địch. Mà công lý tồn tại trên lương tri và chân lý. Và có lợi cho mình mà hại đến công lý thì vẫn không làm, ngược lại có hại đến mình mà sáng tỏ công lý thì vẫn làm - làm bằng mọi giá. Socrate là người luôn tin chắc: chân lý là yếu tố qui tụ loài người lại với nhau. Loài người không thể qui tụ lại với nhau bằng ý thích, số này thích ăn thịt lợn, số khác lại kiêng như những người theo đạo Hồi chẳng hạn. Số này muốn mưu lợi giành chiến lợi phẩm từ thắng trận, số khác cũng muốn thế và tiến hành mọi thủ đoạn chống lại. Ra chợ, người bán cá khuyên người ta ăn cá thì bổ, người bán thịt khuyên ăn thịt có nhiều ca-lo, người bán rau thì lại chê bai thịt lẫn cá đều mắc chứng khó tiêu. Như người Trung Hoa bảo: Cùng làm thợ mộc, người đóng xe mong người ta giàu, kẻ đóng quan tài mong người ta chết. Than ôi, cùng một nghề mà con khác nhau đến vậy. [I]“Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”…[/I] nhưng đứng trước sự thật, thì từ quan tòa, đến nạn nhân, từ người làm chứng đến kẻ cướp không thể nào chối cãi. Và chính Socrate đã tạo dựng hạt nhân chân lý được sản sinh từ lý trí: [I]“Theo tôi cái phải là chân lý phải là chính nghĩa, đó là tinh thần của tinh thần tôi. Nhưng cái mà tinh thần tạo ra từ bản thân nó như vậy, thì cái đó phải sinh ra từ tinh thần như là từ cái phổ biến, như là tinh thần hoạt động với tính cách là cái phổ biến, chứ không phải từ những dục vọng, lợi ích, hứng thú, ngông tưởng, sở thích, mục đích, khuynh hướng của nó” (6)[/I] Theo Socrate, chỉ có tinh thần mới là cái chính nghĩa- mới đến được cái phổ quát- nghĩa là công lý- và chỉ có vậy nó mới đạt đến chân lý. Trái lại tất cả những dục vọng, hứng thú, mục đích chỉ là những cái vị kỷ, qui về lợi ích cá nhân không thể nào đạt tới chân lý. Theo ông, đó cũng là cách mà các triết gia sau này nhìn nhận. Spinoza nói: [I]“Trực cảm là nguồn gốc của lầm lạc”(7)[/I]. Mortaux viết: “[I]Cảm giác không phải là khoa học vì trong những hoàn cảnh giác quan khác nhau tạo cho chúng ta những cảm giác khác nhau[/I]”(8). Còn Hegel thì xác định, cảm giác chỉ là thứ bị động không thể bước lên ranh giới chủ tri để thâu hái chân lý: [I]“Không nghi ngờ gì cả “tính bị động” tồn tại trong cảm giác”(9).[/I] Từ khởi điểm[I] “Hữu chủ tri tự hiểu mình”,[/I] Socrate đã dựng lên con đường của tinh thần - cái sẽ tìm đến sự phổ quát - nơi hội tụ cùng chân lý. Cuộc hành trình cốt tử này sẽ được chúng ta tìm tòi tiếp ở phần sau, nay để nhấn mạnh tầm quan trọng của Hữu chủ tri, tôi xin trích dẫn. Lê-nin đã nói về Socrate như sau: [I]“Socrate coi con người như một sinh vật đang tư duy, là thước đo vạn vật” (10) .[/I] Và triết gia Kierkégaard đã tái nhìn nhận tầm vóc của chủ thể tư duy như sau: [I]“Tư duy phải là tư duy của chủ thể: người tư duy là người tư duy chủ quan. Và nhiệm vụ của người tư duy chủ quan bao gồm tự hiểu mình trong tồn tại”[/I](11) HM142. II- Socrate, người nghĩ ra công thức nhân văn cốt tử lý trí = Đức hạnh = Hạnh phúc Theo công thức nổi tiếng này, Socrate quan niệm, chỉ có lý trí mới nhắm đến cái phổ biến, chỉ có đức hạnh mới nhắm đến người khác, vì đức hạnh cho bản thân là một đức hạnh vô nghĩa, và chỉ khi lý trí cầm giữ được bản năng như điều khiển con thuyền không đắm giữa dòng sông cuộc đời, con người mới được xem như hạnh phúc. Ông giải thích cụ thể, nếu con người không biết cầm giữ mình khi ăn uống sẽ mắc chứng tháo chảy, không những đào thải mọi cái mình ăn, còn đau ốm, gầy mòn. Trong khoái lạc tình dục cũng vậy, nếu con người không biết cân bằng giữa lạc thú và việc giữ gìn sức khỏe cường tráng, thì ngay cả thú vui đó sẽ chóng tiêu vong vào bệnh tật. Phái ngụy biện gia, đã ào ào phản ứng, họ cho rằng: Ăn kiêng khem là khẩu hiệu của một chiếc dạ dày yếu đuối. Trong khi đó, với những con người hùng mạnh là ăn, cắn xé nhồm nhoàm những gì ngon, uống xả láng những nguồn men trong tiếng la hoan hỉ, đó, đó mới là sống, mới là thưởng thức hết cỡ hương vị cuộc đời, mới là hạnh phúc. Còn lạc thú ái ân cũng vậy, nếu không biết tận hưởng sắc đẹp - khoái lạc một cách nồng cháy thì chỉ là cách sống của mấy kẻ còm nhom bạc nhược. Socrate luận chứng, cứ cho rằng, con người như một chiếc thùng, càng đựng được nhiều nước thì càng hạnh phúc. Phái ngụy biện: đồng ý. Vậy mọi chiếc thùng đều có giới hạn, và muốn đựng thêm nước thì người ta phải đục thủng thành thùng để nước chảy vọt ra (đó cũng là hình ảnh phóng thể của khoái lạc). Và càng đục thủng nhiều lỗ, nước chảy ra càng nhiều (khoái lạc càng nhiều), thì càng đựng được nhiều hơn nước đổ vào. Phái ngụy biện: đồng ý Và Socrate bảo: như vậy một chiếc thùng không đáy là chiếc thùng đựng được nhiều nước nhất. Nước đổ vào bao nhiêu tùy ý, đổ vào bao nhiêu ra bấy nhiêu. Và một chiếc thùng không đáy không còn là một chiếc thùng nữa. Phái ngụy biện: im lặng Socrate phát triển tiếp. Một con người cũng không còn là người nữa khi anh ta phóng thế tất cả những gì mình có để trở thành trống rỗng tuyệt đối. Vì thế, con người có lý trí, là kẻ cân bằng được lượng nước đổ vào với những vòi chảy ra. Làm sao để nước trong thùng luôn luôn còn. Một kẻ không lý trí, nhìn thấy miếng ăn, đã ăn hết mình, đến mức tháo chảy, làm hỏng dạ dày, lần sau nhìn thấy miếng ăn đã sợ, là kẻ ăn ít nhất, chứ không phải ăn nhiều. Kẻ tham khoái lạc tình dục cũng vậy, không biết giữ thân, chỉ là kẻ chóng suy tàn, yểu mệnh. Cuộc đời con người như một con đò, không những cần bánh lái của lý trí, mà còn cần lý trí điều tiết cân bằng giữa dục vọng và sự sống còn. Đó mới là hạnh phúc, sao có thể coi một con đò là hạnh phúc, ngay khi hạ thủy. Vì thiếu lý trí đã chiêm nghiệm ngay giữa thác ghềnh dục vọng? Socrate được coi là người tiên phong mở màn tạo đạo đức duy lý. Bởi, trước ông mọi đạo đức được các tôn giáo, các lề luật các quy tắc xã hội áp đặt như những chuẩn mực võ đoán, ép buộc. Trái lại, Socrate dùng chính dục vọng để tìm kiếm đạo đức. Ở đó, khi con người muốn duy trì sống, hưởng thụ nhiều dục vọng hơn, thì con người phải tìm ra nguyên lý tồn tại của nó - nguyên lý đó là lý trí - lý trí đó là đạo đức. Nietzsche đã loan báo về con người duy lý Socrate như sau:[I] “Socrate là tiêu biểu con người không có tính cách thần bí”[/I] (Socrate st le type de l shomme non mystque ) (la naissance de l tragadie,tr 71)(12) Về lý thuyết Socrate quan niệm: trí thức là nhân đức (la science vertu) ông cho rằng [I]“người ta không thể muốn làm người ác nếu người ta có trí thức chính xác về điều thiện” [/I](on ne fent pas vanloir son mal quand on sait de scien certaine que est le lien)(13) Theo Socrate thì con người không thể sống tạo đức nếu không dựa trên nền móng của chân lý. Như chiếc thuyền kia muốn nói, muốn vận động thì phải nắm bắt tuân thủ những nguyên lý thật của tự nhiên về trọng lực sức đẩy của nước, bánh lái và động lực. Mà chân lý, là cái mà chỉ có tinh thần mới đạt đến. Bởi thế mà ông đã thiết lập [I]“tinh thần là lý tính của vạn vật”.[/I] Ông lý giải: [I]“Tinh thần là nguyên nhân xếp đặt mọi sự và tôi rất hoan hỉ về bài học cao siêu ấy và thầm nghĩ rằng: nếu là nguyên nhân xếp đặt mọi sự một cách hoàn hảo hơn hết đặt để mọi sự vật vào vị trí hoàn hảo nhất. Và tôi lý luận rằng: nếu muốn khám phá ra nguyên nhân gây ra sinh trưởng hay hủy diệt hay tồn tại của một sự vật gì người ta đều phái khám phá phá ra trạng thái tồn tại hay hoạt động hay đau khổ nào hoàn hảo nhất cho sự vật ấy” [/I](phé don 96a – 99d)(14). Chưa dừng ở mức tinh thần là cái xếp đặt mọi sự. Socrate còn đẩy tinh thần lên rất cao. Ông cho rắng: [I]“Linh hồn tham dự vào đời sống thần minh và con người phải nhận thức linh hồn mình là tinh thần và như thế nó tương tự với thần minh[/I]”(15). Và “Con người phải nhận thức linh hồn mình là tinh thần và như thế nó tương tự với thần minh”(16) Lý trí tìm đến sự thiện và chỉ có sự thiện mới là hạnh phúc đó là công thức Socrate muốn nhắc đi nhắc lại sao giảng ở mọi lúc mọi nơi ông khuyên mọi người: [I]“Phải tự lo lắng cho mình và tìm kiếm nhân đức, sự khôn ngoan hơn là tìm kiếm lợi ích riêng tư”.[/I] Ông trình bày: [I]“Chỉ trong linh hồn tức lý trí cuả ta mới khám phá ra được chân lý mà chân lý cùng sự thiện”(17).[/I] Và chính Socrate là bản mẫu kiệt cùng của chân lý và sự thật đến mức vào lúc ông chết, người học trò của Platon của ông đã khơi lời chảy và miệng ông trôi theo lời độc dược: [I]“Một người suốt đời thực hiện nhân đức thì sẽ chết trong hy vọng tràn ngập.”[/I] Và Nietzsche đã khao khát reo lên: [I]“Không! Không phải bát thuốc độc được trao cho Socrate mà chính Socrate đã trao mình cho thuốc độc [/I]một cái chết thật đẹp, chết như bông lúa của ánh sáng ươm mần cho cả vụ mùa. Lịch sử nhận thức chân lý của nhân loại chết như cái chết tuần nạn của chúa ZESUS đóng đinh trên thập giá mong cứu chuộc cả linh hồn nhân loại ra khỏi cõi u mê lầm lạc tiến về vương chiều ánh sáng.[I]”[/I] [B] III - Socrate người đầu tiên tạo ra nhận thức luận cái là ý thức thuần lý[/B] Không ai khác chính Aristote cho rằng [I]“Socrate là một lý thuyết gia về tri thức luận đầu tiên”.[/I] Tại sao vậy? Khác hẳn những nhà bác học trước và cùng thời với ông chỉ chú tâm nghiên cứu tìm hiểu vũ trụ, trái lại ông là người ông là người đầu tiên quay vào trong chính tinh thần mình cùng mọi người tra vấn, rút từ tinh thần bên trong ra những chân lý đó là cách ông đã dựng nên khoa biện chứng pháp. Ông luôn luôn bắt đầu từ điểm xuất phát [I]“Người thông minh nhất là người biết mình không biết gì cả”[/I]. Ông cũng cần buộc mọi người bắt đầu từ điểm ấy và ông quan niệm: “[I]Cái biết thực sự là từ ở bên trong”.[/I] Bởi thế trong tranh luận ông tự thú mình như một người thực hành nghề hộ sinh của mẹ ông thực hiện đỡ đẻ những ý tưởng của người khác cho đến khi họ nhận ra vấn đề bằng chính cơn đau đẻ sinh ra hài nhi ý tưởng cuả mình ông gọi đó là nghệ thuật [I]“sản ý”.[/I] Đó là cách sống cho trí tuệ. Về mặt lý thuyết ông được đánh giá rất vĩ đại qua hai công trình chính: 1- Nhiệm vụ đặc biệt của linh hồn là tri thức như khoa học, tức là, trí thức có tính cách suy lý. Tri thức đó có tính cách bẩm sinh (inné) trong linh hồn. Đó là cách thể hiện chính bản tính của linh hồn có lý trí. Trí thức không thể từ ngoại tại mà đến được, trái lại nó phải được tiềm chứa trong nội tại của linh hồn ngay từ nguyên thủy, như một sản phẩm của thần thánh. Theo nhiều triết gia, việc Socrate coi đặc tính căn bản nhất của tri thức bẩm sinh, đã làm cho Socrate trở thành người sáng lập ra triết lý có tính cách sang lý vĩ đại nhất, vì theo chủ trương ấy trong tác động trí thức trí khôn không lệ thuộc những sự vật ngoại tại mà lại tiềm chứa trong chính mình nguyên tắc của chân lý. Lý thuyết ấy của Socrate đã được Platon khai triển rồi được Dercartes, Leibniz, Kant lập lại với nhiều hình thức. Do đó có thể nói rằng lý thuyết ấy đã chi phối tất cả quá trình triết lý xưa nay (Charles Werner Pr.Gr.tr52)(19). 2-Tri thức phải có đối tượng là cái phổ biến nói khác đối tượng của tri thức không thể là những sự vật đặc thù mà phải là yếu trình chung cho tất cả những sự vật nào thuộc về cùng một chủng loại qua như sau này Aristote thiết định: chỉ có tri thức về cái gì tổng quát, chứ không có trí thức về những gì đặc thù (De science que du général, il n’ya pas de science du particulier)(20) Trở lại tinh thần suy lý tại sao khi Socrate coi tri thức là bẩm sinh lại trở thành triết lý có cách suy lý vĩ đại nhất? Bởi đó chính là lúc mở màn khoa lý luận cùng như tiến trình suy lý thuấn khiết của nhân loại đó cũng chính là lý do đầu tiên ta mở màn đi vào đề tài chuyên luận của cuốn sách này: Hành trình nhận thức duy niệm. Để xác định tính thuần lý cốt tử của tư duy, sau này Descarte cho rằng những chân lý toán học là tuyệt đối, chẳng hạn một tam giác không thể tương đối thành tứ giác, hoặc 2+2=4 không có gì tương đối ở đó. Còn Kant cũng xác lập nền tảng mở màn triết học của ông là không có tính thuần khiết không thể có tự do khoa học chẳng hạn khi khoa học nghiên cứu một giọt rượu thì đó đích xác phải là giọt rượu, chứ không thể coi trong rượu có 50% nước, để đem một giọt nước vẩn đục một nửa vào nghiên cứu. Suy lý bẩm sinh của Socrate là vĩ đại nhất, vì ông là người loại bỏ cái ngoại tại của thế giới bên ngoài, để tạo dựng khả năng thuần lý của tư duy. Nói một cách dễ hiểu, tư duy con người như cái thước, muốn đo vạn vật thì trước hết nó phải thẳng. Và việc thiết định nên nó thẳng là việc đào luyện chỉnh đốn đầu tiên của chính cái thước. Ông luận lý rằng: Xưa nay, nhìn một người thấp, chúng ta luôn bảo, anh ta thấy vì so với những người cao, chúng ta liền bảo anh ta gầy vì so với người béo thì gầy. Và cụ thể hơn, chúng ta luôn chứng minh 6 nhỏ hơn 8, bằng cách đem 8 – 6 = 2. Thế là thay vì chứng minh 6 nhỏ hơn 8 hai đơn vị, chúng ta luôn chứng minh 8 lớn hơn 6. (Bên trên chúng ta đã đề cập, phương Tây trước Socrate và phương Đông sau nhiều thế kỷ không phát triển được tư duy khoa học khi luôn luôn lùng nhùng trong suy lý duy niệm tương đối). Socrate phát triển tiếp một người thấp so với người cao coi như là thấp vậy người cao so với đỉnh tháp sẽ thấp hay cao? Và đỉnh tháp so với các vì sao thì sẽ thế nào? Nếu cứ so sánh mãi vậy chúng ta chẳng đi đến kết quả nào. Vậy giờ chúng ta nên nghĩ người thấp - bị coi là thấp - bởi vì nhân danh cái thấp anh ta thấp. Người cao được coi là cao - vì nhân danh cái cao - anh ta cao và 6 nhỏ hơn 8, vì nhân danh cái nhỏ, số 6 nhỏ hơn và 8 lớn hơn 6, vì nhân danh cái lớn hơn, 8 lớn hơn. Chính quá trình thuần khiết tuyệt đối này đã có công giúp Aristote sau đó xác định lập tính độc nhất tuyệt đối A = A. A là A vì chính nó là nó trong tận căn đế cũng như mọi cái thuộc về nó, chứ không phải so với cái gì khác nó ngoài nó. Và chính nguyên lý đồng nhất này đã đặt nhận thức nhân loại lên khởi điểm đầu tiên để hành trình tiến về phía trước. Và Aristote đã ghi công trạng cho Socrate rằng: Socrate đã ghi được hai điểm quan trọng một là những chứng lý diễn dịch, hai là những định nghĩa tổng quát và phổ biến (21) . Và để hiểu rõ thêm về Socrate chúng ta hãy nghe E.Boutroux nhận định: [I]“Kỳ cùng, tuy Socrate thất bại phần nào trong công việc ông đã khởi sự, nhưng đối với ông, không phải là một công trạng nhỏ bé khi là người đầu tiên, ông đã am hiểu rằng một tri thức đạo đức phải như thế nào và đặt những viên đá đầu tiên cho tòa nhà mà các môn đệ trứ danh của ông sẽ hoàn tất. [/I] [I]Như thế cũng đủ để nói lên vì sao Socrate đã chiếm một chỗ đứng vĩ đại trong lịch sử tinh thần của nhân loại và sự thán phục của biết bao thế hệ liên tiếp đối với ông”[/I][I]([/I]22) Và chúng ta hãy nghe người học trò vĩ đại nhất Platon nói về người thầy vĩ đại nhất: [I]“Socarte là người thông thái nhất trong thời đại của mình. Tôi có thể nói chắc chắn rằng tất cả những con người mà tôi biết cùng thời ông, ông là người thông thái nhất, công chính nhất và tốt nhất”[/I] (il 'etait le plus sage, le plus just, et le meilleur)(23) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Hành trình nhận thức duy niệm của nhân loại
Top